Giáo án Ngữ văn 9 tuần 8

Giáo án Ngữ văn 9 tuần 8

TUẦN 8

 Tiết 36,37: Kiều ở lầu Ngưng Bích

 Tiết 38,39: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

 Tiết 40: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

TIẾT: 36,37 Ngày soạn: - Ngày giảng:

Văn bản: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

 ( Trích : Truyện Kiều)

 - Nguyễn Du -

 I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

-Kiến Thức: Giúp học sinh

-Qua tâm trạng cô đơn, đau buồn, thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thủy chung, nhân hậu của nàng.

-Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ đọc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

-Kĩ Năng: Rèn kĩ năng làm văn tự sự tả tâm trạng nhân vật

-Thái độ: Cảm thương nỗi đau khổ, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Tôn trong sự bình đẳng giới.

 

doc 11 trang Người đăng vultt Lượt xem 790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
 Tiết 36,37: Kiều ở lầu Ngưng Bích
 Tiết 38,39: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
 Tiết 40: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
TIẾT: 36,37 Ngày soạn: - Ngày giảng:
Văn bản: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
 ( Trích : Truyện Kiều)
 - Nguyễn Du -
 I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Giúp học sinh
-Qua tâm trạng cô đơn, đau buồn, thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thủy chung, nhân hậu của nàng.
-Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ đọc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
-Kĩ Năng: Rèn kĩ năng làm văn tự sự tả tâm trạng nhân vật
-Thái độ: Cảm thương nỗi đau khổ, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Tôn trong sự bình đẳng giới.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Nghiên cứu kĩ đoạn trích, kế hoạch tiết dạy đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Hướng dẫn HS tọc tập đạn trích “Mã giám Sinh mua Kiều”
-Học Sinh: Đọc kĩ hai đoạn trích và trả lời câu hỏi SGK 
III- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ: (3’)
+Câu hỏi: Đọc thuộc đoạn trích “Cảnh ngày xuân” ? Nêu bức tranh thiên nhiên mùa xuân?
+Trả lời: -HS đọc diễn cảm đoạn trích?
 -Bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp: Màu sắc cỏ non trải rộng làm nền, hoa lê trắng điểm xuyết gợi sự hài hòa, tinh khiết, mới mẻ, sống động có hồn. 
3-Bài mới: 
a/Giới thiệu (1’)
Ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như khi ngụ tình .Mỗi biểu hiện của cảnh phù hợp với từng trạng thái của tình. Điều ấy được biểu hiện cụ thể qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. 
b/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG
CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG
CỦA TRÒ
KIẾN THỨC
CƠ BẢN
*HOẠT ĐỘNG 1 Hướng dẫn tìm hiểu chung -12’
-GV giới thiệu đoạn trích.
-Hướng dẫn đọc, tìm đại ý, bố cục.
H1- Đoạn trích nêu lên vấn đề gì?
H2- Đọan trích có kết cấu như thế nào?
*HOẠT ĐỘNG 2: 
Hướng dẫn phân tích 6 câu thơ đầu.
H3- Khung cảnh thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu được nhìn qua con mắt của Kiều. Hãy nhận xét?
H4- Hai chữ “khóa xuân” gợi cảnh gì ở Kiều?
H5- Hình ảnh “mây sớm đèn khuya” gợi tính chất gì của thời gian? Cùng với hình ảnh “tấm trăng gần”diễn tả tình cảnh Thúy Kiều như thế nào?
Phân tích nỗi lòng của Kiều
H6- Lời đoạn thơ của ai? Nghệ thuật độc thoại có ý nghĩa gì?
H7- Kiều nhớ tới ai? Ai trước? Ai sau? Có hợp lí không ? vì sao?
GV để HS thảo luận rồi chốt: Phù hợp với qui luật tâm lí, tinh tế hình ảnh trăng -> nhớ người yêu.
H8- Nỗi nhớ cha mẹ có gì khác với cách thể hiện nỗi nhớ người yêu?
H9- Giải thích các thành ngữ?
Hướng dẫn phân tích nỗi buồn của Kiều
-HS đọc đoạn cuối
H10- Cảnh là thực hay hư? Mỗi cảnh vật đều có nét riêng nhưng lại có nét chung để diễn tả tâm trạng của Kiều, Em hãy phân tích và chứng minh điều đó?
H11- Nhận xét cách dùng điệp ngữ “buồn trông” và các từ láy trong đoạn cuối?
H12- Cách dùng nghệ thuật đó góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
*HOẠT ĐỘNG 5:- 5’
Hướng dẫn tổng kết:
H13- Em cảm nhận như thế nào về nghệ thuật đoạn trích?
H14-Thái độ của Nguyễn Du đối với nhân vật như thế nào?
-HS lăng nghe.
-1HS đọc diễn cảm – HS khác nhận xét 
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Tâm trạng của Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Bố cục 3 phần
.6 câu đầu
.8 câu tiếp 
.8 câu cuối.
-Lớp thảo luận, cử đại diện trả lời- HS khác nhận xét 
+Không gian: bát ngát, cát vàng bụi bay, dãy núi mờ xa=> khoảng không gian vắng, cảnh vật cô đơn trơ trọi -> lầu Ngưng Bích lẻ loi, con người càng lẻ loi
-Thời gian: “Mây sớm đèn khuya”-> tuần hoàn khép kín, Thúy Kiều bị giam hảm trong không gian, làm bạn với may, đèn, trăng.
=> Nàng đang rơi vào cảnh cô đơn, đơn độc hoàn toàn.
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Đôïc thoại nội tâm của Kiều
+Nhớ buổi thề nguyền đính ước
+Tưởng tượng Kim Trọng đang nhớ về mìmh vô vọng
+Sự đau đớn xót xa-> khẳng đình lòng thủy chung son sắt
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Hình dung cha mẹ đang mong ngóng tin nàng.
+Xót xa ân hận vì không báo đáp cha mẹ
=>Vị tha
- 1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Nhớ mẹ, nhớ quê hương, cảm nhận qua cánh buồm thấp thoáng
+Nhứ người yêu, xót xa duyên phận như hình ảnh hoâ trôi man mác
+Buồn cho cảnh ngộ mình nghe tiếng sóng mà ghê sợ
=> cảnh được nhìn từ xa: giàu màu sắc từ nhạt-> đậm; âm thanh từ tỉnh -> động; nỗi buồn từ man mác -> mông lung, lo âu kinh sợ, dự cảm dông bão sẽ nỗi lên hải hùng xô đẩy vùi dập cuộc đời Kiều.
+ “Buồn trông” điệp ngữ -> điệp khúc của tâm trạng
+Nỗi buồn cô đơn đau đớn, đau đớn, xót xa, bế tắc, tuyệt vọng.
+Tả cảnh ngụ tình
+Thương cho tình cảnh của Thúy Kiều
+Ca ngợi vẻ đẹp thủy chung nhân hậu của nàng.
I- Tìm hiểu chung:
1. Đọc và tìm hiểu chú thích ( sgk)
2- Xuất xứ:
 Sau đoạn Mã Giám Sinh lừa Kiều, bị nhốt ở lầu xanh (1033-1054)
3- Đại ý:
Đoạn trích miêu tả tâm trạng của Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích
4Bố cục: 3 phần
a- 6 câu đầu:
Hoàn cảnh cô đơn
b- 8 câu tiếp 
Nỗi thương nhớ người yêu và cha mẹ.
c- 8 câu cuối.
Tâm trạng đau buồn lo âu của Kiều thể hiện qua cảnh vật.
II- Phân tích:
1-Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thúy Kiều:
+Không gian: bát ngát, cát vàng bụi bay, dãy núi mờ xa=> khoảng không gian vắng, cảnh vật cô đơn trơ trọi -> lầu Ngưng Bích lẻ loi, con người càng lẻ loi
-Thời gian: “Mây sớm đèn khuya”-> tuần hoàn khép kín, Thúy Kiều bị giam hảm trong không gian, làm bạn với may, đèn, trăng.
=> Nàng đang rơi vào cảnh cô đơn, đơn độc hoàn toàn.
2- Nỗi lòng thương nhớ người thân, người yêu:
a-Nhớ Kim Trọng
+Đôïc thoại nội tâm của Kiều
+Nhớ buổi thề nguyền đính ước
+Tưởng tượng Kim Trọng đang nhớ về mìmh vô vọng
+Sự đau đớn xót xa-> khẳng đình lòng thủy chung son sắt
b-Nhớ cha mẹ:
+Hình dung cha mẹ đang mong ngóng tin nàng.
+Xót xa ân hận vì không báo đáp cha mẹ
=>Vị tha
3- Nỗi buồn cô đơn tuyệt vọng:
+Nhớ mẹ, nhớ quê hương, cảm nhận qua cánh buồm thấp thoáng
+Nhứ người yêu, xót xa duyên phận như hình ảnh hoâ trôi man mác
+Buồn cho cảnh ngộ mình nghe tiếng sóng mà ghê sợ
=> cảnh được nhìn từ xa: giàu màu sắc từ nhạt-> đậm; âm thanh từ tỉnh -> động; nỗi buồn từ man mác -> mông lung, lo âu kinh sợ, dự cảm dông bão sẽ nỗi lên hải hùng xô đẩy vùi dập cuộc đời Kiều.
+ “Buồn trông” điệp ngữ -> điệp khúc của tâm trạng
+Nỗi buồn cô đơn đau đớn, đau đớn, xót xa, bế tắc, tuyệt vọng.
IV- Tổng kết:
1- Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình.
2-Nội dung: Tác giả cảm thương cho tình cảnh của Thúy Kiều, ca ngợi vẻ đẹp thủy chung nhân hậu của nàng.
4-Củng cố – dặn dò: (2’)
-Về nhà học thuộc đoạn trích, học kĩ bài giảng
-Chuẩn bị bài “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
TIẾT: 38,39 Ngày soạn: - Ngày giảng: 
 Văn bản: LỤC VÂN TIÊN CỨU
 KIỀU NGUYỆT NGA
 (Trích truyện Lục Vân Tiên) 
 - Nguyễn Đình Chiểu - 
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Giúp học sinh hiểu được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả, tác phẩm
-Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu giúp người đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật chính là Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga
-Kĩ Năng: Hiểu đặc trưng, phương thức khắc họa tính cách nhân vật của truyện.
-Thái độ: Kính trong những người làm việc vì nghĩa và biết trọng ân nghĩa
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Chân dung Nguyễn Đình Chiểu và tranh minh họa đoạn trích
-Học Sinh: Đọc kĩ bài SGK và trả lời câu hỏi hướng dẫn học tập.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ: (3’) Kiểm tra vở soạn 3HS 
3-Bài mới: (1’)
a/ Giới thiệu bài:
“Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu là tác phẩm có sức sống mạnh mẽ và lâu bền trong nhân dân, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ.Lục Vân Tiên là một trong những sản phẩm hiếm có của trí tuệ con người có cái ưu lớn là diễn tả ttrung thực những tình cảm của cả một dân tộc. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tác phẩm này.
b/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
TL
HOẠT ĐỘNG
CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG
CỦA TRÒ
KIẾN THỨC
CƠ BẢN
 10
10
 5’
3’
*HOẠT ĐỘNG 1:
Tìm hiểu chung
-Gọi HS đọc phần giới thiệu tác giả(*)
H1- Khái quát những nét nỗi bật về Nguyễn Đình Chiểu?
H2-Từ cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu, Em hiểu như thế nào về con người này?
-Gọi HS đọc (1) chú thích.
H3- Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
H4- Đặc điểm, kết cấu và tính chất truyện có gì khác với Truyện Kiều?
-GV bình mở rộng.
Yêu cầu 1 HS đọc phần tóm tắt tác phẩm
-> 2em tóm tắt lại.
H5-Tác phẩm là một thiên tự truyện, em hãy tìm những tình tiết của truỵên trùng với cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu?
H6- Sự khác biệt ở cuối truyện nêu lên ý nghĩa gì?
*HOẠT ĐỘNG 2:
H7- Nêu xuất xứ của đoạn trích?
-GV đọc mẫu-> gọi HS đọc đoạn trích và chú thích.
(Ngôn ngữ phần nói về bọn cướp và miêu tả trận đánh linh hoạt, nhanh, dồn dập, phần kể về cuộc gặp gỡ 2 người đọc thong thả)
H8- Nêu đại ý của đoạn trích?
*HOẠT ĐỘNG 3:
Hướng dẫn phân tích.
H9- Em hiểu được những gì về chàng trai này trước khi đánh cướp cứu Nguyệt Nga?
H10- Trong hành đôïng đánh cướp, em hình dung như thế nào về Lục Vân Tiên?
H11- Lực lượng hai bên đối lập mà sao Vân Tiên dám hành động như vậy?
H12-Hành động của Vân Tiên làm em liên tưởng đến nhân vật nào trong truyện cổ tích?
H13- Sự chiến thắng của chàng gợi những suy nghĩ gì?
? Qua những lời giải bày của KNN, em thấy nàng là cô gái có phẩm chất gì?
GV: Nét dẹp của KNN đã chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân, những con người bao giờ cũng rất xem trọng ơn nghĩa”Ơn ai một chút chẳng quên”
HOẠT ĐỘNG 4
HD HS tổng kết văn bản
? Theo em nhân vật trong đoạn trích này miêu tả chủ yếu qua ngoại hình nội tâm hay hoạt động cử chỉ?
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của đoạn trích?
GV kết luận và gọi HS đọc ghi nhớ 
*HOẠT ĐỘNG 5:
-Củng cố
-Khái quát một số nét nỗi bật về tác giả, tác phẩm.
-Hình ảnh LVT khi đánh bọn cướp cứu Nguyệt Nga?
- HS đọc – HS khác nhận xét 
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ Nam bộ
+Có nghị lực chiến đấu để sống và cống hiến cho đời (gặp nhiều bất hạnh nhưng vẫn vượt qua)
+Có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm
-1 HS đọc – HS khác nhận xét 
-3 HS trả lời – 3 HS khác nhận xét 
+Tác phẩm: 1854 trước khi thực dân Pháp xâm lược.
+Kết cấu chương hồi: với mục đích truyền đạo lí làm người
+Đặc điểm thể loại: Truyện để kể hơn là để đọc-> chú trong hành động nhân vật
1 HS đọc – 1 HS khác nhận xét 
- 2HS tóm tắt – 2 HS khác nhận xét 
- Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Nguyệt Nga.
-Lục Vân Tiên gặp nạn được cứu giúp.
-Nguyệt Nga gặp nạn vẫn giữ lòng chung thủy
-Lục Vân Tiên và Nguyệt Nga gặp lại nhau
*Thảo luận:
+ Tác phẩm là một thiên tự truyện.
+Nhân vật LVT chính là bóng dáng của NĐC.
-1 HS khátrả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Phần cuối: nói ước mơ và khát vọng cháy bỏng của Nguyễn Đình Chiểu.
- 1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Sau phần giới thiệu về gia đình Vân Tiên và Vân Tiên đi thi.
-2 HS đọc – 2 HS khác nhận xét 
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp cứu Nguyệt Nga. Nàng cảm kích muốn tạ ơn chàng, nhưng chàng từ chối.
1- HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Chàng trai 16- 17 tuổi lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh.
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Nỗi giận lôi đình.
+Tả đột hữu xông.
*Thảo luận:
+Vân Tiên hành động theo bản chất người anh hùng nghĩa hiệp-> mang vẻ đẹp của một dũng tướng tài ba.
- 1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Dũng sĩ Thạch Sanh.
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Vân Tiên hành động mang cái đức của người “vị nghĩa vong thân” tái đức làm nên chiến thắng.
-HS thảo luận và trả lời.
+ Cách xưng hô: Quân tử – tiện thiếp.=> Khiêm nhường, mực thước.
+ Cách ăn nói văn vẻ, dịu dàng, trình bày vấn đề rõ ràng, chân thành, thể hiện sự xúc động.
+ Tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với chàng.
HS suy nghĩ, trả lời
HS nhận xét, bổ sung
- Mộc mạc, giản dị.
- Ngôn ngữ thơ đa dạng, phù hợp với diễn biến tình tiết.
- Đọc ghi nhớ - sgk
-1 HS khái quát tác giả
-1 HS khái quát tác phẩm
-1 HS nêu hình ảnh Lục Vân Tiên.
I-Tìm hiểu chung:
1- Tác giả:
+Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ Nam bộ
+Có nghị lực chiến đấu để sống và cống hiến cho đời (gặp nhiều bất hạnh nhưng vẫn vượt qua)
+Có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm
2-Sự nghiệp văn thơ:
+Tác phẩm: 1854 trước khi thực dân Pháp xâm lược.
+Kết cấu chương hồi: với mục đích truyền đạo lí làm người
+Đặc điểm thể loại: Truyện để kể hơn là để đọc-> chú trong hành động nhân vật
3- Tóm tắt tác phẩm:
Gồm 4 phần:
- Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Nguyệt Nga.
-Lục Vân Tiên gặp nạn được cứu giúp.
-Nguyệt Nga gặp nạn vẫn giữ lòng chung thủy
-Lục Vân Tiên và Nguyệt Nga gặp lại nhau.
=> Tác phẩm là một thiên tự truyện
-Phần cuối: nói ước mơ và khát vọng cháy bỏng của Nguyễn Đình Chiểu.
4- Xuất xứ đoạn trích:
Sau phần giới thiệu về gia đình Vân Tiên và Vân Tiên đi thi.
5-Đọc và tìm hiểu chú thích.
a-Đọc:
b- Chú thích.
6- Đại ý: Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp cứu Nguyệt Nga. Nàng cảm kích muốn tạ ơn chàng, nhưng chàng từ chối.
II- Phân tích:
1-Hình ảnh Lục Vân Tiên:
-Chàng trai 16- 17 tuổi lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh.
-Gặp bọn cướp đường:
+Nỗi giận lôi đình.
+Tả đột hữu xông.
+Vân Tiên hành động theo bản chất người anh hùng nghĩa hiệp-> mang vẻ đẹp của một dũng tướng tài ba, mang cái đức của người “vị nghĩa vong thân” tái đức làm nên chiến thắng.
2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga:
- Là một cô gái khuê cát, có học thức, nết na và rất mực hiếu thảo, là người ân tình, thấy rõ ơn cứu mạng.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: ( sgk)
4-Củng cố – dặn dò: (2’)
-Học thuộc đoạn trích, học thuộc bài
- Chuẩn bị bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
.
TIẾT: 40 Ngày soạn: - Ngày giảng: 
TV: MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
 I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Giúp học sinh thấy được:
Vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong bkhi kể chuyện.
-Kĩ Năng: Rèn kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản
-Thái độ: Có ý thức sử dụng các yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự để tạo cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Bảng phụ ghi những đoạn trích cần phân tích.
-Học Sinh: Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi của bài học trong SGK
III- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ: 
3-Bài mới: 
a/Giới thiệu (1’)
Trong thực tế rất ít có một kiểu văn bản nào thuần nhất. Thường luôn có sự kết hợp đan xen giữa các phương thức biểu đạt, trong đó có một phương thức chính. Tự sự là phương thức chủ đạo, chính yếu tố mà các nhà văn thường vận dụng để phản ảnh tái hiện hiện thực. Tự sự lấy kể việc, trình bày diễn biến của sự việc là chính, nhưng bao giờ cũng kết hợp với miêu tả, có khi cả thuyết minh và nghị luận nữa. Hôm nay chúng ta tìm hiểu kĩ năng vận dụng yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
b/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
TL
HOẠT ĐỘNG
CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG
CỦA TRÒ
KIẾN THỨC
CƠ BẢN
 25
15
*HOẠT ĐỘNG 1:
-Hướng dẫn HS tìm hiểu yêú tố nội tâm trong văn bản tự sự
-Gọi HS đọc đoạn trích
H1- Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều?
H2- Dựa vào những dấu hiệu nào ta xác định là tả cảnh, tả nội tâm?
H3- Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật?
H4- Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự?
H5- Cách miêu tả nội tâm trong đoạn văn 2?
GV chốt ý, gọi HS đọc ghi nhớ.
*HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn luyện tập:
GV HD HS làm bài tập 1.
-HS đọc bài tập ->yêu cầu 
HS đóng vai Kiều kể lại việc Kiều báo ân, báo oán.
GV HD HS làm bài tập 3
-1 HS đọc đoạn trích.
- 1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
 Tả cảnh: Trước.
 Buồn..
Tả nội tâm: Bên trời
- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung
- Cho thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật( và ngược lại) 
- Miêu tả nội tâm nhằm khắc họa chân dung tinh thần của nhân vật, tái hiện lại những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm, tư tưởng của nhân vật=>khắc họa đặc điểm, tính cách nhân vật.
- Miêu tả gián tiếp qua nét mặt, cử chỉ=>dằn vặt, khổ sở của lão Hạc.
- Đọc ghi nhớ.
-Tìm những câu thơ miêu tả ngoại hình MGS.
 ‘ Quá niên..sổ sàng’
- Miêu tả nội tâm Thúy Kiều:
 “Nỗi mìnhmặt dày”
- Chuyển thành đoạn văn tự sự: kể lại sự việcMGS mua Kiều.
HS khi kể cần lưu ý: Ngôi kể( xưng tôi ) kể lai vụ xử án, kết hợp lời dẫn ý nhân vật khác, tái hioện tâm trạng Kiều khi gặp Hoạn Thư.
HS kể lại việc không hay mà mình gây ra cho bạn: việc gì? Diễn ra như thế nào? Đặc biệt lưu ý miêu tả nội tâm, tâm trạng sau khi gây ra việc không hay đó.
I- Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự:
1- Ví dụ:
Miêu tả: - Tả cảnh
 - Tả nhân vật
Tả cảnh: quan sát bằng mắt thường=> quan cảnh, màu sắc.
 - Đơn thuần tả cảnh.
 - Gián tiếp thể hiện tâm trạng.
 Miêu tả nhân vật:
- Ngoại hình, chân dung, cử chỉ, hình dáng, ngôn ngữ, hoạt động ( gián tiếp thể hiện nội tâm nhân vật)
 - Miêu tả nội tâm: Trực tiếp qua việc tái hiện lại những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm, tư tưởng của nhân vật.
2. Kết luận:
 Ghi nhớ- sgk
II. Luyện tập:
 *Bài tập 1:
*Bài tập 2:
*Bài tập 3:
4. Củng cố – dặn dò: (3’)
-Vai trò miêun tả trong việc khắc họa tính cách nhân vật?
-Các cách miêu tả nội tâm?
- Về nhà học thuộc bài, làm bài tập vào vở.
Soạn bài: Lục Vân Tiên gặp nạn.
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc