Giáo án Ngữ văn 8 tuần 13 - Nguyễn Văn Hà

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 13 - Nguyễn Văn Hà

Tiết 49 - Văn học BÀI TOÁN VỀ DÂN SỐ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh :

 - Nắm được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế gia tăng dân số, đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.

 - Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.

B. CHUẨN BỊ :

 - GV : Soạn bài, tìm tư liệu, SGK, SGV.

 - HS ; Đọc kĩ văn bản, trả lời câu hỏi Đọc - hiểu văn bản.

 

doc 15 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tuần 13 - Nguyễn Văn Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Tiết 49 : Bài toán về dân số
Tiết 50 : Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
Tiết 51 : Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
Tiết 52 : Chương trình địa phương ( Văn học)
Ngày soạn : 5 / 11 /08
Tiết 49 - Văn học BÀI TOÁN VỀ DÂN SỐ 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh :
 - Nắm được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế gia tăng dân số, đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.
 - Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.
B. CHUẨN BỊ :
 - GV : Soạn bài, tìm tư liệu, SGK, SGV.
 - HS ; Đọc kĩ văn bản, trả lời câu hỏi Đọc - hiểu văn bản.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra :
 - Nêu tác hại của nạn nghiện thuốc lá ?
 - Biện pháp phòng chống ôn dịch thuốc lá ?
 3. Bài mới :
A.HOẠT ĐỘNG 1 : Giới thiệu bài: Nêu được tầm quan trọng và ý nghĩa của nội dung chính văn bản đặt ra là nguy cơ và hậu quả của sự bùng nổ gia tăng dân số quá nhanh.
 Dân số nước ta vẫn tăng và vượt quá mục tiêu đề ra. Đến cuối năm 2005 dân số Việt Nam là 83,12 triệu người, vượt khoảng 700.000 người so với dự báo mục tiêu chiến lược dân số VN 2001- 2010 (82,49 triệu người). Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác dân số, gia đình và trẻ em 5 năm (2001- 2005), ngày 5/4 tại Hà Nội. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ND HD
B.HOẠT ĐỘNG 2 :Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
 -Hướng dẫn HS đọc văn bản, đọc mẫu. đọc văn bản, đọc chú thích
C.HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
 -Em hãy xác định bố cục của văn bản, nêu nội dung chính của mỗi phần ?
-Phần thân bài, hãy chỉ ra các ý lớn là các luận điểm ?
-Vấn đề chính mà tác giả đặt ra trong văn bản này là gì ?
-Điều gì đã làm tác giả sáng mắt ra ?
-Bài viết đã đưa ra câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò và ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới ?
à So sánh trong câu chuyện giúp người đọc hình dung ra tốc độ gia tăng dân số là hết sức nhanh chóng. Đó là vấn đề trọng tâm mà bài viết muốn nêu lên.
-Việc đưa ra những con về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước theo thông báo của Hội nghị Cai-rô nhằm mục đích gì ?
 -Trong số các nước kể tên trong văn bản nước nào thuộc châu Phi, nước nào thuộc châu Á ?
 -Bằng những hiểu biết của mình về hai châu lục đó, trước những con số tỉ lệ sinh con đã nêu, em có nhận xét gì về sự phát triển dân số ở hai châu lục này ?
 -Có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội ?
 -Văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì ?
à Hai yếu tố đó vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của sự bùng nổ và gia tăng dân số.
D.HOẠT ĐỘNG 4 :Tổng kết
-Văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì ?
-Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK
I. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
-Nêu xuất xứ của văn bản
-Đọc văn bản, đọc chú thích
II. Tìm hiểu văn bản.
-Bố cục : Ba phần :
 +Phần I : Từ đầu... sáng mắt ra (Bài toán dân số và kế hoạch hoá dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại)
 +Phần II : Tiếp ... ô thứ 31 của bàn cờ (Tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng)
 Ý 1 : Nêu lên bài toán cổ và kết luận : mỗi bàn cờ ban đầu chỉ là vài hạt thóc nhưng cứ theo cấp số nhân thì bàn cờ là con số khủng khiếp
 Ý 2 : Sự gia tăng dân số trong bàn cờ, ban đầu 2 người => 1995 là 5,63 tỉ ngưòi, đủ ô thứ 30 bàn cờ
 Ý 3 : Thực tế phụ nữ có thể sinh con nhiều nên chỉ tiêu gia đình có 2 con khó thực hiện 
 +Phần III : Còn lại (kêu gọi khuyến cáo loài người hạn chế sử bùng nổ và gia tăng dân số. Đó là con đường tồn tại của chính loài người 
 *Vấn đề chính : Đất đai không thêm mà con người ngày bội. Nếu không hạn chế gia tăng dân số thì con người tự làm hại mình.
 -Điều làm tác giả “Sáng mắt ra” là dân số và kế hoạch hoá gia đình.
 -Câu chuyện gây sự tò mò hấp dẫn người đọc, mang lại một kết luận bất ngờ. So sánh trong câu chuyện giúp người đọc hình dung ra tốc độ gia tăng dân số là hết sức nhanh chóng.
-Việc đưa ra tỉ lệ có ý nghĩa :
 +Phụ nữ dễ sinh nhiều con nên 2 con/ gia đình là khuyến khích
 +Các nước chậm phát triển sinh con nhiều
 +Châu Phi : Nê-pan, Ru-an-đa, Tan-da-nia, Ma-đa-gát-xca
 +Châu Á : Ấn Độ, Việt Nam
-Các nước ở hai châu lục là chậm phát triển, dân số gia tăng rất mạnh mẽ.
-Sự gia tăng dân số và phát triển đời sống xã hội có mối quan hệ mật thiết.
 Bùng nổ dân số đi kèm nghèo nàn, lạc hậu.
 Kém phát triển thì không thể khống chế sự bùng nổ và gia tăng dân số.
 Hai yếu tố đó vừa là nguyên nhân vừa là kết quả.
III. Tổng kểt
-Trả lời.
-Đọc ghi nhớ
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH : 1. Văn bản nhật dụng
 II. TÌM HIỂU VĂN BẢN :
1.Bố cục : Ba phần.
2.Vấn đề chính : Đất đai không thêm mà con người ngày bội. Nếu không hạn chế gia tăng dân số thì con người tự làm hại mình.
3. Các luận điểm:
 a.Câu chuyện về bài toán cổ : -Gây tò mò, hấp dẫn người đọc, có kết luận bất ngờ.
-Tiền đề so sánh sự bùng nổ, gia tăng dân số nhanh chóng.
b. Tỉ lệ sinh con của phụ nữ :
-Phụ nữ có thể sinh nhiều con.
-Các nước chậm phát triển sinh con nhiều.
-Sự gia tăng dân số và phát triển đời sống xã hội có mối quan hệ mật thiết.
 Bùng nổ dân số đi kèm nghèo nàn, lạc hậu.
 Kém phát triển thì không thể khống chế sự bùng nổ và gia tăng dân số.
 Hai yếu tố đó vừa là nguyên nhân vừa là kết quả.
III. TỔNG KẾT: 
* Ghi nhớ /SGK
E.HOẠT ĐỘNG 4 : Hướng dẫn luyện tập
 *Bài tập 1: Cho HS đọc mục 1/ phần đọc thêm và trả lời câu hỏi.
*Bài tập 2: Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại ?
IV.Luyện tập:
*Bài tập 1:
 Đẩy mạnh giáo dục là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số
 *Bài tập 2: Dân số phát triển quá nhanh ảnh hưởng con người về : chỗ ở, lương thực...Kết quả là nghèo nàn lạc hậu.
 Nghèo nàn lạc hậu hạn chế sự phát triển giáo dục.
 Giáo dục không phát triển lại tạo nên nghèo nào lạc hậu.
IV. LUYỆN TẬP
 *Bài tập 1
*Bài tập 2.
 F. HOẠT ĐỘNG 6: 
 4. Củng cố : Đọc bài báo ở phụ lục bên dưới cho HS nghe để hiểu thêm tình hình dân số VN.
 5. Dăn dò : Đọc kĩ văn bản, hiểu được tầm quan trọng của vấn đề dân số.
 Chuẩn bị bài mới “Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm”
Dân số nước ta vẫn tăng và vượt quá mục tiêu đề ra. Đến cuối năm 2005 dân số Việt Nam là 83,12 triệu người, vượt khoảng 700.000 người so với dự báo mục tiêu chiến lược dân số VN 2001- 2010 (82,49 triệu người). 
Dân số VN chưa có dấu hiệu chững lại.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác dân số, gia đình và trẻ em 5 năm (2001- 2005), ngày 5/4 tại Hà Nội. 
Theo UBDS - GĐ - TE với mức tăng dân số như hiện nay, bình quân mỗi năm VN tăng hơn 1,13 triệu người. Trong 5 năm qua, do chủ quan, thỏa mãn với kết quả bước đầu nên tình trạng dân số tăng trở lại. Chỉ có 3 trong tổng số 8 vùng đạt mức sinh dưới 2,1 con gồm Đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, vùng Tây Nguyên vẫn trên 3 con/gia đình. 
Bên cạnh vấn đề dân số, hiện nay công tác khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi đã được triển khai trên toàn quốc nhưng tại một số địa phương như Hà Nội, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long... nhiều trẻ vẫn chưa nhận được thẻ khám chữa bệnh miễn phí. 
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải yêu cầu các cấp ủy Đảng phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác dân số, gia đình và trẻ em. Thủ tướng lưu ý, một số chỉ tiêu quan trọng cho trẻ em chưa đạt được; công tác giáo dục trẻ em chưa giành được sự quan tâm tương xứng với tầm quan trọng của nó. 
Thủ tướng cũng phê bình một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu trong việc thực hiện công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình do đó đã tác động xấu đến công tác vận động nhân dân thực hiện chính sách dân số. Thủ tướng đề nghị, trong những năm tới, công tác dân số cần tập trung để tiếp tục giảm mức sinh, tạo chuyển biến mới trong công tác giáo dục đào tạo. Đồng thời, coi vấn đề bảo vệ và chăm sóc và giáo dục trẻ em là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. 
 ****************************************
Ngày soạn : 5/11 /08
 Tiết 50 - Tiếng Việt DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :Giúp học sinh ;
 - Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
 - Biết dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
B. CHUẨN BỊ :
 - GV: Soạn bài, SGK, SGV
 - HS : SGk, bảng con.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ :
 - Nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép. Cho ví dụ
 - Các yếu tố để nhận biết các quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép là gì ? - Bài tập 4/125/SGK.
 3. Bài mới
 a/ Giới thiệu bài
 b/ Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ND HD
A.HOẠT ĐỘNG 1 :Tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc đơn
 -Cho HS đọc và quan sát các đoạn trích a, b, c ở SGK.
-Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên được dùng để làm gì ?
-Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên có thay đổi không ?
-Từ các đoạn trích trên em hãy cho biết dùng dấu ngoặc đơn có tác dụng gì ?
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
B.HOẠT ĐỘNG 2 :Tìm hiểu công dụng của dấu hai chấm
-Dấu hai chấm trong những đoạn trích sau dùng để làm gì?
-Em hãy nêu công dụng của dấu hai chấm ?
 -Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK
 I.Tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc đơn
- Đọc và quan sát các đoạn trích a, b, c ở SGK.
a/ Giải thích đối tượng họ -Những người bản xứ 
 b/ Thuyết minh cho một loại động vật có tên là ba khía
 c/ Bổ sung năm sinh, năm mất của Lý Bạch, giải thích thêm cho Miên châu.
-Nếu bỏ dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản không đổi vì đó là phần chú thích nhằm cung cấp thông tin kèm theo chứ không phụ thuộc thành phần ý nghĩa cơ bản.
-Trả lời.
-Đọc ghi nhớ SGK.
II. Tìm hiểu công dụng của dấu hai chấm
-Đọc các đoạn văn a, b, c/135/SGK
-Đánh dấu phần giải thích, thuyết minh : đoạn c
-Đánh dấu lời dẫn trực tiếp, lời đối thoại : đoạn a, b
-Trả lời.
-Đọc ghi nhớ.
I. BÀI HỌC :
 1. Dấu ngoặc đơn
* Ghi nhớ 1/SGK
 2. Dấu hai chấm
* Ghi nhớ 2/ SGK
C.HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập
*BT 1: Công dụng dấu ngoặc đơn :
 a/ Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ : tiệt nhiên định phận, tại thiên thư, hành khan thư bại hư
 b/ Đánh dấu phần thuyết minh giúp người đọc hiểu rõ trong 2.290 m chiều dài của câu trích có tính cả phần cầu dẫn
 c/ Dấu ngoặc đơn được dùng ở hai chỗ
 Dấu ngoặc đơn đánh dấu phần bổ sung có tính quan hệ lựa chọn thường gặp ở đề thi
 Đánh dấu phần thuyết minh để làm rõ phương tiện ngôn ngữ ở đây làm gì ?
 * BT 2: Giải thích công dụng của dấu hai chấm
 a/ Đánh dấu phần giải thích
 b/ Đánh dấu lời đối thoại và phần thuyết minh
 c/ Đánh dấu phần thí minh
 III.Luyện tập
*BT 3: Được. Nhưng ý nghĩa của phần đặt sau dấu hai chấm không đư ... ng được sản xuất
 - Vùng nổi tiếng về nghề làm nón : nón Huế 
 - Tác dụng của chiếc nón trong cuộc sống của người VN : dùng để đi nắng đi mưa
 - Chiếc nón có thể dùng làm quà tặng. Khách du lịch nước ngoài đến VN thường mua nón lá dùng tại chỗ và mang về làm quà tặng
 - Chiếc nón đi vào lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trở thành điệu múa : múa nón
 -Ngày nay chiếc nón lá trở thành một biểu tượng của người phụ nữ VN : ví dụ khi giới thiệu nụ cười duyên dáng VN của ngành Du lịch cô gái có nụ cười tươi đang đội chiếc nón lá. Hiện nay trên các trang bìa khi giới thiệu hình ảnh người phụ nữ VN thường có chiếc nón lá đi cùng chiếc áo dài
 C. Kết bài:
 Cảm nghĩ về chiếc nón lá VN
D. HOẠT ĐỘNG 4 :
 4. Củng cố : Cho HS đọc lại phần ghi nhớ
 5. Dặn dò :
 Học thuộc phần ghi nhớ SGK
 Chuẩn bị bài mới “Chương trình địa phương (phần Văn)”
 + Sưu tầm về các tác giả, tác phẩm ở Quảng Nam và Đà nẵng.
 + Lập danh sách các nhà thơ, nhà văn ở thành phố quê nơi em đang sinh sống
Họ tên
Bút danh
Năm sinh
Tác phẩm chính
 ****************************************
Ngày soạn :7 / 11 /08
Tiết 52 - Văn học CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
 (Phần Văn)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh :
 - Bước đầu có ý thức quan tâm đến truyền thống văn học địa phương
 - Qua việc chọn chép một bài thơ hoặc một bài văn viết về địa phương vừa củng cố tình cảm quê hương, vừa bước đầu rèn luyện năng lực thẩm bình và tuyển chọn thơ văn.
B.CHUẨN BỊ :
 - GV : Soạn bài, sưu tầm tư liệu về các tác giả, tác phẩm ở Quảng Nam và Đà Nẵng.
 - HS : Sưu tầm về các tác giả, tác phẩm ở Quảng Nam và Đà nẵng.
C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra :
 Câu chuyện về bài toán cổ có ý nghĩa gì? 
 Văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì ?
 3. Bài mới :
 a/ Giới thiệu bài
 A. HOẠT ĐỘNG 1 : Lập danh sách các nhà thơ, nhà văn ở thành phố quê nơi em đang sinh sống
Họ tên
Bút danh
Năm sinh
Tác phẩm chính
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ND HD
B.HOẠT ĐỘNG 2 :Chỉ định 3 học sinh trình bày bản danh sách các tác giả ở địa phương.
-Cho HS khác bổ sung
-Biểu dương những HS bổ sung được những tác giả tiêu biểu đặc biệt là những tác giả thời Trung đại.
-Cho HS phát hiện những chi tiết thiếu chính xác trong các bản trình bày hoặc những chỗ không hợp lý trong cách sắp xếp thứ tự trình bày
-Bổ sung thêm những tác giả có vị trí nhất định trong sự phát triển văn học của nước hoặc ở địa phương.
C.HOẠT ĐỘNG 3 : Chỉ định 3 HS đọc bài thơ, bài văn đã sưu tầm chuẩn bị
-Cho HS trao đổi ý kiến về những tác phẩm đó.
 -Định hướng chọn tác phẩm có giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, bản sắc địa phương, sở thích cá nhân
D.HOẠT ĐỘNG 4 : Tổng kết, rút ra những kinh nghiệm tốt từ tiết học về việc sưu tầm, tích lũy và tuyển chọn tư liệu văn học
 I. Trình bày 
 II. Bổ sung
- Phát hiện bổ sung
III.Đọc 3 tác phẩm của 3 tác giả tiêu biểu sưu tầm được.
-Trao đổi ý kiến. 
IV. Tổng kết
II. Trình bày
CÁC NHÀ VĂN ĐỊA PHƯƠNG QUẢNG NAM ĐÀ NẴNG
TỪ SAU 1975
Tư liệu văn học
Khương Hữu Dụng
-Các bút danh khác : Thế Nhu, Hy Doãn, Thiên Nhân
Sinh 1-7-1907 tại Hội An, jiện nay ở quận Đống Đa Hà Nội, hội viên Hội nhà văn Việt Nam
-Tác phẩm tiêu biểu : Từ đêm mười chín ( trường ca 1951) Quả nhỏ (thơ-1972, tuyển tập Đường thi (dịch thơ-1996)
Hằng Phương
-sinh năm 1908 Tại Nông Sơn, Điện Phước Điện Bàn, mất 2-2-1983 tại Hà Nội
-Tác phẩm tiêu biểu : Hương Xuân, Một mùa hoa, mùa gặt, Lòng quê (1996)
Trinh Đường tức Trương Đình, các bút danh khác : Phú Xuân, La Vân, Duy Mỹ
-Sinh ngày 1-1-1917
-Quê quán: Phú Xuân Đại Thắng đại Lộc, mất 28-9-2001 Hội viên hội nhà văn Việt nam
-Tác phẩm : Hoa gạo, Thuỷ Triều, Phượng hoàng con. Truyện ký : Làm cầu La Kham, Ngày đêm một lưá đôi (1984)9
Võ Quảng
-Sinh ngày 1-03-1920, Đại Hoà Đại Lộc
Nhà văn của Thiếu nhi
-Tác phẩm tiêu biểu : Thơ: Gà mái hoa, Thấy cái hoa nở, Nắng sớm, Anh đom đóm, Măng tre Quả đỏ, Anh nứng sớm; Truyện : Cái lỗ cửa, cái thăng, chỗ cây đa làng; Kịch bản : phim hoạt hình Sơn Tinh Thuỷ Tinh; Tuyển tập Võ Quảng (1998)
Lưu Quang Thuận : 
-Sinh : 14-7-1921, mất 21-2-1981
-Quê quán Hải Châu Thành phố Đà Nẵng
-Tác phẩm tiêu biểu : Cô Giang (Kịch 1946), Hoàng Hoa Thám (kịch-1957. Thơ có : Việt Nam yêu dấu, Mừng đất nước, Cảm ơn thời gian. Được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật 2001
Hoàng Châu Ký:
-Sinh 16-5-1921 Tại Kim Bồng Hội An, quê quán Quế Lộc Quế Sơn, chỗ ở hiện nay Thành phố Đà Nẵng 
-Tác phẩm tiêu biểu : Giá trị vở tuồng Nghêu Sò Ốc Hến , Sơ khảo lịch sử nghệ thuật tuồng, Tuồng cổ, Tổng tập văn học tuồng
Giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật 2001
Vũ Minh, tức Phan Quang Tại, các bút danh khác Trực Ngôn, Tiểu Dân, Lý Anh Minh, sinh ngày 3-2-1923 tại Hội An
-Quê quán Phong Thử Điện Bàn
-Tác phẩm tiêu biểu : Âm vang lòng biển, Giọt sương giọt trăng, Khúc hát những trái tim
Trần Nguyên (tên thật Trần Phát) 
-sinh 10-9-1924 Tại Tam An Tam Kỳ
-Tác phẩm tiêu biểu : Lòng son sắt(dân ca kịch), Ngon lửa(Truyện ngắn) Nắng Thu Bồn (thơ) Dòng đời(thơ)
Bùi Giáng
- Sinh 17-2-1926 Tại làng Thanh châu ( Cổ tháp) nay thuộc Duy Trinh Duy Xuyên , mất 07-10-1998
-Tác phẩm tiêu biểu : Khảo luận về Martin Heidegger và tư tưởng hiện đại, các tập thơ : Mưa Nguồn, Lá hoa cồn, Màu hoa trên ngàn Sa mạc phát tiết, Ngàn thu rớt hột, Rong rêu, Đêm ngắm trăng.
Dũng Hiệp
-Các bút danh khác : Tú Ka, Dũng Ka, Hoàng Trúc Kiều, Cù Hữu Lỹ, Tề Phi Nhạn
-Sinh năm 1927, Duy Thành Duy Xuyên
-Tác phẩm tiêu biểu : Những bàn tay ngọc, Ghi tác ngàn năm, Nỗi buồn vỏ ốc
Lưu Trùng Dương (Tên khai sinh : Lưu Quiang Luỹ)
-Các bút danh khác : TRần Hướng Dương. Lưu Ly, Chiến Luỹ, Trần Thế Sự
-Quê quán Hải Châu Đà Nẵng
-Tác phẩm tỉêu biểu : Tập thơ Người Linh, Những người đáng yêu nhất, Nỗi nhớ màu xanh, Bài ca Người Đà Nẵng, Tuyển tập thơ Lưu Trùng Dương
Tường Linh, (Nguyễn Linh)
-Sinh 12-12-1931 Quế Sơn
-Tác phẩm tiêu biểu : Nghìn khuya, Thu ơi từ đó, Giọt cổ cầm ,Chung dòng, -Về hỏi lại, Hòn Kẽm đá dừng, Dấu sóng
Ngọc Anh
-Tên khai sinh : Nguyễn Ngọc Anh sinh 3-3-1943 quê quán: Đại Hồng Đại Lộc
-Tác phẩm tiêui biểu và nổi tiếng : Đợi anh nhiều, Bóng cây Kơ-nia
Thu Bồn
-Tên thật Hà Đức Trọng
-Sinh 1-12-1935, quê quán Điện Thắng, Điện Bàn
-Tác phẩm tiêu biểu : bài ca chim Chơ Rao, Quê hương mặt trời vàng, Ba dan khát, Đánh đu cùng dân biển 
Giải thưởng văn học nhà nước 2001
Xuân Tùng (Nguyễn Xuân Tùng.) 3-9-1939 Hoà Vang Đà Nẵng 
-Tác phẩm tiêu biểu : Gởi về quê mẹ, Truyện thơ Chàm, Vườn cổ tích, Mùa thu đến trường
Hoàng Minh Nhân (Huỳnh Kim Sơn)
-Sinh năm 1942, Điện Trung Điện Bàn
-Tác phẩm: Trái cố, ẩn muộn. Lời ru buồn (Thơ) Văn xuôi các tập truyện : Mái nhà xanh. Áo cỏ, Em Thanh
Ý Nhi (Hoàng Thị Ý Nhi)
-Sinh 18-9-1944 tại Hội An, Quê quán : Quế Sơn Đại lộc
-Tác phẩm : Trái tim nỗi nhớ, Cây trong phố,Chờ trăng, Ngày thường, Thơ Ý Nhi
Trần Trúc Tâm 
-Sinh năm 1944 Điện Quang Điện Bàn
-Tác phẩm : Nhạc Gió, Bến Trăng ( thơ) Vượt sóng, Cây gió (văn xuôi) Trần Cao Vân ( biên khảo )
Hoàng Tư Thiện sinh 1945 mất 2003 Thanh Khê Đà Nẵng 
-Tác phẩm : Tượng chàm, Cái bóng
Tần Hoài Dạ Vũ (Nguyễn Văn Bổn) sinh 1946 Đại Hồng, Đại Lộc
-Tác phẩm : Thơ tình Tần Hoài Dạ Vũ, Tình yêu và vầng trăng lửa, Chân dung thơ
Hoàng Thanh Thuỵ : Bút danh Giáng Hoà, Hàn Thuỷ
-Sinh 1946 Đại Thắng Đại Lộc
-Tác phẩm : Chút riêng, sông quê
Bùi Công Minh,
- Sinh 16-12-1947 Nại Hiên Tây Đà Nẵng
-Tác phẩm : Ngày và đêm, Lặng lẽ mình
Lưu Quang Vũ, sinh 1948
-Quê quan Hải Châu Đà Nẵng
-Tác phẩm : (thơ) Hương cây bếp lửa, Mây trắng của đời tôi, Bầy ong trong đêm sâu. (Văn xuôi) : Mùa hè đang đến , diễn viên sân kháu và khoảng 50 vở kịch nổi tiếng như “Tôi và chúng ta”, “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, “Hoa cúc xanh trong đầm lầy”
Vũ Đức Sao Biển ( Hồ Vũ Hợi) 12-2-1948 Duy Vinh Duy Xuyên
-Tác phẩm : Hoa Hồng trên cát, Ảo ảnh sương khói, biên khảo : Kim Dung giữa đời tôi
Trương Văn Ngọc : 
-Sinh ngày 9-7-1950
-Bến Đền Điện Quang Điện Bàn
-Tác phẩm : Mùa xuân qua sông, MơPling ( truyện vừa)
Trần Phá Nhạc, tên thật Nguyễn Chúc , sinh 22-9-1950 Quê quán : Câu Lâu Duy xuyên
-Tác phẩm : Ngày quật khởi
Trương Điện Thắng (tên thật Trương Công Quảng)
-Sinh 1952 Thanh Quýt Điện Bàn
-Tác phẩm : Nghiêng cánh tay rừng
Nguyễn Minh Khôi ( Bút danh khác : Mai Khanh, Minh Nguyễn)
-Sinh 1953, mất 2004 Tác phẩm Thơ trong ngăn kéo, cỏ hoa ngày thường
Nguyễn Ngọc Hạnh , bút danh Vương Hạn sinh 1953 Đại Hồng -Đại Lộc
-Tác phẩm : Khi xa mặt đất
Nguyễn Nhật Ánh ; 1955 Bình Quý Thăng Bình
-Tác phẩm Thành phố tháng tư, đầu xuân ra sông giặt áo, nhiều tác phẩm văn xuôi dành cho thiếu nhi
Bùi Xuân 
-1956. Đại Hồng, Đại Lộc
-Tác phẩm : Thơ đề trên chiếc lá rụng
Phạm Sĩ Sáu 1956, Hoà Hiệp Liên Chiẻu , Đà Nẵng
-Tác phẩm : Khúc ca vào chiến dịch, Điểm danh đồng đội, Chia tay cửa rừng
Lê Minh Quốc , 1959 Đại Lộc,
- Tác phẩm : Trong cõi chiêm bao, Tôi chạy theo thơ, Kể chuyện danh nhân Việt nam
Nguyễn Minh Hùng, 1959, Điện bàn
-Tác phẩm: Chân trời, văn chương nhìn từ góc sân trường
Nguyễn Kim Huy, 1962 Tam Mỹ, Núi Thành
Phan Tứ , (Lê Khâm – 1930-1995)Điện Bàn ,
Tác phẩm : Bên kia biên giới , Mẫn và tôi, gai đình Má bảy, Trước giờ nổ súng
Nguyễn Trung Thành , ( Nguyên Ngọc ) Thăng Bình 
Tác phẩm : Đất nước đứng lên, Rừng xà nu, bảy Dũng sĩ Điện Ngọc
Đông Trình : ( Nguyễn Đình Trọng) 
-Sinh 04-12-1942
-Quê Bố Trạch, Quảng Bình
-Chỗ ở hiện nay Thanh Khê Đà Nẵng .
-Dạy học, làm thơ, viết tiểu luận, tản văn
-Tác phẩm: Rừng dậy men mùa (1967) Lót ổ cho đại bác(1968), lấm tấm hạt đau (1990) Mất và tìm (1996) Lửa bếp: 
Hoàng Thị Thương (Quế Hương) 19-01-1950
	Tác phẩm : Thư gửi Thời gian, Đám cưới cỏ, Một cuộc đua
Ngô Thị Kim Cúc : Viết truyện
Lương Trọng Minh : nhà thơ, nhà giáo :
-Sinh ngày 15-9-1937, mất 2005
-Quê quán : Quế Sơn Quảng Nam, thường trú tại Đà Nẵng:
-Tác phẩm : Hoa thi, Mùa Phượng vỹ, Giang hồ chưa trắng nợ đôi tay,Nỗi buồn con gái, thao thức, giai thoại văn chương
Thanh Quế: 26.02.1945, Phan Thanh Quế 
	Tác phẩm Truyện từ một truyền thuyết, cát cháy, trong lòng hồ, 11 truyện ngắn, rừng bụi, Về nam (tập hồi ký)
Mình má ngôi nhà hoang
Hồ Trung Tú: Một phút buồn vui dưới ánh trăng
Nguyễn Văn Xuân, nhà văn, nhà nghiên cứu 
Tác phẩm : Phong trào Duy Tân, Bão rừng (1954)Khi lưu dân trở lại, Kỳ nữ họ Tống
 Bùi Tự Lực (09-10-1954) -Thăng Bình
Tác phẩm Nội tôi, Trên nẻo đường giao liên
Đoàn Xoa:
Tác phẩm : Tháng ngày nghiệt ngã , vùng ven ; tiểu thuyết
Đà Linh
Tác phẩm Thành phố , giấc mơ của dòng sông, Nàng kim chi sáu ngón, Truyện của người Quảng Nam xưa nay
5. Dặn dò : Tìm đọc một số tác phẩm đã giới thiệu.
 Chuẩn bị bài mới “ Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự”

Tài liệu đính kèm:

  • doc13.doc