Giáo án Ngữ văn 9

Giáo án Ngữ văn 9

Mục tiêu cần đạt

* Qua đoạn trích Lục Vân Tiên Gặp nạn, hiểu được sự đối lập thiện - ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp ở đời. Tìm hiểu đánh giá nghệ thuật kết cấu & nghệ thuật ngôn từ của bài thơ này.

* Biết được một tác giả đang sống và sáng tác văn học ở địa phương sưu tầm và chép lại một số tác phẩm hay về địa phương được sáng tác trong những năm gần đây. Bước đầu có thái độ quý trọng tự hào về văn học địa phương.

* Củng cố kiến thức về từ vựng đã học ở lớp 6 đến lớp 9: từ đơn & từ phức ; thành ngữ; nghĩa của từ ; từ nhiều nghĩa & hiện tượng chuyển nghĩa của từ ; đồng âm ; từ đồng nghĩa ; từ trái nghĩa ; cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ ; trường từ vựng.

* Thông qua giờ trả bài củng cố kĩ năng làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả ; nhận ra những ưu khuyết điểm trong bài ; biết sửa lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.

 

doc 164 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo án ngữ văn 9 
 Tuần 9 / Bài 9 & 10
Mục tiêu cần đạt
* Qua đoạn trích Lục Vân Tiên Gặp nạn, hiểu được sự đối lập thiện - ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp ở đời. Tìm hiểu đánh giá nghệ thuật kết cấu & nghệ thuật ngôn từ của bài thơ này.
* Biết được một tác giả đang sống và sáng tác văn học ở địa phương sưu tầm và chép lại một số tác phẩm hay về địa phương được sáng tác trong những năm gần đây. Bước đầu có thái độ quý trọng tự hào về văn học địa phương.
* Củng cố kiến thức về từ vựng đã học ở lớp 6 đến lớp 9: từ đơn & từ phức ; thành ngữ; nghĩa của từ ; từ nhiều nghĩa & hiện tượng chuyển nghĩa của từ ; đồng âm ; từ đồng nghĩa ; từ trái nghĩa ; cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ ; trường từ vựng.
* Thông qua giờ trả bài củng cố kĩ năng làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả ; nhận ra những ưu khuyết điểm trong bài ; biết sửa lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
Ngày soạn: ....................
Tiết 41 Lục vân tiên gặp nạn
 Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu
A.Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
Qua phần phân tích giữa cái thiện với cái ác trong đoạn thơ - nhận biết được thái độ tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm vào những người lao động bình thường.
Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết & nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.
Rèn kĩ năng đọc kể chuyện, phân tích lời kể tả.
B. Chuẩn bị:
1.GV: - Tìm đọc tác phẩm Lục Vân tiên- Sưu tầm đọc những bài viết viết về tác giả.
Soạn bài chú ý nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật thông qua cử chỉ, hành động của nhân vật.
2.HS: Soạn bài theo yêu cầu SGK- hướng dẫn SBT
Hoạt động dạy hoc:
B1. ổn định lớp
B2. Kiểm tra bài cũ: 1.Đọc thuộc lòng đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga?
 Phân tích hình ảnh Vân Tiên?
 2. Đọc thuộc lòng đoạn trích trên? Phân tích ình ảnhnhân vật KNN?
B3. Bài mới
 Giới thiệu bài
Đang bơ vơ nơi đất khách quê người, hết tiền, thầy mù lòa với một tiểu đồng thì gặp Trịnh Hâm – một trong những người bạn mới quen ở kinh – cũng đã đỗ cử nhân & đang trên đường về ; Vân Tiên có lời nhờ giúp đỡ. Trịnh Hâm nhận lời nhưng lại lừa đưa Tiểu đồng vào rừng trói lại, rồi đưa vân Tiên lên thuyền với lời hứa sẽ đưa chàng về đến tận Đông Thành. Nhưng đến đêm khuya thì Hâm mới ra tay. Số phận Vân Tiên thế nào? Đoạn trích học hôm nay sẽ lí giải điều đó.
 HĐ1
 Tìm hiểu chung đoạn trích
HS: độc lập trả lời
Hỏi: em hãy giới thiệu vị trí đoạn trích?
GV: đọc mẫu HS đọc
Nêu tóm tắt đoạn này được kể như thế nào?
Hỏi: Nếu cho rằng có hai sự việc chính được kể trong đoạn trích này là: Lục Vân Tiên gặp nạn và Lục vân Tiên thoát nạn thì em tách văn bản tương ứng như thế nào?
Nhân vật nào trung tâm cho mỗi sự việc đó?
HS: thảo luận nhóm- trả lời.
 HĐ2: Đọc – hiểu văn bản
Hỏi: Lục Vân Tiên gặp phải nạn gì? Kẻ gây hại cho Vân Tiên là ai? đã dùng những thủ đoạn nào? 
HS: thảo luận nhóm – trình bày
GV: đó là hành động bất nhân giết một con người tội nghiệp tàn phế
Bội nghĩa vì giết một người bạn( đã từng trà rượu khi đến trường thi Vân Tiên đã có lời nhờ cậy “ Tình nghĩa trước sau...
Có thương xin khá giúp nhau phen này”
Trịnh Hâm đã từng hứa hẹn:
“Đương cơn hoạn nạn găp nhau
Người lành nỡ bỏ người sau sao đành”
“ Hâm rằng anh chớ ngại tình
Tôi xin đưa tới Đông Thành mới thôi”
Hỏi: Em có nhận xét gì về thủ đoạn giết người này? trong đó nghê sợ nhất là thủ đoạn nào?
HS: tự bộc lộ theo cảm nhận riêng
Hỏi: Động cơ gây tội ác là gì?
GV: tư khi gặp ở trường thi Trịnh Hâm đã nghen ghét đố kị với tài năng của Vân Tiên
“ Kiệm, Hâm là đứa so đo
Thấy Tiên dường ấy âu lo trong lòng
Khoa này Tiên ắt đầu công
Hâm dầu có đậu cũng không song rồi
Thói nghen ghét đố kị biến hắn thành kẻ nhẫn tâm, việc hãm hại Vân Tiên ngay cả khi chành đã bị mù- tàn phế, chứng tỏ cái ác đã trở thành bản chất của Trịnh Hâm.
Trước khi giết Vân Tiên Trịnh Hâm đã giết chết Tiểu đồng - để dễ bề giết Vân Tiên.
Hỏi: em có thái độ như thế nào với lòng ghen ghét đố ki của con người?
Hỏi: qua đây em hiểu gì về con người TRịnh Hâm?
HS: độc lập trả lời
Hỏi: thủ đoạn của Trịnh Hâm khiến em liên tưởng đến nhân vật nào nổi tiếng là thâm độc trong truyện cổ dân gian nước ta?
Hỏi: em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn thơ tự sự?
HS: đọc nốt phần còn lại
Hỏi: Vân Tiên được cứu giúp như thế nào?
GV:- Cá sấu giúp – “Giao long dìu đỡ vào trong bãi này” 
Hỏi: tại sao tác giả lại để cho cá sấu cứu người chi tiết này có ý nghĩa gì không?
-Vân Tiên là người hiền đức bị hãm hại ngay đến cá sấu chuyên ăn thịt hung dữ mà cũng phải cảm thương giúp đỡ.
Liên hệ đến truyện : “Con hổ có nghĩa”
-Gia đình ông chài cứu chữa:
“ Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ
Hối con vầy lửa một giờ 
Ông hơ bụng dạ, mụ bơ mặt mày”
Hỏi: có gì đặc biệt trong hành động cứu người của Ngư ông?
Việc này nói lên đức tính gì của Ngư ông?
HS: độc lập trả lời
Hỏi: không chỉ cứu VT mà Ngư ông còn đề nghị VT ở lại sẵn sàng cưu mang- giúp đỡ VT. điều đó thể hiện ở câu thơ nào? 
Hỏi: khi để Vân Tiên được giao long và gia đình ông chài cứu sống , tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện tình cảm như thế nào đối với người nghĩa hiệp và người lao động bình thường?
HS: thảo luận nhóm 
Hỏi: để giữ VT. ở lại Ngư ông đã gợi lên cảnh vui thú của cuộc sống chài lưới như thế nào?
HS: thảo luận - đại diện trả lời
“ rày roi mai vịnh...
Nước trong rửa ruột sạch trơn
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây...”
Tắm mưa chải gió trong vời hàn Giang”
Hỏi: ấn tượng của em về cuộc sống đó
GV: đó là cuộc sống lao động có thiên nhiên khoáng đạt thơ mộng- phóng khoáng: hứng gió, chơi trăng, nghêu ngao,thung dung, vui say, tắm mưa chải gió
Hỏi: để vẽ lên bức tranh ấy Ngư ông là người như thế nào?
Hỏi: Qua hình ảnh Ngư ông tác giả biểu hiện cái nhìn như thế nào đối với nhân dân lao động?
Hỏi: Nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ?
Hỏi: Cảm nhân của em về nội dung nghệ thuật của đoạn trích?
HS: độc lập trả lời
I. Đọc tìm hiểu chung
1. Vị trí đoạn trích:
Nằm ở phần hai của truyện Lục Vân Tiên
Từ câu 938 đến câu 976
2. Đọc – chú thích: SGK
3. Tóm tắt đoạn trích: trong đêm dưới thuyền Trịnh Hâm đẩy Vân Tiên xuống sông, nhờ Giao Long và ông chài, Vân Tiên thoát chết. Ông chài muốn Vân Tiên ở lại cùng vui cuộc sống chài lưới.
4. Kết cấu: 2 phần
- Từ đầu đến “thương họ Lục xót xa tấm lòng”: Lục vân tiên gặp nạn ( Nhân vật trung tâm Trịnh Hâm)
- phần còn lại: Vân Tiên thoát nạn ( Ngư Ông)
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Lục vân Tiên gặp nạn
*Trịnh Hâm: âm mưu hại chết Vân Tiên
*Thủ đoạn: lừa Vân Tên xuống thuyền hứa trở về quê; lơi dụng lúc đêm khuya vắng vẻ đẩy Vân Tiên xuống sông, vờ kêu trời thương tiếc để xóa tội
- Vờ nhân nghĩa 
- Lén lút thực hiện
- Có tính toán để xóa tội
=> Hành động của một kẻ nhân bất nghĩa, hành động giết người có âm mưu sắp đặt khá kĩ lưỡng, gian ngoan xảo quyệt.
* Động cơ gây tội ác: động cơ thấp hèn do nghen ghét đố kị – tâm địa độc ác bất nhân dẫn đến hành động giết người.
==>Trịnh Hâm là kẻ giả dối, nhâm hiểm, độc ác, hèn hạ; là hiện thân của cái ác, cái ác đã trở thành bản chất của hắn
Nghệ thuật kể chuyện cách sắp xếp tình tiết- diễn biến- hành động nhưng lời thơ vẫn giữ nguyên vẻ mộc mạc giản dị vốn có của nó.
2. Lục Vân Tiên thoát nạn:
Việc làm nhân nghĩa cao thượng của gia đình Ngư Ông.
Hành động cứu người của gia đình Ngư ông: bằng những câu thơ mộc mạc hầu như ko hề đẽo gọt, trau chuốt chỉ kể lại sự việc một cách giản dị tự nhiên, thể hiện thái độ khẩn trương, tích cực, không nề hà, tính toán, thấy người gặp nạn là cứu 
- Thái độ quan tâm ân cần chu đáo
-Tình cảm xót thương những con người hoạn nạn bất hạnh
- Muốn cưu mang giúp đỡ Vân Tiên, không vu lợi, trọng nhân nghĩa.
“Ngư rằng lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”
Đức tính của Ngư ông: 
- Có lòng nhân ái
- Coi trọng tính mạng con người
- Sẵn lòng giúp người khi hoạn nạn
Thái độ của tác giả: 
- yêu quý bênh vực những con người nghĩa hiệp như Vân Tiên
- Tin vào nhân nghĩa của những người lao động bình thường như gia đình ông chài.
*Cuộc sống của Ngư ông: cuộc sống lao động bình thường của người dân chài trên sông nước: thanh cao trong sạch ngoài vòng danh lợi, cuộc sống tự do chan hòa với thiên nhiên & rất nên thơ- dùng nước mưa để tắm, gió chải tóc vuốt râu.
- Ngư ông là người yêu lao động- yêu thiên nhiên- yêu cuộc sống tự do- người am hiểu cuộc sống nơi sông nước.
Tác giả thể hiện tình yêu & quý trọng nhân cách của những người lao động bình thường, truyền cho người đọc niềm tin vào cuộc đời
* Ngôn ngữ tự sự – miêu tả mộc mạc- giản dị mà vẫn gợi cảm- giàu chất thơ- tình tứ phóng khoáng mà sâu sắc- lời thơ thanh thoát uyển chuyển- hình ảnh thơ đẹp gợi cảm- biểu hiện khát vọng niềm tin vào cuộc đời của tác giả.
 Nghi nhớ : SGK
*Nghệ thuật: xây dựng hình tượng nhân vật đặc sắc: bút pháp ước lệ kết hợp vơi hiện thực . Ngư ông vừa mang tính cách của người quân tử vừa la hiện thân của người lao động. Ngôn ngữ mộc mạc giản dị , nhưng giàu cảm xúc- giàu chất thơ, sắp xếp tình tiết hợp lí.
*Nội dung: thể hiện sự đối lập thiện ác, cao cả và thấp hèn, thể hiện niềm tin của nhà thơ vào đạo đức nhân dân thông qua hành động tội ác của Trịnh HâmVà việc làm cao thượng của Ngư ông.
B4. Củng cố: HS đọc nghi nhớ
B5. HDHB: - đọc thuộc lòng đoạn trích
 - Học kĩ bài
 - Soạn bài: Chương trình địa phương phần văn học
 Tiết 42 Chương trình địa phương phần văn
A.Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
Bổ sung vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nẵm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau năm 1975 viết về địa phương mình.
Bước đầu biết cách sưu tầm tìm hiểu về tác giả- tác phẩm văn học địa phương.
Giáo dục thái độ quan tâm & yêu mến đối với văn học địa phương.
B.Chuẩn bị:
1.GV: - hướng dẫn HS chuẩn bị cho giờ tìm hiểu văn học địa phương trước hai tuần theo yêu cầu SGK.
 GV tìm đọc các tác phẩm tiêu biểu của văn học địa phương cuốn: “ Văn xuôi Hà Tây” sở văn hóa thông tin – hội nhà văn Hà Tây .
2.HS: chuẩn bị theo hướng dẫn của GV & SGK.
C. Hoạt động dạy học
B1.ổn định lớp
B2.Kiểm tra bài cũ:1.Đọc thuộc lòng đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn? 
 Phân tích âm mưu thủ đoạn của Trịnh Hâm? 
 2.Đọc thuộc lòng đoạn trích LVTGN? 
 Phân tích hình ảnh Ngư ông?
B3.Bài mới:
 Giới thiệu bài
Hà Tây là một tỉnh tiếp giáp liền kề với thủ đô Hà Nội có truyền thống anh hùng bất khuất chống ngoại xâm – có nhiều anh hùng- nhiều nhà văn nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi- Tản Đà – Xuân Quỳnh. Nơi đây có truyền thống thư văn lâu đời- đúng là địa linh nhân kiệt. Giúp các em hiểuthêm về văn học địa phương của Hà tây nối tiếp phần văn học địa phương lớp 8 – hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp phần văn học Hà Tây từ năm 1975 tới nay qua một số tác phẩm tiêu biểu.
HĐ1: hướng dẫn HS t ... Ghi nhớ: SGK
- Nghệ thuật: tự thuật nhớ lại và hình dung, tưởng tượng lại những ấn tượng thời thơ ấu, so sánh chính xác. Đối toại ngắn gọn, sinh động, phù hợp với tâm lí nhân vật. Chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng vào nhau.
- Nội dung: SGK
B4.Củng cố: chốt kiến thức hai tiết – khác sâu nhứng kiến thức cần ghi nhớ.
B5.HDHB: học kĩ bài
 Ôn lại toàn bộ kiến thức phần tiếng Việt chuẩn bị trả bài.
Tiết 86 Trả bài kiểm tra
 tiếng việt
A.Mục tiêu cần đạt
Qua tiết trả bài - đánh giá ưu nhược điểm của HS – từ đó các em khắc phục trong các bài làm tiếp theo – bổ sung kiến thức còn chưa nắm vững.
B.Chuẩn bị: 
 1.GV: chấm bài – liệt kê lỗi và kết quả 
 2.HS: xem lại kiến thức tiếng Việt
 Đề bài đã kiểm tra – cách làm- chữa.
C. Hoạt động dạy và học
B1.ổn định lớp
B2.Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại những kiến thức đã học về tiếng Việt ở lớp 9 ?
B3.Bài mới
HĐ1: chép đề bài lên bảng
Hướng dẫn HS chữa 
Gọi một vài em chữa từng câu theo từng phần.
GV thuyết trình những ưu nhược điểm chính của HS, đưa ra những bài cụ thể để rút kinh nghiệm cho HS.
GV minh họa một số nhược điểm chính của HS yêu cầu các em chữa các lỗi thường mắc
Hoạt động 3: Trả bài- hướng dẫn HS chữa theo đáp án- chữa chéo- chữa lỗi cho bạn- rút kinh nghiệm.
GV chọn ra một số lỗi tiêu biểu viết lên bảng yêu cầu HS chữa.
HĐ:4 tổng hợp kết quả
I.Đề bài và đáp án – biểu điểm: đã ghi ở tiết 74.
II.Nhận xét chung:
1.Ưu điểm: 
2. Nhược điểm:
III. Trả bài: 
 HS đổi bài chữa chéo – rút kinh nghiệm
IV. Kết quả:
 9 9 9 9 
Điểm9 Điểm4
Điểm8 Điểm3
Điểm7 Điểm2
Điểm6 Điểm1 
Điểm5 Điểm0 
 B4. Củng cố: Đọc bài làm tốt nhất:
 Đọc bài làm kém nhất
B5. HDHB: Nhận xét giờ trả bài- giải quyết những ý kiến cảu HS (nếu có)
Tiết 87 Trả bài kiểm tra văn
A.Mục tiêu cần đạt
- Qua tiết trả bài - đánh giá ưu nhược điểm của HS – từ đó các em khắc phục trong các bài làm tiếp theo – bổ sung kiến thức còn chưa nắm vững- củng cố kiến thức về thơ văn hiện đại.
B.Chuẩn bị: 
1.GV: chấm bài – liệt kê lối và kết quả 
2.HS: xem lại kiến thức thơ- truyện hiện đại
 Đề bài đã kiểm tra – cách làm- chữa.
C. Hoạt động dạy và học
B1.ổn định lớp
B2.Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại những kiến thức đã học về thơ- truyện hiện đại ở lớp 9 ?
B3.Bài mới
HĐ1: chép đề bài lên bảng
Hướng dẫn HS chữa 
Gọi một vài em chữa từng câu theo từng phần.
HĐ2: nhận xét chung
GV thuyết trình những ưu nhược điểm chính của HS, đưa ra những bài cụ thể để rút kinh nghiệm cho HS.
GV minh họa một số nhược điểm chính của HS yêu cầu các em chữa các lỗi thường mắc.
 Hoạt động 3: Trả bài- hướng dẫn HS chữa theo đáp án- chữa chéo- chữa lỗi cho bạn- rút kinh nghiệm.
GV chọn ra một số lỗi tiêu biểu viết lên bảng yêu cầu HS chữa.
HĐ4: tổng hợp kết quả
I.Đề bài và đáp án – biểu điểm: đã ghi ở tiết 75.
II.Nhận xét chung:
1.Ưu điểm: 
2. Nhược điểm:
III. Trả bài- HS chữa chéo theo đáp án ( đổi bài cho nhau chữa- rút kinh nghiệm và học tập ưu điểm của bạn)
IV. Kết quả:
 9 9 9 9
Điểm9: Điểm4:
Điểm8: Điểm3:
Điểm7: Điểm2:
Điểm6: Điểm1 :
Điểm5 : Điểm0 : 
 % % % %
 B4. Củng cố: Đọc bài làm tốt nhất: 
 Đọc bài làm kém nhất: 
B5. HDHB: Nhận xét giờ trả bài- giải quyết những ý kiến của HS (nếu có)
Tiết88-89 Tập làm thơ tám chữ.
A.Mục tiêu cần đạt: ( Đã ghi ở tiết 54 tuần 11)
B.Chuẩn bị:
 - GV: chuẩn bị một số đoạn thơ tám chữ cho học sinh tìm hiểu.
 - HS: tập làm thơ tám chữ ở nhà -> lớp thể hiện.
C.Hoạt động dạy học:
 1, ổn định lớp.
 2, Kiểm tra bài cũ: 
 ? Nêu đặc điểm của thể thơ tám chũ? ( Cách gieo vần, số chữ, số câu)
 3, Bài mới.
 Giới thiệu bài:
Chốt ý trả lời của học sinh, nhận xét, bổ sung để vào bài.
(8 chữ trong 1 câu- mỗi bài không hạn chế về số câu- thường 4 câu làm thành 1 khổ thơ, cũng có thể là 6, 10 câu...)
- Gieo vần chân: +, Vần liền: (aa-bb)=BB-TT
 +, Vần gián cách:a-b/ab=BT/BT (TB/TB)
 +, Ngắt nhịp: đa dạng, phong phú.
Hoạt động1: Hướng dẫn HS thực hành làm thơ 8 chữ.
Bước1: Hướng dẫn HS tìm những từ thích hợp ( đúng thanh đúng vần để điền vào chỗ trống trong khổ thơ ở bài “ Trưa hè” của Anh Thơ.
HS đọc bài tập - thảo luận, đại diện nhóm trình bày và giải thích vì sao điền từ đó.
Bước2: Hướng dẫn HS làm thêm câu cuối cho khổ thơ còn thiếu một câu.
- Việc sáng tác thêm một câu thơ cần phải đúng vần phù hợp với nội dung cảm xúc của 3 câu trước. Nghĩa là câu này phải có 8 chữ, chữ cuối có khuôn âm “ ương” hoặc “a” mang thanh bằng.
HS trao đổi thảo luận- trình bày
Bước3: bài tập 3: Hướng dẫn HS sưu tầm một vài khổ thơ 8 chữ, tìm hiểu cách gieo vần.
Gợi ý: Trong những bài thơ đã học- bài thơ nào được viết theo thể thơ 8 chữ ? 
VD: Nhớ rừng- Thế Lữ,
 Quê hương- Tế Hanh.
Bước 4: GV tìm một số khổ thơ yêu cầu HS điền từ vào chỗ trống:
GV phát phiếu học tập cho HS
HS thảo luận điền từ thích hợp và trình bày.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS đọc- bình thơ 8 chữ các em đã được chuẩn bị trước.
Mỗi nhóm cử đại diện đọc và bình bài thơ của nhóm mình trước tập thể.
Các nhóm khác tham gia nhận xét, đánh giá bài thơ đã được đọc- bình, nhận xét bổ sung, sửa chữa.
GV nhận xét- cho điểm
III. Thực hành làm thơ 8 chữ
1.Bài tập1- Trang 151: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
- Từ điền vào chỗ trống ở dòng thứ 3 phải mang thanh bằng.
- Từ điền vào chỗ trống ở dòng thứ 4 phải có khuôn âm “a” để hợp vần với chữ “ xa” cuối dòng thứ 2 và mang thanh “ bằng”
Trời trong biếc không qua mây gợn trắng
Gió nồm nam lộng thổi cánh diều xa
Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.
 ( Theo Anh Thơ- Trưa hè)
2. Bài tập 2- trang 151: 
Mỗi độ thu về lòng xao xuyến lạ
Nhớ nôn nao tiếng trống buổi tựu trường
Con đường nhỏ tiếng nói cười rộn rã
Vương vấn lòng ai nỗi nhớ thương.
3.Bài tập3: sưu tầm một vài khổ thơ 8 chữ- tìm hiểu cách gieo vần.
- Hàn Mặc Tử 
 ... Mới hay cõi siêu hình cao tột bực
 Giữa hư vô xây dựng bởi trăng sao
 Xa lắm rồi, xa lắm, hãi nhường bao!...
 Ai tới đó chẳng mê man thần trí
 Tòa châu báu kết bằng hương kì dị
 Của tình yêu rung động bởi hào quang
 Những cù lao trôi nổi xứ mênh mang
 Sẽ qui tụ thâu về trong một mối
 Và tư tưởng chẳng bao giờ chắp nối...
 ( Đau thương)
4. Bài tập4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
 Lại thấy vết thương này có lẽ
Còn dịu dàng, còn... ngọt ngào ( êm ấm)
Thêm nữa kia ta được thấy...( máu đào)
Của tình ta theo... mà diễn tả ( ngón tay)
Nỗi chua xót thắm tươi trên nét chữ.
 ( Thế Lữ)
IV. Đọc, bình thơ 8 chữ
Yêu cầu: Đọc lưu loát, rõ ràng, diễn cảm.
Các em khác nghe, bình, nhận xét, đánh giá theo các tiêu chí sau:
- Thể loại: thơ 8 chữ.
- Gieo đúng vần không?
- Kết cấu bài thơ có hợp lí không?
- Nội dung cảm xúc có chân thành sâu sắc, nhất quán không?
- Chủ đề bài thơ có ý nghĩa gì?
B4: Củng cố: nhận xét giờ thực hành làm thơ 8 chữ
 Thu lại các bài thơ HS - đóng thành tư liệu
B5: HDHB: - Xem lai đặc điểm thể thơ 8 chữ
 - Sưu tầm những bài thơ 8 chữ- phân tích cách gieo vần.
 - Ôn tập lại kiến thức ngữ văn học kì I- chuẩn bị trả bài học kì.
Tiết90: Trả bài kiểm tra
 tổng hợp cuối học kì I.
A. Mục tiêu cần đạt
Qua tiết trả bài đánh giá ưu nhược điểm của HS từ đó các em nhận ra những nhược điểm, lỗi sai khắc phục, rút kinh nghiệm- củng cố kiến thức ngữ văn học kì I- rèn kĩ năng làm bài.
B. Chuẩn bị: GV chấm bài, thống kê lỗi HS thường mắc, kết quả.
 HS xem lại bài ôn tập- đề bài.
C. Bài mới
 Hoạt động 1
 GV chép đề bài- hướng dẫn HS chữa theo đáp án
 Hoạt động 2
 GV thuyết trình những ưu nhược điểm chính của HS.
GV thuyết trình.
HĐ3
GV chép từ, câu sai- HS chữa lỗi.
GV:
Đọc một số lỗi tiêu biểu trong các bài của các em mắc lỗi diễn đạt lủng củng, nôm na, rườm rà- yêu cầu HS chữa.
Hoạt động 4
Tổng hợp kết quả
 HĐ5
GV hướng dẫn học sinh trao đổi bài- đọc thầm- rút kinh nghiệm.
- HS nghe đọc bài tốt và bài kém- NX- rút kinh nghiệm
I.Đề bài: 
 In sẵn ở tiết 82- 83
 Chữa bài theo đáp án.
II. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm:
......................................................................
.....................................................................
......................................................................
........................................................................
.......................................................................
.........................................................................
.......................................................................
........................................................................
.......................................................................
2.Nhược điểm:
......................................................................
.........................................................................
.........................................................................
..........................................................................
.........................................................................
..........................................................................
III.Chữa lỗi cụ thể:
1.Lỗi chính tả:
...........................................................................
.......................................................................
.........................................................................
2.Lỗi dùng từ:
........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
3.Lỗi câu:
.........................................................................
.........................................................................
........................................................................
..........................................................................
........................................................................
4.Lỗi diễn đạt:
............................................................................
............................................................................
..........................................................................
.............................................................................
IV.Kết quả:
 9 - 9 9 - 9
Điểm 8: Điểm 4: 
Điểm 7: Điểm 3: 
Điểm6: Điểm 2: 
Điểm5: Điểm1: 
=> % ; % => % ; %
V. Trả bài- HS đổi bài cho nhau cùng rút kinh nghiệm.
- Chữa chéo lỗi mà bạn thường gặp.
- Nhận xét ưu nhược điểm.
- Đọc hai bài tốt nhất- HS cùng thảo luận nhận xét: ưu điểm, nhược điểm. 
- Đọc một bài kém nhất=> rút kinh nghiệm: 
HDHB: xem lại bài kiểm tra.
 Chuẩn bị bài: Bàn về đọc sách

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9.doc