Giáo án Ngữ văn khối 8 tuần 5

Giáo án Ngữ văn khối 8 tuần 5

Bài dạy: TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh:

 - Hiểu rỏ thế nào là từ ngữ ngữ địa phương, thế nào là biệt xã hội?

 - Biết sử dụng từ ngữ địa phương, và biệt xã hội đúng lúc, đúng chổ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp.

B. Chuẩn bị:

 - HS: Xem trước nội dung bài học.

 - GV: giáo án.

C. Phương pháp dạy học:

 -Vấn đáp – gợi mỡ - luyện tập.

 

doc 8 trang Người đăng vultt Lượt xem 744Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 8 tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: / 10/ 2007
Tiết 17:	 Ngày dạy:./10/ 2007
Bài dạy: TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
	- Hiểu rỏ thế nào là từ ngữ ngữ địa phương, thế nào là biệt xã hội?
	- Biết sử dụng từ ngữ địa phương, và biệt xã hội đúng lúc, đúng chổ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
	- HS: Xem trước nội dung bài học.
	- GV: giáo án.
C. Phương pháp dạy học:
	-Vấn đáp – gợi mỡ - luyện tập.
D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: (1’)
	II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	Gv kiểm tra vở bài tập Hs 
	III. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: (1’)
Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm từ ngữ địa phương. 8’
- Gọi HS đọc vd
GV: Bắp và bẹ ở đây đều có nghĩa có nghĩa là ngô.
- Trong 3 từ bắp, bẹ, ngô từ nào là từ địa phương ? từ nào được phổ biến toàn dân ?
Gv: Từ ngữ toàn dân là lớp từ ngữ vh, chuẩn mực, được sử dụng rộng rãi (tác phẩm văn học, giấy tờ hành chính) trong cả nước v/dụ: Heo/lợn; mè/vừng; mì/sắn
Vậy từ địa phương là những từ như thế nào ?
HS Đọc quan sát, theo dõi VD và hệ thống câu hỏi SGK
-Bắp, bẹ: Từ địa phương
-Ngô từ toàn dân
-Cươi®Cá sấu; hộp quẹt ® hộp diêm; choa ®chúng tôi.
-HS trả lời
- HS lấy ví dụ (răng, rứa, mô, chừ/sao, thế, lúc này, đâu)
I. Tìm ngữ địa phương:
1. Tìm hiểu BT sách GK tr 56.
-Bắp, be: Từ địa phương
-Ngô: Từ toàn dân
2. Kết luận: 
(ghi nhớ SGK tr 56)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm biệt ngữ xã hội:8’
-Gọi HS đọc ví dụ 
Tại sao trong đoạn văn mục a, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ tác giả dùng từ mợ ?
Trước cách mạng tháng 8, trong tầng lớp XH nào ở nước ta, mẹ được gọi bằng mợ, cha được gọi bằng cậu ?
GV: Mẹ và mợ là 2 từ đồng nghĩa. Mẹ là 1 từ ngữ toàn dân , mợ là 1 từ ngữ của một tầng lớp xã hội nhất định (nông dân hay gọi)
-Gọi HS đọc b
Các từ ngỗng, trúng tủ có nghĩa gì ?
Tầng lớp XH nào thường dùng các từ này ?
GV: Mang tính chất bông đùa, biểu cảm.
Qua việc tìm hiểu trên, hãy cho biết biệt ngữ xã hội là gì ?
GV: kết luận
-Đọc, theo dõi, chú ý yêu cầu
-Mẹ: Tác giả tự bộc lộ, đối tượng là độc giả
-Mợ: Từ dùng trong câu đáp của bé Hồng khi đối thoại với người cô-2 người cùng một tầng lớp XH.
 -Trung, thượng lưu.(vợ chồng gọi nhau cậu mợ)
-Đọc
-Ngỗng (tiếng lóng như trứng) ®2điểm
-trúng tủ :Đề kỉểm tra ra trúng với phần ôn kỉ
-HS
- HS trả lời
I./Biệt ngữ xã hội:
Tìm hiểu bài tập SGK tr 57:
a. Truớc CM: mợ, cậu: tầng lớp trung, thượng lưu.
Toàn dân: Mẹ cha
b. ngỗng: 2 điểm
-Trúng tủ: Đề kỉểm tra ra trúng với phần ôn kỉ
®dùng cho HS
Kết luận:(ghi nhớ SGK tr 57):
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu việc sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội 8’
-Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ XH, cần chú ý điều gì ?
Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH?
-Tại sao các đoạn văn thơ sau đây , tác giả vẫn thường dùng 1 số từ địa phương và biệt ngữ XH ?
-Gọi HS đọc ghi nhớ 
-GV: nhấn mạnh.
-Tình huống giao tiếp
-Nhàm chán, khó hiểu thô tục
-HS quan sát đoạn thơ, câu văn
-Tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp XH của ng, tính cách nhân vật.
III: Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội:
1.Phù hợp tình huống giao tiếp, tránh lạm dụng.
2. Thường được sử dụng trong thơ văn tăng màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp XH nhân vật.
IV.Tổng kết:
(Ghi nhớ SGK tr 58)
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập:10’
-HS thảo luận tìm VD và giải thích (đ/v biệt ngữ XH)
-HS về nhà sưu tầm
V. Luyện tập: 
BT 1,2 HS lấy ví dụ về từ địa phương, biệt ngữ XH.
BT3: trắc nghiệm: 
+ nên dùng: a
+không nên dùng: b,c,d,e,g
BT4: Sưu tầm thơ ca có sử dụng từ ngữ địa phương.
V:. Củng cố (3’)-Nội dung bài học
VI.Dặn dò: (1’)
Học bài.
Làm BT, Đọc VB đọc thêm “ chú giống con bọ hung” (SGK tr 59)
Chuẩn bị bài “tóm tắt văn bản tự sự” (SGK tr60).
 	 Ngày soạn:/....../ 200
 Tiết 18:	 Ngày dạy:./....../ 200
Bài dạy: TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
	- nắm được mục đích và cách thức tóm tắt 1 văn bản tự sự.
	B. Chuẩn bị:
	- HS: Xem trước nội dung bài học.
	- GV: giáo án.
C. Phương pháp dạy học:
	-Vấn đáp – gợi mỡ - luyện tập.
D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: (1’)
	II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	Gv kiểm tra vở bài tập Hs 
	III. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: (1’)
Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
 Hoạt động 1: 15’Hướng dẫn HS tìm hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.
- Gọi HS đọc mục I1/60
Khi nào người ta có nhu cầu tóm tắt văn bản tự sự ?
GV: Tóm tắt là một kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, học tập và nghiên cứu; ví dụ khi ra đường ta chứng kiến một sự kiện gì đó, về nhà kể lại cho gia đình nghe. Xem một quyển sách, một bộ phim haytóm tắt viết lời giới thiệu về cuốn sáchkhi đọc 1 tác phẩm muốn nhớ lâu.
Vậy em hiểu thế nào là tóm tắt một văn bản tự sự ?
-GV cho HS suy nghĩ và lựa chọn câu trả lời đúng cho BT SGK tr 60.
-GV dựa vào khái niệm để kết luận
-Gọi HS Đọc ghi nhớ
-HS Đọc 
-Thông báo nội dung cho người khác biết.
-HS trả lời.
-HS làm việc theo nhóm(chú ý giải thích vì sao)
+ chọn b
+ HS giải thích
-Đọc
I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự:
1. Nhu cầu.
-Khi cần thông báo,giới thiệu nội dung chính hoặc học tập, nghiên cứu về văn bản tự sự.
Khái niệm:
Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn bản đó
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách tóm tắt văn bản tự sự:15’
-Gv: cho HS đọc thầm đoạn văn bản SGK tr 60.
-Cho HS thảo luận theo câu hỏi gợi ý SGK tr 60-61
Vb tóm tắt nội dung của văn bản nào?
Dựa vào đâu mà em nhận ra điều đó ?
Vb tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản STTT không ?
văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản STTT ?
Lời văn bản này như thế nào ?
Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt ?
Muốn viết 1 văn bản tóm tất, theo em phải làm những gì ? Những viẹc ấy phải thực hiện như thế nào ?( trình tự nào?)
-GV kết luận./
-GV: Lưu ý HS khi tóm tắt cần nêu đủ nội dung quan trọng, nhân vật chính, bỏ hết các câu chữ thừa, các nhân vật và sự việc và chi tiết phụ của truyện.
-Gọc HS đọc ghi nhớ
-GV nhấn mạnh
-Đọc thầm.
-Thảo luận
- STTT
-Nhân vật( Mị Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Vua Hùng), sự kiện và các chi tiết tiêu biểu.
Đã nêu được các nhân vật và sự việc chính của truyện.
-Ngắn hơn
-Số lượng nhân vật và sự việc trong văn bản tóm tắt ít hơn trong tácphẩm.
-Lời của người viết tóm tắt (không trích nguyên văn từ tác phẩm STTT).
-Bảo đảm tính khách quan:Trung thành với văn bản, không thêm bớt nhân vật, sự việc, không bình luận.
-Bảo đảm tính hoàn chỉnh(MĐ, phát triển , kết thuc).
- Bảo đảm tính cân đối
HS trả lời
HS nhận xét, bố sung
Tóm tắt văn bản tự sự:
Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:
-Bảo đảm tính khách quan.
-Bảo đảm tính hoàn chỉnh
-Bảo đảm tính hoàn chỉnh
2. Các bước tóm tắt văn bản:
-Đọc văn bản
-Xác định nội dung chính.
- Sắp xếp các nội dung chính theo một trình tự hợp lý.
-Viết văn bản bằng lời văn ngắn gọn.
III: Tổng kết: (ghi nhớ SGK tr 61)
V:. Củng cố (4’)	 -Nhấn mạnh nội dung bài học
K/n tóm tắt văn bản tự sự
Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt
Các bước tóm tắt văn bản tự sự
VI.Dặn dò: (1’)
Học bài.
Xem và chuẩn bị nội dung câu hỏi 2 và 3 SGK tr 62.
Tuần: 5	 	 Ngày soạn:/....../ 200
Tiết 19:	 Ngày dạy:./....../ 200
Bài dạy: LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
	- Củng cố khắc sâu nội dung lý thuyết.
- Luyện tập kĩ năng tóm tắt một văn bản tự sự
	B. Chuẩn bị:
	- HS: Học bài cũ, Xem soạn nội dung câu hỏi 2,3 tr 62 SGK.
	- GV: giáo án.
C. Phương pháp dạy học:
	-Vấn đáp – gợi mỡ - luyện tập.
D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: (1’)
	II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	Thế nào là tóm tắt 1 văn bản tự sự ? những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt? các bước tóm tắt ?
	III. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: (1’)
Tiến trình tổ chức các hoạt động:
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
15’
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập 1.
- Gọi HS đọc BT 1
Cho biết bài tập 1 yêu cầu gì?
Cho HS thảo luận theo câu hỏi SGK tr 62
- GV: lần lượt hỏi (theo câu hỏi SGK).
-GV: Nhận xét, uốn nắn, sửa chữa
-HS Đọc 
-HS trả lời theo câu hỏi SGK
-HS thảo luận 
+ Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Những sự việc, nhân vật được trình bày tương đối đầy đủ. Nhưng khá lộn xộn, thiếu mạch lạc.
+ HS bổ sung thêm nội dung (nếu có)
+ Sắp xếp theo thứ tự
+ HS viết văn bản tóm tắt truyện Lão Hạc(khoảng 10 dòng) dựa vào các sự việc đã được sắp xếp.
+ HS đọc trước lớp
+ HS nhận xét bổ sung.
1. BT1 – SGK tr 61-62.
-Những sự việc nhân vật được trình bày đầy đủ, nhưng chưa mạch lạc.
-Sắp xếp lại: b/a/d/c/g/e/i/h/k
15’
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT 2:
-Gv: nhận xét, sửa chữa.
-HS làm việc theo nhóm
+ Nêu sự việc, nhân vật chính
-HS tóm tắt
-Đọc
- Nhận xét, bổ sung.
2) BT 2 SGK tr 62:
Nêu sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng, tóm tắt đoạn trích TNVB
Sự việc tiêu biểu:
-Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm
-Chị Dậu đánh lại cai trị và người nhà lí Trưởng để bảo vệ anh Dậu.
b) Nhân vật: Chị Dậu, Cai Lệ
c) TT
GV: Anh Dậu đang bị ốm cũng bị bọn tay sai xông đến, đánh trói lôi ra đình cùm kẹp vì chưa đủ tiền nộp sưu. Bị hành hạ, đánh đập tới chết , người ta cõng anh về trả cho chị. Nhờ bà Lão hàng xóm cho bát gạo , chị nấu cháo cho anh húp. Vừa nâng báo cháo đến miệng, cai lệ và người nhà lý Trưởng và người nhà lý Trưởng đã sầm sập đến trói với những roi song, tay thước và dây thuần đòi tiền sưu. Anh Dậu hoảng quá, lăn đùng ra . Chị cũng hoảng run run van xin cho khất. Nhưng cúng không nghe. Chúng quát tháo với giọng hầm hè và chuẩn bị đánh anh Dậu. Chị Dậu xóm mặt , van xin tha cho chồng . Cai lệ đấm chị và sấn đến trói anh Dậu . Chị Dậu tức quá không chịu được , liều mạng cự lại . Hắn vẫn nhảy vào anh Dậu sau khi bị chị tát . Lúc này chị thay đổi cách xưng hô , đánh lại tên cai lệ và người nhà lý Trưởng với sức mạnh của tình yêu thương chồng và một tinh thần phản kháng tiềm tàng. Khi bị đẩy tới đường cùng , chị đã vùng dậy chống trả quyết liệt , với thái độ bất khuất.
4’
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu BT3
- Cho HS đọc, thảo luận và trả lời
-GV: nhận xét, kết luận.
-thực hiện theo yêu cầu
3/ BT 3 SGK tr 62
 “TĐH” & “TLM” là 2 tác phẩm tự sự nhưng rất giàu chất thơ, ít sự việc(truyện ngắn trữ tình) Các tác giả tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật vì thế rất khó tóm tắt.
V:. Củng cố (4’)	 -GV nhận xét về kỹ năng tóm tắt văn bản của HS.
-Cho HS đọc 2 văn bản phần đọc thêm SGK tr 62-63
VI.Dặn dò: (1’)
Thường xuyên đọc tác phẩm văn bản và tóm tắt văn bản để tạo thói quen.
Xem và chuẩn bị văn bản “cô bé bán diêm”.
Tuần: 5	 	 Ngày soạn:/....../ 200
Tiết 20:	 Ngày dạy:./....../ 200
Bài dạy: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
	- Củng cố lại nội dung kiến thức đã được học(qua phần trắc nghiệm).
- Rèn luyện kỹ năng viết tập làm văn (tự sự).
- GD tình yêu mến trường học, ý thức học tập.
	B. Chuẩn bị:
	- HS: Xem trước nội dung kiến thức bài học có liên quan đến đề kiểm tra.
	- GV: giáo án, bài làm HS.
C. Phương pháp dạy học:
	-Vấn đáp – gợi mỡ - luyện tập.
D. Tiến trình lên lớp:
	I. Ổn định: (1’)
	II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	III. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: (1’)
Tiến trình tổ chức các hoạt động:
TG
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
15’
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS giải đáp phần trắc nghiệm.
- GV: đọc câu trắc nghiệm.
-HS trả lời.
I. Trắc nghiệm:
1D 4C 7D 10D
2B 5C 8C 11B
3D 6D 9D 12C
15’
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề văn phần tự luận và chứa một số lỗi.
MB ?
TB ?
KB?
-HS trả lời. 
Phần tự luận:
1.Dàn ý:
-MB: Nêu những cảm giác, ấn tượng chung về ngày đầu tiên đi học.
-TB: Kể lại những kỉ niệm trong ngày đầu tiên đi học.
+ Cảm giác khi còn mẹ
+Cảm nhận về ngôi trường, thầy cô, bạn bè.
+ Cảm nhận về giờ học đầu tiên
-KB: Cảm nghĩ, ý thức học tập.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS chữa 1 số lỗi thường gặp:
-GV: hướng dẫn HS chữa một số lỗi thường gặp( dựa vào từng bài kiểm tra cụ thể mà chữa)
-GV Đọc
-GV uốn nắn
-GV đọc bài tốt, bài yếu
-Gv gọi HS lên sửa 1 số lỗi chính tả
- HS nhận xét
III. Chữa một số lỗi thường gặp:
Lỗi trình bày:
Bố cục
Gach đầu dòng
2.lỗi chính tả:
-Viết tắt
- Viết hoa tuỳ tiện
- Lỗi cụ thể
3. lỗi diễn đạt:
4.Đọc bài
10’
Hoạt động 4: GV phát bài
-HS xem bài
-Hô điểm
VI.Dặn dò: (1’)
Xem lại nội dung kiến thức trong bài kiểm tra.
Xem và soạn “cô bé bán diêm”.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8_tuan 5.doc