Giáo án Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Lương Thế Vinh

Giáo án Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Lương Thế Vinh

I.MỤC TIÊU : Giúp học sinh

1.Kiến thức : giúp HS:

- Thấy rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ.

- Củng cố khái niệm về quan hệ từ.

- Tích hợp với bài: Qua Đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà.

2. Kĩ năng: Thông quan luyện tập nâng cao kỹ năng sử dụng quan hệ từ.

3.Tư tưởng :Y thức sử dụng từ

II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

GV:Soạn bài theo sự hướng dẫn SGK, SHS. Hệ thống một số lỗi thường gặp trong khi viết văn của các em

 HS: Xem trước nội dung bài học

 

doc 62 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 7 - Trường THCS Lương Thế Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 Ngày soạn: 20/10/2009
Tiết 33	 	 
CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ
I.MỤC TIÊU : Giúp học sinh
1.Kiến thức :	giúp HS: 
- Thấy rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ.
- Củng cố khái niệm về quan hệ từ.
- Tích hợp với bài: Qua Đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà.
2. Kĩ năng: Thông quan luyện tập nâng cao kỹ năng sử dụng quan hệ từ..
3.Tư tưởng :Y thức sử dụng từ
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
GV:Soạn bài theo sự hướng dẫn SGK, SHS. Hệ thống một số lỗi thường gặp trong khi viết văn của các em
 	HSø: Xem trước nội dung bài học
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tình hình lớp : (1’)
2. Kiểm tra bài (5’)
- Thế nào là quan hệ từ ?
- Ta sẽ sử dụng quan hệ từ như thế nào cho hợp lý, chính xác ?
3. Bài mới: (1’)
Giới thiệu: ở tiết trước, các em đã tìm hiểu và biết được thế nào là quan hệ từ, cách sử dụng quan hệ từ.Song trong quá trình sử dụng quan hệ từ chúng ta thường mắc những lỗi không nhỏ tạo sự tối nghĩa, rờm rà trong diễn đạt. Vậy đó là những trường hợp nào? Ta cùng tìm hiểu để rút kinh nghiệm cho bản thân với tiết học có nội dung: “Chữa lỗi về quan hệ từ”
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
NỘI DUNG 
20’
Hoạt động 1: Tìm hiểu các lỗi thường gặp 
Hoạt động 1 : 
I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ
- GV cho HS quan sát 2 ví dụ ở mục 1
-Câu thiếu QHT ?
-Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác
1. Thiếu quan hệ từ
Ví dụ: SGK
Câu sai :Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác
H. Hai câu thiếu quan hệ từ ở chỗ nào? Vì sao?
-Hãy diễn đạt cho đúng ?
- Thiếu quan hệ từ trước từ “đánh giá” để tạo sự chặt chẽ hai vế câu.
-> Không rõ nghĩa , dễ hiểu sai
-Thêm từ “mà” hoặc “để” 
Nguyên nhân :Thiếu QHT giữa 2 vế
-> Không rõ nghĩa , dễ hiểu sai
Sửa: Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác
-Tương tự câu: câu tục ngữ này 
- Câu 2 thêm từ “với”
- Câu tục ngữ này chỉ đúng đối với xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng
- Câu tục ngữ này chỉ đúng đối với xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng
H. Khi ta thêm các quan hệ từ thì ý diễn đạt câu như thế nào?
- chặt chẽ, dễ hiểu 
- Cho Hs đọc hai ví dụ 2 SGK
2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
H. Quan hệ từ “và” “để” trong hai ví dụ có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không?
- Nên thay bằng quan hệ từ gì?
-Câu : Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng.
- Nội dung hai vế câu tương phản dùng từ “và” (chỉ quan hệ bình đẳng) là không hợp thay bằng “nhưng”
- Vế sau giải thích lí do nên dùng từ “để” chỉ mục đích không thích hợp bằng từ “vì”(Mối qh nhân quả)
-Câu sai : Nhà em ở xa trường và 
->Dùng QHT và là không phù hợp với ý nghĩa tương phản
-Câu đúng :Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ 
-Gọi HS đọc mục 3
H. Vì sao các câu thiếu chủ ngữ?
- Đọc ví dụ mục 3, trả lời câu hỏi
- Các từ “qua”, “về” biến chủ ngữ của câu thành một bộ phạân khác của câu (trạng ngữ)
3. Thừa quan hệ từ
VD : Về hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm thấp giá trị nội dung .
-> Thừa QHT về
H. Hãy chữa cho câu văn hoàn chỉnh?
- Ta bỏ quan hệ từ: về
-Cách chữa : Bỏ QHT về 
-Gọi HS đọc mục 4 SGK
-Tìm quan hệ từ ?QHT ấy có tác dụng gì trong câu ?
-Những lỗi về QHT thường gặp
- GV tổng kết lại các lỗi thường gặp về quan hệ từ theo ghi nhớ 
- Đọc ví dụ, trả lời câu hỏi mục 4
- Quan hệ từ “không nhửng “không có tác dụng liên kết
- Chữa lại: Không những giỏi về môn toán, không những giỏi về môn văn mà còn giỏi về nhiều môn khác nữa 
-HS dựa vào SGK
- Đọc ghi nhớ
4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
Vd : SGK
VD:  Không những giỏi về môn Toán mà còn giỏi cả môn Văn và các môn học khác nữa.
- Nó thích tâm sự với mẹ mà không thích tâm sự với chị.
* ghi nhớ sgk
14’
Hoạt động 2 : Luyện tập 
Hoạt động 2 
II. Luyện tập 
-Gọi HS đọc và nêu yêu cầu BT
H. Ta nên thêm quan hệ từ vào chỗ nào? Là những quan hệ từ gì? Giải thích lí do?
- Đọc yêu cầu, nội dung bài 1
-Thêm qht :thì -> chặt chẽ
-Thêm qht : để -> mục đích 
Bài 1: Điền quan hệ từ thích hợp
- Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.
- Con xin báo một tin vui để cha mẹ mừng
-Gọi HS đọc và nêu yêu cầu BT
-Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa các TP, vế câu à chọn quan hệ từ thích hợp
- Đọc yêu cầu, nội dung bài 2
Bài 2: Thay quan hệ từ dùng sai
. Thay “với” bằng “như”
. Thay “Tuy” bằng “dù”
. Thay “bằng” bằng “vềø”
2- Gọi HS Đọc yêu cầu, nội dung bài 3
- Đọc yêu cầu, nội dung bài 3
Bài 3: Chữa lỗi dùng quan hệ từ
. Bỏ “đối với”
. Bỏ “ với”
. Bỏ “qua”
2’
- Bài 4 :Dùng hình thức trắc nghiệm: đúng (+), sai (-)
a(+); b(+); c(-) (nên bỏ từ cho); d(+); e(-) (nên nói : Quyền lợi của bản thân mình); g(-) (thừa từ của); h(+); i(-) (từ giá chỉ dùng để nêu một điều kiện thuận lợi làm giả thiết).
Hoạt động 3 : Củng cố :
- Đọc lại ghi nhớ SGK.
- Bài 4 : cho HS nhóm 4 lên làm theo yêu cầu dùng hình thức trắc nghiệm.
-Các lỗi thường gặp về QHT ?
Bài 4: 
a(+); b(+); c(-) ® bỏ từ cho; d(+); e(-) ® nên nói : Quyền lợi của bản thân mình; g(-) ® bỏ từ của; h(+); i(-) ® Không nên dùng từ giá trong câu này.
 4.Dặn dò HS chuẩn bị tiết học tiếp theo : (2’) 
	Học sinh học ghi nhớ- Giải quyết yêu cầu BT5 – Viết đoạn văn có sử dụng quan hệ từ. 
Xem bài “Từ đồng nghĩa”
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Ngày soạn: 21/10/2009 
Tiết 34:
 ĐỌC THÊM 
* XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
 (Vọng Lư sơn bộc bố)
I.MỤC TIÊU : Giúp học sinh
1.Kiến thức :	giúp HS: 
Vận dụng những kiến thức đã học về văn miêu tả và văn biểu cảm để phân tích được vẻ đẹp của thác nước núi Lư và qua đó thấy được một số nét trong tâm hồn và tính cách nhà thơ Lý Bạch. Bước đầu có ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa (kể cả phần dịchnghĩa từng chữ) trong việc phân tích tác phẩm và phần nào trong việc tích lũy từ Hán Việt.
2.Kĩ năng: Đọc diễn cảm và phân tích thơ tứ tuyệt Đường luật.
3. Tư tưởng : Tình cảm quý trọng tác giả, tình bạn bè trong sáng.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
GV: Soạn bài, đọc thêm tư liệu về Lý Bạch, bài phân tích tác phẩm
HS: Đọc các văn bản, trả lời các câu hỏi.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tình hình lớp:1’
2. Kiểm tra bài : 5’
-Đọc thuộc lòng bài “Qua đèo Ngang”
Trình bày nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung 2 câu luận
Trả lời: 	+ Đọc chính xác bài thơ (5đ)
+ HS nêu được NT đối, chơi chư.õ
+ Phân tích được nội dung nhớ nước, thương nhà. Có cảm xúc về những nổi niềm mà tác giả chứa chất trong lòng.
3. Bài mới: (1’)
Đại Đường là một triều đại nhà nước phong kiến từ thế kỷ VI- XIX ở Trung Quốc trong đó giai đoạn từ thời đại Đường Thái Tông đến giữa thời Đường Minh Hoàng là thời kỳ chính trị ổn định, kinh tế văn hoá phát triển rực rỡ. Đặc biệt với chủ trương “Sĩ thi thủ sĩ” (lấy thơ để chọn người tài) nhà nước vừa chọn được nhân tài lại tạo dựng 1 nền thơ ca được coi là “thời kỳ hoàng kim) của thơ ca cổ điển Phương Đông. Trong lịch sử phát triển của thơ Đường Lý Bạch và Đổ Phủ là 2 ngôi sao sáng nhất. Đỗ Phủ tiêu biểu cho phái thơ hiện thực, Lý Bạch tiêu biểu cho phái thơ lãng mạn. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ được làm quen với Lý Bạch quan việc tìm hiểu bài thơ “Xa ngắm thác núi lư” (vọng lư sơn bộc bộ) nổi tiếng của ông.
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
NỘI DUNG 
8’
Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung
Hoạt động 1
I.Tìm hiểu chung
-Gọi HS đọc chú thích *
 H. Em hiểu gì về Lý Bạch và thơ của ông
*GV:Lý Bạch thích rượu, trăng, làm thơ -> Tửu trung tiên (Oâng tiên trong làng rượu)
Oâng để lại hơn 100 bài thơ hay
- GV đọc văn bản, hưỡng dẫn HS đọc giọng nhẹ nhàng và diễn cảm (bản phiên âm và dịch thơ)
-HS đọc
- Trình bày theo ND chú thích SGK
-HS nghe
 -Lý Bạch
-Nhà thơ đơì Đường Trung Quốc.
Nhà thơ lãng mạn nổi tiếng. Lý Bạch mệnh danh là”Tiên thơ )
2/Tác phẩm:Bài thơ tiêu biểu viết về th/nhiên.
3/ Đọc và hiểu Văn bản :
-Gọi HS đọc văn bản
- Cho HS đọc phần chú thích
-Phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích
20’
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản 
Hoạt động 2
II. Tìm hiểu văn bản 
+ Thêm từ “Thác” à Em hiểu “thác” là gì?
- Nước từ trên dội thẳng xuống với lưu lượng lớn, tốc độ cao tạo nên những thắng cảnh kỳ thú (Thác Cam Ly, Pren)
H. Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Nêu sơ bộ đặc điểm của thể thơ ấy?
- Thất ngôn tứ tuyệt
- 4 câu mỗi câu 7 chữ có vần cuối câu 1, 2, 4 ngắt nhịp 2/2/3
1-Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật
H. Văn bản được tạo bằng phương thức nào?
- Miêu tả và biểu cảm
H. Nội dung nào được phản ánh trong bài thơ
- Cảnh thác núi Lư và tình cảm của Tác giả trước cảnh
2-Phân tích :
H. Dựa vào nhan đề và câu thứ 3 em hãy xác định vị trí đứng ngắm thác của nhà thơ?
- Nhìn cảnh từ xa
- Ví trí ngắm thác: xa trông
H. Vị trí nhìn đó có lợi như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước?
- Phát hiện được nét đẹp toàn cảnh nhưng không khắc họa cảnh vật 1 cách chi tiết tỉ mĩ.
GV. Để làm nổi bậc sắc thái hùng vĩ của thác nước Lư Sơn, cách chọn điểm nhìn đó là tối ưu
H. Vậy câu 1 tả cái gì? Và tả như thế nào?
+ Từ “sinh” gợi 1 nét gì cho cảnh vật?
+ Khói tía là khói có màu sắc như thế nào? 
- Tả toàn cảnh núi Hương lô làn khói tía đang lan toả bên từ ngọn núi Hương lô. Làn khói tía được “sinh” ra từ sự “giao duyên” giữa mặt trời và ngọn núi à sự sinh sôi, nảy nở sống động
-(đỏ pha tím)
+Cảnh núi Lư :
Nhật chiếu Hương lô sinh tử yên
(Nắng rọ ... 
 Em yêu đất nước Việt bốn mùa cây lá xanh tươi, hoa thơm trái ngọt.Có các loài cây tượng trưng cho đất nước như cây dừa, cây tre.Chỉ cần nghĩ đến một vùng đất hay nghĩ đến một vùng quê là trong mắt em lại hiện lên hình ảnh của luỹ tre làng thân thương.
 Cây tre đã trở thành biểu tượng của con người Việt Nam.Thân cây tre thẳng, tròn, bên trong rỗng.Dáng tre thanh cao, mộc mạc vươn dài xanh tươi , nhũn nhặn.Từng đốt tre chạy vòng theo thân tre như đánh dấu sự trưởng thành của cây .Cành tre mảnh mai, gầy guộc điểm xuyến gai dài như kín lá.Lá tre mỏng dài, nhẹ, thân cứ thay đổi theo các mùa.Mùa xuân lá tre xanh non rồi chuyển trong ánh nắng vàng, đi vào mùa thu.Chỉ cần một cơn gió mùa Đông Bắc thì những chiếc lá vàng vươn vãi khắp nơi.Tre già măng mọc đó là truyền thống lâu đời của họ nhà tre.Khi tre già thì lớp măng non xuất hiện.Măng non lớn nhanh đan vào nhau tạo thành luỹ, bảo vệ xóm làng.
 Với con người Việt Nam, tre cũng đem lại lợi ích như các loài cây khác .Tre được dùng vào việc đan rổ, vót đũa, vót chông đánh giặc .Tre mang lại cho người nông dân cuộc sống ấm no, hạnh phúc.Có biết bao kỉ niệm từ cây tre: lá tre được kết thành nhẫn, đồng hồ, làm kim khâu trẻ con may vá 
 Oâi! Thật sung sướng biết bao khi mắc võng dưới gốc tre trong buổi trưa hè được tre du dương ru vào giấc ngủ say nồng.Còn gì thích thú hơn khi cùng các bạn chơi trò đánh chuyền dưới bóng mát của tre.Còn gì sung sướng bằng khi đêm trăng thanh gió mát, ngồi trên chiếc chõng tre nghe bà kể chuyện cổ tích.
 Em yêu cây tre, yêu vẻ đẹp bình dị , kiên cường của cây tre.Cây tre mang đức tính của người Việt nam ngay thẳng, can đảm, thuỷ chung .
 Cảm ơn thiên nhiên đã ban tặng cho người Việt Nam một món quà giá trị đó là cây tre.Em yêu cây tre, yêu đất nước Việt Nam và sẽ sống sao cho xứng đáng với tình yêu đó .
Ngày soạn: 17/11/2009 
Tiết 48
THÀNH NGỮ
I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh
1. Kiến thức :	 
- Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ.
- Tăng thêm vốn thành ngữ, có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp.
- Tích hợp với phần văn qua hai bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng – Luyệ nói về văn biểu cảm, đánh giá một tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng: Giải thích nghĩa hàm ẩn của thành ngữ – Biết các sử dụng.
3. Tư tưởng : Giữ gìn sự trong sáng của TV
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
- GV: Đọc TRTK + soạn giáo án + bảng phụ 
- HS: Đọc trước bài ở nhà +trả lời câu hỏi SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/ Ổn định tình hình lớp: 1’
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Cảnh khuya” và nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ 
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Rằm tháng giêng” và nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ. 
3/ Bài mới:
a) Giới thiệu: (1’) 
Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày nhiều lúc ta sử dụng thành ngữ một cách tự nhiên, không cố ý nhưng nó lại đạt được hiệu quả do giao tiếp tốt. Vậy để chúng ta có ý thức hơn trong việc sử dụng thành ngữ, tiết học này tôi sẽ giúp các em tìm hiểu thế nào là thành ngữ? Cách sử dụng thành ngữ? 
b) Tiến trình tiết dạy : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
7’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu thế nào là thành ngữ 
Hoạt động 1 : 
I. Thế nào là thành ngữ: 
1. Ví dụ 
-Gọi HS đọc VD SGK
- HS quan sát ví dụ trên bảng phụ 
a. Lên thác xuống ghềnh: gian nan, vất vả khổ cực. 
? Nhận xét về cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh trong câu ca dao?
+Có thể thay một vài từ trong cụm này bằng từ khác được không ? 
-không thể đổi thành “lên thác xuống sông”
+Có thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ đựơc không ? +Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ được không ? 
-Không được 
?Từ nhận xét trên em rút được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ “lên thác xuống ghềnh” ? 
(TN là một cụm từ có cấu tạo cố định) 
à Cụm từ cố định , 
? Cụm từ lên thác xuống ghềnh có ý nghĩa gì ? Tại sao lại nói “lên thác xuống ghềnh” 
-Nghĩa của nó được hiểu như thế nào ?
-Diễn tả sự gian nan, vất vả, cực khổ. 
-Mang tính hình tượng
à Thông qua các phép chuyển nghĩa
Có tính hình tượng, biểu cảm
à Thông qua các phép chuyển nghĩa
- Lá lành đùm lá rách có nghĩa là gì ?
-Nhanh như chớp có nghĩa là gì? Tại sao lại nói nhanh như chớp 
-Lá lành đùm lá rách –
-Nhanh như chớp : diễn ra rất nhanh. Nói nhanh như chớp à giúp cho sự miêu tả, liên tưởng phong phú 
b/ Lá lành đùm lá rách – ẩn dụ
c/ Nhanh như chớp – so sánh 
? Từ việc phân tích các VD trên em hãy cho biết thành ngữ là gì? Nghĩa của TN hiểu như thế nào? 
- HS trả lời theo nội dung ghi nhớ (Sgk tr144) 
2. Ghi nhớ 1 : (sgk/144)
GV lưu ý : có một số TN có thể có những biến đổi nhất định. 
8’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách sử dụng TN 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách sử dụng TN
II. Sử dụng thành ngữ : 
1. Ví dụ 
- HS quan sát ví dụ 
a/ Thân em vừa trắng lại vừa tròn, 
Bảy nổi ba chìm với nước non
? Xác định vai trò ngữ pháp của TN “bảy nổi ba chìm” và “tắt lửa tối đèn” 
- HS suy nghĩ trả lời : 
“bảy nổi ba chìm” làm vị ngữ trong câu.
“tắt lửa tối đèn” là phụ ngữ cho danh từ khi 
à làm vị ngữ 
b/ Khi tắt lửa tối đèn 
à làm phụ ngữ cụm danh từ. 
-Xác định vai trò ngữ pháp của TN lời ăn tiếng nói ?
- Lời ăn tiếng nói biểu lộ văn hoá của con người. 
à làm chủ ngữ. 
? Em hãy PT cái hay của việc dùng các TN trong 2 câu trên ? 
Cho HS thay nghĩa của TN vào câu rồi nhận xét 
-Chức năng của TN ?
- HS phân tích và rút ra kết luận (TN ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao) 
- Làm CN, VN,Làm phụ ngữ cụm DT, cụm ĐT
*Chức năng TN: Làm CN, VN, làm phụ ngữ cụm DT, cụm ĐT
-Tác dụng của TN ?
- TN có ý nghĩa cô đọng, hàm súc, gợi liên tưởng cho người đọc, người nghe.
*Tác dụng :TN có ý nghĩa cô đọng, hàm súc, gợi liên tưởng cho người đọc, người nghe. 
-Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
- HS đọc ghi nhớ sgk
2. Ghi nhớ 2 : sgk/144
20’
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập 
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1
-Gọi 3 em lên bảng làm
III. Luyện tập : 
1. Tìm và giải thích ý nghĩa của các Thành ngữ 
- HS đọc và thực hiện yêu cầu BT 1 
a. Sơn hào hải vị : vị ngon của rừng và biển 
-Nem công chả phượng : món ăn ngon, cầu kỳ 
-Khoẻ như voi
-Tứ cố vô thân
b, Khoẻ như voi : rất khoẻ
-Tứ cố vô thân : đơn chiếc không có ai thân thiết, ruột thịt
*GV nhận xét, đánh giá
-Da mồi tóc sương
c, Da mồi tóc sương : Da người già , tóc bạc
 -Gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 2 ?
- Mỗi tổ cứ 1 HS kể chuyện để hiểu rõ nguồn gốc các TN
-VD: 
Đeo nhạc cho mèo
Con rồng cháu tiên 
Ếch ngồi đáy giếng 
Thầy bói xem voi
2. Kể vắng tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng với TN. 
Con rồng cháu tiên 
Ếch ngồi đáy giếng 
Thầy bói xem voi
- Gv chọn một số bài làm của HS cho cả lớp nhận xét 
- HS làm ra bảng phụ 
3. Điền thêm yếu tố để TN trọn vẹn 
- Lời  tiếng nói 
- Một nắng hai .
- Ngày lành tháng 
- Lời ăn tiếng nói 
- Một nắng hai sương 
- Ngày lành tháng tốt 
-Gọi HS đọc và nêu yêu cầu BT 4 ?
- HS đọc
4. Sưu tầm và giải thích 10 TN (về nhà) 
4. Dặn dò HS chuẩn bị tiết học tiếp theo : 
- Về nhà học thuộc các ghi nhớ, làm bài tập 4 
- Chuẩn bị bài “cách làm bài văn biểu cảm về TPVH” 
IV. RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG :
CON GÁI PHÚ ÔNG KÉN CHỒNG
 Ngày xửa ngày xưa, có vợ chồng phú ông nọ giàu nứt đố đổ vách, của chìm của nổi, ruộng thẳng cánh cò bay phiền một nỗi không được con đàn cháu đống mà chỉ sinh độc nhất vô nhị một người con gái mắt ốc lồi. Môi chuối nắng, ăn vặt quen mồm, lơ láo như bù nhìn, đã thế cô còn ngoa ngoắt chanh chua, ngồi lê đôi mách. Biết làm quan có rạng, làm dáng có hình nên vợ chồng phú ông rất buồn, nghĩ đến việc kén chồng, se duyên kết tóc cho con gái để vợ chồng đóng cửa bảo nhau may ra giữ được cơ nghiệp.
 Một hôm phú ông bảo vợ :
-Con mình đã xấu lại ư, đừng có kén cá chọn canh mãi nữa mà già kén kẹn ham, nồi tròn úp vung tròn, nồi méo úp vung méo. Cứ đứng núi này trông núi nọ thì sẽ sống trong cảnh buồng không gối chiếc.
 Phú bà nghe vậy liền nói :
-Con gái ta không mặt hoa da phấn nhưong con nhà quyền quí cao sang, đang ăn nên làm ra thì không láy loại lưng đen cố bệ, hay khô chân dâng mặt. Nếu được rể hiền, biết lựa chèo bẻ mái theo nước lượn thuyền thì cơ nghiệp mà ta đã đổ mồ hôi sôi nước mắt, thắt lưng buộc bụng sẽ là của nó. Thế là phú ông quyết định kén rể. (Đoạn văn có 25 thành ngữ )
Nghĩa của các thnành ngữ :
giàu nứt đố đổ vách : Giàu có ai cũng biết
của chìm của nổi: Giàu mà không ai biết 
thẳng cánh cò bay :rất rộng
con đàn cháu đống :sống rất hạnh phúc 
độc nhất vô nhị :có một mà không có hai
mắt ốc lồi :mắt xấu
Môi chuối nắng :môi dày thâm
lơ láo như bù nhìn :Không làm được một việc gì 
ngoa ngoắt chanh chua:tỏ tính cách đanh đá
làm quan có rạng, làm dáng có hình: vóc dáng bên ngoài 
se duyên kết tóc :lấy chồng 
đóng cửa bảo nhau :dạy dỗ 
kén cá chọn canh :lựa chọn sai lầm 
già kén kẹn ham:hậu quả sự lựa chọn sai lầm
nồi tròn úp vung tròn,nồi méo úp vung méo:thích hợp với hoàn cảnh 
đứng núi này trông núi nọ : không có lập trường 
buồng không gối chiếc:cô đơn
mặt hoa da phấn :xinh đẹp
quyền quí cao sang : giàu có 
ăn nên làm ra :công việc thuận lợi
lưng đen cố bệ: nghèo khổ
khô chân dâng mặt:nghèo khổ 
lựa chèo bẻ mái :làm tốt nhiều điều 
đổ mồ hôi sôi nước mắt :cực nhọc , vất vả 
thắt lưng buộc bụng: tiết kiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7T3348 4 cotLTVQuy Nhon.doc