Giáo án Ngữ văn khối 7 (cả năm)

Giáo án Ngữ văn khối 7 (cả năm)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh

1. Kiến thức: - Cảm nhận và thấm thía tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái con cái có tình cảm với cha mẹ.

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi người.

2. Rèn kỹ năng: Đọc diễn cảm, cảm nhận, phân tích tổng hợp, liên hệ rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

3. Giáo dục học sinh: Yêu thương, kính trọng cha mẹ, say mê học tập.

4. Tích hợp: - VB nhật dụng.

 - Từ ghép.

 

doc 293 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 763Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 7 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1:
Tiết 1: Văn bản Cổng trường mở ra
(Lí Lan)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
1. Kiến thức: - Cảm nhận và thấm thía tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái đ con cái có tình cảm với cha mẹ.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi người.
2. Rèn kỹ năng: Đọc diễn cảm, cảm nhận, phân tích tổng hợp, liên hệ đ rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
3. Giáo dục học sinh: Yêu thương, kính trọng cha mẹ, say mê học tập.
4. Tích hợp: 	- VB nhật dụng.
 	- Từ ghép.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
2. Bài mới:
ĐVĐ: Trong mỗi học sinh chúng ta, ai cũng có những kỷ niệm đẹp đẽ, đáng ghi nhớ về ngày khai trường đầu tiên khi bước vào lớp 1. Em hãy nhớ và kể lại tóm tắt buổi tối và đêm trước ngày khai giảng đầu tiên ấy?
ị Đó thực sự là một ngày xiết bao bồi hồi, xao xuyến xen lẫn với lo lắng, sợ hãi mơ hồ. Song chúng ta có biết tâm trạng và nỗi lòng của mẹ mình vào thời điểm đó như thế nào không? Với bài văn: "Cổng trường mở ra" mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này sẽ đưa chúng ta trở lại với những kỷ niệm đẹp đẽ của ngày đầu tiên cắp sách tới trường.
Hoạt động của giáo viên
HĐ HS
Nội dung cần đạt
*HĐ1:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về văn bản
I.Tìm hiểu chung văn bản.
1. Tìm hiểu, tác phẩm.
1. Dựa vào việc đọc văn bản và soạn bài ở nhà em hãy giới thiệu vài nét về tác giả và xuất xứ của văn bản này?
Giới thiệu K’Q
* Lý Lan là một nhà báo có nhiều bài viết về trẻ em.
* Xuất xứ: Văn bản là bài ký trích từ báo yêu trẻ số 166 xuất bản tại TP HCM ngày 01/9/2000.
2. Có ý kiến cho rằng đây là một văn bản nhật dụng. ý kiến của em như thế nào? Vì sao?
Nhớ lại kiến thức cũ - PB cá nhân
2. Kiểu văn bản:
- Nhật dụng: Có nội dung gần gũi với cuộc sống. (Vấn đề nhà trường và người mẹ)
3. ở lớp 6, em đã được học những văn bản nhật dụng nào ? ị Động Phong Nhà, bức thư của thủ lĩnh người da đỏ; Cầu LB chứng < LS.
Tìm kiếm
đ Đọc: Giọng chạm rãi, tình cảm thể hiện rõ tình cảm người mẹ đ Đọc mẫu: từ đầu đ "Ngày mai thức dạy cho kịp thời".
Nghe
3. Đọc và giải thích từ.
đ HS1: đọc tiếp đ "đầu năm học" 
 HS2: Đọc phần còn lại
Đọc nghe
4. Sau khi đọc xong văn bản, em thấy có từ, ngữ nào chưa hiểu?
PB cá nhân
đ GV thống kê lên bảng và hướng dẫn HS tìm từng từ.
* HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản
II. Tìm hiểu chi tiết .
5. Từ văn bản đã đọc, em hãy tóm tắt đại ý (nội dung chính) của bài văn, bằng một vài câu văn ngắn gọn?
Tóm tắt
* Đại ý:
Bài văn diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con.
đ Bài văn chủ yếu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường đầu tiên của con. Song phần đầu bài văn. Tác giả đã dành một đoạn để nói lên tâm trạng của người con trước ngày khai trường. Và đọc toàn bộ bài văn ta thấy tâm trạng của người mẹ và đứa con rất khác. Vậy tâm trạng của từng nhân vật được nhà văn diễn tả như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu đ
1. Tâm trạng của đứa con (qua cảm nhận của người mẹ).
6. Đêm trước ngày khai trường, đứa con có tâm trạng như thế nào? Tâm trạng đó được thể hiện qua những chi tiết nào?
Liệt kê
- Háo hức.
- Ngủ ngon lành; thanh thản, vô tư.
đ HS có thể tìm những chi tiết:
+ Giấc ngủ đến với con dễ dàng.
+ Gương mặt thanh thoát, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng lại chúm lại.
+ Háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được.
+ Cũng cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường.
+ Hăng hái giúp mẹ dọn dẹp đồ chơi.
ị Bình: Đọc phần đầu đoạn văn ta thấy hình ảnh cậu học sinh lớp 1 được miêu tả thật ngây thơ, đáng yêu. Gương mặt thanh thoát tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. Ngày mai là ngày đầu tiên được đi học vậy mà đêm nay cậu bé vẫn ngủ một cách thanh thản bởi vì cậu ta đã được mẹ chuẩn bị chu đáo cho mọi thứ. Khi lên giường, cậu bé cũng có niềm háo hức như trước những chuyến đi xa nhưng giờ đây trong lòng cậu bé không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ đi học. Như vậy trong đêm trước ngày khai trường tâm trạng cậu học sinh lớp 1 ấy thật là thanh thản, nhẹ nhàng, hồn nhiên, vô tư... Biết đâu trong đêm nay, cậu bé sẽ mơ một giấc mơ đẹp: giấc mơ mình sẽ trở thành thiên tài cho đất nước...
Nghe
7. Tâm trạng của cậu bé thì như vậy, còn tâm trạng của người mẹ thì ra sao?
PB cá nhân
2. Tâm trạng của người mẹ:
- Thao thức, trằn trọc, không ngủ được.
- Suy nghĩ triền miên.
8. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó?
Tìm kiếm
đ HS có thể tìm những chi tiết:
+ Mẹ lên giường và trằn trọc.
+ Mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được.
+ Đêm nay mẹ không ngủ được...
ị Mọi việc chuẩn bị cho con đã xong, mẹ tự bảo mình cũng nên đi ngủ sớm. Nhưng lên giường, mẹ cứ trằn trọc mãi. Lí Lan đã dùng động từ chỉ trạng thái rất đúng chỗ: "trằn trọc". "Trằn trọc" là trở mình luôn, cố ngủ mà không sao ngủ được vì có nhiều điều phải suy nghĩ.
9. Vậy vì sao mẹ không ngủ được? Vì mẹ lo lắng cho con hay vì mẹ đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa trong mình? Hay vì một lý do nào khác nữa?
Giải thích 
Giáo viên chốt đ
Nghĩ về ngày khai trường của con.
ịVì Tin con đã lớn, sẽ không bỡ ngỡ.
Nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình.
đ Rõ ràng có rất nhiều lý do khiến mẹ không ngủ được. Mẹ không ngủ được vì nghĩ đến con, tin ở con nhưng có lẽ giấc ngủ không đến với mẹ bởi trong lòng mẹ trào lên bao hồi tưởng đẹp đẽ, bao suy nghĩ lắng sâu. Mẹ đã nhớ lại bao kỷ niệm xa xưa, ngày còn thơ ấu, ngày đầu tiên cắp sách đến trường của mẹ.
10. Theo em, chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dáu ấn sâu đậm trong tâm hồn mẹ?
Tìm kiếm 
đ HS có thể đưa những chi tiết:
+ Bên tai mẹ bỗng vang lên tiếng đọc bài trầm bổng.
+ Nhớ lại ngày khai trường năm xưa của mình, mẹ cũng được bà: "âu yếm nắm tay dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp".
+ Mẹ còn nhớ cảm giác nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cổng trường như đứng ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào.
ị GV: Rõ ràng người mẹ ấy không ngủ được là vì bà nhớ lại những kỷ niệm xưa. Việc nôn nao nhớ lại kỷ niệm xưa không phải chỉ để được sống lại với tuổi thơ đẹp đẽ của mình mà người mẹ ấy còn muốn "nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con". Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Điều đó có nghĩa là người mẹ mong muốn truyền cho cậu học sinh lớp 1 kia những cung bậc tâm trạng đẹp đẽ của cuộc đời.
Nghe
11. Sau những hồi tưởng và mong ước ấy, người mẹ mở rộng ý nghĩ, liên tưởng tới một nét đẹp trong văn hóa của người Nhật.
đ GV đọc đoạn văn: "Mẹ nghe nói... sau này" người mẹ liên tưởng như thế nào để làm gì?. Hãy tìm trong liên tưởng của người mẹ, câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
Thảo luận nhóm
đ Mẹ liên tưởng tới nền giáo dục ở Nhật đ để hiểu rõ và ghi nhớ trách nhiệm vinh quang nhưng nặng nề của mình đối với việc chăm lo giáo dục con cái.
ị Câu văn thể hiện tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ: "Ai cũng biết rằng nỗi oan lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau". Câu văn này đã nêu bật vai trò to lớn của sự nghiệp giáo dục đối với việc chăm lo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, những người sẽ kế tục sự nghiệp của đất nước trong tương lai.
12. Qua những cảm xúc, tâm trạng của người mẹ, giúp em hiểu thêm gì về tấm lòng của người mẹ ấy?
PBC
đ Đó là một người mẹ có tấm lòng cao cả và đẹp đẽ xiết bao!
13. Kết thúc bài văn, người mẹ nói: ..."Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Đã 7 năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
Thảo luận bàn
Những điều hay lẽ phải
Tình thương và đạo lí làm người
Đó là thế giới của ánh sáng tri thức
Những hiểu biết lý thú và kỳ diệu mà nhân loại đã tích lũy qua các thời đại,tình bạn , tình thầy trò.
Những ước mơ và khát vọng bay bổng.
14. Qua sự PT ở trên, em thấy người mẹ là người như thế nào?
PB cá nhân
Yêu thương, quan tâm, tận tụy với con.
ịLà người Có tâm
 hồn biết nâng 
 niu những kỷ 
 niệm đẹp.
15. Trong chương trình Ngữ Văn 6, chúng ta được học một VB cũng nói về một người mẹ có những đức tính cao đẹp như bà mẹ trong VB này. Bà mẹ đó là ai? ở văn bản nào?
Phát hiện
ị Bà mẹ của MạnhTử trong văn bản: "Mẹ hiền dạy con của Hồ Nguyên Trừng.
16. Theo em, những tâm sự của người mẹ trong VB có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không?
Nhận xét
ị Không
Vậy bà đang tâm sự với ai? Và cách viết này có tác dụng gì? 
HS khá giỏi
ị Giáo viên chốt: Người mẹ không trực tiếp nói với con với bất cứ ai. Đó là tiếng nói nội tâm của bà. Bà ngồi nhìn con ngủ rồi như tâm sự với con nhưng thực ra là bà đang nói với chính mình.
+ Cách viết này có tác dụng: Làm nổi bật tâm trạng ý nghĩ, tình cảm của người mẹ. Đồng thời cách viết này còn giúp tác giả khai thác và miêu tả thế giới tâm hồn trong người mẹ một cách tinh tế qua tâm trạng hồi hộp, trăn trở, xao xuyến những điều sâu kín mà nhiều khi không trực tiếp nói ra bằng lời được. Đây là một kiểu văn chương trữ tình, có tác dụng tình cảm mạnh mẽ. Người mẹ trong bài văn cứ thủ thỉ tâm tình tự nói chuyện với mình. Và tác giả Lí Lan cũng vậy, chị không có ý khuyên ai bằng những lời lẽ khô cứng mà chỉ hóa thân vào nhân vật để tâm sự với bạn đọc, rất nhẹ nhàng, tinh tế mà vô cùng thấm thía, lay mạnh ý nghĩ và tình cảm người đọc.
* HĐ3: Hướng dẫn học sinh tổng kết
III. Tổng kết - ghi nhớ:
17. Qua những suy nghĩ và tâm trạng của bà mẹ, VB giúp em hiểu được những điều gì?
PB cá nhân
ị GV chốt:
Tấm lòng tình cảm sâu nặng của người mẹ.
Bài văn giúp ta hiểu Vai trò của nhà trường với mỗi người. 
Từ đó mỗi chúng ta cần phải thấu hiểu công lao, tấm lòng cao đẹp của cha mẹ đối với con cái để có trách nhiệm, tình cảm đối với cha mẹ; biết nâng niu trân trọng những kỉ niệm đẹp, thiêng liêng, ghi dấu ấn đậm cuộc đời mỗi người.
18. Để biểu đạt ND trên tác giả đã có thành công gì về NT? (phương thức biểu đạt? Lời văn?)
ị Phương thức biểu đạt?
đ Lời văn nhẹ nhàng, sâu lắng, tha thiết như lời tâm sự và NT khắc họa diễn biến tâm trạng nhân vật tinh tế, sâu sắc.
ị Tất cả các ND trên đã được SGK cô đọng trong phần ghi nhớ SGK 9. Mời một em đọc to phần ghi nhớ.
Đọc nghe
SGK 9
đ Giáo viên bình chốt: Đọc bài văn ta hiểu rằng: Trong quãng đời đi học, hầu như ai cũng trải qua ngày khai trường đầu tiên. Nhưng không ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường mẹ mình đã làm và nghĩ những gì. Đọc bài văn này ta hiểu và thấm thía tấm lòng thương y ... hốt.
Dặn dò: Ôn tập kỹ để chuẩn bị kiểm tra học kỳ.
Tiết 66: Trả bài tập làm văn số 3 
A. Yêu cầu cần đạt: Giúp học sinh.
- Củng cố kiến thức, kỹnăng làm bài văn biểu cảm về con người.
- Đánh giá chất lượng làm bài của học sinh so với yêu cầu của đề bài.
- Giúp học sinh nhận biết được những ưu khuyết điểm của mình để các giờ làm bài sau được tốt hơn.
B. Tiến trình các hoạt động dạy - học:
* Nhắc lại đề bài :Cảm nghĩ về một người thân của em (bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, thầy, cô...).
Hoạt động của giáo viên
HĐ HS
Nội dung cần đạt
I. Xác định yêu cầu của bài làm, định hướng cho bài làm: 
1. Tìm hiểu đề:
? Xác định thể loại của đề?
- Thể loại: Văn biểu cảm về con người.
? Xác định đối tượng biểu cảm
- Nội dung - đối tượng biểu cảm: Về một người thân.
2. Định hướng cụ thể:
? Em biểu cảm người thân bằng cách nào? Khi biểu cảm em đã sử dụng những BP tu từ nào?
+ Biểu cảm qua Miêu tả hình của đối
 dáng, tính nết tượng biểu
 Hành động cử chỉ cảm
ò
 Bộc lộ cảm xúc
+ Các BP tu từ: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ.
3. Yêu cầu khác: 
- Bố cục bài văn phải rõ ràng.
- Nội dung các phần, đoạn phải có sự liên kết, mạch lạc, cùng hướng vào chủ đề để làm rõ cảm xúc của mình về người thân.
? Dựa vào phần định hướng và yêu cầu của bài làm, đối chiếu với bài của bạn em thấy mình đã làm tốt được điều gì? Điều gì còn sai sót? Vì sao?
Phát biểu cá nhân
II. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm: 
- Nắm được phương pháp làm bài văn biểu cảm.
- 100% bài văn có bố cục 3 phần rõ ràng.
- Chữ viết sạch, đẹp.
- Một số bài viết có sáng tạo, cảm nghĩ sâu sắc (những em được 8 điểm trở lên).
ị Giáo viên tổng hợp, chốt đ
2. Tồn tại: 
- Bài viết còn sơ sài, cảm nghĩ chưa sâu sắc, còn hời hợt.
- Còn sa đà kể, tả nhiều hơn mà không biết xen cảm nghĩ thích hợp.
- Một số diễn đạt còn rườm rà, lủng củng.
- Còn sai chính tả.
III. Chữa bài:
- Học sinh tự chữa bài của mình (20 phút).
- Giáo viên chữa một số lỗi điển hình.
+ Lỗi diễn đạt.
+ Lỗi sai chính tả. ở sổ chấm chữa
+ Lỗi dùng từ
* Đọc bài khá: Khánh Linh, Thiên Phúc
Đọc bài cần rút kinh nghiệm: 
IV. Kết quả: Cụ thể xem sổ chấm chữa
Dặn dò: Ôn kỹ lại phương pháp làm văn biểu cảm về con người, sự vật và biểu cảm về TPVH để chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ I.
Tiết 67 - 68: Ôn tập tác phẩm trữ tình
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
- Bước đầu nắm được khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của TP trữ tình, thơ trữ tình.
- Củng cố những kiến thức cơ bản và duyệt lại một số kỹ năng đơn giản đã được cung cấp và rèn luyện, trong đó đặc biệt lưu ý cách tiếp cận một TP trữ tình.
B. Tiến trình các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ : Ktra trong quá trình dậy bài mới.
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
HĐ HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Hướng dẫn ôn về tác giả, tác phẩm. 
Sắp xếp
I. Nêu tên tác giả của những TP trữ tình:
theo cột
TT
Tên tác phẩm
Tên tác giả
bảng
? Tại sao người ta gọi LB là thi tiên - Thi tửu và ĐP là Thi Thánh - Thi Sử?
ị LB: Hay uống rượu. Thơ ông biểu hiện tâm hồn tự do hào phóng. Hình ảnh trong thơ tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ điêu luyện.
đ ĐP: THơ Đỗ Phủ mang tính chất hiện thực và tinh thần nhân đạo. Ông là nhà thơ hiện thực vĩ đại, nhà thơ của dân đen.
? Hạ Tri Chương về thăm quê khi ông đã bao nhiêu tuổi?
PB cá nhân
đ 36 tuổi đỗ tiến sĩ, làm quan trên 50 năm ằ 86 tuổi ông về thăm quê.
? NT và Nguyễn Khuyến sáng tác "Bài ca Côn Sơn" và "BĐCN" trong hoàn cảnh nào?
Phát biểu cá nhân
ị Khi đã về ở ẩn ở quê nhà.
HĐ 2: Hướng dẫn học sinh ôn tập nội dung tư tưởng, tình cảm của tác phẩm.
II. Nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện trong tác phẩm.
Học sinh làm câu hỏi 2/180 vào vở
? Như vậy, về nội dung tư tưởng, những TP nào thấm đượm tình cảm yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu quê hương đất nước?
Phát biểu cá nhân
ị Bài ca Côn Sơn; Rằm tháng giêng; Cảnh khuya.
? Có thể nói, một trong những tình cảm quan trọng, có bản chất được thể hiện trong TP trữ tình từ trung đại đ hiện đại là tình cảm gì?
Phát biểu cá nhân
ị Tình cảm yêu thiên nhiên; quê hương đất nước.
? Bút pháp tả cảnh, tả tình không tách rời mà hòa quyện, thống nhất trong thơ cổ gọi là bút pháp gì? Cho ví dụ cụ thể?
Cho VD
ị Bút pháp tả cảnh ngụ tình.
VD: QĐN, Cảm ... tĩnh, Xa.. lư, Cảnh khuya, Bài ca Côn Sơn...
HĐ 3: Hướng dẫn ôn thể thơu.
III. Tác phẩm - thể thơ. 
Hướng dẫn học sinh làm câu 3/181.
? Thử trình bày những hiểu biết của em về thể thơ: + Thất ngôn tứ tuyệt.
+ Thất ngôn bát cú.
+ Song thất lục bát.
HĐ 4: Hướng dẫn tìm hiểu về thơ trữ tình.
IV. Về thơ trữ tình.
1. Đình nghĩa (BT 4).
2. BT5.
* Ghi nhớ /182.
Dặn dò : - Học bài 
 - Soạn bài sau 
Tiết 69 - 70: Ôn tập tiếng việt 
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh ôn tập từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ, điệp ngữ, chơi chữ.
B. Tiến trình các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
HĐ HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
Sắp xếp
I. Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm:
1. Khái niệm - tác dụng.
? Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm là gì? Cho ví dụ?
PB cá nhân
? Tác dụng của từng loại từ trên? Cho ví dụ?
ị Giáo viên cho điểm đ chốt lại vấn đề. đ
Biết sử dụng 3 loại từ trên một cách thành thạo có tác dụng:
+ Diễn đạt chính xác và sinh động tư tưởng, tình cảm.
+ Một cách mở rộng vốn từ có hiệu quả.
+ Thấy rõ sự giàu đẹp và khả năng diễn đạt tinh tế của Tiếng Việt.
* BT 3/193.
đ Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ
 + Bé nhỏ
to, lớn.
 + Thăng được
 thua
 + Chăm chỉ Siêng năng
 Lười biếng.
đ Học sinh đặt câu với mỗi từ đó.
HĐ 2: Hướng dẫn học sinh ôn tập thành ngữ.
II. Thành ngữ.
? Thế nào là thành ngữ? Thành ngữ có thể giữ những chức vụ gì trong câu? Cho ví dụ?
ị Giáo viên chốt lại đ cho điểm.
đ Biết sử dụng thành ngữ đ câu văn ngắn gọn và có tính hình tượng, biểu cảm cao. 
? Học sinh đọc yêu cầu BT6/193
* BT 6.
Tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi thành ngữ Hán Việt sau:
+ Bách chiến bách thắng: Trăm trận trăm thắng.
+ Bán tính bán nghi: Nửa tin nửa ngờ.
+ Kim chi ngọc diệp: Cành vàng lá ngọc.
+ Khẩu phạt tam xà: Miệng nam mô bụng một bồ dao găm.
? Hướng dẫn học sinh làm BT 7.
Làm
* BT7.
miệng
Thay thế những từ ngữ in đậm bằng TN. 
a. Đồng không mông quạnh.
b. Còn nước còn tát.
c. Con dại cái mang.
d. Giàu nứt đổ vách.
HĐ 3: Hướng dẫn ôn tập về điệp ngữ và chơi chữ.
III. Điệp ngữ, chơi chữ.
? Điệp ngữ là gì? Tác dụng điệp ngữ? Cho ví dụ?
PB cá nhân
? Chơi chữ là gì? Có mấy loại chơi chữ? Cho ví dụ?
Giáo viên chốt:
đ Biết sử dụng điệp ngữ chơi chữ một cách thích hợp sẽ làm cho câu văn, câu thơ hàm súc, dí dỏm, hài hước và có duyên.
Bài tập thêm.
Bài tập 1: a. Tìm những nét nghĩa chung của mỗi nhóm từ đồng nghĩa .
- Đọc ác, hung ác, tàn ác, ác, dữ.
ị Tình cảm tiêu cực củacon người trong quan hệ với người khác.
- Đánh, phang, quạt, đập, phết.
ị Hành động của con người bằng tay; và bằng phương tiện tác động đến đối tượng A làm cho A ở tình trạng B.
- Sợ, kinh, khiếp, kinh hãi, sợ hãi, kinh sợ, kinh hoàng, khiếp sợ ị Trạng thái tình cảm của con người trước sức mạnh hữu hình và vô hình nào đó.
b. Đặt câu với một từ trong mỗi nhóm và thử thay bằng từ khác trong nhóm (Giải thích vì sao có thể thay được và không thay được).
Bài tập 2: Xác định các cặp từ trái nghĩa.
a. Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ (Nguyễn Khoa Điềm).
b. ... Kẻ còn, người khuất hai hàng lệ 
 Trước lạ sau quen một chữ tình (Nguyễn Khuyến)
c. Rồng vàng tắm nước ao tù.
 Người khôn ở với người ngu, nặng mình (Ca dao)
d. Đạn bom bão lụt cơ hàn.
 Chết đi sống lại, hết tàn lại tươi (Tố Hữu)
e. Hoa tàn mà lại thêm tươi.
 Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa (ND).
Bài tập 3: Phân tích tác dụng của các điệp ngữ.
Con đò với gốc cây đa
Cây đa muôn thủa chẳng xa con đò (CD)
 ị Điệp vòng tròn.
BTTN: Viết đoạn văn biểu cảm về tình bà cháu trong bài "TGT" của XQ trong đó có sử dụng cặp từ trái nghĩa.
Dặn dò : - Ôn lại bài
 - Làm bài tập về nhà
 - Soạn bài sau
Tiết 70: Chương trình địa phương
 (Phần Tiếng Việt)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
B. Tiến trình các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
HĐ HS
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Hướng dẫn học sinh tập viết chính tả.
I. Tập viết:
1. Nghe - viết.
Giáo viên đọc đoạn văn đ học sinh nghe, chép đ trao đổi bài với bạn, chữa lỗi cho nhau.
Nghe viết chữa lỗi cho nhau
ĐV: "Đồ chơi của chúng tôi ... ứa ra"
 (Khánh Hòa) 
đ Giáo viên kiểm tra, cho điểm những bài chữ đẹp, đúng
2. Nhớ - viết.
"Bài ca nhà tranh bị gió thu phá"
(Đỗ Phủ)
Học sinh nhớ lại bài thơ đ viết vào vở
Viết và nhận biết lỗi 
đ Đọc lại bài thơ vừa chép.
đ Giáo viên chấm một số bài.
HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
II. Bài tập chính tả. 
BT trang 195
Giáo viên: Tổ chức cho học sinh chữa bài đ Đại diện nhóm lên chữa bài.
Thảo luận nhóm
đ PP: Thi nhanh giữa các nhóm
ị Giáo viên nhận xét; cho điểm.
III. Lập sổ tay chính tả.
Giáo viên hướng dẫn học sinh lập sổ tay chính tả (tiếp theo phần L6)
Lập những từ mà em hay viết sai theo thứ tự ABC.
Tiết 71 - 72: Kiểm tra học kỳ I
Đề chính thức lưu trong sổ chấm chữa 
Đề tham khảo 
Đề kiểm tra học kì I - 
Môn ngữ văn 7 (thời gian 90')
Phần I (5đ): Em hãy đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
"Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, một buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phương náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nếu cho là cường điệu, xin thưa:
"Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng".
Câu 1 (1,5đ) Hãy cho biết đoạn văn trên:
+ Được trích từ văn bản nào?
a. Một thứ quà của lúa non: Cốm 
b. Sài Gòn tôi yêu.
c. Mùa xuân của tôi.
+ Ai là tác giả của văn bản đó?
Câu 2 (1đ) Chỉ ra ít nhất hai cặp từ trái nghĩa có trong đoạn văn trên và nêu rõ cơ sở trái nghĩa của từng cặp từ.
Câu 3 (1,5đ) Phép tu từ nào đã được sử dụng rộng rãi trong đoạn văn?	
a. So sánh	c. Nhân hóa
b. Điệp ngữ	d. ẩn dụ
Hãy chỉ rõ phép tu từ đó được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng của nó trong việc biểu đạt nội dung đoạn văn.
Câu 4 (1đ) Bằng một câu văn, em hãy nêu rõ nội dung của đoạn văn trên?
Phần II (5 đ)
Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà".

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7(15).doc