Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 92: Tìm hiểu về chơi chữ - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 92: Tìm hiểu về chơi chữ - Năm học 2021-2022

1. Kiến thức

Hiểu và phân tích được khái niệm chơi chữ, các cách chơi chữ. Phân tích được cái hay, cái đẹp của phép chơi chữ và biết sử dụng phép chơi chữ trong giao tiếp.

2. Năng lực

Nhận biết phép chơi chữ, chỉ rõ cách chơi chữ trong văn bản. Sử dụng phép chơi chữ phù hợp với ngữ cảnh.

3.Phẩm chất

Có ý thức tiếp nhận và giải quyết các nhiệm vụ học tập.

* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi

I. Mục tiêu

Phân tích tác dụng của phép chơi chữ và biết sử dụng phép chơi chữ trong giao tiếp.

II. Thiết bị và học liệu

 1. Chuẩn bị của giáo viên

Máy tính, máy chiếu

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Học sinh: Soạn văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (đọc văn bản, trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu văn bản).

III. Tổ chức các hoạt động học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra đầu giờ:

H: Điệp ngữ là gì? Các dạng điệp ngữ thường gặp? Cho ví dụ về điệp ngữ và phân tích ví dụ đó.

- HS TL, nhận xét, đánh giá, chấm điểm. GV nhận xét, chấm điểm.

 

doc 5 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 92: Tìm hiểu về chơi chữ - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/1/2022
Ngày giảng: 18, /1/2022
Period 92 - Lesson 14
 TÌM HIỂU VỀ CHƠI CHỮ
1. Kiến thức
Hiểu và phân tích được khái niệm chơi chữ, các cách chơi chữ. Phân tích được cái hay, cái đẹp của phép chơi chữ và biết sử dụng phép chơi chữ trong giao tiếp.
2. Năng lực
Nhận biết phép chơi chữ, chỉ rõ cách chơi chữ trong văn bản. Sử dụng phép chơi chữ phù hợp với ngữ cảnh.
3.Phẩm chất
Có ý thức tiếp nhận và giải quyết các nhiệm vụ học tập.
* Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi
I. Mục tiêu	
Phân tích tác dụng của phép chơi chữ và biết sử dụng phép chơi chữ trong giao tiếp.
II. Thiết bị và học liệu
 1. Chuẩn bị của giáo viên
Máy tính, máy chiếu
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học sinh: Soạn văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (đọc văn bản, trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu văn bản).
III. Tổ chức các hoạt động học
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra đầu giờ: 
H: Điệp ngữ là gì? Các dạng điệp ngữ thường gặp? Cho ví dụ về điệp ngữ và phân tích ví dụ đó.
- HS TL, nhận xét, đánh giá, chấm điểm. GV nhận xét, chấm điểm.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
A.Hoạt động mở đầu
Mục tiêu: Kết nối - tạo tâm thế cho HS tiếp thu bài học mới.
*Khởi động: GV cho HS nghe bài hát: Búp bê bằng bông
H: Khi nghe bài hát, em thấy có điều gì đặc biệt? 
- GV dẫn dắt, nêu vấn đề bài học: Cách điệp âm “b” như trong bài hát người ta gọi là chơi chữ. Vậy thế nào là chơi chữ? Chơi chữ có tác dụng gì? Có những dạng chơi chữ nào? 
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Mục tiêu: Hiểu và phân tích được khái niệm chơi chữ, các cách chơi chữ. Phân tích được cái hay, cái đẹp của phép chơi chữ và biết sử dụng phép chơi chữ trong giao tiếp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin bài tập sgk 
- HS HĐCĐ 5' trả lời 2 ý a,b sgk trang 92
- Các nhóm thảo luận, chia sẻ, GV KL.
- Bài ca dao sử dụng từ đồng âm “lợi”
+ Lợi 1 (TT): thuận lợi, lợi lộc.
+ Lợi 2 (DT): phần thịt bám quanh chân răng
Ý nói: Bà đã quá già rồi, tính chuyện chồng con làm gì nữa.
-> Câu trả lời gián tiếp pha chút hài hước, gây sự bất ngờ thú vị. 
- Nhà thơ Tú Mỡ gọi Na-va là “ranh tướng” Pháp thay vì danh tướng. 
-> Dùng từ gần âm (lối nói trại âm) để mỉa mai, giễu cợt Nava.
+ Từ “ nồng nặc” đi với từ “ tiếng tăm” tạo sự tương phản về ý nghĩa, nhằm châm biếm, đả kích Nava.
GV gi¶i thÝch: Na-va -> viªn t­íng Ph¸p, ng­êi ®­a ra kÕ ho¹ch Na-va, chän §BP lµm cø ®iÓm kiªn cè, hiÖn ®¹i bËc nhÊt §«ng D­¬ng (ph¸o ®µi ko thÓ c«ng ph¸)... nh­ng sau ®ã ®· bÞ thÊt b¹i th¶m h¹i vµ ph¶i kÝ hiÖp ®Þnh Gi¬-ne-v¬ rót qu©n vÒ n­íc. Phần này các con sẽ được học trong chương trình lịch sử lớp 9.
- Nhà thơ dùng cách điệp âm, điệp lại phụ âm đầu m 
-> Tạo nên sự thú vị trong cách diễn đạt.
- Tác giả dân gian sử cách đảo vị trí các phụ âm đầu và thanh điệu (cá đối - cối đá, mèo cái – mái kèo) nói lái.
-> Để diễn tả sự trái khoáy, hẩm hiu của duyên phận. 
- Nhà thơ Phạm Hổ dùng từ đồng âm ( sầu riêng: có 2 nghĩa (1 loại quả ở Nam Bộ; nỗi buồn riêng), trái nghĩa, (sầu riêng – vui chung).
-> Tạo nên sự liên tưởng thú vị, diễn đạt sinh động.
H: Cách sử dụng những từ ngữ trên gọi là chơi chữ. Em hiểu thế nào là chơi chữ?
H: Tìm trong các VB trữ tình TĐ, có bài thơ nào, câu thơ nào sd NT chơi chữ? Nêu tác dụng?
 - HĐCN
VD: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
 Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
- con cuốc = quốc (nước); chim đa đa = gia gia (nhà) 
-> phép đối + chơi chữ bằng cách s/d hiện tượng đồng âm để làm nổi bật tâm trạng buồn, cô đơn, hoài cổ của BHTQ.
HS: Lấy ví dụ về chơi chữ
GV: Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố, ...
HS HĐCĐ (3p), giải quyết câu hỏi d. Trang 92.
- HS: HĐCĐ
- GV: Quan sát, hướng dẫn các nhóm HĐ
- HS: Đại diện các nhóm báo cáo, chia sẻ
- GV: NX, KL
HĐCL. Có những lối chơi chữ nào?
C- HĐ luyện tập
Mục tiêu: HS sử dụng kiến thức về thành ngữ để giải bài tập về chơi chữ, lấy thêm VD có sử dụng phép chơi chữ.
- HS đọc BT 4, xác định yêu cầu
HS: HĐCN (3p), làm bài 4. SGK. T93.
HS: Trình bày, chia sẻ.
- Gợi ý: trong BT có thành ngữ Hán Việt, tìm hiểu nghĩa của từng yếu tố -> nghĩa của thành ngữ -> xác định lối chơi chữ.
D- HĐ vận dụng: 
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức bài học để viết đoạn có sử dụng phép chơi chữ.
GV cho HS chủ đề tự chọn về thành ngữ, yêu cầu HS viết đoạn văn.
HS trình bày trước lớp. GV nhận xét, sửa chữa nếu còn TG.
I. Chơi chữ là gì?
1. Bài tập (SGK/91,92)
- Bài ca dao sử dụng từ đồng âm để tạo sắc thái hài hước, châm biếm. 
- Tú Mỡ dùng từ gần âm để mỉa mai, giễu cợt tên tướng Na-va. 
- Tú Mỡ dùng cách điệp âm để tạo sự thú vị trong diễn đạt.
- Bài ca dao dùng cách nói lái để diễn tả sự trái khoáy, hẩm hiu của duyên phận. 
- Phạm Hổ dùng từ đồng âm, trái nghĩa để tạo sự liên tưởng thú vị, sinh động. 
2. Kết luận
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước... làm câu văn thêm hấp dẫn, thú vị.
II.Các cách chơi chữ 
1. Bài tập (SGK/92)
2. Kết luận
- Sử dụng từ đồng âm
- Sử dụng lối nói trại âm
- Dùng cách điệp âm
- Dùng lối nói lái
- Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa...
III. Luyện tập
1. Bài tập 4: Phân tích lối chơi chữ
- thịt, mỡ, dò, nem, chả
-> Chơi chữ dựa vào các từ gần nghĩa 
- cưa ngọn, con ngựa
-> Chơi chữ dựa vào lối nói lái.
- Chơi chữ dựa vào cách điệp âm.
4. Củng cố 
- HS hệ thống kiến thức về chơi chữ. (Thế nào là chơi chữ, tác dụng của chơi chữ, các lối chơi chữ?)
- GV: Kể chuyện Lê Quý Đôn, Bác Hồ
Tương truyền, một viên quan thượng thư tới nhà ông Lê Trọng Thứ, gặp Lê Quý Đôn ở dọc đường, Lê Quý Đôn trót thất lễ. Khi tới nhà, Lê Trọng Thứ gọi con ra trách mắng và đánh đòn. Quan thượng thư thấy ông thông minh nên đã xin tha cho ông với điều kiện phải ứng khẩu một bài thơ tạ tội. Cậu xin quan ra đầu đề. Quan nói: phụ thân cậu đã bảo cậu "rắn đầu rắn cổ", cậu cứ lấy đó làm đề bài. Cậu ngẫm nghĩ một chốc rồi đọc bài thơ.
Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà!
Rắn đầu biếng học quyết không tha.
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,
Nay thét mai gầm rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen tuồng lếu láo,
Lằn lưng chẳng khỏi vết roi da.
Từ nay Trâu Lỗ xin siêng học,
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia!
Đề bài là do quan đặt ra, ý nói cậu bé cứng đầu, lười học. Vậy mà Lê Quý Đôn đã tài tình sử dụng từ "rắn" để ghép vào trong nội dung các câu thơ của mình; rắn liu điu, rắn đầu, rắn hổ lửa, rắn mai gầm, rắn ráo, rắn thằn lằn, rắn hổ trâu, rắn hổ mang và ví mình như Khổng Tử - Mạnh Tử (từ nay Trâu Lỗ xin siêng học). Quan hết sức thán phục.
- Bác Hồ: 
Cảm ơn bà biếu gói cam,
Nhận thì không đặng, từ làm sao đây!
Ǎn quả nhớ kẻ trồng cây,
Phải chǎng khổ tận đến ngày cam lai?
5. HDHB:
- Chuẩn bị bài Viết bài Tập làm văn: viết bài văn. Đọc kỹ văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ để thực hiện bài viết. Suy nghĩ về sự giản dị của bác được thẻ hiện ở những phương diện nào?
=======================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_92_tim_hieu_ve_choi_chu_nam_hoc_2.doc