Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì II - Cầm Bảo Nam

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì II - Cầm Bảo Nam

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Khái niệm tục ngữ.

- Nội dung, tư tưỏng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

- Vận dụng được ở mức nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.

- Tự nhận thức đựơc những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất.

- Ra quyết định: vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ.

3. Thái độ

 - Bước đầu có ý thức vận dụng tục ngữ trong nói và viết hằng ngày.

*TH KNS: Từ quan sát, kinh nghiệm thực tế hiện nay để thấy được độ phù hợp của tục ngữ.

*TH BVMT: Dựa vào tục ngữ đoán định thời tiết để phòng tránh thiên tai.

*Kĩ năng lựa chọn hành vi: Biết lựa chọn hành vi phù hợp với thiên nhiên và lao động sản xuất.

4. Năng lực cần đạt

- Giao tiếp

- Thẩm mĩ

- Hợp tác

- Ngôn ngữ

 

doc 334 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 330Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình học kì II - Cầm Bảo Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ văn - Tiết 67: 
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- Khái niệm tục ngữ.
- Nội dung, tư tưỏng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Vận dụng được ở mức nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.
- Tự nhận thức đựơc những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất.
- Ra quyết định: vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ.
3. Thái độ
 - Bước đầu có ý thức vận dụng tục ngữ trong nói và viết hằng ngày.
*TH KNS: Từ quan sát, kinh nghiệm thực tế hiện nay để thấy được độ phù hợp của tục ngữ.
*TH BVMT: Dựa vào tục ngữ đoán định thời tiết để phòng tránh thiên tai.
*Kĩ năng lựa chọn hành vi: Biết lựa chọn hành vi phù hợp với thiên nhiên và lao động sản xuất.
4. Năng lực cần đạt
- Giao tiếp
- Thẩm mĩ
- Hợp tác
- Ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Soạn giáo án + nghiên cứu tài liệu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới. Soạn bài
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1. Các hoạt đồng đầu giờ (5’) 
* Hoạt động khởi động
Trong thời gian hai phút các nhóm hãy xếp các câu sau đây vào ô thể loại thích hợp và lí giải vì sao lại xếp như thế.
a) Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
b) Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
c) Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
d) Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng.
e) Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ
g) Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
h) Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ai vô xứ Huế thì vô...
TỤC NGỮ
CA DAO
HS: Trình bày
GV: Những câu trên người ta gọi đó là tục ngữ, vậy tự ngữ là gì, có đặc điểm nội dung nghệ thuật ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu....
2. Nội dung bài học
I. Đọc và tìm hiểu chung (6’) 
1. Đọc
GV hướng dẫn đọc: Đọc kỹ 8 câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và những từ ngữ khó. 
2. Bố cục:
HĐCN: Dựa vào chủ đề của bài học có thể chia 8 câu tục ngữ thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Hãy đặt tên từng nhóm? 
HS: Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành 2 nhóm:
 + Nhóm 1: Câu 1, 2, 3, 4 là những câu tục ngữ về thiên nhiên.
 + Nhóm 2: Các câu 5, 6, 7, 8 là những câu tục ngữ nói về lao động SX.
T: Có thể có nhiều cách chia khác nhau. VD: 3 nhóm: những câu tục ngữ về thiên nhiên (1, 2, 3, 4), những câu tục ngữ về sử dụng đất ( 5, 6), Những câu tục ngữ về trồng trọt (7, 8). Tuy nhiên cách chia theo hai nhóm này là tối ưu nhất. Chúng ta sẽ phân tích các câu tục ngữ theo 2 nhóm này..
II. Đọc - hiểu văn bản (25’)
1. Những câu tục ngữ về thiên nhiên:
HĐN : Nhóm 1, 2 hoàn thành phiếu học tập số 1 ;nhóm 3,4 hoàn thành phiếu HT số 2. 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Những câu tục ngữ ở nhóm 1 thể hiện những nội dung gì ? Lời khuyên mà câu tục ngữ nêu lên là gì ?
2. Những câu tục ngữ ở nhóm 1 sử dụng nghệ thuật gì?
Câu tục ngữ
Nội dung
Nghệ thuật
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Tháng năm đêm ngắn ngày dài, tháng mười đêm dài ngày ngắn
-> Chủ động sử dụng thời gian, công việc lao động vào những thời điểm khác nhau trong một năm.
- Nói quá, phóng đại.
- Đối “Đêm – ngày; sáng – tối”.
- Điệp từ “chưa”
- Gieo vần lưng : “năm – nằm, mười – cười” 
Mau sao thì nắng, / vắng sao thì mưa.
Trời nhiều sao sẽ nắng, trời vắng (vắng) sao sẽ mưa
-> Nhìn sao có thể đoán biết được thời tiết để sắp xếp việc.
- Câu tục ngữ này có hình thức ngắn gọn, gồm hai vế đối xứng với nhau cả về nội dung và hình thức. 
- Sử dụng vần lưng (nắng – vắng), 
- Sử dụng cặp từ trái nghĩa (mau – vắng, nắng – mưa), 
- Điệp ngữ (sao, thì). 
Ráng mỡ gà, có nhà phải giữ.
Khi chân trời xuất hiện màu vàng như mỡ gà, ai có nhà cửa thì phải giữ gìn, bảo vệ.
-> Nhìn trời để dự đoán bão.
- Câu tục ngữ rất ngắn gọn, gồm hai vế (Ráng mỡ gà / có nhà thì giữ), 
- Gieo vần lưng gà – hà. 
- Câu rút gọn
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Những câu tục ngữ ở nhóm 2 thể hiện những nội dung gì ? Lời khuyên mà câu tục ngữ nêu lên là gì ?
2. Những câu tục ngữ ở nhóm 2 sử dụng nghệ thuật gì? (Hình thức câu, gieo vần BPNT,)
Câu tục ngữ
Nội dung
Nghệ thuật
Tấc đất, tấc vàng
Đất quan trọng, quý giá như vàng.
-> Cần sử dụng tài nguyên đất hợp lí
- Câu tục ngữ có cấu tạo rất ngắn gọn gồm có bốn chữ tạo thành hai vế đối xứng nhau và hình thức diễn đạt rất cô đúc. 
- Sử dụng hình ảnh so sánh cụ thể (đất – vàng)
- Nói quá (phóng đại)
Nhất thì, nhì thục
Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và đất canh tác với nghề trồng trọt.
-> Nhắc nhở về thời vụ, chuẩn bị kĩ lưỡng đất đai trong canh tác
- Về hình thức nghệ thuật câu tục ngữ có kết cấu ngắn gọn là một câu rút gọn chủ ngữ, gồm hai vế đối xứng với nhau; 
- Gieovần lưng (thì – nhì)
HĐCN : Dựa vào đâu mà tác giả dân gian có thể khái quát nên những nội dung đó ?
HS : Dựa vào kinh nghiệm trong trồng trọt và chăn nuôi mà tác giả dân gian đã khái quát các nội dung trên.
HĐCN : Theo em, những nội dung được đúc rút nêu trên có ý nghĩa gì đối với cuộc sống của chúng ta hôm nay ?
HS: Các câu tục ngữ đã truyền đạt những kinh nghiệm về sử dụng đất sản xuất và về trồng trọt.
T: Câu 1: Tấc đất chỉ một mảnh đất rất nhỏ. (tấc: đơn vị đo diện tích đất, bằng 1/10 thước tức 2,4 m2 (tấc Bắc Bộ). Vàng là kim loại quý thường được cân đo bằng cân tiểu li, không đo bằng thước, tấc.Tấc vàng chỉ số lượng vàng lớn, quý giá vô cùng. Với cách nói ngoa dụ câu tục ngữ đã lấy cái rất nhỏ (tấc đất) để so sánh với cái rất lớn ( tấc vàng ) để nói lên giá trị của đất: đất được coi như vàng, quí như vàng.
Câu 2: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền: kinh nghiệm này không phải áp dụng nơi nào cũng đúng. Ở vùng nào, nơi nào có thể làm tốt cả ba nghề thì trật tự này là đúng. Nhưng ở những nơi điều kiện tự nhiên chỉ có thể thuận lợi cho một nghề phát triển thì không phải như vậy. VD như ở một tỉnh miền núi như Sơn La chúng ta thì trồng rừng, làm vườn là nghề phát triển hơn cả. Từ kinh nghiệm đó, câu tục ngữ giúp con người biết khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất. 
 HĐCN : Từ hoạt động Đoc- hiểu trên hãy nêu những hiểu biết của em về tục ngữ?
HS: - Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định có nhịp điệu, có hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( thiên nhiên, lao động sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày) 
T : Chú ý : Tri thức trong tục ngữ vì dựa trên kinh nghiệm nên không phải lúc nào cũng đúng; thậm chí có những kinh nghiệm đã lạc hậu. 
III. Tổng kết, ghi nhớ (5’)
T: Các em đã phân tích 8 câu tục ngữ. Từ những câu tục ngữ này, em hãy chỉ ra những đặc điểm về cách diễn đạt của tục ngữ ? Lấy ví dụ ? 
- Nghệ thuật: Lối nói ngắn gọn, có vần nhất là vần lưng, các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung, lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.
- Nội dung: Những câu tục ngữ đã phản ánh những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất.
	* Ghi nhớ: SGK (T.5)
3. Củng cố, luyện tập và hướng dẫn HS tự học (2’) 
* Củng cố, luyện tập
HĐCN: Hãy nêu những câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão lụt hay về lđsx ? 
HS: 
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
- Tháng bày heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
- Kiến cánh vỡ tổ bay ra, bão táp mưa sa gần tới. 
HĐCN: Theo em cả 8 câu tục ngữ trên có hoàn toàn đúng không? Vì sao
- Những câu tục ngữ ấy là túi khôn của nhân dân nhưng chỉ có tác dụng tương đối chính xác vì không ít nhiều kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát. (TH KNS: Từ quan sát, kinh nghiệm thực tế hiện nay để thấy được độ phù hợp của tục ngữ)
* Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (2’) 
	- Học thuộc lòng tám câu tục ngữ. 
	- Nắm vững khái niệm và đặc điểm hình thức nghệ thuật của tục ngữ. 
	- Nắm được những kinh nghiệm nhân dân ta đúc kết được trong các câu tục ngữ vừa học.
	- Sưu tầm những câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm về các hiện tượng tự nhiên và lao động sản xuất. 
	- Tìm đọc: Tục ngữ thái, Phương ngôn tục ngữ thái, dân ca Hmông, Tục ngữ - ca dao Việt Nam, VHDG các dân tộc thiểu số.
-------------------------------------
Ngữ văn - Tiết 68, 69:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- Khái niệm về văn bản nghị luận.
- Nhu cầu nghị luận trong đời sống.
- Những đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng
- Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này.
- Suy nghĩ, phê phán sáng tạo, phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, bố cục, phương pháp làm bài văn nghị luận.
- Ra quyết định lựa chọn cách lập luận lấy dẫn chứng khi tạo lập và giao tiếp hiệu quả quả bằng văn nghị luận.
3. Thái độ
- Có thái độ và bày tỏ quan điểm đúng đắn trước một vấn đề nghị luận.
*TH KNS: lựa chọn cách giải thích, chứng minh vấn đề bằng hiểu biết từ thực tiễn đời sống, sách vở..;Kiểu văn bản nghị luận thường gặp trong đời sống.
* TH KNS: thực trạng thói quen xấu của con người đáng lên án.
*TH KNS: Bài học về sự sẻ chia với mọi người xung quanh.
4. Năng lực cần đạt
- Hợp tác
- Thẩm mĩ
- Giao tiếp
- Ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên
Soạn giáo án + nghiên cứu tài liệu.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài mới. Soạn bài
III. QÚA TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1. Các hoạt động đầu giờ (5’)
* Hoạt động khởi động
GV: Vậy thế nào là văn nghị luận? Để nắm được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn nghị luận, đó là nội dung bài học hôm nay:
2. Nội dung bài học
I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận 
1. Nhu cầu nghị luận (10’) 
 HĐCN: Trong đời sống hàng ngày các em có thường gặp các vấn đề và các câu hỏi như: 
	- Vì sao em đi học.
	- Vì sao con người cần phải có bạn bè.
	- Theo em như thế nào là sống đẹp.
	- Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu, có lợi hay có hại. 
	HS: có 
T: Trong đời sống hàng ngày chúng ta thường xuyên gặp các vấn đề và câu hỏi giống như 4 câu hỏi nêu ở trên. Vì đó là các vấn đề thuộc về các lĩnh vực gần gũi, cập nhật trong đời sống hàng ngày ở xung quanh chúng ta như ở câu hỏi 1 là vấn đề học tập của HS; câu 2: mối quan hệ bạn bè; Câu 3: cách sống; Câu 4: tác hại của thuốc lá. 
	HĐCĐ: Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không? Hãy giải thích vì sao??(*TH KNS: l ... NH. 
a) Các hoạt động đầu giờ (Không)
* Đặt vấn đề vào bài: (1’) 
Để giúp các em biết khắc phục được ưu, nhược điểm trong bài viết tổng hợp về kiến thức văn bản, về Tiếng Việt về Tập làm văn, bài học hôm nay..
2) Nội dung bài học
I. Đề bài (2’) (Như giáo án tiết 129, 130)
II. Đáp án: (10’) (Như giáo án tiết 129, 130)
III. Nhận xét chung (8’)
* Ưu điểm:
- Đa số HS có ý thức làm bài tương đối tốt. 
- Một số bài đã xác định được yêu cầu của đề bài. 
- Một số bài viết trình bày sạch đẹp, hệ thống luận điểm rõ. Hiểu tương đối sâu sắc nội dung hai câu tục ngữ.
 - Một số bài viết trình bày có tiến bộ. .
 * Nhược điểm : 
 - Ý thức ôn tập bộ môn chưa cao, còn một số điểm yếu. Đặc biệt phần tự luận bài viết còn sơ sài, một số bài chưa có bố cục 3 phần, diễn đạt còn yếu .
 - Một số bài viết trình bày cẩu thả, chữ viết khó đọc, diễn đạt còn yếu, chưa thoát ý.
 - Nội dung bài còn sơ sài, chung chung không có sức thuyết phục, còn thiếu dẫn chứng.
- Phần đọc hiều văn bản: Nhiều HS sai những nội dung cơ bản như xác định luận điểm, xác định phép liệt kê,, xác định cụm chủ vị để mở rộng câu.
- Nhiều HS hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ ý nghĩa của đoạn văn.
IV. Chữa một số lỗi sai cơ bản : (14’)
V. Trả bài, công bố điểm (5’)
Giỏi: Khá: Trung bình: 
3) Củng cố, luyện tập và hướng dẫn tự học (4’)
*Củng cố, luyện tập 
GV nhắc lại cách làm văn LL giải thích
----------------------------------------
Ngữ văn – Tiết 133:
ÔN TẬP VỀ BỐ CỤC VÀ 
PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Bố cục chung của một bài nghị luân
- Phương pháp lập luận 
- Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận 
2. Kĩ năng: 
- Viết bài nghị luận có bố cục rõ ràng
- Sử dụng các phương pháp lập luận.
 * Tích hợp GDKNS: Suy nghĩ phê phán, sáng tạo phân tích bình luận và đua ra ý kiến cá nhân về đặc điểm tầm quan trọng về phương pháp làm bài văn nghị luận.
- Lựa chọn phương pháp và thao tác lập luận, lấy dẫn chứng khi tạo lập đoạn văn bài văn nghị luận theo yêu cầu khác nhau
3. Thái độ: giáo dục học sinh yêu thích môn học 
4. Năng lực cần đạt.
- Năng lực tự học, 
- Năng lực hợp tác 
- Năng lược giải quyết vấn đề
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV
2. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HS.
1. Các hoạt động đầu giờ. 
* Hoạt động khởi động (5’)
 HĐCN: Hãy nhắc lại luận điẻm là gi? 
HS:
 - Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới dạng hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục. 
GV: Trong bài văn nghị luận bố cục và lập luận có quan hệ với nhau như thế nào? cách lập bố cục và lập luận trong bài nghị luận ra sao . Ta đi tìm hiểu tiết học ngày hôm nay.
2. Nội dung bài dạy
 I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận: (20’)
HĐN: Đọc bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, xem sơ đồ dưới đây theo hàng ngang, hàng dọc và nhận xét về bố cục, cách lập luận, tức phương pháp xây dựng luận điểm trong bài.
(Gợi ý: Bài có mấy phần? Mỗi phần gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn có những luận điểm nào?...)
HS: - Bố cục 3 phần:
* Phần mở bài: Từ đầu -> lũ cướp nước => nêu vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quí báu được thể hiện trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. -> luận điểm chính cho toàn bài -> luận điểm xuất phát. 
* Phần thân bài: Từ Lịch sử ta -> lòng nồng nàn yêu nước -> Trình bày rõ vấn đề nghị luận (trình bày nội dung chủ yếu của toàn bài) nêu ra ở phần mở bài với 2 ý, 2 đoạn văn: 
 + Đoạn văn 1: Lịch sử đã chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta bằng các cuộc kháng chiến vĩ đại mang tên các vị anh hùng dân tộc lãnh đạo. -> Luận điểm phụ 1. 
+ Đoạn văn 2: Cuộc kháng chiến chống Pháp hiện tại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta bằng mọi hành động, việc làm của mọi tầng lớp nhân dân. -> Luận điểm phụ 2. 
* Phần kết bài: còn lại (một đoạn) Nêu nhiệm vụ: phải phát huy lòng yêu nước vào công việc kháng chiến để khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta cần tiếp tục được phát huy trong hiện tại. -> Luận điểm kết luận.
T: Phần mở bài: câu 1, 2 là câu nêu luận điểm chính cho toàn bài nêu vấn đề nghị luận hay còn gọi là luận điểm xuất phát cho phần thân bài giải quyết Tinh thần yêu nước là một truyền thống quí báu của nhân dân ta. Câu 3 giữ chức năng định hướng, giới hạn phạm vi vấn đề sẽ được triên khai ở phần thân bài. 
Phần thân bài: cụ thể hoá luận điểm chính thành hai luận điểm phụ ở hai đoạn: 
 	+ Đoạn 1: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến trong lịch sử -> Luận điểm phụ 1 -> câu 1.
	+ Đoạn 2: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp hiện tại -> Luận điểm phụ 2 -> câu 1. 
 Phần kết bài nêu luận điểm: Tinh thần yêu nước là thứ của quí, phải có trách nhiệm giữ gìn, phát huy -> luận điểm kết luận.
=> Qua tìm hiểu ví dụ các em đã nhận thấy luận điểm là cái đích hướng tới của đoạn văn, bài văn. Trong một bài văn có luận điểm xuất phát và luận điểm kết luận. Luận điểm xuất phát đóng vai trò lí lẽ, l/điểm kết luận là cái đích hướng tới. 
- Qua bố cục của bài văn ta thấy được luận điểm chính và luận điểm phụ của bài. Nói cách khác luận điểm hiện lên qua bố cục, gắn bó với bố cục, tạo thành bố cục của bài. Đó chính là mối quan hệ giữa bố cục và lập luận của bài văn nghị luận
GV giao nhiệm vụ cho HS: Thảo luận nhóm 2 bàn 
Tích hợp kĩ năng phân tích 
1. Hàng ngang 1,2,3 tác giả đã lập luận theo quan hệ gì? Hãy chỉ rõ trong văn bản ?
2. Mối quan hệ theo hàng dọc được tác giả trình bày và dẫn dắt nhưng thế nào? 
- Lập luận: Nội dung thảo luận là quan hệ lập luận theo hàng ngang, hàng dọc 
+ Hàng ngang 1: Lập luận theo quan hệ nhân - quả. -> Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước, nó trở thành truyền thống (nguyên nhân) -> mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng ... nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước (kết quả). 
+ Hàng ngang 2: Lập luận theo quan hệ nhân - quả -> lịch sử có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại như Bà Trưng, Bà Triệu  (nguyên nhân) -> chúng ta phải ghi nhớ  (kết quả) 
GV:  Lập luận theo suy luận nhân quả:
 Có 2 cách: Trình bày nguyên nhân trước, chỉ ra kết quả sau. Hoặc ngược lại chỉ ra kết quả trước, trình bày nguyên nhân sau.
+ Hàng ngang 3: Lập luận theo quan hệ tổng - phân - hợp -> đưa ra một nhận định chung Tinh thần yêu nước trong hiện tại (tổng) -> dẫn chứng bằng các trường hợp cụ thể: cụ già, trẻ thơ  (phân) -> cuối cùng đưa ra một kết luận: mọi người đều có lòng yêu nước (hợp). 
GV + Tổng - Phân - Hợp:
   Tổng – phân – hợp là kết hợp diễn dịch với quy nạp. Mở đầu nêu ý khái quát bậc một, các câu(đoạn) tiếp theo triển khai cụ thể ý khái quát. Câu(đoạn) kết thúc là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng.
+ Hàng ngang 4: Lập luận theo quan hệ suy luận tương đồng: từ truyền thống mà suy ra bổn phận của chúng ta là: phát huy lòng yêu nước. Đó là kết luận, là mục đích, là nhiệm vụ trước mắt. Nếu chỉ khẳng định dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước mà không dẫn tới kết luận đó thì chẳng cần nghị luận làm gì. 
GV: Suy luận tương đồng:
Lập luận tương đồng là cách trình bày có sự so sánh tương tự nhau dựa trên một ý tưởng: so sánh với một tác giả, một đoạn thơ, một đoạn văn, có nội dung tương tự nội dung đang nói đến.
+ Hàng dọc 1: Lập luận theo quan hệ suy luận tương đồng theo dòng thời gian: tinh thần yêu nước là một truyền thống của nhân dân ta -> suy nghĩ: truyền thống đó trong lịch sử -> suy nghĩ truyền thống đó được tiếp nối trong hiện tại -> nghĩ đến bổn phận, trách nhiệm ngày nay. 
 HĐCN: Giữa mở bài , thân bài, kết bài có quan hệ như thế nào?
HS: Phần MB nêu vấn đề, phần thân bài giải quyết các vấn đề đã nêu ở mở bài, phần kết bài tổng hợp lại vẫn đề ở hai phần mở và kết bài=> Ba phần có quan hệ chặt chẽ với nhau.
HĐCN: Nhận xét về bố cục và pp lập luận trong văn bản nghị luận (Mỗi văn bản nghị luận có mấy phần, mỗi phần có yêu cầu gì?Để nghị luận, người viết có thể sử dụng phương pháp lập luận nào?) 
 HS: - Bố cục bài văn nghị luận có 3 phần:
	 + Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội (luận điểm xuất phát, tổng quát)
	 + Thân bài: trình bày nội dung chủ yếu của bài (có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn 1 luận điểm phụ)
	 + Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.
- Để xác định luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần người ta có thể sử dụng phương pháp lập luận khác nhau như: suy luận nhân quả, suy luận tương đồng,
	* Ghi nhớ : SGK (T.31) 
3. Củng cố, luyện tập và hướng dẫn HS tự học (17’) 
 * Củng cố, luyện tập: (15’)
	Bài văn: Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.
 HĐCĐ: HS đọc bài văn và trả lời các câu hỏi: 
 	1. Bài văn nêu lên tư tưởng gì? Tư tưởng ấy thể hiện ở những luận điểm nào? Tìm những câu mang luận điểm ?
2. Bài văn có bố cục mấy phần? Hãy chỉ ra cách lập luận được sử dụng trong bài?
HS: 1.- Bài văn nêu tư tưởng: Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.(LĐ chính)
 - Câu văn mang luận điểm:
	+ Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài ( Mở bài)
 	+ Chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ.
 	+ Chỉ có những ông thầy lớn mới biết dạy cho học trò những điều cơ bản nhất.
 	+ Chỉ có thầy giỏi thì mới đào tạo được những người trò giỏi.
 (Ba luận điểm sau ở phần kết bài được rút ra từ câu chuyện kể trên)
2. Bố cục ba phần: 
	+ Mở bài: "Ở đời  thành tài" 
	+ Thân bài: "Danh họa  thời phục hưng 
	+ Kết bài: còn lại 
- Trình tự lập luận: 
 	 + Mở bài: Lập luận theo quan hệ tương phản : nhiều người - ít ai.
 + Thân bài: Sử dụng câu chuyện Đơ Vanh-xi vẽ trứng để làm dẫn chứng ->
Câu chuyện đóng vai trò tiêu đề cho lập luận. 
 + Kết bài: Lập luận theo quan hệ nhân - quả: nguyên nhân "ai chịu khó " - kết quả: có tiền đồ. 
	=> Cả bài văn lập luận theo quan hệ tổng - phân - hợp. 
	HĐCN: Ta thường sử dụng các phương pháp lập luận nào trong văn nghị luận ? 
 HS: Để xác định luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần người ta có thể sử dụng phương pháp lập luận khác nhau như: suy luận nhân quả, suy luận tương đồng,
 * Hướng dẫn HS tự học: (2’) 
	- Nắm được bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận.
	- Học ghi nhớ, hoàn thiện bài tập luyện tập 
	- Ôn văn nghị luận: đặc điểm, cách lập luận.
	- Đọc truyện: thầy bói xem voi, Ếch ngồi đáy giếng. 
-----------------------------------
Ngữ văn – Tiết 134, 135:
ÔN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN
PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_chuong_trinh_hoc_ki_ii_cam_bao_nam.doc