Giáo án Ngữ văn khối 9 tuần 22

Giáo án Ngữ văn khối 9 tuần 22

CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA

LA PHÔNG - TEN

I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

-Kiến Thức: Giúp học sinh tìm hiểu tác giả của bài nghị luận, đọc văn bản, tìm hệ thống luân điểm của văn bản và hình ảnh của hai con vật dưới ngòi bút của nhà khoa học.

-Kĩ Năng: Đọc văn bản nghị luận, phân tích hệ thống luận điểm trong văn bản nghị luận.

-Thái độ: Sống đúng đắn, cách nhìn cách nghĩ riêng của mình khi tạo lập một văn bản.

 

doc 18 trang Người đăng vultt Lượt xem 645Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 106 Ngày soạn:10 -02-08 - Ngày giảng: 02-08
CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA 
LA PHÔNG - TEN 
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Giúp học sinh tìm hiểu tác giả của bài nghị luận, đọc văn bản, tìm hệ thống luâïn điểm của văn bản và hình ảnh của hai con vật dưới ngòi bút của nhà khoa học.
-Kĩ Năng: Đọc văn bản nghị luận, phân tích hệ thống luận điểm trong văn bản nghị luận.
-Thái độ: Sống đúng đắn, cách nhìn cách nghĩ riêng của mình khi tạo lập một văn bản.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV và một số sách tham khảo.
Bài soạn giảng, tranh sói và cừu non.
-Học Sinh: Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi trong SGK.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra 15’
+Câu hỏi:
1- Nêu sự hiểu biết của em về Vũ Khoan? (Khái quát)(2 điểm)
2- Tác giả viết bài này trong thời điểm nào của lịch sử? (3 điểm)
3- Nêu những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam mà tác giả nêu trong bài viết? (5 điểm)
+Đáp án:
1- Vũ Khoan: nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là Thứ trưởng Bộ ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, hiện là Phó Thủ tướng Chính phủ.
2- Thời điểm mà tác giả viết bài này là vào đầu năm 2001, khi đất nước ta và toàn thế giới bước vào năm đầu tiên của thế kỉ mới.
3- Điểm mạnh của con người Việt Nam là thông minh và nhạy bén với cái mới, cần cù sáng tạo, rất đoàn kết đùm bọc nhau trong thời kì chống ngoại xâm. Bên cạnh đó cũng có nhiều điểm yếu cần khắc phục: thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trong nghiêm ngặt qui trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.
3-Bài mới: Giới thiệu (1’)
Hoạt động của Thầy
H. động của Trị
Nội dung
*HOẠT ĐỘNG 1: 35’
-Hướng dẫn tìm hiểu chung.
-Gọi HS đọc 3 chú thích (*);(1);(4) SGK.
-GV lưu ý cho học sinh 3 giọng đọc.
+Trích thơ ngụ ngôn La Phông-ten, đọc đúng nhịp và lời của sói (dọa dẫm) và cừu (van xin)
+Lời dẫn đoạn văn nghiên cứu của Buy-Phông: rõ ràng, khúc chiết, mạch lạc.
+Lời luận chứng của tác giả H. Ten
-Gọi HS đọc phần chú thích còn lại –GV nhấn mạnh những từ khó hiểu.
H1- Văn bản thuộc thể loại gì?
H2- Vấn đề nghị luận trong văn bản là gì?
-GV bổ sung: Luận đề: tìm hiểu bài thơ ngụ ngôn “Chó sói và cừu” của La Phông-ten; cụ thể hơn là cách thể hiện hai nhân vật chó sói và cừu non của nhà thơ qua sự so sánh với cách miêu tả, nhận xét của nhà vạn vật học Buy-phông.
H3- Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung cụ thể của từng phần?
-GV phát phiếu học tập có ghi 2 ý kiến- 3 phần và 2 phần- để HS thảo luận.
=> GV kết luận 2 phần
*GV khái quát chốt nội dung cơ bản của tiết 1 và dặn dò chuẩn bị cho tiết 2.
-3HS đọc 3 chú thích.
-HS chú ý lắng nghe.
-3 HS đọc 3 phần của văn bản- 3 HS khác nhận xét cách đọc.
-1HS đọc phần chú thích.
*Thảo luận nhóm – cử đại diện trả lời.
+Thể loại: Nghị luận văn học.
+Luận đề: tìm hiểu bài thơ ngụ ngôn “Chó sói và cừu” của La Phông-ten.
*Học sinh thảo luận – ghi vào phiếu học tập và đứng tại chỗ trả lời.
+Văn bản chia làm 2 phần, mỗi phần so sánh theo trình tự ba bước.
a- Hình ảnh con cừu:
+Dưới ngòi bút của La Phông-ten: dẫn nguyên văn thơ(1).
+Buy-phông: dẫn nguyên văn một đoạn nghiên cứu khoa học.
+La phông-ten(2) : Lời nhận xét của tác giả.
b- Hình ảnh chó sói:
+Trong thơ La phông –ten: lời nhận xét của tác giả.
+Buy-Phông:Dẫn nguyên văn.
+La Phông-ten (2) lời nhận xét của tác giả.
-HS chú ý lắng nghe.
I- Tìm hiểu chung:
1- Tác giả:
-La Phông-ten. (1)
-Hi-pô-lít Ten. (*)
-Buy-phông. (4)
(HS đọc SGK)
2- Đọc văn bản:
3-Giải thích từ khó:
4- Thể loại:
- Nghị luận văn học.
5- Bố cục: 
-Văn bản chia làm 2 phần.
a- Từ đầu  như thế
-Hình ảnh con cừu: Dưới ngòi bút của La Phông-ten và Buy-phông.
b- phần còn lại
-Hình ảnh chó sói dưới ngòi bút của La Phông-ten và buy-Phông.
4-Hướng dẫn học tập: (5’)
-Về nhà đọc lại văn bản thật kĩ và trả lời các câu hỏi :
+Nhận xét sự khác nhau giữa nhận xét của nhà khoa học và nhà thơ khi cùng phản ảnh một đối tượng: cọ cừu (đoạn 1).
+Dưới ngòi bút của Buy-Phông con sói hiện ra như thế nào?
+Giữa La Phông-ten và Buy-Phông tả con sói có gì khác nhau.
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
TIẾT: 107 Ngày soạn:10-02-08 - Ngày giảng: -02-08 
CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN 
LA PHÔNG-TEN
(Trích La - phông - ten và thơ ngụ ngôn của ông)
 - Hi-pô-lít Ten - 
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 -Kiến Thức: Giúp HS thấy được.
Tác giả đoạn nghị luận văn học đã dùng biện pháp so sánh hai hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten với những dòng viết của nhà động vật học Buy-Phông cũng viết về hai con vật ấy nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác văn chương nghệ thuật: in đậm dấu ấn, cách nhìn, cách nghĩ riêng của nghệ sĩ.
Tích hợp với phần Tập làm văn ở bài nghị luận: về một vấn đề tư tưởng đạo lí 
 -Kĩ Năng: Tìm phân tích luận điểm, luận chứng trong văn chương nghị luận, so sánh cách viết của nhà văn và nhà khoa học cùng một đối tượng.
 -Thái độ: Ý thức tìm hiểu nghiên cứu văn học nước ngoài.
II-CHUẨN BỊ:
 -Giáo viên:Chân dung La Phông-ten, một số bản dịch các bài thơ của ông
 -Học Sinh: đọc và soạn kĩ phần văn bản theo gợi ý ở tiết trước. 
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
 1-Ổn định: (1’)
 2-Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn 3 HS (3’)
 3-Bài mới: Giới thiệu (1’)
Hoạt động của Thầy
H. động của Trị
Nội dung
*HOẠT ĐỘNG 2: 30’
-HD tìm hiểu văn bản.
-Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1.
H1- Dưới con mắt của nhà khoa học Buy-Phông, Cừu là con vật như thế nào?
H2- Trong cái nhìn của nhà thơ, Cừu có phải là con vật đần độn và sợ hải không? Vì sao?
H3- Ngoài đặc điểm như Buy-Phông tả, Cừu của La Phông-ten còn có đặc tính gì?
H4-Theo La Phông-ten, chó sói có hoàn toàn là tên bạo chúa khát máu và đáng ghét hay không? Vì sao?
H5-Chó sói là tên trộm cướp nhưng bất hạnh, độc ác mà khổ sở, là nhân vật chính để La Phông-ten làm nên hài kịch về sự ngu ngốc. Ý kiến của em như thế nào?
*GV giảng: Chó sói độc ác gian xảo muốn ăn thịt Cừu non một cách hợp pháp, nhưng những lí do nó đưa ra đều vụng về sơ hở bị Cừu non vạch trần, bị dồn vào thế bí. Cuối cùng sói đành cứ ăn thịt cừu non bất chấp lí do.
H6- Theo em, Buy Phông đã tả hai con vật bằng phương pháp nào? Nhằm mục đích gì?
H7- La Phông-ten, nhà nghệ sĩ, ông cũng tả hai con vật ấy bằng phương pháp nào? Nhằm mục đích gì?
*GV bình về đạo lí ở đời. 
H8- Cách luận chứng của H. Ten trong văn bản là gì và như thế nào? Tác dụng?
H9- Mạch lập luận trong văn bản như thế nào? Tác dụng?
*HOẠT ĐỘNG 3: 5’
-HD tổng kết.
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
*HOẠT ĐỘNG 4: 3’
-Luyện tập:
-GV treo bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm, yêu cầu HS trả lời nhanh.
-1 HS đọc – HS khác nhận xét .
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét .
*Nhà KH Buy-Phông:
+Cừu là con vật đần độn, sợ hải, thụ động, không biét trốn tránh nguy hiểm.
-1HS trả lời – 1 HS khác nhận xét .
*Nhà thơ La Phông-ten:
+Ngoài những đặc tính trên, Cừu còn dịu dàng, tốt bụng, tội nghiệp đáng thương, giàu tình cảm.
*HS thảo luận nhóm
-Cừu có sợ sệt nhưng không đần độn.
+Sắp bị sói ăn thịt mà Cừu vẫn dịu dàng, rành mạch đáp lời sói
+Cừu mẹ thể hiện tình mẫu tử cao đẹp là sự chịu đựng tự nguyện, hy sinh cho con bất chấp nguy hiểm.
-1HS trả lời – 1 HS khác nhận xét .
*Theo nhà khoa học, chó sói đơn giản là tên bạo chúa khát máu đáng ghét  sống gây hại, chết vô dụng, hôi hám, bẩn thỉu.
*HS thảo luận nhóm – cử bạn khá trả lời – HS nhóm khác nhận xét 
*Theo La Phông-ten:
-Chó sói là tính cách phức tạp, độc ác mà khổ sở, trộm cướp bất hạnh, vụng về, gã vô lại thường xuyên đói meo, bị ăn đòn, truy đuổi đáng ghét và đáng thương.
-Chó sói vừa là bi kịch độc ác vừa là hài kịch của sự ngu ngốc.
*HS thảo luận 2 câu hỏi – cử đại diện trả lời.
+Nhà khoa học tả chính xác khách quan dựa trên quan sát, nghiên cứu, phân tích để khái quát những đặc tính cơ bản của từng loài vật.
+Nhà nghệ sĩ tả với quan sát tinh tế, nhạy cảm trái tim, trí tưởng tượng phong phú. Đó là đặc điểm bản chất của sáng tạo nghệ thuật. Người nghệ sĩ nhập thân vào đối tượng để giúp người đọc hiểu thêm, nghĩ thêm về đạo lí trên đời. Đó là sự đối mặt giữa thiẹn và ác, kẻ yếu và kẻ mạnh. Chú Cừu và sói đã được nhân hóa, nói năng, hành động như người với những tâm trạng khác nhau.
-1 HS khá (giỏi) trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Phân tích, so sánh, chứng minh
+Tác dụng:Luận điểm được nổi bật, sáng tỏ, sống động, thuyết phục.
- 1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét .
+Mạch nghị luận được triển khai theo trình tự: từng con vật hiện ra dưới ngòi bút của La Phông-ten của Buy-Phông của La Phông-ten. Bố cục chặt chẽ.
-1 HS đọc – HS khác nhận xét 
- Mỗi tổ trả lời một bài.
II- Tìm hiểu văn bản:
1- Hình tượng Cừu dưới ngòi bút của La Phông-ten và Buy-Phông:
*Trong con mắt nhà khoa học Buy-Phông:
+Cừu là con vật đần độn, sợ hải, thụ động, không biét trốn tránh nguy hiểm.
*Trong con mắt nhà thơ La Phông-ten:
-Ngoài những đặc tính trên, Cừu còn dịu dàng, tốt bụng, tội nghiệp đáng thương, giàu tình cảm.
-Cừu có sợ sệt nhưng không đần độn.
+Sắp bị sói ăn thịt mà Cừu vẫn dịu dàng, rành mạch đáp lời sói
+Cừu mẹ thể hiện tình mẫu tử cao đẹp là sự chịu đựng tự nguyện, hy sinh cho con bất chấp nguy hiểm.
2- Hinh tượng chói sói trong cái nhìn của Buy Phông và La Phông-ten:
*Theo nhà khoa học: Chó sói đơn giản là tên  ...  kĩ phần trích trong bảng phụ – thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời – HS khác nhận xét .
+Đoạn văn bàn về cách phản ảnh của người nghệ sĩ.
+Cách phản ảnh thực tại là bộ phận làm nên “Tiếng nói của văn nghệ”; nghĩa là chủ đề của đoạn văn và chủ đề của văn bản có quan hệ: bộ phận – toàn thể.
+Nội dung chính của mỗi câu:
.Câu 1: Tác phẩm nghệ thuật phản ảnh thực tại.
.Câu 2: Khi phản ảnh thực tại người nghệ sĩ muốn nói lên một điều gì đó mới mẽ.
.Câu 3: Cái mới mẽ ấy là thái độ, tình cảm và lời nhắn gửi của người nghệ sĩ.
+Nội dung của các câu đều hướng vào chủ đề của đoạn văn “Cách phản ảnh thực tại của người nghệ sĩ”.
+Trình tự phản ảnh hợp lí
.Tác phẩm nghệ thuật làm gì? (P/A thực tại)
.Phản ảnh thực tại như thế nào? (Tái hiện và sáng tạo)
.Tái hiện và sáng tạo thực tại để làm gì? (Để nhắn gửi một điều gì đó)
+Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu được thể hiện:
.Lặp từ vựng: Tác phẩm.
.Trường liên tưởng: Tác phẩm – nghệ sĩ.
.Phép thế: Anh thế nghệ sĩ 
.Phép nối: Dùng quan hệ từ nhưng.
-3 HS đọc phần ghi nhớ, cả lớp ghi vào vở.
- 2 HS đọc đoạn văn – các nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời – HS khác nhận xét .
+Khẳng định điểm mạnh, điểm yếu về năng lực trí tuệ của người Việt Nam.
+Nội dung các câu đều tập trung phân tích chủ đề đoạn văn
+Trình tự các câu sắp xếp hợp lí, cụ thẻ là:
.Câu 1: khẳng định điểm mạnh của người VN.
.Câu 2: KĐ tính ưu việt của những điểm mạnh.
.Câu 3: KĐ điểm yếu.
.Câu 4: P/H biểu hiện cụ thể của cái yếu kém.
.Câu 5: KĐ nhiệm vụ cấp bách là khắc phục yếu kém.
+Các phép liên kết:
.Câu 2 LK với câu 1 bằng cụm từ: bản chất trời phú ấy.(thế đồng nghĩa)
.Câu 3 LK với câu 2 bằng quan hệ từ nhưng.(phép nối)
.Câu 4 LK với câu 3 bằng cụm từ ấy là. (phép nối)
.Câu 5 LK với câu 4 bằng từ lỗ hổng(phép lặp từ ngữ)
-1 HS khá đọc to rõ phần ghi nhớ.
I- Bài tập tìm hiểu:
*Đoạn trích (SGK)
1-Đoạn văn: bàn về cách phản ảnh của người nghệ sĩ.
-Cách phản ảnh thực tại là bộ phận làm nên “Tiếng nói của văn nghệ”; nghĩa là chủ đề của đoạn văn và chủ đề của văn bản có quan hệ: bộ phận – toàn thể.
2-Nội dung chính của mỗi câu:
.Câu 1: Tác phẩm nghệ thuật phản ảnh thực tại.
.Câu 2: Khi phản ảnh thực tại người nghệ sĩ muốn nói lên một điều gì đó mới mẽ.
.Câu 3: Cái mới mẽ ấy là thái độ, tình cảm và lời nhắn gửi của người nghệ sĩ.
=>Nội dung của các câu đều hướng vào chủ đề của đoạn văn “Cách phản Nội dung của các câu đều hướng vào chủ đề của đoạn văn “Cách phản ảnh thực tại của người nghệ sĩ.
3-Trình tự phản ảnh hợp lí:
.Tác phẩm nghệ thuật làm gì? (P/A thực tại)
.Phản ảnh thực tại như thế nào? (Tái hiện và sáng tạo)
.Tái hiện và sáng tạo thực tại để làm gì? (Để nhắn gửi một điều gì đó).
4-Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu được thể hiện:
.Lặp từ vựng: Tác phẩm.
.Trường liên tưởng: Tác phẩm – nghệ sĩ.
.Phép thế: Anh thế nghệ sĩ 
.Phép nối: Dùng quan hệ từ nhưng.
II- Bài học:
*Ghi nhớ (SGK)
(HS ghi vào vở và học thuộc)
III- Luyện tập:
*Đoạn văn (SGK)
1-Chủ đề: Khẳng định điểm mạnh, điểm yếu về năng lực trí tuệ của người Việt Nam.
2-Nội dung: các câu đều tập trung phân tích chủ đề đoạn văn
3-Trình tự các câu sắp xếp hợp lí, cụ thể là:
.Câu 1: khẳng định điểm mạnh của người VN.
.Câu 2: KĐ tính ưu việt của những điểm mạnh.
.Câu 3: KĐ điểm yếu.
.Câu 4: P/H biểu hiện cụ thể của cái yếu kém.
.Câu 5: KĐ nhiệm vụ cấp bách là khắc phục yếu kém.
4-Các phép liên kết:
.Câu 2 LK với câu 1 bằng cụm từ: bản chất trời phú ấy.(thế đồng nghĩa)
.Câu 3 LK với câu 2 bằng quan hệ từ nhưng.(phép nối)
.Câu 4 LK với câu 3 bằng cụm từ ấy là. (phép nối)
.Câu 5 LK với câu 4 bằng từ lỗ hổng(phép lặp từ ngữ)
4-Hướng dẫn học tập: (2’)
-Về nhà học thuộc nội dung bài học và xem lại bài luyện tập.
-Đọc kĩ các đoạn văn trong bài “Liên kết câu và liên kết đoạn văn” (TT) và trả lời các câu hỏi bên dưới.
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
TIẾT: 110 Ngày soạn:11-02-08 - Ngày giảng: -02-08 
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT
ĐOẠN VĂN (TT) 
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Kiến Thức: Giúp học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
+Tích hợp với Văn qua một số văn bản, Tập làm văn ở bài “Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
-Kĩ Năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích liên kết văn bản và sử dụng các phép liên kết khi viết văn bản.
-Thái độ: Ý thức hình thành một văn bản rõ ràng, mạch lạc.
II-CHUẨN BỊ:
-Giáo viên: Bảng phụ, kế hoạch tiết dạy.
-Học Sinh: Nghiên cứu và soạn kĩ các bài tập phần luyện tập.
III- TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 
1-Ổn định: (1’)
2-Kiểm tra bài cũ: (3’)
+Câu hỏi: Thế nào là liên kết nội dung và hình thức giữa các câu trong đoạn văn và các đoạn trong văn bản?
+Trả lời:
*Về nội dung: 
-Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề).
-Các đoạn văn và câu phải sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lô-gíc)
*Về hình thức:
-Các câu và các đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:
+Phép lặp.
+Sử dụng từ đồng nghĩa và gần nghĩa.
+Phép thế.
+Phép nối.
3-Bài mới: Giới thiệu (1’) 
Hoạt động của Thầy
H. động của Trị
Nội dung
*HOẠT ĐỘNG 1: 10’
-HD ôn tạp phần lí thuyết.
H1- Tại sao phải liên kết câu và liên kết đoạn?
H2-Có mấy loại liên kết và các dấu hiệu để nhận biết các loại liên kết đó?
*HOẠT ĐỘNG 2: 25’
-HD thực hành.(tất cả các bài tập GV thực hiện trên bảng phụ)
*Bài tập 1:
-Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn trong những đoạn trích ghi ở bảng phụ.
*Bài tập 2: 
-Tìm trong hai câu ghi ở bảng phụ những cặp từ trái nghĩa phân biệt đặc điểm của thời gian vật lí và đặc điểm của thời gian tâm lí, giúp hai câu ấy liên kết chặt chẽ với nhau?
*Bài tập 3:
-Chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung trong đoạn trích?
*Bài tập 4:
-Chỉ ra các cách chữa lỗi liên kết hình thức?
*HOẠT ĐỘNG 3: 3’
-Củng cố:
Gọi học sinh nhắc lại phần ghi nhớ Tr 43-SGK
-1 HS trả lời – 1 HS khác nhận xét 
+Các câu trong đoạn văn phải liên kết vì:
a- Để có đoạn văn hoàn chỉnh. Nếu không có liên kết giữa các câu thì chỉ có một chuổi câu “hổn độn”
b- Các đoạn phải liên kết mới có một văn bản hoàn chỉnh. Nếu không thì chỉ có một tập hợp đoạn văn “hổn độn”
+Các loại liên kết và dấu hiệu nhận biết:
a- Liên kết nội dung:
-Các câu trong đoạn văn phải tập trung làm rõ chủ đề.
-Dấu hiệu nhận biết là trình từ sắp xếp hợp lí các câu.
b- Liên kết hình thức:
Dấu hiệu nhận biết là các phương tiện ngôn ngữ.
-HS đọc bài tập 1- nêu yêu cầu - thảo luận và trả lời.
a-Phép liên kết câu:
+Trường học (lặp LK câu)
+Như thế thay cho câu cuối ở đoạn trước ( thế LK đoạn văn)
b- Liên kết câu và đoạn:
+Văn nghệ (Lặp LK câu)
+Sự sống; Văn nghệ (lặp LK đoạn văn)
c- Phép liên kết câu:
+Thời gian(3); con người (3)(lặp LKcâu)
d- Phép liên kết câu:
+Yếu đuối – mạnh; hiền lành – ác(trái nghĩa)
+Các cặp từ trái nghĩa:
*TG vật lí - *TG tâm lí.
-vô hình - hữu hình
-Giá lạnh – nóng bỏng
-Thẳng tắp – hình tròn
-Đều đặn – nhanh chậm.
+Cả (a và b) các câu không phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.
(HS viết hai đoạn văn khác chữa lại cho đúng)
+Lỗi về liên kết hình thức.
a- Lỗi: dùng từ ở câu(2) và câu(3) không thống nhất.
*Sửa: thay từ “nó” bằng từ “chúng”.
b-Lỗi: từ “văn phòng” và từ “hội trường” không cùng nghĩa.
*Sửa: thay “hội trường” bằng từ “văn phòng”.
-1 HS đọc – HS khác nhận xét .Cả lớp lắng nghe.
I- Lí thuyết:
1-Các câu trong đoạn văn phải liên kết vì:
a- Để có đoạn văn hoàn chỉnh. Nếu không có liên kết giữa các câu thì chỉ có một chuổi câu “hổn độn”
b- Các đoạn phải liên kết mới có một văn bản hoàn chỉnh. Nếu không thì chỉ có một tập hợp đoạn văn “hổn độn”
2-Các loại liên kết và dấu hiệu nhận biết:
a- Liên kết nội dung:
-Các câu trong đoạn văn phải tập trung làm rõ chủ đề.
-Dấu hiệu nhận biết là
trình từ sắp xếp hợp lí các câu.
b- Liên kết hình thức:
Dấu hiệu nhận biết là các phương tiện ngôn ngữ.
II- thực hành:
*Bài tập 1:
 a-Phép liên kết câu:
+Trường học (lặp LK câu)
+Như thế thay cho câu cuối ở đoạn trước ( thế LK đoạn văn)
b- Liên kết câu và đoạn:
+Văn nghệ – văn nghệ (Lặp LK câu)
+Sự sống –sự sống; Văn nghệ-văn nghệ (lặp LK đoạn)
c- Phép liên kết câu:
+Thời gian(3); con người (3)(lặp LKcâu)
d- Phép liên kết câu:
+Yếu đuối – mạnh; hiền lành – ác(trái nghĩa)
*Bài tập 2:
-Các cặp từ trái nghĩa:
*TG vật lí -*TG tâm lí.
-vô hình - hữu hình
-Giá lạnh – nóng bỏng
-Thẳng tắp – hình tròn
-Đều đặn – lúc nhanh lúc chậm.
*Bài tập 3:
-Lỗi về nội dung:
Cả (a và b) các câu không phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.
(HS về nhà viết 2 đoạn văn khác chữa lại cho đúng)
*Bài tập 4:
-Lỗi về liên kết hình thức.
a- Lỗi: dùng từ ở câu(2) và câu(3) không thống nhất.
*Sửa: thay từ “nó” bằng từ “chúng”.
b-Lỗi: từ “văn phòng” và từ “hội trường” không cùng nghĩa.
*Sửa: thay “hội trường” bằng từ “văn phòng”.
4-Hướng dẫn học tập: (2’)
-Đọc lại nhiều lần phần lí thuyết.
-Đọc kĩ văn bản “Con cò” của Chế Lan Viên và trả lời các câu hỏi SGK.
-Tìm hiểu hình ảnh cọ cò trong từng khổ thơ.
-Qua hình ảnh con cò Chế Lan Viên muố ca ngợi vấn đề gì?
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan9 tuan 22.doc