Giáo án Ngữ văn 9 kì 2

Giáo án Ngữ văn 9 kì 2

Tuần 20

Tiết 96-97

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

I - Mục tiêu cần đạt

Giúp HS:

- Hiểu được sự cần thiết của đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

II - Tiến trình lên lớp

1/ Ổn định lớp

2/ Kiểm tra bài cũ

Vì là đầu HKII nên GV không kiểm tra bài cũ mà giới thiệu về chương trình SKG Ngữ văn 8 tập hai và nói về việc đọc sách của HS ở nhà.

3/ Bài mới

 

doc 74 trang Người đăng vultt Lượt xem 1451Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Tiết 96-97
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
I - Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
- Hiểu được sự cần thiết của đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
II - Tiến trình lên lớp
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
Vì là đầu HKII nên GV không kiểm tra bài cũ mà giới thiệu về chương trình SKG Ngữ văn 8 tập hai và nói về việc đọc sách của HS ở nhà.
3/ Bài mới
Giới thiệu bài
Các hoạt động
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
- Đọc: Đọc giọng rõ ràng mạch lạc, nhưng vẫn với giọng tâm tình nhẹ nhàng như lời trò chuyện.
(?) Xác định thể loại văn bản? Dựa vào những yếu tố nào để xác định đúng tên kiểu loại văn bản này?
+ Văn nghị luận. dựa vào hệ thống luận điểm, cách lập luận và tên của văn bản.
(?) Em hãy tìm bố cục của bài?
a. Học vấn không chỉ là . Phát hiện thế giới mới: Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách.
b. Lịch sử càng tiến lên . tự tiêu hao lực lượng: Những khó khăn nguy hại hay gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
c. đoạn còn lại: Phương pháp chọn sách và đọc sách.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết
* Bước 1: Tìm hiểu sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách
- HS đọc lại đoạn đầu
(?) Tác giả đã lí giải tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đọc sách đối với mỗi người như thế nào?
Tác giả lí giả tầm quan trọng của việc đọc sách đặt nó trong quan hệ với học vấn của con người .
(?) Mối quan hệ giữa đọc sách với HS ra sao?
+ Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn ( nhưng không phải là duy nhất)
+ Nhưng học vấn là gì? Là thành quả tích luỹ lâu dài của nhân loại.
+ Nhưng tích luỹ bằng cách nào, ở đâu? Tích luỹ bằng sách và ở sách
+ Vậy sách là kho tàng quý báu lưu giữ tinh hoa của nhân loại, những cột mốc ghi dấu sự tiến bộ của nhân loại.
+ Vậy không đọc sách là xoá bỏ quá khứ, là kẻ thụt lùi, lạc hậu.
(?)Ý nghĩa của việc đọc sách?
+ Tích luỹ nâng cao vốn tri thức.
* Bước 2: Tìm hiểu những trở ngại có thể gặp khi đọc sách
- GV:Tác giả không tuyệt đối hóa, thần thánh hóa việc đọc sách. Ông đã chỉ ra hạn chế trong sự phát triển hai cái trở ngại, hai cái hại trong nghiên cứu, trau dồi học vấn,trong đọc sách.Đó là gì? Và có tác hại như thế nào?
GV nêu vấn đề hs thảo luận
?Cái hại đầu tiên trong việc đọc sách hiện nayvới tình hình đọc sách nhiều vô kể là gì? Để chứng minh cho cái hại đó, tác giả so sánh như thế nào? Em có tán thành luận chứng của tác giả hay không?
+Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc đọc sách cũng gặp nhiều khó khăn.
+ Đọc không chuyên sâu, đọc nhiều mà không nhớ.
+Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn,dễ lãng phí thời gian và sức lực với những loại sách không có ích.
(?) Theo ý kiến của tác giả, cần lựa chọn cách khi đọc như thế nào?
+Không tham đọc nhiều , đọc lung tung,vì đọc nhiều loại sách không có sự lựa chọn kĩ khiến người ta không chuyên sâu, không biết nghiền ngẫm.
+ Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.
+ Không xem thường các loại sách thường thức, loại sách gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình.
* Bước 3: Tìm hiểu cách chọn sách và cách đọc sách
(?) Tác giả khuyên ta nên chọn sách như thế nào?
(?) Nên chọn mấy loại sách?
+ Hai loại: Sách phổ thông và sách chuyên môn.
(?) Tác giả chỉ ra cách đọc sách như thế nào là hiệu quả?
+ Không đọc lướt qua, không đọc tràn lan.
(?) Tác giả so sánh việc đọc sách một cách hời hợt như thế nào?
+ Như người cưỡi ngựa qua chợ, tay không mà về.
(?) Tác giả đã chỉ ra ý nghĩa quan trọng của việc đọc sách phổ thông là ntn?
+ Cần cho tất cả mọi người, ngay cả những học giả chuyên môn.
III - Hướng dẫn tổng kết
(?) Bài viết có sức thuyết phục cao, theo em điều ấy được tao nên từ những yếu tố cơ bản nào?
+ Nội dung các lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa thấu lí vừa đạt tình.
+ Bố cục của bài viết chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến dẫn dắt rất tự nhiên.
+ Cách viết giàu hình ảnh, cách so sánh, ví von cụ thể, sinh động.
- HS đọc mục ghi nhớ.
I - Đọc và tìm hiểu chung
II – Phân tích
1/ Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách
Đọc sách là một con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. Con người đọc sách chính là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới.
2/ Những trở ngại có thể gặp khi đọc sách
- Sách nhiều khiến người đọc không chuyên sâu.
- Sách nhiều khiến người đọc khó lựa chọn, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thật có ích.
3/ Cách chọn sách và cách đọc sách
a. Cách chọn sách
- Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều.
-Sách chọn nên hướng vào hai loại.Loại phổ thông và loại chuyên môn.
b. Cách đọc sách:
+Không đọc tràn lan, không đọc lướt mà vừa đọc vừa ngẫm nghĩ.
+Cần đọc có kế hoạch , có hệ thống.
III- Tổng kết
Ghi nhớ SGK
4/ Củng cố
Nêu ý nghĩa của việc đọc sách?
Những khó khăn khi đọc sách trọng tình hình hiện nay?
Nên đọc sách như thế nào cho hiệu quả?
5/ Dặn dò
Làm bài tập
Chuẩn bị bài tiếng nói của văn nghệ.
Tuần 20
Tiết 98
KHỞI NGỮ
I - Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS:
- Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ trong câu.
- Nhận biết công dụng của chủ ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó.
- Biết đặt những câu có khởi ngữ.
II - Tiến trình lên lớp
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
3/ Bài mới
Giới thiệu bài
Các hoạt động
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức về khởi ngữ
- Cho HS đọc các ví dụ ở mục 1 và trả lời câu hỏi.
(?) Xác định chủ ngữ trong các ví dụ
Chủ ngữ là anh ( thứ hai)
Chủ ngữ là tôi
Chủ ngữ là chúng ta.
(?) Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ.
+ Về vị trí: Các từ in đậm đứng trước chủ ngữ.
+ Về quan hệ với vị ngữ: Không có quan hệ chủ - vị với vị ngữ.
(?) Trước các từ in đậm có thể thêm những quan hệ từ nào?
+ quan hệ từ về, đối với
(?) Qua những điều vừa tìm hiểu, các từ in đậm được gọi là khởi ngữ. Vậy em hiểu thế nào là khởi ngữ?
+ HS trả lời
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
- GV gọi HS đọc yêu cầu của BT 1
- HS đọc BT 2
I - Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ, thường có thể thêm quan hệ từ về, đối với.
Ví dụ: Bóng đá, tôi rất thích xem.
II - Luyện tập
1/ Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích
a. Điều này ông khổ tâm hết sức.
b. Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
c. Một mình thì anh bạn trên đỉnh Phan-xi-păng
d. Làm khí tượng, ở được độ cao như thế mới là lí tưởng chứ.
e. Đối với cháu, thật là đột ngột.
2/ Chuyển thành phần in đậm để câu có khởi ngữ
a. Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm.
b. Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi giải chưa được.
4/ Củng cố
- Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.
5/ Dặn dò
- Tập đặt câu có khởi ngữ.
- Chuẩn bị bài các thành phần biệt lập.
Tuần 20
Tiết 99
PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
I - Mục tiêu cần đạt
Giúp HS hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận.
II - Tiến trình lên lớp
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
3/ Bài mới
Giới thiệu bài
Các hoạt động
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm về phép lập luận phân tích và tổng hợp
- GV yêu cầu HS đọc kĩ bài Trang phục trong SGK và trả lời câu hỏi.
(?) Thông qua một loạt dẫn chứng ở phần mở bài, tác giả đã rút ra nhận xét về vấn đề gì?
+ Tác giả rút ra nhận xét về vấn đề “ăn mặc chỉnh tề”, cụ thể đó là sự đồng bộ, hài hoà giữa áo quần với giày, tất, trong trang phục con người.
(?) Hai luận điểm chính trong văn bản là gì?
+ Thứ nhất, trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh, tức là tuân thủ những “ quy tắc ngầm” mang tính văn hóa xã hội.
+ Thứ hai, trang phục phải phù hợp với đạo đức, tức là giản dị và hài hoà với môi trường sống xung quanh.
(?)Để xác lập hai luận điểm trên tác giả đã dùng phép lập luận nào? Phép lập luận này thường đứng ở vị trí nào trong văn bản?
+ Sử dụng pháp lập luận phân tích. 
a. Luận điểm 1: “Ăn cho mình, mặc cho người”
- Cô gái một mình trong hang sâu. Móng tay.
- Anh thanh niên đi tát nước. phẳng tắp.
- Đi đám cưới lấm bùn.
- Đi dư đám tang oang oang.
Sau khi phân tích những dẫn chứng cụ thể tác giả chỉ ra một quy tắc ngầm chi phối cách ăn mặc của con người, đó là “văn hoá xã hội”.
b. Luận điểm 2: “ Y phục xứng kì đức”
- dù đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi.
- Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường.
Các phân tích trên làm rõ cho nhận định của tác giả là: “ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội”.
(?)Để chốt lại vấn đề, tác giả đã dùng phép lập luận nào? Phép lập luận này thường đứng ở vị trí nào của văn bản?
+ Tác giả dùng phép lập luận tổng hợp bằng một kết luận ở cuối văn bản: “ Thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp”.
(?) Nêu vai trò của phép lập luận phân tích và tổng hợp.
+ Phép lập luận phân tích giúp ta hiểu sâu sắc các khía cạnh khác nhau của trang phục đối với từng người, trong từng hoàn cảnh cụ thể.
+ Phép lập luận tổng hợp giúp ta hiểu ý nghĩa văn hoá và đạo đức của cách ăn mặc; nghĩa là không thể ăn mặc một cách tuỳ tiện, cẩu thả như một số người lầm tưởng rằng đó là sở thích và “ quyền” bất khả xâm phạm của mình.
- GV chỉ định HS đọc mục ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Tìm hiểu kĩ năng phân tích trong bài Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm.
- Phân tích luận điểm “học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn”
- Nêu vai trò của phân tích trong lập luận.
I – Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp
Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp.
- Phân tích là phép lập luẫn trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu, và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
- Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.
II - Luyện tập
1/ Phân tích luận điểm: “ Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trong của học vấn”
- Thứ nhất, học vấn là thành ... , nhất là lúc còn trẻ.
I- Đọc và tìm hiểu chung
II – Tình huống truyện
+ Nhân vật Nhĩ được đặt trong một tình huống đặt biệt: căn bệnh hiểm nghèo khiến anh gần như bị liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển, dù chỉ nhích nửa người vài chục phân trên giường bệnh. Tất cả mọi sinh hoạt đều phải nhờ vào người khác mà chủ yếu là Liên – vợ anh. Anh đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời mặc dù trước khi bệnh, hơn một năm trước, anh có điều kiện đi nhiều nơi trên thế giới. Là một người đi nhiều; vậy mà cuối đời lại nằm liệt giường. Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp bên kia bờ sông Hồng mà trước đây anh chưa từng nhận ra. Anh khao khát được tới đó dù chỉ là một lần.
III – Tổng kết
- Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương.
- Nghệ thuật truyện nổi bật ở sự miêu tả tâm lí tình tế, nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng, cách xây dựng tình huống, trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật.
4/ Củng cố
- Nêu chủ đề của truyện.
5/ Dặn dò 
- Soạn bài Những ngôi sao xa xôi.
Tuần 29
Tiết 142
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( PHẦN TIẾNG VIỆT)
I – Mục tiêu cần đạt
Mục tiêu tiết này không chỉ là nhận biết một số từ ngữ địa phương, mà không kém phần quan trọng là hướng dẫn thái độ đối với việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống cũng như nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn bản phổ biến rộng rãi.
II – Tiến trình lên lớp
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
Nêu điều kiện để sử dụng hàm ý.
Kiểm tra phần bài tập.
3/ Bài mới
Giới thiệu bài
Các hoạt động
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm những từ ngữ địa phương trong đoạn trích, chuyển thành từ ngữ toàn dân
Hoạt động 2: GV hướng dẫn Hs làm bài tập 2
(?) Xác định xem từ “kêu “ nào là từ địa phương. Tìm từ toàn dân tương ứng.
Hoạt động 3: Tìm từ địa phương trong hai câu đố.
Hoạt động 4: 
(?) có nên cho bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà dùng từ toàn dân không? Vì sao?
(?) Tại sao trong lời kể chuyện tác giả sử dụng từ toàn dân.
1. Tìm từ ngữ địa phương sau đó chuyển thành từ ngữ toàn dân.
a. thẹo – sẹo, lặp bặp – lắp bắp,ba – cha.
b. ba – cha, má – mẹ. kêu – gọi, đâm – trở nên, đũa bềp – đũa cả, nói trổng – nói trống không,, vô- vào.
c. ba – cha, lui cui – lúi húi, nắp- vung,nhắm – cho là, giùm – giúp, nói trổng – nói trống không.
2/ 
a. kêu: từ toàn dân, có thể thay bằng nói to.
b. kêu :từ địa phương, tương đương từ toàn dân gọi
3/ tìm từ địa phương và xác định từ toàn dân tương ứng.
- trái- quả.
- trống hổng trống hảng : trống huếch trống hoác.
5/ 
a. Không nên cho bé Thu dùng từ toàn dân vì không hợp lí vì bé còn nhỏ chưa có dịp giao tiếp rộng rãi bên ngoài địa phương của mình.
b. Tác giả sử dụng từ địa phương trong lời kể để nêu sắc thái địa phương của vùng đất nơi việc được kể diễn ra.
4/ Củng cố
Thế nào là từ địa phương?
Sử dụng từ địa phương cần chú ý điều gì?
5/ Dặn dò
Làm bài tập 4.
Chuẩn bị tiết ôn tập tiếng Việt.
Tuần 29
Tiết 143
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I – Mục tiêu cần đạt
Thông qua các tài liệu ngôn ngữ thực tế, giúp HS hệ thống hoá lại các vấn đề đã học trong học kì hai.
II –Tiến trình lên lớp
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
- kiểm tra phần làm bài tập chương trình địa phương.
3/ Bài mới
Giới thiệu bài
Các hoạt động
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức về khởi ngữ và các thành phần biệt lập
* Bước 1: Làm bài tập 1
(?) Hãy cho biết mỗi từ in đậm trong đoạn trích là thành phần gì của câu?
* Bước 2: Làm bài tập 2
- Viết đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái.
Hoạt động 2: Ôn tập phần liên kết câu và liên kết đoạn văn
* Bước 1: Làm bài tập 1
(?) Xác định các phép liên kết trong các đoạn văn
* Bước 2: Gv hướng dẫn Hs thực hiện bài tập 2 : Ghi lại kết quả bài tập 1 vào bảng tổng kết theo mẫu ở SGK
Hoạt động 3: Ôn tập về nghĩa tường minh và hàm ý
* Bước 1: GV hướng dẫn HS làm bài tập 1. Trong câu in đậm ở cuối truyện, người ăn mày muốn nói với người nhà giàu điều gì?
* Bước 2: Làm bài tập 2: Tìm hàm ý torng các câu in đậm
I – Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
1
Khởi ngữ
Thành phần biệt lập
Tình thái
Cảm thán
Gọi-đáp
Phụ chú
Xây cái lăng ấy
Dường như
Vất và quá !
Thưa ông
Những người như vậy
2/ Bến quê là truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của tác giả về con người và cuộc sống. Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp đâu đó những số phận giống hoặc gần giống như nhân vật Nhĩ. Người ta có thể mãi mê tìm kiếm danh lợi để đến khi cuối đời, nằm một chỗ mới chợt nhận ra rằng: gia đình chính là cái tổ ấm cuối cùng đưa tiễn ta về nơi vĩnh hằng! Cái chân lí giản dị ấy, tiếc thay, Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời mình.
II – Liên kết câu và liên kết đoạn văn
1/a. nhưng, nhưng rồi, và :Phép nối.
b-.cô bé- cô bé: phép lặp
 - cô bé – nó :phép thế
c.”Bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn tôi nữa” – thế :Phép thế
III – Nghĩa tường minh và hàm ý
1/ Người ăn mày muốn nói với hàm ý là “địa ngục là chỗ của các ông”
2/ a, Hàm ý là đội bóng chơi không hay.
b.Hàm ý là “tớ chưa báo cho Nam và Tuấn”
4/ Củng cố
- Khởi ngữ là gì?
- Nêu tên các thành phần biệt lập.
Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn?
5/ Dặn dò: Chuẩn bị tiết ôn tập tt
Tuần 29
Tiết 144 – 145
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
I- Mục tiêu cần đạt
Bài tập làm văn số 7 nhằm đánh giá HS ở các phương diện chủ yếu sau:
- Biết vận dụng các kiến thức và kĩ năng khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Có những cảm nhận, suy nghĩ riên và biết vận dụng một cahc1 linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh, trong quá trình làm bài.
- Có kĩ năng làm bài tập làm văn: Về bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả,
II – Tiến trình lên lớp 
1/ Ổn định lớp
2/ Ra đề
Đề: Hãy phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
ĐÁP ÁN
a. Mở bài ( 1,5 đ)
Giới thiệu khái quát về bài thơ Đồng chí của Chính Hữu: tình đồng chí là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng quý của người lính được Chính Hữu phản ánh rất chân thực, sinh động trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
b.Thân bài ( 7 đ)
 - Cơ sở của tình đồng chí xuất phát từ những người cùng chí hướng, cùng cảnh ngộ.
- Tình đồng chí của những người chiến sĩ cách mạng được thể hiện trong những gian khổ, thiếu thốn nơi chiến trường.
- Tình đồng chí, đồng đội của những người lính không chỉ thể hiện trong những khó khăn, thiếu thốn nơi chiến trường mà còn thể hiện trong cuộc sống chiến đấu gian khổ.
 c. Kết bài (1,5 đ)
Khái quát lại giá trị nghệ tuhật và nội dung của bài thơ.
Tuần 30
Tiết 146 – 147
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
( Trích)
Lê Minh Khuê
I – Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
- Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.
- Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật(đặc biệt là miêu tả tâm lí, ngôn ngữ) và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện ( cốt truyện, nhân vât, nghệ thuật trần thuật).
II – Tiến trình lên lớp
1/ Ổn định lớp
2/ kiểm tra bài cũ
- Nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê lâm vào tình huống như thế nào?
- Nêu ý nghĩa của truyện Bến quê.
3/ Bài mới
Giới thiệu bài
Các hoạt động
Hoạtt động của GV & HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
* Bước 1: tìm hiểu về tác giả
- GV cho HS đọc phần chú thích về tác giả
- GV kkái quát một vài nét cơ bản
* Bước 2: đọc và tóm tắt
- Đọc giọng tâm tình, phân biệt lời kể và lời đối thoại ngắn gọn giữa các nhân vật. GV cùng 2-3 HS đọc sau đó yêu cầu HS tóm tắt
* Bước 3: Xác định bố cục của đoạn trích
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết
* Bước 1: Tìm hiểu hoàn cảnh sống, chiến đấu và tính cách của tổ nữ thanh niên xung phong trinh sát mặt đường
a. Hoàn cảnh
(?) Qua phần đọc em hãy nhận xét hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong?
Gợi ý:
+ Họ sống và chiến đấu ở đâu? ( Trên một cao điểm)
+ Nhiệm vụ của họ là gì? ( Chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa trọng điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, họ phải lao ra trọng điểm, đo và tính khối lượng đất đá bị bom đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng thuốc nổ để phá bom.)
+ Em nhận thấy đây là một công việc như thế nào? ( Hết sức nguy hiểm, thần kinh luôn căng thẳng, đòi hỏi sự dũng cảm và hết sức bình tĩnh bởi có thể nguy hiểm đến tính mạng)
+ Nhưng đối với ba cô gái thì công việc này như thế nào? ( Trở nên bình thường)
b. Phẩm chất
(?) qua lời kể, tự nhận xét và nhận xét của nhân vật Phương Địnhvề bản thân và hai đồng đội, em hãy tìm ra những nét tính cách, phẩm chất chung của họ?
+ Có tinh thần trách nhiệm tự giác rất cao, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được phân công, lòng dũng cảm, sẵn sàng hi sinh.
I – Đọc và tìm hiểu chung
1/ Tác giả
Lê Minh Khuê (1949) quê ở Thanh Hoá, từng là thah niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ. Những truyện ngắn đâu tay của chị ra đời vào đầu những năm bảy mươi của thế kỉ XX, khi tác giả đang còn rất trẻ, viết về cuộc sống và chiến đấu của chính bản thân mình và đồng đội.
2/ Đọc và tóm tắt
3/ Bố cục
a. Từ đầu đến “ngôi sao trên mũ”: Phương Định kể về công việc và cuộc sống của bản thân và tổ ba cô trinh sát mặt đường.
b. Tiếp đến “Chị thao bảo”: Một lần phá bpm, Nho bị thương, hai chị em lo lắng, chăm sóc.
c. Phần còn lại: Sau phút nguy hiểm, niềm vui của ba người trước trận mưa đá đột ngột.
II- Phân tích
1/ Hoàn cảnh sống, chiến đấu và tính cách của tổ nữ thanh niên xung phong trinh sát mặt đường
a. Hoàn cảnh
- họ sống và chiến đấu trên một cao điểm, trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt. Công việc của họ đặc biệt nguy hiểm. Họ phảichạy trên cao điểm giữa ban ngày, sau mội trận bom đo và tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và phá bom.
b. Tính cách
- Họ là những cô gái còn rất trẻ, cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau nhưng đề có những phẩm chất chung của những chiến sĩ thanh niên xung phong ở chiến trường: Tinh thần trách nhiệm cao, dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó. Họ cũng dễ xúc cảm, hay mộng mơ, nhiều mơ ước, thích làm đẹp.
- Tuy nhiên, mỗi người vẫn có một cá tính riêng: Phương Định nhạy cảm lãng mạn, chị thao bình tĩnh quyết liệt nhưng rất sợ máu, Nho lúc thì mạnh mẽ lúc lầm lì và thích thêu thùa. 

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van.doc