Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 28

Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 28

TUẦN 28

Tiết 109

CÂY TRE VIỆT NAM

 --- THÉP MỚI ---

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

_ Cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của hình ảnh cây tre gắn liền với cuộc sống dân tộc Việt Nam và trở thành một biểu tượng của đất nước ta.

_ Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của bài kí: giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu.

II/ TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

_ Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.

3. Bài mới:

a. Văn bản:

_ Giới thiệu bài.

 

doc 8 trang Người đăng vultt Lượt xem 969Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Tiết 109
CÂY TRE VIỆT NAM
	--- THÉP MỚI ---
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
_ Cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của hình ảnh cây tre gắn liền với cuộc sống dân tộc Việt Nam và trở thành một biểu tượng của đất nước ta.
_ Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của bài kí: giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu.
II/ TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
_ Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
Bài mới:
Văn bản:
_ Giới thiệu bài.
_ Ghi đề lên bảng.
Đọc - Tìm hiểu văn bản:
_ Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả Thép Mới và văn bản “Cây Tre” (SGK/92 phần chú thích) tìm hiểu từ ngữ chú thích trong bài.
_ Giáo viên hướng dẫn HS đọc: đọc giọng kể, kết hợp tả, bình luận. Giọng văn rắn rỏi. Chú ý giọng đọc, nhịp điệu nhịp nhàng. Thay đổi theo hình ảnh trong phim.
_ Giáo viên đọc mẫu - HS đọc theo - GV nhận xét.
Phân tích văn bản:
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
[?] Hãy nêu đại ý văn bản? (Vẻ đẹp và hình ảnh cây tre gắn liền với cuộc sống dân tộc Việt Nam và trở thành biểu tượng của nước ta).
[?] Tìm bố cục văn bản và nêu ý chính từng đoạn.
Đoạn 1: “Từ đầu... như một người”: phác họa hình ảnh cây tre với những phẩm chất nổi bật của nó.
Đoạn 2: “Nhà thơ...chung thủy”: Tre gắn bó với con người trong cuộc sống hằng ngày và trong lao động.
Đoạn 3: “ Như tre mọc thẳng  anh hùng chiến đấu”: Tre sát cánh với con người trong cuộc sống chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước.
Đoạn 4: Phần còn lại : Tre vẫn là người bạn dồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai.
Giáo viên mời học sinh đọc “Từ đầu ... thủy chung”.
[?] Cho biết ý chính của đoạn (Cây tre là người bạn thân của nông dân VN, của nhân dân VN).
[?] Vì sao có thể nói “Cây tre là người bạn của nông dân VN, của nhân dân VN”? Tác giả nói đến sự gắn bó này ở phương diện và trình tự nào?
[?] Qua đó, tác giả đã phát biểu và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp nào ở cây tre?
[?] Để thể hiện những phẩm chất của cây tre, tác giả đã dùng thủ pháp nghệ thuật chủ yếu nào? (nhân hóa)
[?] Tìm và phân tích tác dụng của vài phép nhân hóa sử dụng trong bài?
[?] Ngoài những chi tiết, hình ảnh trong bài nói lên sự gắn bó thân thiết của cây tre với con người VN trong đời sống lao động hàng ngày, em còn có thể nêu lên những ví dụ nào khác nữa?
Giáo viên chốt lại và chuyển sang đoạn 2.
Mời 1 HS đọc lại đoạn 2 “Như... thủy chung”.
[?] Ngoài những phẩm chất tốt đẹp, tre còn có vai trò như thế nào đối với đời sống con người và dân tộc VN? Nói rõ.
[?] Em hiểu như thế nào về cách nói “Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu”? (thảo luận).
Giáo viên chốt lại chuyển sang phần hết.
Mời 1 HS đọc phần hết “Nhạc... VN”
[?] Hình ảnh nổi bật gần gũi của tre đối với đời sống dân quê VN là gì? (Nhạc của tre) - Nói như thế có ý nghĩa gì?(Thể hiện nét đẹp văn hóa độc đáo của tre)
[?] Hình ảnh măng mọc trên phù hiệu được tác giả đưa ra có tác dụng gì? (dẫn tới những suy nghĩ về cây tre trong tương lai của đất nước khi đi vào công nghiệp hóa).
[?] Ở phần kết bài, tác giả đã thể hiện sự gắn bó của cây tre với đất nước và con người VN trong hiện tại và tương lai như thế nào?
[?] Ở phần kết bài, tác giả đã hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa? Em hãy nêu suy nghĩ của mình về điều đó?
[?] Ngày mai sắt, thép có thể nhiều hơn tre, tre có thể bớt đi vai trò quan trọng của nó trong sản xuất và cả trong đời sống hàng ngày của con người. Thực tiễn sự phát triển của xã hội trong những năm gần đây đã chứng tỏ điều đó, vậy thì cây tre có còn thân thuộc, gắn bó với dân tộc VN, con người VN nữa không? (Thảo luận).
[?] Em có nhận xét gì về giọng điệu, nhịp điệu của bài? Tác dụng? (Câu văn có nhiều nhạc tính tạo nên chất trữ tình, khi thiết tha, khi sôi nổi bay bổng, có sức lôi cuốn người đọc, người nghe).
[?] Người ta thường nói “Cây tre Việt Nam”, cách nói này có ý nghĩa gì? Vì sao có thể nói như vậy? Hãy nói lên suy nghĩ của em về điều này? (Thảo luận).
[?] Đây là một văn bản thuộc thể kí. Qua văn bản, em hãy trình bày đặc điểm của thể kí?
I/ TIM HIỂU VĂN BẢN :
_ Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
(Học chú thích SGK trang 98.).
_ Chia đoạn:
II PHÂN TÍCH VĂN BẢN:
Những phẩm chất của cây tre:
_ ...Ở đâu tre cũng xanh tốt.
_ ...dáng ...mộc mạc, màu...nhũn nhặn.
_ ...cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao... giản dị, chí khí như người.
Nghệ thuật nhân hóa: tre mang những phẩm chất tốt đẹp của con người.
Sự gắn bó của cây tre với con người và dân tộc Việt Nam:
_ Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
_ “ Tre với người vất vả quanh năm”.
_ Tre khăng khít với đời sống hằng ngày.
_ Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta.
_ Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
Nhân hóa: tre gắn bó với con người VN trong cuộc sống lao động và chiến đấu.
Tre với dân tộc VN trong hiện tại và tương lai:
_ Trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát.
 _ Tre là biểu tượng của đất nước và dân tộc Việt Nam.
III/ TỔNG KẾT:
SGK trang 100.
 Luyện tập:
_ Tìm cổ tích, ca dao, tục ngữ Việt Nam nói đến cây tre
Củng cố:
[?] Qua tìm hiểu văn bản, em hiểu thế nào về vai trò, ý nghĩa của cây tre đối với nhân dân Việt Nam? 
Dặn dò:
_ Học bài.
_ Tìm thêm những câu tục ngữ, ca dao, những truyện cổ tích Việt Nam có nói đến hình ảnh cây tre để thấy cây tre gắn bó lâu đời đối với dân tộc ta.
_ Soạn bài : Các thành phần chính của câu trần thuật đơn ( tiếp theo).
TUẦN 28
Tiết 110
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
_ HS biết được thế nào là câu trần thuật, mục đích sử dụng của câu trần thuật.
_ Bước đầu phân biệt được câu trần thuật đơn với câu trần thuật ghép.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ. _ Hãy cho biết sự gắn bó của cây tre với đời sống lao động và trong chiến đấu của người Việt Nam.
 _ Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài Cây tre.
Bài mới:
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
_ GV hướng dẫn HS đánh dấu số câu có trong đoạn văn trang 101
[?] Trong các câu ở đoạn văn trên, câu nào dùng để thuật việc? Câu nào dùng để hỏi? Câu nào dùng để yêu cầu? Câu nào dùng để bộc lộ cảm xúc?
à GV giới thiệu đến HS các kiểu câu dựa trên mục đích nói.
_ GV ghi bảng các ví dụ:
[?] Những câu trên thuộc kiểu câu gì?
[?] Theo em, câu nào dùng để giới thiệu người, vật? Câu nào dùng để miêu tả đặc điểm? Câu nào dùng để thuật lại hành động?
[?] Trong những câu trên, câu nào có cấu tạo là một kết cấu CN-VN?
à GV giới thiệu hai loại câu trần thuật.
[?] Hãy đặt câu trần thuật đơn? Câu trần thuật ghép?
Tìm hiểu bài:
_ Câu dùng để thuật việc: 1,2,6,9à câu trần thuật.
_ Câu dùng để hỏi: 4à câu nghi vấn.
_ Câu dùng để yêu cầu: 7à câu cầu khiến.
_ Câu dùng để bộc lộ cảm xúc: 3,5,8 à câu cảm thán.
+ Phân tích cấu tạo của các câu trần thuật vừa tìm được.
Câu 1: Tôi / đã hết răng lên / xì một hơi rõ dài.
 C V
Câu 2: Tôi / mắng.
 C V
Câu 6:
 Chú mày / hôi như cú mèo thế này, ta /nào chịu được.
 C V C V
Câu 9: Tôi / về, không một chút bận tâm.
 C V
à _ Câu 1,2,9 : Trần thuật đơn.
 _ Câu 6: Trần thuật ghép.
BÀI HỌC :
 Học ghi nhớ SGK trang 101.
Luyện tập:
_ Bài tập ở lớp 1, 2, 3, 4 trang 101, 102,103.
_ Bài tập ở nhà: 5 trang 103.
Dặn dò:
_ Học bài
 _ Soạn bài : Lòng yêu nước.
TUẦN 28
Tiết 111
LÒNG YÊU NƯỚC
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
_ HS hiểu được tư tưởng cơ bản của bài văn: lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương .
_ Nắm được nét đặc sắc của bài văn tùy bút – chính luận này: kết hợp chính luận và trữ tình; tư tưởng của bài thể hiện đầy sức thuyết phục không phải chỉ bằng lí lẽ mà còn bằng sự hiểu biết phong phú, tình cảm thắm thiết của tác giả đối với Tổ quốc Xô Viết.
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
_ Thế nào là câu trần thuật đơn?
_ Câu trần thuật có mấy loại? Cho ví dụ.
Bài mới:
_ GV giới thiệu bài ® ghi tựa.
_ GV mời HS đọc phần (*) ở sách giáo khoa trang 107. Giải nghĩa từ khó.
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
_ GV mời HS đọc phần (*) SGK trang 107
_ GV đọc mẫu 1 đoạn, HS đọc tiếp.
[?] Ở đoạn trích trên, tác giả lập luận theo cách diễn dịch, nghĩa là đi từ nhận định chung rồi minh họa bằng những trường hợp cụ thể. Em hãy chỉ rõ cách lập luận ấy trong đoạn văn này?
[?] Em có đồng ý với những lập luận về lòng yêu nước trên của tác giả không? Vì sao?
[?] Lòng yêu nước của mỗi công dân Xô Viết đối
với quê hương mình là gì? Hãy tìm và đọc đoạn văn cho lòng yêu nước ấy?
TÌM HIỂU VĂN BẢN:
 _ Giới thiệu tác giả, tác phẩm ( học chú thích (*) trang 107).
 _ Chia đoạn
PHÂN TÍCH VĂN BẢN:
Ngọn nguồn của lòng yêu nước:
_ Lòng yêu nước bắt đầu từ lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng trước nhà.., yêu cái phố nhỏ...yêu vị thơm...
Điệp ngữ “lòng yêu nước” hết sức cụ thể, không cao xa, rất gần gũi, dễ thực hiện.
 [?] Theo em, khi xây dựng nên đoạn văn trên, tác 
giả nhằm mục đích gì?
[?] Hãy chỉ ra quy luật thiên nhiên cùng với quy
luật của lòng yêu nước mà tác giả đã nêu ra?
[?] Em có suy nghĩ gì về quy luật của lòng yêu
Quy luật tự nhiên nước
Quy luật lòng yêu nước
Suối ® sông ® sông dài ® biển
Yêu nhà ® yêu làng xóm ® yêu làng quê ® yêu tổ quốc
nước này?
[?] Theo em, khi nào lòng yêu nước được thể hiện và chứng minh?
® so sánh đối chiếu: lòng yêu nước bắt nguồn từ cái nhỏ đến cái lớn hơn.
Lòng yêu nước được thử thách:
_ ... đem nó vào lửa đạn gay go thử thách.
_ “Mất nuớc Nga thì ta còn sống làm gì nữa”.
® Lòng yêu nước đã được thể hiện với tất cả sức mãnh liệt của nó.
TỔNG KẾT:
Học ghi nhớ SGK trang 109
Luyện tập:
_ SGK trang 109.
_ Đọc thêm.
Dặn dò:
 _ Học bài.
_ Soạn bài: Câu trần thuật đơn có từ LÀ.
TUẦN 28
Tiết 112
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ.
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
_ Nắm được kiểu câu trần thuật đơn có từ LÀ;
_ Biết đặt câu trần thuật đơn có từ LÀ.
II/ TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
 1/ Ồn định lớp:
 2/Kiểm tra bài cũ:
 _ Đọc thuộc lòng đoạn văn “ Dòng suối đổ vào sông  yêu tổ quốc”.
 _ Nêu giá trị nội dung nghệ thuật bài Lòng yêu nước.
 3/ Bài mới:
 _ Giới thiệu bài.
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
1/ Xác định đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ Là:
?/ Xác định chủ ngữ và vị ngữ của 4 câu a,b,c,d (SGK).
?/ Vị ngữ của những câu trên do những từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành?
?/ Thử chọn và điền những từ hoặc cụm từ phủ định sau đây vào trước vị ngữ của 4 câu trên: không, không phải, chưa, chưa phải.
?/ Nhận xét về cấu trúc phủ định:
 Không phải ( chưa phải) + là+ danh từ (hoặc cụm danh từ).
® Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ: không phải, chưa phải.
_ Hãy nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ Là.
HS đọc ghi nhớ(SGK/114)
2/ Các kiểu câu trần thuật đơn có từ LÀ:
_ Đọc lại các câu vừa phân tích ở phần 1.
?/ VN của câu nào trình bày cách hiểu về sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở CN ?
?/ VN của câu nào có tác dụng giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở CN?
?/ VN của câu nào miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở CN?
?/ VN của câu nào thể hiện sự đánh giá đối với sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở CN ?
_ GV gợi ý ® thử đặt câu hỏi cho các VN.
a/ Là người ở đâu? Với ý nghĩa giới thiệu quê quán.
b/ Là loại truyện gì? Với ý nghĩa trình bày cách hiểu.
c/ Là một ngày như thế nào? Với ý nghĩa miêu tả đặc điểm.
d/ Là làm gì? Với ý nghĩa đánh giá.
® 4 kiểu câu trần thuật đơn có từ là đáng chú ý:
_ Câu giới thiệu : Bà đỡ Trần / là người ở đâu?
_ Câu định nghĩa : Truyền thuyết / là loại truyện gì?
_ Câu miêu tả : Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô / là một ngày như thế nào?
_ Câu đánh giá : Dế Mèn trêu chị Cốc / là làm sao?
?/ Có mấy kiểu câu trần thuật đơn có từ Là ?
HS đọc ghi nhớ (SGK /115).
Luyện tập :
 Làm bài tập 1,2 /115,116.
I/ TÌM HIỂU BÀI :
a/ Bà đỡ Trần / là người huyện Đông Triều. 
 CN VN ( Cụm danh từ)
b/ Truyền thuyết / là loại truyện dân gian kì ảo.
 CN VN ( Cụm danh từ)
c/ Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô / là một ngày 
 CN VN 
trong trẻo, sáng sủa.
( Cụm danh từ)
d/ Dế Mèn trêu chị Cốc / là dại.
 CN VN ( Tính từ)
® _ Câu a : Câu giới thiệu.
 _ Câu b : Câu định nghĩa.
 _ Câu c : Câu miêu tả.
 _ Câu d : Câu đánh giá.
II/ BÀI HỌC :
 Học 2 ghi nhớ (SGK /114,115).
4/ Củng cố: Sửa bài tập.
5/ Dặn dò :
 _ Làm bài tập 3 /116.
 _ Soạn bài : Lao xao.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN28.doc