Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 26

Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 26

TUẦN 26

Tiết 101

HOÁN DỤ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Nắm được khái niệm hoán dụ , các kiểu hoán dụ.

- Bước đầu biết phân tích tác dụng của hoán dụ.

II. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

_ Đọc lại đoạn thơ miêu tả hình ảnh Lượm trong chiến đấu và hi sinh. Em có suy nghĩ gì về nhân vật Lượm.

_ Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.

 

doc 7 trang Người đăng vultt Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Tiết 101
HOÁN DỤ
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Nắm được khái niệm hoán dụ , các kiểu hoán dụ. 
Bước đầu biết phân tích tác dụng của hoán dụ.
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
_ Đọc lại đoạn thơ miêu tả hình ảnh Lượm trong chiến đấu và hi sinh. Em có suy nghĩ gì về nhân vật Lượm.
_ Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.
Bài mới:
 Giới thiệu bài
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
1/ Hoán dụ là gì?
_ GV mời HS đọc câu thơ ( SGK/82).
_ Các từ in đậm trong câu thơ chỉ ai?
_ Giữa áo nâu và áo xanh, nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào?
[?] Cách nói trên có tác dụng gì? (Câu văn thêm giàu hình ảnh và hàm súc).
[?] Vậy thế nào là hoán dụ?
_ HS đọc phần ghi nhớ (SGK/ 82)
2/ Các kiểu hoán dụ:
Mời HS đọc II .1
a/ Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
[?] Xác định hoán dụ trong hai câu thơ trên?
“Bàn tay ta” ý chỉ gì? (người lao động).
[?] Giữa “người lao động” và “bàn tay ta” có quan hệ như thế nào? (bàn tay là bộ phận của người lao động ® gọi sự vật hiện tượng bằng tên 1 bộ phận của nó).
_ GV cho ví dụ:
Vì sao? Trái đất nặng ân tình.
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh
[?] Trái đất chỉ điều gì? Thể hiện quan hệ thế nào?
( Trái đất chỉ nhân loại. Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng)
_ Mời HS đọc ví dụ c trang 83.
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú, cháu
Gặp nhau Hàng Bè.
[?] Xác định hoán dụ? Đổ máu gợi cho em liên tưởng đến sự việc gì? Mối quan hệ giữa chúng ra sao? 
( Đổ máu: sự kiện khởi nghĩa cách mạng tháng 8 – 1945 ở thành phố Huế – chiến tranh ác liệt.
Ú Quan hệ dấu hiệu đặc trưng của sự kiện, sự việc và bản thân sự kiện , sự việc).
_ GV đưa ví dụ
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
[?] Tìm ẩn dụ? Ý nghĩa của ẩn dụ ấy?
[?] Giữa “áo chàm” và “đồng bào” có quan hệ như thế nào? (áo chàm là dấu hiệu đặc trưng của người Việt Bắc).
[?] Trong hoán dụ, sự vật thay thế và sự vật được thay thế có quan hệ như thế nào?
_ HS đọc ví dụ b (SGK/83)
[?] Một và ba gợi cho em liên tưởng đến điều gì? Mối quan hệ giữa chúng như thế nào?
( + Một: số lượng ít, rất ít
 + Ba: số lượng nhiều, rất nhiều
Ú Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng).
[?] Em hãy tìm ví dụ về hoán dụ. Xác định quan hệ trong hoán dụ.
[?] Có mấy kiểu hoán dụ?
_ Giáo viên gọi HS đọc và lặp lại ghi nhớ SGK/83.
_ Học sinh làm bài tập
_ GV cho HS đọc yêu cầu từng bài tập rồi cho HS thảo luận...
_ Sau đó gọi bất kỳ 1 HS nào trong các nhóm lên sửa bài tập. GV cho HS nhận xét, sửa bài, cho điểm.
Tìm hiểu bài:
1/ Hoán dụ là gì?
 Áo nâu liền với áo xanh.
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
_ Áo nâu : Người nông dân .
_ Áo xanh : Người công nhân.
_ Nông thôn , thị thành : những người sống ở nông thôn , những người sống ở thị thành .
® Gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ gần gũi với nó. Đó là hoán dụ.
2/ Các kiểu hoán dụ:
a/ Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông)
	® toàn thể ® bộ phận
b/ Vì sao? Trái đất nặng ân tình.
 Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh
® vật chứa đựng ® vật bị chứa đựng.
c/ Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
(Tố Hữu)
Dấu hiệu của sự vật ® Gọi sự vật
d/ Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
 Cái cụ thể ® Cái trừu tượng
Ghi nhớ:
SGK trang 82,83
Luyện tập:
Bài tập 1; 2; 3/84.
Củng cố:
[?] Thế nào là hoán dụ? Hoán dụ có tác dụng gì trong câu văn, câu thơ?
Dặn dò:
Học ghi nhớ
 Tìm hiểu về thơ bốn chữ và tập sáng tác thơ bốn chữ ở nhà.
TUẦN 26
Tiết 102
TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
_ HS bước đầu nắm được đặc điểm loại thơ 4 chữ.
_ Nhận diện được thể thơ này khi học và đọc thơ ca.
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
_ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Bài mới: tập làm thơ.
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
_ Bước 1: HS trình bày đoạn thơ đã chuẩn bị ở nhà.Yêu cầu: chỉ ra nội dung vần, nhịp có trong đoạn thơ.
_ Bước 2: cả lớp nhận xét ưu - nhược điểm.
_ Bước 3: cả lớp góp ý, cá nhân sửa chữa bài.
_ Bước 4: cả lớp cùng GV nhận xét, đánh giá.
Lưu ý: đặc diểm của thể thơ 4 chữ
_ Bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng 4 chữ, thường ngắt nhịp 2/2, thích hợp với lối kể và tả.
_ Cách gieo vần:
a/ Vần lưng: vần được gieo ở giữa dòng thơ.
 VD: Chú bé loắt choắt
 Cái xắc xinh xinh
b/ Vần chân: vần được gieo ở cuối dòng thơ.
 VD: Hễ kiếm được mồi
 Kiến tha về tổ
 Xếp cùng một chỗ
 Làm của cải chung
c/ Vần liền: vần liên tiếp giống nhau ở cuối câu.
 VD: Nghé hành nghé hẹ
 Nghé chẳng theo mẹ
 Thì nghé theo đàn
 Nghé chớ đi càn
 Kẻ gian nó bắt.
 ( Đồng dao)
d/ Vần cách ( gián cách): Các vần tách ra không liền nhau.
 VD: Bỗng loè chớp đỏ
 Thôi rồi, Lượm ơi! 
 Chú đồng chí nhỏ
 Một dòng máu tươi
Lưu ý: đặc diểm của thể thơ 4 chữ
_ Bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng 4 chữ, thường ngắt nhịp 2/2, thích hợp với lối kể và tả.
_ Cách gieo vần:
a/ Vần lưng: vần được gieo ở giữa dòng thơ.
b/ Vần chân: vần được gieo ở cuối dòng thơ.
c/ Vần liền: vần liên tiếp giống nhau ở cuối câu.
d/ Vần cách ( gián cách): Các vần tách ra không liền nhau.
Dặn dò:
_ Đọc thêm sách giáo khoa trang 86.
Dặn dò:
_ Soạn bài : Cô Tô.
TUẦN 26
Tiết 103,104
CÔ TÔ 
 NGUYỄN TUÂN
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
_ Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài.
_ HS thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
_ Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
Bài mới:
_ GV giới thiệu bài ® ghi tựa.
 Giảng nghĩa từ khó: khố xanh, đá đầu sư, đường bệ, ngấn bể, cong, ang...
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
_ GV mời HS đọc phần (*) sách giáo khoa trang 90. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
_ GV đọc mẫu một đoạn, HS đọc tiếp.
[?] Theo em, bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của từng đoạn là gì?
[?] Bức tranh toàn đảo Cô Tô đã được tác giả nói đến trong thời gian nào? Không gian đảo ra sao?
[?] Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua đã được miêu tả như thế nào?
[?] Em hãy nhận xét những từ ngữ, hình ảnh trong đoạn đầu của bài diễn tả cụ thể vẻ đẹp ấy?
[?] Em có suy nghĩ gì về cảnh sắc ở vùng đảo Cô Tô?
Mời HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển.
[?] Em hãy tìm những từ ngữ chỉ hình dáng và màu sắc, những hình ảnh mà tác giả dùng để vẽ nên cảnh mặt trời mọc đó?
[?] Em có nhận xét gì về những hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong đoạn văn miêu tả trên?
[?] Hãy cho biết cảm nghĩ của em về bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp này? Nếu em đã từng ngắm mặt trời mọc trên biển, em có thấy hình ảnh này là chính xác và độc đáo không? Vì sao?
Vì sao mời HS đọc lại đoạn cuối.
[?] Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả như thế nào trong đoạn cuối bài văn?
[?] Em hiểu như thế nào về sự so sánh của tác giả trong câu “cái giếng... trong đất liền”?
[?] Bài văn này gợi cho em những cảm nghĩ gì về thiên nhiên, đất nước?
TÌM HIỂU VĂN BẢN:
 _ Giới thiệu tác giả, tác phẩm (học chú thích dấu * trang 90)
 _ Chia đoạn
PHÂN TÍCH VĂN BẢN:
Bức tranh toàn đảo Cô Tô:
_ Không gian: một ngày trong trẻo, sáng sủa.
_ Thời gian: sau một trận giông bão.
_ Bầu trời trong sáng...
_ Cây thêm xanh mượt, nước bể lại lam biếc đậm đà...
_ Cát lại vàng ròn...
® từ gợi tả, màu sắc trong sáng, khung cảnh bao la và vẻ đẹp tươi sáng của quần đảo Cô Tô.
Cảnh mặt trời mọc trên biển Cô Tô:
_ ... Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính...
_ Mặt trời nhú lên dần ® tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng.
_ ... y như một mâm lễ phẩm...
® so sánh, từ gợi hình, gợi sắc, gợi cảm bức tranh trên biển thật đẹp, rực rỡ, đầy chất thơ.
Cảnh sinh hoạt và lao động của con người trên đảo Cô Tô:
_ Các xã viên gánh nước ngot chuẩn bị cho thuyền ra khơi.
_ Nổi bật nhân vật anh hùng Châu Hòa Mãn.
_ Chị vợ chủ nhiệm dịu dàng địu con.
® cuộc sống bình yên, giản dị, hạnh phúc.
TỔNG KẾT:
_ Học thuộc ghi nhớ SGK trang 91
 Luyện tập:
 _ Viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc mà em đã quan sát được.
Dặn dò:
 _ Học bài.
 _ Chuẩn bị: viết bài làm văn tả người.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN26.doc