Giáo án Ngữ văn khối 7 - Học kì II

Giáo án Ngữ văn khối 7 - Học kì II

A.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

-Hiểu được sơ lược khái niệm về tục ngữ, nội dung từ một số hình thức nghệ thuật và ý nghĩa của 8 câu tục ngữ trong văn bản.

-Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.

-Tích hợp với tiếng Việt ở bài ôn tập tiếng việt, với phần TLV ở bài: Tìm hiểu chung về văn NL.

-Phân tích nghĩa đen và nghĩa bóng của tục ngữ.

-Vận dụng tục ngữ trong nói và viết hàng ngày.

B/PHƯƠNG PHÁP: gợi mở, nờu vấn đề

C/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC

- Giáo viên: SGK, giáo án.

 

doc 125 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 909Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 7 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 73	
Ngày soạn: 	
	 Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
A.Mục đích yêu cầu: 
-Hiểu được sơ lược khái niệm về tục ngữ, nội dung từ một số hình thức nghệ thuật và ý nghĩa của 8 câu tục ngữ trong văn bản.
-Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
-Tích hợp với tiếng Việt ở bài ôn tập tiếng việt, với phần TLV ở bài: Tìm hiểu chung về văn NL.
-Phân tích nghĩa đen và nghĩa bóng của tục ngữ.
-Vận dụng tục ngữ trong nói và viết hàng ngày. 
B/PHƯƠNG PHÁP: gợi mở, nờu vấn đề
C/ Chuẩn bị bài học
Giáo viên: SGK, giáo án.
Hs đọc trước bài.
D.tiến trình lên lớp:
1.ổn định tổ chức
2.Bài cũ
 ? Đọc thuộc lòng 8 câu tục ngữ về thiên nhiên và LĐSX. Theo em câu nào hay nhất và có ý nghĩa nhất ? Vì sao ?
3.Bài mới
	Tục ngữ là một thể loại văn hoá dân gian. Nó được ví là kho báu của KN và trí tuệ dân gian, là “ Túi không dân gian vô tận”. Tục ngữ là thể loại triết lý, nhưng đồng thời cũng là cây đời xanh tươi. Tục ngữ có nhiều chủ đề. Tiết học này giải thích 8 câu tục ngữ cho chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Hoạt động của thầy & trò
Kiến thức cơ bản
-GVhướng dẫn học sinh đọc văn bản và chú thích
?Em hiểu thế nào là tục ngữ ?
-H/S phát biểu, gv kết luận, lấy dẫn chứng minh hoạ 
I. Khái niệm về tục ngữ:
- Tục ngữ là 1 câu nói có đặc điểm: gắn gọn, bền vững, có h/ả và nhịp điệu và dễ nhớ.
- Diễn đạt những kinh nghiệm của ND
- Tục ngữ thường có nghĩa đen, hoặc có cả nghĩa bóng.
-GV đọc mẫu, học sinh đọc
Phân loại chủ đề của 8 câu TN 
H/S đọc câu 1 
?Em hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật
Và có nhận xét gì về vần, nhịp trong câu tục ngữ
? Tác dụng của biện pháp NT ấy
? Bài học được rút ra từ ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì.
-H/s đọc câu 2
II. Hướng dẫn đọc hiểu từng câu tục ngữ
1.Đọc
2. Giải nghĩa từ khó 
Kết hợp khi tìm hiểu từng câu cụ thể
3. Phân tích
Câu 1: “ Đêm .tối”
- Nghệ thuật: phép đối : Đêm – ngày
Tháng năm- tháng mười, sáng – tối
- Nói quá
ð Làm nổi bật sư trái ngược tính chất đêm – ngày giữa mùa hạ với mùa đông
ð Sử dụng thời gian làm việc sao cho phù hợp với thời tiết mỗi mùa
 Câu 2: “ Mau sao thì mưa”
? Câu này nêu nhận xét về hiện tượng gì
- Mau: nhiều, dày
? Từ mau, vắng ở đây định nghĩa với từ nào 
-Vắng: thưa, ít
- Sao: Sao trên trời
? Tìm nghĩa của câu tục nghĩa
ð Đêm trước trời đầy sao, ít mây, hôm sao nắng. Trời ít sao àsẽ mưa.
? Kinh nghiêm được đúc kết từ hiện tượng này
Trông sao, đoán thời tiết nắng mưa
? Em có nhận xét gì về NT diễn đạt của câu tục ngữ
- Phép đối, cách nói gắn gọn dễ hiểu 
? Đọc câu tục ngữ nãy sẽ giúp em điều gì ?
à Con người có ý thức nhìn sao để dự đoán thời tiết chủ động công việc hôm sau.
Câu 3: Ráng mỡ gà.giữ
? Em hiểu ráng mỡ gà là gì?
? Kinh nghiệm được đúc kết từ hiện tượng này là gì
-GV liên hệ với thực tế
- Ráng mỡ gà: sắc vàng màu mỡ gà xuất hiện ở phía chân trời à điềm báo sắp có bão phải lo giữ nhà tránh nhưng thiệt hại do bão gây ra.
-Học sinh đọc câu tục ngữ
Câu 4: Tháng bảy .lại lụt
? Tìm nghĩa của câu tục ngữ
- Kiến ra nhiều vào tháng 7 àsẽ còn lụt
? Trông kiến để đoán lụt
?Điều này cho thấy đặc điểm nào của kinh nghiệm dân gian 
à quan sát tỉ mỉ những biểu hiện nhỏ nhất trong thiên nhiên để đưa ra nhận xét to lớn
? Bài học rút ra ở đây là gì.
à Nhân dân có ý thức dự đoán lũ lụt từ nhiều hiện tượng thiên nhiên để chủ động phòng chống 
? Tóm lại 4 câu tục ngữ vừa tìm hiểu có đặc điểm gì chung? 
* Tục ngữ đúc kết kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, bão lụt, cho thấy phần nào cuộc sống vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt ở đất nước Việt Nam.
-H/S đọc câu tục ngữ
Câu 5: Tấc đất , tấc vàng
? ý nghĩa của câu tục ngữ?
- NT: ẩn dụ, phóng đại
? Thủ pháp nghệ thuật?
- Nội dung: Đề cao tầm quan trọng, giá trị của đất nước với con người 
?Em có nhận xét gì về hình thức diễn đạt của câu tục
Hình thức: ngắn gọn, dễ nghe, dễ nhớ
Câu 6: Nhất canh trì  canh điền
? Kinh nghiệm sản xuất được rút ra từ đây là gì?
- Nuôi cá có lãi nhất rồi mới đến làm vườn và trồng lúa.
? Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ này là gì?
? Giá trị của câu tục ngữ này là gì?
- Cơ sở: giá trị kinh tế thực tế của các nghề.
à giúp con người khai thác tốt điều kiện hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất
Câu 7: Nhất nướctứ giống
? Các chữ: Nhất, nhì, tam, tứ có nghĩa là gì?
? Điều đó chứng tỏ câu tục ngữ này nói tới điều gì ?
- Thứ nhất là nước, thứ 2 là phân, thứ 3 là chuyên cần, thứ tư là giống.
à Các yếu tố của nghề trồng lúa
? Phép liệt kê này có tác dụng gì?
à Nêu rõ thứ tự, nhấn mạnh vai trò của từng yếu tố trong nghề trồng lúa, dễ nói, nhớ
? Bài học từ kinh nghiệm này là gì?
* Trong nghề làm ruộng: Đảm bảo đủ bốn yếu tố thì lúa tốt, mùa màng bồi thụ.
Câu 8: Nhất thì, nhì thục
? Nghĩa của thì và thục
- Thì: Thời vụ
- Thu: đất canh tác
? Nghĩa của câu tục ngữ?
* Thứ nhất là thời vụ, thứ hai là đất canh tác 
? Kinh nghiệm được đúc kết trong câu tục ngữ này là gì?
àTrong trồng trọt, cần đảm bảo hai yếu tố thời vụ, đất đai. Trong đó yếu tố thời vụ là quan trọng hàn đầu
? Hình thức câu tục ngữ có gì đặc biệt ? Tác dụng .
-Giáo viên liên hệ
Ngắn gọn, đối xứng à thông tin nhanh, dễ nói, dễ nghe, dễ nhớ.
III.Tổng kết luyện tập
	Học sinh thảo luận nhóm:
1. Những kinh nghiệm đúc kết từ các hiện tượng thiên nhiên và lao động sản xuất đã cho thấy người dân lao động nước ta có những khả năng nổi bật nào.
2. Để kinh nghiệm đó dễ nói, dễ truyền bá, dân gian đã tạo ra câu tục ngữ có cách diễn đạt độc đáo như thế nào
3. Tục ngữ lao động sản xuất và thiên nhiên còn có ý nghĩa gì trong cuộc sống hôm nay. GV cho các nhóm cử đại diện trình bày, gv nhận xét, kết luận. Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
4. Hướng dẫn học ở nhà
1. Học sinh làm bài tập:
	Sưu tầm những câu tục ngữ có nội dung như trên.
2. Đọc bài đọc thêm.
3. Chuẩn bị bài tiếp theo.
------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 74	
Ngày soạn: 	
Chương trình địa phương
Phần Văn – Tập làm văn
I. Nội dung thực hiện:
1. Học sinh sưu tầm những câu ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương mình, nhất là những câu đặc sắc mang tính địa phương ( mang tên riêng địa phương, nói về sản vật, di tích thắng cảnh.
2. Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học
* Hoạt động 1: giáo viên nói rõ yêu cầu để học sinh sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương đặc biệt là những câu nói về địa phương mình. Mỗi em sưu tầm 20 câu trong một tuần.
* Hoạt động 2: Xác định đối tượng sưu tầm 
Bước 1: Giáo viên cho học sinh ôn lại ca dao, dân ca, tục ngữ là gì?
Bước 2 : Giáo viên cho học sinh xác định thế nào là câu ca dao, sưu tầm các dị bản được phép tính là một câu.
Bước 3: Tìm nguồn sưu tầm
Hỏi cha mẹ, người địa phương, người già, nghệ nhân nhà văn 
Lục tìm trong sách báo ở địa phương
* Hoạt động 3: Cách sưu tầm
- Mỗi học sinh có sổ tay sưu tầm 
- Sau khi sưu tầm đủ về số lượng yêu cầu thì phân loại ca dao, dân ca chép riêng.
- Các câu cùng loại sắp xếp theo thứ tự A,B,C của chữ cái đầu.
*Hoạt động 4:
- Yeõu caàu caực toồ neõu nhửừng caõu ca dao maứ caực em ủaừ sửu taàm ủửụùc
- Nhoựm 1, 2. tuùc ngửừ, ca dao lửu haứnh ụỷ ủũa phửụng.
- Nhoựm 3, 4. tuùc ngửừ, ca dao vieỏt veà ủũa phửụng mỡnh.
* Tuùc ngửừ, ca dao
- Veà saỷn xuaỏt
- Veà thieõn nhieõn
- Veà xaừ hoọi
- Veà con ngửụứi.
- Sau khi nghe trỡnh baứy, caực toồ tieỏn haứnh thaỷo luaọn veà nhửừng ủaởc saộc cuỷa ca dao, tuùc ngửừ maứ caực toồ ủaừ sửu taàm.
à Giaựo vieõn nhaọn xeựt, toồng keỏt yự, chaỏm ủieồm, ủoọng vieõn.
*Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu TN, CD-DC của địa phương để cung cấp thêm cho hsVD:
- Tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mồng năm (ngày có rươi).
- Tháng 9 ăn rươi, tháng 10 ăn ruốc.
- ăn cơm cáy thì ngáy o o.
- ăn cơm thịt bò thì lo ngay ngáy.
- Dưa gang một chạp thì hồng
 Chiêm cấy trước Tết thì lòng đỡ lo
 Tháng hai đi tậu trâu bò
 Cày đất cho ải mạ mùa ta gieo.
- Cuối thu trồng cải, trồng cần
 ăn đong sáu tháng cuối xuân thì tàn
 Bấy giờ rau muống đã lan
 Lại ăn cho đến thu tàn thì thôi
- Con ơi nhớ lấy lời cha
 Mồng năm tháng chín thật là bảo rươi
 Bao giờ cho đến tháng mười
 Thì con vào lộng ra khơi mặc lòng.
*Dặn dò:
-Về nhà đọc và tìm hiểu trước bài:Tìm hiểu chung về văn nghị luận
----------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 75 – 76	
Ngày soạn:	
Tìm hiểu chung về văn nghị luận
A.Mục đích yêu cầu: 
- Bước đầu làm quen với kiểu văn bản mơí
- Hiểu được yêu cầu NL trong đ/s là phổ biến và rất cần nắm được đặc điểm chung của văn nghị luận
2. kĩ năng: Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách, báo, chuẩn bị để tìm hiểu kỹ hơn về kiểu văn bản quan trọng này.
B.Phương pháp: Kết hợp các phương pháp
C.Chuẩn bị: 
-Giáo viên: Soạn bài
-Học sinh: Đọc trước bài
D.Tiến trình lên lớp: 
Hoạt động của thầy & trò
Kiến thức cơ bản
I. Tìm hiểu nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận
1. Nhu cầu nghị luận trong đời sống
-GV nêu câu hỏi như mục 1a để học sinh thảo luận.
-Học sinh nêu thêm các câu hỏi khác về những vấn đề tương tự
VD: Vì sao em thích đọc sách?
- Làm thế nào để học giỏi môn văn 
- Câu tục ngữ chọn bạn mà chơi có ý nghĩa gì?
-Giáo viên chốt
à Đó là những vấn đề phát sinh trong đời sống hàng ngày, cần phải tìm cách giải quyết 
? Để giải quyết các vấn đề trê có thể dùng kiểu văn bản như miêu tả, tâm sự biểu cảm được không? Vì sao?
Không thể mà chỉ có văn bản nghị luận mới giúp ta hiểu rõ ràng vấn đề được( gv lấy một vd cụ thể )
? Những loại văn bản nghị luận mà em biết trong đời sống( đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, báo chí)
* Văn bản nghị luận thường gặp: xã luận, bình luận thời sự, bình luận thể thao
? Vậy em hiểu văn bản nghị luận là gì?
2, Văn bản nghị luận là một văn bản được nói( viết) nhằm nêu ra và xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một vấn đề nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, lý lẽ và dẫn chứng xác thực.
-Gọi một học sinh đọc văn bản 
-Cả lớp chuẩn bị thảo luận
? Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì?
II. Đặc điểm chung của văn bản nghị luận
1.Đọc văn bản: Chống nạn thất học.
* Mục đích: Chống giặc dốt , hình tượng tới đối tượng: toàn thể nhân dân Việt Nam
Để thực hiện mục đích ấy bài viết nêu ra những ý kiến nào? Những ý kiến ấy diễn đạt thành những luận điểm nào? 
? Tìm câu văn mang luận điểm
* Luận điểm:
- Nâng cao dân trí cấp tốc
* Lý lẽ:
- Chính sách ngu dân của thực dân pháp, làm cho nhân dân ta mù chữ, lạc hậu, dốt nát
- Phải biết đọc viết thì mới có kiến thức để tham gia xây dựng nước nhà.
- Làm cách nào để nhanh chóng biết chữ
- Góp sức vào bình dân học vụ
 ... 
Lại lên bến Mắm mà trông
Nọ Ô Quan chưởng, Cầu Đông, Hàng đường;
...Hàng ngổng, hàng Ngan, hàng Gà
trở về hàng Nón, hàng da, hàng Giày
Hàng Buồm, hàng Mã, hàng Mây
Hôm qua là chín, hôm nay là mười
Lòng anh dở khóc, dở cười
Đêm đêm tơ tưởng một người tình nhân
tìm xa rồi lại tìm gần
timg hết nhà Hoả, Nghinh xuân, hàng lờ 
Tìm em chẳng thấy hàng lờ
Đi ra Hậu Giám, chơ vơ ngoài thành
đồn rằng em ở cầu Canh
đành ra cầu Giấy , lại quành về Trôi.
4/ Củng cố- dặn dò 
Cho Hs kể thêm 1 số danh lam thắng cảnh mà các em biết
Về nhà đọc lại (Diễn cảm) các văn bản nghị luận đã học.
 Tiết 135
Ngày soạn: 
Hoạt động ngữ văn
đọc diễn cảm văn nghị luận
A-mục tiêu:
+ Giúp Hs tập đọc rỏ ràng, đúng dấu câu, giọng và thể hiện tình cảm ở những chổ nhấn giọng.
+ Khắc phục kiểu đọc nhỏ, lúng túng, phát âm ngọng...
B-Chuẩn bị bài học:
- Giáo viên : 
- Học sinh: Đọc trước 4 văn bản đã học
 c- Tiến trình lên lớp:
1-ổn định tổ chức
2-Bài củ
3-Bài mới
Hoạt động 1:
1-Yêu cầu đọc: 
+ Đọc đúng: Phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc và rỏ ràng.
+ Đọc diễn cảm: Thể hiện rỏ từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu riêng của từng văn bản.
2-Tiến hành đọc:
a-Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Giọng chung toàn bài: Hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rỏ ràng
+ Đoạn mở bài:
Hai câu đầu: Nhấn mạnh các từ ngữ: Nồng nàn, đó là- Khẳng định chắc chắn.
Câu 3: Ngắt đúng vế trạng ngữ (1,2 ), cụm chủ vị chính, đọc mạnh dạn, nhanh dần, nhấn đúng các động từ tính từ, định ngữ: Sôi nổi, kết, mạnh mẽ,to lớn, lướt, nhấn chìm tất cả...
Câu5: Giọng liệt kê
Câu 6: Đọc lại nhỏ hơn, chú ý các ngữ điệp, đảo ( Dân tộc anh hùng và anh hùng dân tộc )
 à Gọi 2- 3 Hs đọc, Gv bổ sung
+ Đoạn thân bài
Giọng điệu cần liền mạch, tốc độ nhanh hơn 1 chút.
Câu: Đồng bào ta ngày nay...cần đọc chậm, nhấn mạnh các từ:Giống nhau, khác nhau để tỏ rỏ ý sơ kết, khái quát.
Chú ý các cặp quan hệ từ: Từ - đến, cho đến
 à Gọi 3- 4 Hs đọc, Gv nhận xét cách đọc.
+ Đoạn kết:
Giọng chậm rải
-Ba câu trên: Nhấn mạnh các từ: Củng như, nhưng
-Hai câu cuối: Giọng giảng giải,chậm và khúc chiết
à Gọi 3- 4 Hs đọc, Gv nhận xét cách đọc.
Hoạt động 2:
b-Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Đọc chậm rải, tình cảm, nhẹ nhàng.
+ Hai câu đầu đọc chậm. Nhấn mạnh các từ: Tự hào, tin tưởng
+ Chú ý đoạn:Tiếng Việt có những đặc sắc...thời kỳ lịch sử.
+ Cuối cùng đọc giọng khẳng định vững chắc.
4.Củng cố- dặn dò 
Sau khi đọc 2 văn bản trên em có nhận xét gì về cách viết văn của Bác Hồ ( Lập luận, dẫn chứng...
Học thuộc lòng đoạn 1 văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
 Tiết 136
Ngày soạn: 
Hoạt động ngữ văn
đọc diễn cảm văn nghị luận
A-mục tiêu:
+ Giúp Hs tập đọc rỏ ràng, đúng dấu câu, giọng và thể hiện tình cảm ở những chổ nhấn giọng.
+ Khắc phục kiểu đọc nhỏ, lúng túng, phát âm ngọng...
B-Chuẩn bị bài học:
- Giáo viên : 
- Học sinh: Đọc trước 4 văn bản đã học
 c- Tiến trình lên lớp:
1-ổn định tổ chức
2-Bài củ
3-Bài mới
Hoạt động 1:
Đọc văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ:
1-Yêu cầu đọc: 
+ Đọc đúng: Phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc và rỏ ràng.
+ Đọc diễn cảm: Thể hiện rỏ từng luận điểm trong mỗi văn bản, giọng điệu riêng của từng văn bản.
2-Tiến hành đọc:
a-Đức tính giản dị của Bác hồ:
Giọng nhiệt tình ca ngợi, giản dị mà trang trọng để ca ngợi Bác
Câu 1: Nhấn mạnh ngữ: Sự nhất quán, lay trời chuyển đất
Câu 2: Tăng cảm xúc ngợi ca vào các từ ngữ: Rất lạ lùng, rất kỳ diệu
Đoạn 3 & 4: Đọc với giọng tình cảm thiết tha
Đoạn cuối: Chú ý phân biệt lời văn của tác giả và trích lời của Bác hồ, đọc với giọng tình cảm và thắm thiết.
Hoạt động 2:
Đọc văn bản: ý nghĩa văn chương
1-Yêu cầu đọc: 
Chậm rải, trữ tình
2-Tiến hành đọc:
Câu đầu: Giọng kể chuyện lâm ly, buồn thương
Câu 3: Giọng tỉnh táo khái quát
Đoạn: Câu chuyện có lẽ chỉ là ...Gợi lòng vị tha.ị Giọng tâm tình như thủ thit trò chuyện
Đoạn: Vậy thì ... hết. ị Tiếp tục giọng tâm tình thủ thỉ như đoạn 2.
Giáo viên đọc trước 1 lần 
Học sinh khá đọc tiếp
Gọi lần lượt 4- 7 Hs đọc từng đoạn cho đến hết.
3-Tổng kết:
Chú ý khi đọc văn bản nghị luận:
Sự khác nhau giữa văn bản nghị luận và văn bản tự sự hoặc trữ tình
Văn nghị luận giọng đọc phải rỏ ràng, mạch lạc
Tất nhiên cần có xen cảm xúc và có sức truyền cảm.
4/ Củng cố dặn dò:
Đọc thuộc lòng mỗi văn bản 1 đoạn mà em thích.
Tìm đọc diễn cảm văn bản: Tuyên ngôn độc lập.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 137
Ngày soạn: 
Chương trình địa phương
Phần tiếng việt
A-mục tiêu:
+ Giúp Hs có những mẹo về chính tả sau:
Mẹo về dấu: Phân biệt dấu hỏi và dấu ngã.
Mẹo về âm đầu: l/n, gi/d và nh...
+ Luyện ý thức nói và viết trong khi sử dụng các loại văn bản và nói hàng ngày...
B-Chuẩn bị bài học:
- Giáo viên : Chuẩn bị sẳn 1 số ví dụ.
- Học sinh: Chuẩn bị trước ở nhà .
 c- Tiến trình lên lớp:
1-ổn định tổ chức
2-Bài củ
3-Bài mới
A-Mẹo về dấu:
1-Cách phân biệt hỏi và ngã:
Trong tiếng việt có 2 hệ:
+ Hệ bổng Gồm : Sắc - Hỏi - Không
+ Hệ trầm là : Huyền, Ngã, Nặng
Ví dụ: Chặt chẽ, chặt chịa, nhớ nhung, nhơ nhớ...
+ Ngay cả những chữ không thể đứng riêng một mình củng vậy.
Ví dụ : Thỗn thện, õng ẹo, trục trặc, 
đ Mẹo sắc, hỏi, không huyền ngã nặng coa ý nghĩa là 1 cặp chữ mà ta không biết là dấu hỏi hay ngã thì tạo 1 từ láy âm. Nếu chữ láy âm với nó là dấu sắc, dấu không hay dấu hỏi thì nó sẽ là dấu hỏi. Trái lại nếu chữ kia là dấu huyền, dấu nặng hay dấu ngã thì nó sẽ là dấu ngã.
Ví dụ về hệ bổng:
* Không- hỏi:
Mê mẩn, ngơ ngẩn, khẳng khiu, bảnh bao...
* Hỏi- hỏi:
Khủng khỉnh, Đủng đỉnh, Lửng thửng...
* Sắc- hỏi:
Sáng sủa, sớm sủa, nhảm nhí...
Ví dụ về hệ trầm:
*Huyền- ngã
Mớ màng, nhỡ nhàng, trễ tràng, não nề...
*Ngã- ngã:
Loã xoã, nhũng nhiễu, lõm bõm...
*Nặng ngã:
Thõng thẹo, nũng nịu, rộng rãi, quạnh quẽ...
( Hai mẹo này được áp dụng cho cả nước )
Riêng từ Thừa thiên Huế trở vào thì ngã nhập làm 1 với hỏi
D/ Củng cố- dặn dò
Tiết 138
Ngày soạn: 
Chương trình địa phương
Phần tiếng việt
A-mục tiêu:
+ Giúp Hs có những mẹo về chính tả sau:
Mẹo về dấu: Phân biệt dấu hỏi và dấu ngã.
Mẹo về âm đầu: l/n, gi/d và nh...
+ Luyện ý thức nói và viết trong khi sử dụng các loại văn bản và nói hàng ngày...
B-Chuẩn bị bài học:
- Giáo viên : Chuẩn bị sẳn 1 số ví dụ.
- Học sinh: Chuẩn bị trước ở nhà .
 c- Tiến trình lên lớp:
1-ổn định tổ chức
2-Bài củ
3-Bài mới
B-Bài tập tổng hợp:
Giải nghĩa các từ gần âm, gần nghĩa sau:
1.Bạt ngàn- bạc ngàn
Rừng bạt ngàn là nguồn lợi bạc ngàn
2.Bạt mạng- bạc mệnh
Có những người tài hoa không hề sống bạt mạng, nhưng vẫn bị bạc mệnh
3.Đánh bạc- đánh bạc:
Truy quýet mạnh thì bọn đánh bạc sẽ bị đánh bạt đi.
4.Man mát- man mác
Những buổi chiều thu man mát, lòng em buồn man mác
II-Đặt dấu phẩy vào các câu sau:
-Có một ông cụ 80 tuổimới sinh được cậu con trai bèn viết di chúcbằng chữ Hán dặn dò con việc chia tài sản như sau:
 Bất thập lão ông sinh nhất tử viết phi ngô tửdã gia viên điền sản phú dữ nữ tế ngoại nhân bất đắc tương tranh.
Nghĩa: Ông lão 80 tuổi mới sinh con trai nói rằng không phải con ta vậy nhà cửa ruộng vườn giao cho con gái con rể người ngoài không được tranh giành
Sau khi ông lão qua đời:Con rể chiếm toàn bộ gia sản, con trai đi kiện
-Trước quan, con rể khai theo cách đặt dấu phẩy như sau:
Ông Lão 80 tuổi mới sinh con trai, nói rằng không phải con ta vậy, nhà cửa ruộng vườn giao cho con gái con rể người ngoài không được tranh giành.
-Con trai đặt dấu phẩy như sau:
Ông lão 80 tuổi mới sinh con trai gọi là Phi, con ta vậy, nhà cửa ruộng vườn giao cho, con gái con trai rể là người ngoài, không được tranh giành
? Theo em, lời khai của ai có lí ? của con rễ hay của con trai ?
? Dấu phẩy đặt ở đâu là hợp lí ?
4/ Củng cố - Dặn dò: 
 Về nhà dọc và làm lại bài kiểm tra học kỳ II
 Tiết sau trả bài kiểm tra.
------------------------------------------------------------------------------------------------
 Tiết 139
Ngày soạn: 
Trả bài kiểm tra tổng hợp
Học kì ii và cuối năm
A-mục tiêu:
+ Giúp Hs đánh giá kết quả và chất lượng bài làm của mình về các mặt kiến thức, tư tưởng, tình cảm, kỷ năng làm bài;
+ Với phần câu hỏi tự luận: Rèn các kỷ năng nhận diện kiểu văn bản, lập dàn ý, viết đoạn và phát triển đoạn thành bài. Rèn kỷ năng chữa lỗi trong bài viết.
+ Với phần trắc nghiệm: Luyện kỷ năng lựa chọn nhanh và trả lời chính xác.
B-Chuẩn bị bài học:
- Giáo viên : bài, chuẩn bị các lỗi Hs thường gặp đã chữa trước ở nhà
- Học sinh: Đem đầy đủ các loại sách giáo khoa môn ngữ văn
 c- Tiến trình lên lớp:
1-ổn định tổ chức
2-Bài củ
3-Bài mới
 Hoạt động 1:
Gọi 1 Hs đọc lại đề kiểm tra. 
Giáo viên chép đề lên bảng.
Đề bài: 
Hoạt động 2:
Giáo viên nhận xét bài làm của Học sinh:
-Có thể nhận xét theo từng phần: Trắc nghiệm và tự luận.
1-Trắc nghiệm:
Gọi Hs trả lời các ý đúng. Hs trao đổi góp ý bổ sung. Sau đó giáo viên hoàn chỉnh.
2-Tự luận:
+ Tiến hành xây dựng dàn ý
? Đề thuộc thể loại văn nào ?
? Yêu cầu chính của đề là gì ? ( Xác định ý trọng tâm - Gv ghi ý trtọng tâm lên bảng )
? Với kiểu đề này khi viết bài nên vào bài trực tiếp hay gián tiềp ?
? Cần chọn những dẫn chứng ở những bài nào ?
( Có thể đọc dàn ý cho Hs nghe hoặc viết sẳn ở bảng phụ hoặc bằng đèn chiếu )
+ Hs tự tìm hiểu so sánh đối chiếu với phần bài làm của mình
Dàn ý:
a-Mở Bài:
b-Thân bài:
c-Kết bài:
4/ Củng cố - Dặn dò: 
+ Về nhà tìm và phát hiện các lỗi sai trong bài viết của mình- Tự sữa ra vở .
Tiết sau sẽ tiến hành sữa các lỗi sai
 Tiết 140
Ngày soạn: / / 200
Trả bài kiểm tra tổng hợp
Học kì ii và cuối năm
A-mục tiêu:
+ Giúp Hs đánh giá kết quả và chất lượng bài làm của mình về các mặt kiến thức, tư tưởng, tình cảm, kỷ năng làm bài;
+ Với phần câu hỏi tự luận: Rèn các kỷ năng nhận diện kiểu văn bản, lập dàn ý, viết đoạn và phát triển đoạn thành bài. Rèn kỷ năng chữa lỗi trong bài viết.
+ Với phần trắc nghiệm: Luyện kỷ năng lựa chọn nhanh và trả lời chính xác.
B-Chuẩn bị bài học:
- Giáo viên : bài, chuẩn bị các lỗi Hs thường gặp đã chữa trước ở nhà
- Học sinh: Đem đầy đủ các loại sách giáo khoa môn ngữ văn
 c- Tiến trình lên lớp:
1-ổn định tổ chức
2-Bài củ
3-Bài mới
Hoạt động 1: 
3- Tiến hành sửa lỗi sai:
+ Giáo viên nhận xét qua bài viết ( Chủ yếu các lổi sai )
năng lực nhận diện kiểu văn bản còn yếu. Có em nhận diện sai nên bài viết chưa đuúng trọng tâm.
Khả năng vận dụng lập luận, dẫn chứng, lý lẽ để viết bài còn hạn chế.
Bố cục chưa cân đối
Cảm xúc trong bài còn rời rạc
Chữ viết, dùng từ ngữ, cách diễn đạt còn sai nhiều
Chọn 1 bài sai nhiều đọc để Hs tham khảo 
Sau đó chọn 1 bài khá đọc để Hs có sự so sánh

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 7Ky II Phong.doc