Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần 9

Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần 9

A.MỤC TIÊU:

 - Nắm được giá trị nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên .

TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :

1. Kiến Thức:

 - Sự đối lập giữa cái thiện - cái ác, thái độ, tình cảmvà lòng tin của tác giả đối với người lao động bình thường mà nhân hậu

 - Nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong đoạn trích

 2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một đoạn trích truyện thơ trung đại.

- Nắm được sự việc trong đoạn trích.

- Phân tích để hiểu được sự đối lập thiện – ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời.

 3. Thái độ:

 - Sống lương thiện nhân từ, đấu tranh trước cái ác.

 

doc 40 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 9 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày
Tuần 9
Tiết 41
LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN
( Trích “Lục Vân Tiên”- Nguyễn Đình Chiểu)
A.MỤC TIÊU:
 - Nắm được giá trị nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên .
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Sự đối lập giữa cái thiện - cái ác, thái độ, tình cảmvà lòng tin của tác giả đối với người lao động bình thường mà nhân hậu
 - Nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong đoạn trích
 2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu một đoạn trích truyện thơ trung đại.
- Nắm được sự việc trong đoạn trích.
- Phân tích để hiểu được sự đối lập thiện – ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
 3. Thái độ: 
 - Sống lương thiện nhân từ, đấu tranh trước cái ác.
B.CHUẨN BỊ:GV-HS cùng soạn bài.
 Tranh ảnh về Nguyễn Đình Chiểu.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định:1P 
 2. Kiểm tra bài cũ: 5P
 ? Đọc thuộc lòng và diễn cảm đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"?Phẩm chất người anh hùng hiệp sĩ Lục Vân Tiên được thể hiện như thế nào qua đoạn trích?
 3. Bài mới:1P 
 - Trên đời cái thiện và cái ác có nhiều khi lại đi liền, nối tiếp nhau như là một sự sắp xếp vô tình hay hữu ý của hoá công để thử thách và kiểm nghiệm lòng người, tình người. Tình huống Lục Vân Tiên gặp nạn trên sông và được cứu là một trong những tình huống đã được Nguyễn Đình Chiểu sáng tạo trong truyện thơ Lục Vân Tiên để nói lên quan niệm của mình về người anh hùng về cái thiện cái ác, về nhân dân lao động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 KIẾN THỨC
* HOẠT ĐỘNG 1 
? Cho biết vị trí của đoạn trích?
GV kể tóm tắt: Vân Tiên-Tử Trực đến trường thi gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm.Họ đã kết bạn với nhau và vào quán uống rượu...
- GV hướng dẫn HS đọc: to, rõ, đúng nhịp thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nhân vật
- HS đọc- Nhận xét
GV cho HS đọc chú thích ở SGK
Hình tượng Ngư Tiều dường như đã được định hình để chỉ người ẩn sĩ muốn tránh cuộc đời, tìm về với thiên nhiên, nhất là trong những thời buổi loạn lạc, nhiều người tri thức có lương tri thường cam phận “ôm tài giấu tiếng làm tiều, làm ngư”
? Xác định bố cục của VB? (trích) nêu nội dung chính của từng phần?
 HS đọc lại 8 câu thơ đầu
? Trịnh Hâm chọn thời điểm nào để gây tội ác?vì sao?
Hành động có toan tính, có âm mưu, kế hoạch sắp đặt khá kĩ lượng, chặt chẽ. Hắn lừa Tiểu Đồng vào rừng hái lá thuốc rồi trói Tiểu Đồng vào gốc cây cho Hổ ăn thịtra nói với Vân Tiên rằng tiểu đồng bị cọp vồ. Hắn lại lừa Vân Tiên lên thuyền rồi hứa đưa bạn về quê nhà, sau đó hắn chọn thời gian đêm khuya khi mọi người trên thuyền đã ngủ yên,hắn chọn giữa khoảng dòng nước mênh mông “ xuống vời” làm người bị xô không kịp kêu lên.
 ? Sau khi xô Vân Tiên xuống khoảng nước mênh mông Trịnh Hâm đã làm gì?
Hắn hành động xong la lối om sòm lên, rồi kể lể bịa đặt để che lấp tội ác của mình.
? Vì sao Trịnh Hâm lại hãm hãi Vân Tiên?
Trong cuộc hội ngộ uống rượu, làm thơ trong quán giữa đường của 4 người ( Vân Tiên- Trịnh Hâm-Bùi Kiệm- Tử Trực).Trịnh Hâm thấy Vân Tiên tài cao hơn hắn nên hắn tỏ ra ghen ghét đố kị, lo cho con đường tiến thân của mình.Hắn nghĩ Vân Tiên là vật cản trên con đường công danh của hắn.
 "Kiệm, Hâm là đứa so đo
Thấy Tiên dường ấy âu lo trong lòng
Khoa này Tiên ắt đầu công
Hâm dầu có đậu cũng không xong rồ
Đến khi Vân Tiên bị mù, tiền hết, bỏ thi, không còn là bước cản đối với hắn, thế nhưng hắn vẫn tìm cách hãm hãi.
? Nhận xét về con người của Trịnh Hâm?(Liệu đó có phải là hành động bộc phát?)
Hắn hãm hại một con người tội nghiệp đang cơn hoạn nạn, không nơi nương tựa, mù lòa không có khả năng chống đỡ.Hắn là kẻ bất nghĩa vì hắn đã hại bạn.Vân Tiên đã từng uống rượu làm thơ với hắn. Hắn đã từng nhờ cậy và hứa hẹn với Vân Tiên.
? Hình ảnh củaTrịnh Hâm đại diện cho lớp người nào trong xã hội?
Đại diện cho cái ác, những đố kị, toan tính thấp hèn trong xã hội( động cơ giết người là lòng đố kị chứ không có thù oán gì)
? Đối với hạng người như Trịnh Hâm ta phải làm gì?
Cần lên án, tránh xa tính xấu đó.
? Em có nhận xét gì cách kể chuyện trong đoạn thơ trên?
? Chi tiết Giao Long dìu Vân Tiên vào bờ giống thể loại nào của văn học dân gian?
Mang yếu tố hoang đường giống mô típ truyện cổ tích “ở hiền gặp lành”.Người tốt gặp hoạn nạn nhưng được thần linh cứu giúp=> Thế hiện của tác giả và của nhân dân.Bởi giữa thời buổi loạn lạc, cái ác luôn lẩn khuất sau mũ cao áo dài của kẻ chức vị để làm hại dân lương thiện như Võ Công-Thái Sư..Nhưng tác giả không mất lòng tin mà tác giả rất tin tưởng tấm lòng nhân nghĩa của người dân lương thiện như Ngư Ông,Ông Quán,Ông Tiều...
HS đọc đoạn còn lại.
? Khi thấy người bị nạn vợ chồng Ông Ngư đã có hành động như thế nào?
? Em có nhận xét gì cách sử dụng từ ngữ câu thơ trên? Với từ ngữ đó thể hiện việc làm gì?
Gợi tả sự chân tình của gia đình đối với người bị nạn.Cả nhà nhốn nháo, hối hả lo chạy chữa cứu sống Vân Tiên bằng mọi cách.cứu chữa bằng phương pháp dân dã rất ân cần chu đáo.Hành động của gia đình ông Ngư hoàn toàn đối lập với mưu toan thấp hèn nhằm hại người của Trịnh Hâm.
? Sau khi cứu sống Vân Tiên ông Ngư đã nói gì với Vân Tiên?
Giải thích nghĩa từ “ hẩm hút”.
Biết tình cảnh khốn khó của chàng,Ngư ông sẵn lòng cưu mang Vân Tiên,dù chỉ là chia sẻ cuộc sống đói nghèo “hẩm hút” tương rau nhưng chắc chắn sẽ ấm tình người.Ông không hề tính toán đến ơn cứu mạng mà Vân Tiên chẳng thể báo đáp.
? Gia đình Ngư ông có phẩm chất tốt đẹp gì?
Trong tác phẩm có nhiều đoạn tác giả đề cao tấm lòng hào hiệp, trọng nhân nghĩa, thấy việc nghĩa là làm, không chờ báo đáp,không vụ lợi cá nhân như Vân Tiên cứu Nguyệt Nga, sau này ông Tiều cứu Vân Tiên.
?Ngư ông giải bày quan điểm của ông về cuộc sống như thế nào?
HS dựa vào SGK trả lời.
?Em hiểu như thế nào với những từ: doi-vịnh-chích –đầm?
Cảnh thiên nhiên sông nước Nam Bộ.
? Trước cảnh thiên nhiên thoáng đạt,cuộc sống của con người ở đây như thế nào?
? Qua cuộc sống của Ngư ông tác giả muốn gửi gắm điều gì?
Lời nói của ông Ngư là tiếng lòng của Nguyễn Đình Chiều.Tác giả có khát vọng về một cuộc sống đẹp, một lối sống đáng ước mơ, đây là cuộc sống ngoài vòng danh lợi, sống hòa nhập với thiên nhiên, với miền sông nước, nuôi chí sống ngoài vòng danh lợi, không bon chen với cuộc đời.Sống tự do phóng khoáng giữa đất trời cao rộng, hòa nhập, bầu bạn với thiên nhiên, thảnh thơi giữa sông nước gió trăng,cuộc sống đầy ắp niềm vui bởi con người lao động tự do,làm chủ mình=> Cuộc sống xa lạ với toan tính nhỏ nhen ích kỉ, mưu danh, trục lợi, sẵn sàng chà đạp lên cả đạo đức và nhân nghĩa( Trịnh Hâm)
=>Tác giả có quan điểm tiến bộ.
HOẠT ĐỘNG 2:5P LUYỆN TẬP.
Nhập vai Ngư ông hoặc Vân Tiên kể lại đoạn trích?
HS thảo luận-Trả lời. 
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
- Học bài: Học thuộc đoạn trích
- Soạn: + Bài chương trình địa phương phần văn 
 + Tổng kết về từ vựng
I.Vị trí đoạn trích.
Thuộc phần 2 của tác phẩm.
II.Đọc – tìm hiểu từ khó:
1.Đọc.
2.Tìm hiểu từ khó.
3. Bố cục: 2 phần: 
 + 8 câu đầu:Hành động gây tộ ác của Trịnh Hâm.
 + Còn lại: Việc làm nhân đức cùng với cuộc sống trong sạch của Ngư Ông.
III. Tìm hiểu văn bản.
1.Tội ác của Trịnh Hâm.
"Đêm khuya lặng lẽ như tờ
khi ấy ra tay
Vân Tiên bị gã xô ngay xuống vời
giả tiếng kêu trờilấy lời phui pha"
=> Hành động có sự sắp xếp,tính toán, chuẩn bị, mưu tính trước sau 
-Là người có tính đố kị,độc ác.(Đã ngấm vào máu thịt, bản chất của hắn)
-Là người bất nhân, bất nghĩa.
Trịnh Hâm hiện thân của cái ác.
Tác giả thành công sắp xếp tình tiết hợp lí, diễn biến hành động nhanh gon, ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị.
2.Việc làm nhân đức và nhân cách cao cả của ông Ngư:
Vớt ngay lên bờ.
Hối con vầy lửa một giờ
Ông hơ bụng dạ mụ hơ mặt mày"
=> Nhịp thơ nhanh, câu thơ mộc mạc, tự nhiên, mang tính dân dã.
Việc làm chân tình,cao đẹp ( nhân ái và hào hiệp)
 “Ngư rằng: "Người ở cùng ta
Hôm mai hẩm hút với già cho vui Lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn"
-> Tấm lòng bao dung, nhân ái, hào hiệp.
+ Cuộc sống của Ngư ông:
"Rày roi mai vịnh vui vầy
 Chích-đầmTắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang"
=>Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm=>Diễn tả con người sống hòa nhập thiên nhiên cao rộng thoáng đạt.
Vui vầy-hứng-chơi...=>Diễn tả niềm vui thanh thản , sống tự do, tự làm chủ mình, sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi.
.
3. Tổng kết, ghi nhớ
1. Nghệ thuật:
- Cách sắp xếp các tình tiết hợp lí, diễn biến hành động nhanh gọn.
- Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, giàu chất Nam Bộ.
- Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, giàu cảm xúc
- Khắc hoạ các nhân vật đối lập thông qua lời nói,cử chỉ, hành động.
2. Nội dung: 
- Thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả đối với nhân dân lao động.
Tác giả nhập thân vào nhân vật để nói lên khát vọng sống và niềm tin yêu cuộc đời của mình.
-Thi vị hóa cuộc sống bình thường của người lao động.
-Trân trọng ước mơ của người lao động.
-Gửi gắm khát vọng, niềm tin vào cái thiện.
GHI NHỚ:SGK
III. LUYỆN TẬP
Củng cố-dặn dò :5p
Học bài: Học thuộc đoạn trích
- Soạn: + Bài chương trình địa phương phần văn 
 + Tổng kết về từ vựng
 **********************************
Ngày
Tiết 42
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG.
(CHUYỂN VỀ TUẦN 30)
 ********************************
Ngày 
Tiết 43-44
TỔNG KẾT TỪ VỰNG
A.MỤC TIÊU :
 - Hệ thống hoá kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa.
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học khi giao tiếp , đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
 TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.
 2. Kĩ năng: 
- Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
 3. Thái độ: 
 - Tích cực học tập trau dồi thêm kiến thức từ vựng.
B.CHUẨN BỊ : GV-HS cùng soạn bài.
 Bảng phụ, bảng nhóm
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Để củng cố các kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về từ vựng , từ đó các em có thể nhận diện và vận dụng khái niệm , hiện tượng một cách tốt hơn, chúng ta cùng vào tìm hiểu giờ học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 KIẾN THỨC
* HOẠT ĐỘNG 1: 
? Trong tiếng việt từ được chia làm mấy loại?Nêu khái niệm của mỗi loại? Cho via dụ?
GV treo sơ đồ-HS lên điền.
GV nhận xét, bổ sung.
Bài 2:Xác định từ ghép, từ láy?
GV treo bảng phụ có ghi bài tập.HS lên gạch chân dưới từ ghép(-) dưới từ láy(=).
Bài 3:Từ láy nào có sự giảm nghĩa? Từ láy nào có sự tăng nghĩa?
? Thế nào là thành ngữ?
Bài 2: Tổ hợp từ nào là thành ngữ, tổ hợp từ nào là tục ngữ?
? Tục ngữ khác thành ngữ như thế nào?
-Tục ngữ là một câu biểu thị sự  ... cho con thuyền lướt nhanh ra khơi.
? Họ ra khơi với những câu hát như thế nào?
Hát rằng: Cá bạc...cá ơi!
? Qua câu hát em hiểu gì về con người ở đây?
Biển cả phong phú, giàu có, con người lao động vui khỏe, lạc quan, tin yêu cuộc sống.
Hết tiết 1
? Cảnh đoàn thuyền đi trên biển được miêu tả như thế nào?tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Cánh buồm hòa với ánh trăng, với trời, với nước biển hòa thành một, thuyền lướt trên biển như đi trên mây, đi trên trăng sao.Thuyền ra khơi có gió làm lái, trăng làm buồm=> tạo không gian rộng lớn, con người dàn trận, bủa lưới để dò bụng biển.
? Bức tranh biển cả vào ban đêm được tác giả miêu tả như thế nào?
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Những chiếc đuôi cá vẩy dưới nước làm cho ánh trăng lấp lánh cùng với thủy triều lên xuống tạo hơi thở của biển đêm.Đốm sao trên mặt nước được nâng lên,hạ xuống một cách rất đẹp.
? Niềm vui của người lao động được thể hiện như thế nào? Từ ngữ nào thể hiện niềm vui đó?
Trăng gõ thuyền gọi cá vào lưới=> cá vào lưới theo nhịp của răng sao.Hình ảnh kéo xpawn tay=>cánh tay lực lượng rắn chắc, dẻo dai, tư thế dũng mạnh để toát lên thành quả lao động mĩ mạn “chùm cá nặng” “vẩy bạc...đông”
? Đoàn thuyền trở về trong thời điểm nào? Tâm 
trạng như thế nào?
? Em có nhận xét gì nghệ thuật tác giả sử dụng ở đây( âm hưởng, lời thơ, điệu thơ)
Câu hát căng buồm đưa thuyền đi, câu hát căng buồm đưa thuyền về.khi thuyền chạy đua với mặt trời, con thuyền đã về đích trước, cá đã dỡ xuống phơi dài muôn dặm “Mắt cá huy hoàng”=> Thành quả lao động=> Hình ảnh người lao động hòa nhập với thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên=> thể hiện niềm tin, niềm vui trước cuộc sống mới=> Họ rất yêu lao động.
? Qua bức tranh về thiên nhiên và caon người lao động trong bài, em có nhận xét gì về cái nhìn và cảm xúc của tác giả trước đất nước và con người?
HS trả lời rút ra ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP.
Câu nào nói không đúng vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ?
a.Lời thơ dõng dac, điệu thơ hào hùng.
B.giọng thơ khỏe khoắn.
c.Sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
D.giọng điệu trầm hùng, bi tráng.
I.Giới thiệu chung
1. Tác giả: 
- Cù Huy Cận : ( 1919 – 2005 ) Quê : Hà Tĩnh. Nổi tiếng trong phong trào thơ mới với tập thơ “ Lửa Thiêng “
- Ông tham gia cách mạng trở thành nhà thơ tiêu biểu cho nền thơ hiện đại Việt Nam.
- Huy Cận được nhà nước trao giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật ( 1996)
- Thơ ông tràn ngập niềm vui cuộc sống.
2. Tác phẩm:
- Năm 1958, ông đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh bài thơ ra đời trong thời gian ấy và in trong tập thơ "Trời mỗi ngày lại sáng"
- Thể thơ: Tự do
3. Đọc – tìm hiểu từ khó:
a.Đọc
b.Từ khó.
c. Bố cục: 3 phần:
- 2 khổ đầu: Cảnh ra khơi.
- 4 khổ tiếp theo: Cảnh lao động trên biển
- Còn lại: cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh
II.Timg hiểu văn bản.
1.Cảnh ra khơi.
 "Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa"
-> Nghệ thuật: nhân hoá, so sánh,liên tưởng, hai vần trắc "lửa - cửa" liền nhau =>Tạo ra cảnh rộng lớn huy hoàng, tráng lệ, gần gũi với con người.
"...Lại ra khơi
Câu hát....khơi”
=>Hình ảnh lãng mạn, khỏe, diễn tả niềm vui, lạc quan đầy niềm tin của người lao động.
2.Cảnh lao động.
 "Thuyền ta...
 Ra đậu dặm xa dò bụng biển
 Dàn đan thế trận lưới vây giăng"
Nghệ thuật: tưởng tượng phong phú
-> Hình ảnh con thuyền trở thành kì vĩ, khổng lồ,hoà nhập với thiên nhiên, vũ trụ rộng lớn.
=> Con người chinh phục được thiên nhiên,làm chủ được công việc.
Tác giả vừa tả thực, vừa lãng mạn làm nổi bật vẻ đẹp sức mạnh của thiên nhiên và con người trong sự hài hòa.
“Cá Nhụ, cá Chim...Hạ Long”
=>Dùng phép so sánh, nhân hóa liệt kê ca ngợi sự giàu có, phong phú của biển: Tạo ra vẻ đẹp lung linh lộng lẫy của các loài cá lấp lánh dướ ánh trăng sao.
"Ta hát bài ca gọi cá vào....trăng cao
 Sao mờ kéo lưới kịp trời sang.....chùm cá nặng”
=>Say sưa lao động, gắn bó ân tình với biển.
3.Đoàn thuyền trở về.
Mặt trời đội biển=> Bình minh lên
- "Câu hát căng buồm...phơi"
Âm hưởng sôi nổi, bay bổng.
Lời thơ dõng dạc.
Điệu thơ như khúc hát say mê.
Con thuyền tranh chấp với thời gian trong không khí vui vẻ, hồ hởi của thành quả lao động.
GHI NHỚ: SGK
III.LUYỆN TẬP.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
Củng cố- dặn dò: 5p
Hệ thống bài - Hướng dẫn H/s luyện tập
 - Đọc diễn cảm bài thơ 
 - Học thuộc lòng bài thơ
- Soạn tiếp “Tổng kết từ vựng” "Bếp lửa", “Nghị luận trong văn bản tự sự”
Ngày
Tiết 53
TỔNG KẾT TỪ VỰNG
A. MỤC TIÊU:
 - Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về từ vựngvà một số phép tu từ từ vựng.
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học khi giao tiếp , đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình; phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá , nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
 - Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh và các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
 2. Kĩ năng: 
- Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
 - Nhận diện các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá , nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể.
 3. Thái độ: 
 - Nắm chắc kiến thức học tập tiến bộ.
B.CHUẨN BỊ: GV-HS cùng soạn bài
Bảng phụ.
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định:1P
 2. Kiểm tra bài cũ:1P 
 - Kết hợp trong tiết học.
 3. Bài mới:1P 
 - Để củng cố các kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về từ vựng , từ đó các em có thể nhận diện và vận dụng khái niệm , hiện tượng một cách tốt hơn, chúng ta cùng vào tìm hiểu giờ học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 KIẾN THỨC
* HOẠT ĐỘNG 1: 
? Nhắc lại khái niệm từ tượng hình ,từ tượng thanh, Cho ví dụ?
? Tìm một số tên loài vật là từ tượng thanh ?
?Xác định các từ tượng hình và giá trị sử dụng của nó?
? Kể tên các phép tu từ từ vựng đã học?
? Thế nào là phép tu từ so sánh?
? Ẩn dụ là gì?
? Nhân hoá là gì?
? Thế nào là BPTT hoán dụ?
- HS: Thảo luận trả lời:
*Nhân hoá: Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật...bằng những từ ngữ vốn trước dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối trở nên gần gũi với con người
*Hoán dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm
*Nói giảm, nói tránh: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
*Thảo luận nhóm
? Nói quá là gì?
? Thế nào là nói giản, nói tránh?
? Điệp ngữ là gì?
? Thế nào là chơi chữ?
- Hs :Thảo luận trình bày.
- Gv : Chốt ghi bảng.
*HOẠT ĐỘNG 2 : LUYỆN TẬP.
Vận dụng kiến thức về một số phép tu từ để phân tích nghệ thuật độc đáo trong các đoạn thơ.
Hướng dẫn hs luyện tập 
- Gv : Cho học sinh đọc yêu cầu của đề bài
- Hs : Thảo luận nhóm trình bày.
- GV: Chốt sửa sai.
d. Nhân hoá: thiên nhiên trong bài (ánh trăng): có hồn gắn bó với con người
e. Phép ẩn dụ: Em bé - mặt trời 2
-> Gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi sống niềm tin của mẹ với ngày mai.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
- Hướng dẫn HS về nhà
	 - Ôn lại nội dung bài 
 - Chuẩn bị làm thơ tám chữ
I. Từ tượng thanh và từ tượng hình:
a. Khái niệm:
*Từ tượng thanh: Mô phỏng âm thanh của thiên nhiên của con người
Ví dụ: hu hu, ầm ầm...
*Từ tượng hình: Là những từ ngữ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
Ví dụ: Móm mém.khệnh khạng...
b. Bài tập:
* Tìm tên những loài vật là từ tượng thanh:
VD: Tu hú, tắc kè, quốc,mèo...
* Tìm các từ tượng hình, phân tích giá trị sử dụng
- Các từ: Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ
-> Miêu tả đám mây một cách cụ thể, sống động
II. Một số pháp tu từ, từ vựng:
a. Khái niệm:
* So sánh: Đối chiếu sự việc này, sự vật này, sự vật khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
* Ẩn dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật ,hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Nhân hóa :Tả loài vật, cây cối đồ vật bằng từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc để tả con người.
Hoán dụ : Tên gọi sự vật, hiện tượng khái niệm này bằng tên của sự vật, hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nhau.
* Nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để gây ấn tượng mạnh, tăng sức biểu cảm
*Điệp ngữ: Là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc một câu) để làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ lặp lại gọi là điệp ngữ
*Chơi chữ: Lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước...làm câu văn hấp dẫn thú vị hơn
 b. Bài tập: II. LUYỆN TẬP :
- Phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau:
- Thân- Hoa- cánh =>Chỉ cuộc đời Thúy Kiều 
-Cây- lá=>Gia đình của Thuý Kiều và cuộc sống của gia đình.
 =>Kiều bán mình để cứu gia đình(ẩn dụ)
* So sánh: Tiếng đàn của Thuý Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa
* Phép nói quá: Sắc đẹp và tài năng của Thuý Kiều
- Phép nói quá: Kiều có sắc đẹp đến mức « Hoa ghen thua...xanh »=> Kiều còn có tài « Sắc đành hai »=> Khắc họa tài sắc vẹn toàn.
d.Nói quá :
Gác quan Âm nơi Thuý Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh rất gần với phòng đọc của Thúc Sinh. Tuy cùng ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư, gần nhau từng gang tấc nhưng giờ đây 2 người đó cách trở gấp mười quan san -> Tả sự xa cách giữa thân phận cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thúc Sinh
e. Phép chơi chữ: Tài - Tai
-> Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ
Bài 2 :Điệp từ « còn »
Dùng từ đa nghĩa say sưa.
=> Uống rượu say sưa vì tình=> Thể hiện tình cảm mạnh mẽ mà kín đáo.
b.Nói quá : Nói về sự lớn mạnh của nghĩa quân.
c.So sánh : Âm thanh tiếng suối với cảnh rừng dưới đêm trăng.
d.Nhân hóa.Biến trăng thành bạn tri âm, tri kỉ=> Sống động, có hồn và gắn bó với con người.
e.Ẩn dụ :Mặt trời chỉ em bé, sự gắn bó với con người đối với mẹ, là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.
Củng cố- dặn dò:5p
- Hướng dẫn HS về nhà
	 - Ôn lại nội dung bài 
 - Chuẩn bị làm thơ tám chữ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 KIẾN THỨC

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 tuan 9(1).doc