Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 1+2 - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 1+2 - Năm học 2021-2022

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: Đêm trước ngỳ khai trường.

- Qua bức thư của một người cha gởi cho con mắc lỗ với mẹ, hiểu tính yêu thương kính trọng mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người.

- Hiểu được hoàn cảnh éo le và tình cảm, tâm trạng của các nhân vật trong truyện; nhận ra được cách kể chuyện của tác giả trong văn bản.

- Hiểu tầm quan trọng và yêu cầu của bố cục trong văn bản; có ý thức xây dựng bố cục ; bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch cho các bài làm.

- Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trobg văn bản và sự cần thiết phải làm cho một văn bản có mạch lạc

 

doc 11 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 244Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 1+2 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1-2 Tích hợp thành một chủ đề: cả 6 bài
Cổng trường mở ra
Mẹ tôi
Cuộc chia tay của những con búp bê
Liên kết trong văn bản
Bố cục trong văn bản
Mạch lạc trong văn bản
Thời gian: Tuần 1+ 2 (4/10/2021 – 16/10/2021)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
Thấy được tình cảm sâu sắc của người mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: Đêm trước ngỳ khai trường.
Qua bức thư của một người cha gởi cho con mắc lỗ với mẹ, hiểu tính yêu thương kính trọng mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người.
Hiểu được hoàn cảnh éo le và tình cảm, tâm trạng của các nhân vật trong truyện; nhận ra được cách kể chuyện của tác giả trong văn bản.
Hiểu tầm quan trọng và yêu cầu của bố cục trong văn bản; có ý thức xây dựng bố cục ; bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch cho các bài làm.
Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trobg văn bản và sự cần thiết phải làm cho một văn bản có mạch lạc 
	1. Kiến thức: 
Tình cảm sâu nặng của người mẹ, gia đình đối với con cái, ý nghĩa của nhà trường đối với mỗi con người. 
Biết sơ lược về tác giả; cách giáo dục vừa nghiên khắc vừa tế nhị của người cha khi con mắc lỗi; nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản. 
Khái niệm liên kết trong văn bản.
Yêu cầu về liên kết trong văn bản.
Khái niệm liên kết trong văn bản.
Yêu cầu về liên kết trong văn bản.
Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào cảnh bố mẹ chia tay nhau; đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
Tác dụng của việc xây dựng bố cục văn bản .
Mạch lạc trong văn bản là sự cần thiết co một văn bản ; Điều kiện để có một văn bản mạch lạc.
2. Kỹ năng:	
a. Kỹ năng bài học:
Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật ký của người mẹ.
Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng người mẹ .
Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha ( tác giả bức thư) và người mẹ nhắc đến trong thư.
Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư .
Nhận biết và phân tích liên kết của các văn bản.
Viết các đoạn văn, bài văn có tính liên kết.
Đọc hiểu văn bản , đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp bới tâm trạng nhân vật; kể và tóm tắt truyện.
Nhận biết, phân tích bố cục trong văn bản, xay dựng bố cục cho một văn bản cụ thể.
Rèn kỹ năng nói, viết mạch lạc.
b. Kỹ năng sống: 
Suy nghĩ, sáng tạo: Nhận thức được tình cảm của người mẹ đối với con cái và ý nghĩa của nhà trường đối với mỗi con người. - Tự nhận thức và xác định lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm đối với hạnh phúc gia đình
Hiểu rõ liên kết là một trong những đặc tính quan trọng nhất của văn bản; vận dụng những hiểu biết về liên kết vào việc đọc hiểu và tạo lập văn bản.
Tự nhận thức và xác định được giá trị của lòng nhân ái, tình thương và trách nhiệm của cá nhân đối với hạnh phúc gia đình. ; giao tiếp, phản hồi / lắng nge tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về cách ứng xử của nhân vật.
Tự quyết định: xây dựng bố cục thích hợp khi tạo lập văn bản.
Ra quyết định - xây dựng một văn bản có bố cục mạch lạc.
 3. Thái độ: Trân trọng và yêu mến việc học 
B. CHUẨN BỊ :
	1. Giáo viên: 
 - Soạn, tài liệu ( SGV )
 2. Học sinh: Đọc văn bản 
 Tiết 1 – Văn bản	 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA 	 
	 vœ	 Lí Lan
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 1.Hoạt động khởi động:
 Ổn định lớp: 
 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị tập, sách giáo khoa của học sinh.
 Giới thiệu bài mới: Cổng trường mở ra
2.Hoạt động hình thành kiến thức:
HĐ CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
HĐ 1: Tìm hiểu chung: 
- Cho HS tìm tác giả, đọc các từ khó.
- Giải thích văn bản nhật dụng 
I.Tìm hiểu chung:
 Cổng trường mở ra là văn bản nhật dụng đề cập tới những mối quan hệ gia đình, nhà trường và trẻ em.
HĐ 2: Đọc – hiểu văn bản: 
Cho HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi theo gợi ý. 
- Bài văn viết về sự việc gì? ( Tình cảm của mẹ dành cho con vào ngày đầu tiên đi học và suy nghĩ về tầm quan trọng của ngày khai trường )
- Tìm các chi tiết thể hiện tình cảm của mẹ dành cho con ? ( Quan sát việc làm của con: dọn dẹp đồ chơi; chuẩn bị mọi thứ cho con đến trường )
- Tâm trạng của người mẹ trong đêm nay như thế nào ? ( Không ngủ được .
- Liên hệ:Trong 7 năm đến trường, năm nào làm cho em có ấn tượng nhất?
- Trong đêm đó người mẹ đã suy nghĩ điều gì ?
( Việc chuẩn bị cho con; về kỷ niệm ngày đầu tiên đi học của mình; nghĩ về vai trò của ngôi trường của giáo dục đối với con người.)
* KNDH: Thảo luận nhóm: 
 Nếu không có trường học, không có giáo dục, tương lai các em sẽ như thế nào? 
II. Đọc – hiểu văn bản: 
 A. Nội dung: 
 1 – Những tình cảm dịu ngọt của người mẹ dành cho con: 
 + Quan sát những việc làm của con ngày mai vào lớp 1.
 + Dỗ cho con ngủ, xem xét lại những đã chuẩn bị cho ngày đầu tiên đến trường.
2- Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được: 
 + Suy nghĩ về việc làm cho con trong ngày đầu tiên đi học thật có ý nghĩa.
 + Hồi tưởng lại kỉ niệm của bản thân.
 + Nghĩ về vai trò của giáo dục đối với thế hệ tương lai: rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người.
HĐ 3: Tìm hiểu nghệ thuật của bài văn: 
- Văn bản giống như thể loại nào ? ( Nhật ký )
- Nhận xét ngôn ngữ sữ dụng trong bài? ( Mang tính biểu cảm )
 B. Nghệ thuật: 
 - Văn bản như những dòng nhật ký của người 
mẹ đối với con.
 - Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.
HĐ 4: 
- Qua việc phân tích bài học, em thấy văn bản có ý nghĩa gì?
- Liên hệ: Em phải làm gì để đáp lại tình cảm của mẹ dành cho em?
C. Ý nghĩa văn bản: Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
3.Hoạt động luyện tập:
	Đọc diễn cảm, diễn tả cảm xúc văn bản.
4.Hoạt động vận dụng:
a. Bài cũ :Viết đoạn văn ghi lại suy nghĩ của bản thân về ngày đầu tiên đi học.	
 	b. Bài mới: Mẹ tôi.
	- Đọc văn bản, tìm nội dung 
- Trả lời câu hỏi 1,2,3,4 trang 12 
5.Hoạt động tìm tòi mở rộng: 
 Viết đoạn văn cảm nghĩ về mẹ.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TIẾT 2 – VĂN BẢN : MẸ TÔI
 Ngày dạy :. Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi (Ý)
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1.Hoạt động khởi động:
 Ổn định lớp:
 Kiểm tra bài cũ: 
 Nêu tâm trạng của người mẹ tromg đêm không ngủ và ý nghĩa văn bản.
	 Giới thiệu bài mới: Mẹ tôi 
	2.Hoạt động hình thành kiến thức:
HĐ CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
HĐ 1: Tìm hiểu chung: 
- Cho HS đọc phần chú thích và tìm hiểu tác giả.
( Tên, năm sanh, năm mất )
- Tìm bố cục của văn bản ?
I.Tìm hiểu chung:
- Tác giả: Et-môn-đô đơ A-mi-xi ( 1846-1908 )là nhà văn I-ta-li-a. Những tấm lòng cao cả là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông.
- Văn bản gồm 2 phần: Phần I là lời kể của En-ri-cô ; phần 2 là bức thư của bố gởi cho En-ri-cô.
HĐ 2: Đọc- hiểu văn bản
- Cho HS đọc văn bản.
- Vì sao người bố lại viết thư cho con ?
( Con vô lễ với mẹ khi cô giáo đến nhà )
- Bức thư đã viết điều gì ? ( Đọc kỹ từng đoạn để tìm nội dung ; phân tích thêm nội dung đó)
- Sau khi đọc thư, En-ri-cô cảm thấy như thế nào?
( vô cùng xúc động )
- Khuyên bảo con bằng cách viết thư có tác dụng gì ? ( Làm cho con có thời gian nhìn lại lỗi lầm khi đọc thư )
- Liên hệ: Em có làm điều gì khiến cho cha mẹ đau buồn không? Nếu có, em sẽ sửa chữa bằng cách nào?
II. Đọc - hiểu văn bản: 
 A. Nội dung: 
 1- Hoàn cảnh người bố viết thư: En-ri-cô nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến nhà. Để giúp con suy nghĩ, nhận ra và sửa chữa lỗi lầm, bố đã viết thư cho con.
2- Nội dung bức thư khiến En-ri-cô vô cùng xúc động
 + Cảnh cáo nghiêm khắc lỗi làm của En-ri-cô.
 + Gợi lại hình ảnh cao cả và vai trò của người mẹ trong gia đình.
 + Yêu cầu con sửa chữa lỗi lầm.
HĐ 3: Tìm hiểu nghệ thuật.
- Cách giáo dục con trong văn bản có gì khác so với cách thông thường ?
- Trong bức thư thể hiện thái độ của người cha như thế nào? 
B. Nghệ thuật: 
 - Sáng tạo nên hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
 - Khắc họa hình ảnh người mẹ tận tụy, giàu đức hy sinh.
 - Lựa chọn hình ảnh biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con.
HĐ 4:Tìm ý nghĩa văn bản
- Vai trò của người mẹ trong gia đình như thế nào? 
- Em hãy tìm câu ca dao nói lên công lao to lớn của cha mẹ dành cho con ?
C. Ý nghĩa văn bản: Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình. Tình thương yêu kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.
 3.Hoạt động luyện tập:
	Học sinh kể một lần lầm lỗi với mẹ
4.Hoạt động vận dụng:
a. Bài cũ :
-Sưu tầm những bài ca dao, thơ nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con và tình cảm của con cái đối với cha mẹ.
- Em hãy viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về công lao của cha mẹ.	
b. Bài mới: Cuộc chia tay của những con búp bê.
- Đọc văn bản.
- Tìm hiểu nguyên nhân các cuộc chia tay.
- Đó là những cuộc chia tay nào? 
5.Hoạt động tìm tòi mở rộng:
	Tìm tục ngữ ca dao nói về mẹ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TIẾT 3,4 – VĂN BẢN : CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ 
Ngày dạy :	 Khánh Hoài
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1.Hoạt động khởi động:
 Ổn định lớp:
 Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu nội dung bức thư của bố gở cho En-ri-cô.
- Nêu ý nghĩa văn bản.
 Giới thiệu bài mới.
	2.Hoạt động hình thành kiến thức:
HĐ CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
HĐ 1: Tìm hiểu chung 
- Tìm hiểu từ khó, kiểu văn bản và phương thức biểu đạt ? ( Văn bản nhật dụng ; tự sự )
I.Tìm hiểu chung:
 Cuộc chi tay của những con búp bê là văn bản nhật dụng, viết theo kiểu văn bản tự sự.
HĐ 2: Đọc hiểu văn bản 
- Vì sao lại có cuộc chi tay ? 
* KNDH: Thảo luận nhóm: Có phải đây thật sự là cuộc chia tay của những con búp bê không ? 
( HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm phát biểu )
- Trước khi chia tay, tâm trạng của Thành và Thủy như thế nào? ( Buồn, khóc suốt đêm )
- Cuộc chia tay được diễn biến ra sao ?
( Chia búp bê, chia tay với cô giáo và bạn bè, Thành và Thủy chia tay nhau )
- Trong các cộc chi tay, chi tiết nào làm em cảm động nhất ? ( Hoc sinh trả lời theo suy nghĩ của mình )
- Em có suy nghĩ gì về cuộc chi tay của Thủy với lớp học ? ( Xúc động )
* KNS: Cảm nhận của bản thân về cách ứng xử của nhân vật.
- Tìm chi tiết nói lên sự gắn bó tình cảm giữa hai anh em ?
- Liên hệ: Trong gia đình em, anh chị em có hòa thuận nhau không?
- Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Trình tự nào ?
- Nhân vật Thành và Thủy được thể hiện như thế nào trong văn bản ? ( Rõ nét, tâm lý phù hợp )
- Từ câu chuyên trên, em thấy tổ ấm gia đình như thế nào trong cuộc sống?
 3.Hoạt động luyện tập:
- Liên hệ: Em phải làm già để bảo vệ hạnh phúc gia đình ? 
II. Đọc - hiểu văn bản: 
 A. Nội dung: 
 1. Hoàn cảnh xảy ra các sự việc trong truyện: 
 Bố mẹ Thành và Thủy ly hôn.
 .- Cuộc chi tay giữa Thành và Thủy
 - Cả hai đã khóc rất nhiều trong đêm.
 - Kỉ niệm đẹp về đứa em gái đã hiện ra trong trí nhớ của Thành .
 2 - Diễn biến các sự việc: 
 + Chia búp bê: Cả hai đều buồn và muốn nhường cho nhau, không muốn những con búp bê phải xa nhau.
 + Thành dẫn Thủy đi chào cô giáo và các bạn: Trường học là nơi gắn liền với niềm vi tuổi thơ của Thủy. Em rất buồn vì sắp chia tay mãi mãi. Thầy cô và bạn bè đồng cảm và thương xót cho Thủy. Mọi người đều oán nghét cảnh gia đình chi ly.
 + Thủy phải lên xe theo mẹ: Em rất buồn và quyến luyến, tụt xuống xe để đặt búp bê Em Nhỏ bên cạnh búp bê Vệ sĩ .
 - Tình cảm gắn bó giữa hai anh em: Thành và Thủy rất yêu thương nhau nên cả hai rất đau buồn, không muốn rời xa. 
B. Nghệ thuật: 
 - Xây dựng tình huống tâm lý phù hợp.
 - Kể theo ngôi thứ I, lời kể tự nhiên theo trình tự sự việc.
 - Khắc họa được hình tượng nhân vật trẻ nhỏ.
C. Ý nghĩa văn bản: Câu chuyện của những đứa con gợi cho những người làm cha, làm mẹ phải suy nghĩ. Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình, mỗi người cần phải biết gìn giữ gia đình hạnh phúc.
4.Hoạt động vận dụng:
 a. Bài cũ :Kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất của nhân vật Thủy 
 b. Bài mới: Liên kết trong văn bản:
 - Đọc phần 1,2 SGK trang 17,18.
 - Trả lời câu hỏi.
 c. Trả bài: không
5.Hoạt động tìm tòi mở rộng:
	Liên hệ môn GDCD tìm hiểu quyền trẻ em.
TIẾT 5 - TLV LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN	
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1.Hoạt động khởi động:
 Ổn định lớp.
	 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra chuẩn bị bài mời của học sinh.
 Giới thiệu bài mới. Liên két trong văn bản
	2.Hoạt động hình thành kiến thức:
 HĐ của GV VÀ HS
NỘI DUNG 
HĐ 1: Tìm hiểu tính liên kết của văn bản.
* KNS: Giao tiếp
- Cho HS đọc đoạn a, b và trả lời câu hỏi.
 (a. En-ri-cô chưa hiểu bố muốn nói gì.
 b. Câu văn chưa rõ ràng, chưa có sự liên kết.
 c. Muốn cho đoạn văn dễ hiểu thì phải có tính liên kết.)
- Đọc câu 2 và trả lời câu hỏi.
 a. Nội dung giữa các câu chưa có sự gắn bó chặt chẽ với nhau.
 b. Thiếu sự liên kết: Không có phương tiện ngôn ngử để nối. Thêm: Còn bây giờ, giấc ngủ đến...
- Từ hai ví dụ trên, em gãy cho biết một văn vản có tính liên kết, trước hết phải có điều kiện gì? Và các câu trong văn bản sử dụng các phương tiện gì? 
( Nội dung giữa các câu phải gắn bó chặt chẽ với nhau và phải sử dụng phương tiện ngôn ngữ liên kết một cách thích hợp.)
I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản: 
 1. Tính liên kết của văn bản: Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
2. Phương tiện liên kết trong văn bản:
 Để văn bản có tính liên kết người viết ( người nói) phải làm cho các câu các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau, đồng thời phải biết kết nối các câu các đoạn bằng những phương tiện ngôn ngữ (từ, câu) thích hợp.
HĐ 2: Hướng dẫn GS luyện tập.
* KNS :Ra quyết định - Tạo lập văn bản có tính liên kết:
- BT 1 
- BT 2: Cho HS đọc bài tập và GV gợi ý cho HS làm bài.
- BT 3: HS lên bảng điền từ .
* KNDH: Thực hành có hướng dẫn 
- BT 4
- BT 5: Hướng dẫn HS về nhà làm.
II. Luyện tập: 
1. Sắp xếp các câu văn theo một trình tự hợp lý để có tính liên kết : 1,4,2,5,3
2. Các câu dưới đây về hình thức có vẻ liên kết do sử dụng các từ trùng lặp nhưng thật ra chưa có sự liê kết nào vì nội dung các câu chưa có sự gắn bó chăt chẽ với nhau.
3. Điền từ :Bà, bà, cháu, bà, bà, cháu, thế là.
4. Hai câu trên nếu tách khỏi các câu trong văn bản thì nội dung không liên kết nhau,vì câu trước chỉ nói về mẹ và câu đầu chỉ nói về con. Nhưng kết hợp với câu kế tiếp đề cập đến cả mẹ và con liên kết với cả hai câu trên. Nhu vậy cả ba câu đã kiên kết với nhau thành một thể thống nhất.
5. Trong câu chuyện cây tre tăm đốt giúp em hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của sự liên kết, nếu các câu không nối liền nhau thì không thể cóvăn bản.
3.Hoạt động luyện tập:
 - Phân tích tính liên kết của một đoạn văn trong văn bản Mẹ tôi	
4.Hoạt động vận dụng:
 Liên kết là gì ? Dùng phương tiện nào để liên kết ?	
a. Bài cũ :
- Viết một đoạn văn ngắn, nội dung tự chọn, trong đó có sử dụng phép liên kết.
b. Bài mới: Bố cục trong văn bản 
 - Đọc phần 1,2,3 SGK trang 28,29.
 - Trả lời câu hỏi.
 c. Trả bài: Liên kết trong văn bản
5.Hoạt động tìm tòi mở rộng:
	Đề văn , học sinh tìm ý, diễn đạt
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TIẾT 6,7 – TLV : BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN 
Ngày dạy : 
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1.Hoạt động khởi động:
 Ổn định lớp:
 Kiểm tra bài cũ: Thế nào là liên kết ? Nêu các phương tiện liên kết torng văn bản?
 Giới thiệu bài mới: Bố cục trong văn bản
2.Hoạt động hình thành kiến thức:
 HĐ của GV và HS
NỘI DUNG 
HĐ 1: Tìm hiểu bố cục của văn bản.
- Cho HS đọc phần 1 và trả lời câu hỏi.
 + Nội dung trong đơn ấy có cần được sắp xép theo một trình tự không ? ( Cần phải theo một trình tự trước sau hợp lý, không thể viết tùy tiện ) 
 + Vì sao khi xây dựng văn bản cần phải quan tâm tới bố cục? Giúp người đọc dễ tiếp nhận văn bản )
- Cho HS đọc hai câu chuyện và trả lời câu hỏi:
 + Hai câu chuyện trên đã có bố cục chưa? 
( Chưa có bố cục)
 + Cách kể chuyện trên bất hợp lý như thế nào?
( Lộn xộn, nội dung không thống nhất nhau.)
 + Theo em nên sắp xép bố cục lại như thế nào?
( Như sách ngữ văn 6 )
- GV chốt ý và cho HS ghi bài học.
- Thông thường, bố cục văn bản gồm mấy phần?
( 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. )
- Nêu nhiệm vụ của mỗi phần ? ( Giới thiệu sự việc; Diễn biến sự việc; cảm ghĩ về sự việc)
I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong VB:
 1. Bố cục của văn bản: 
 Văn bản không thể viết một cách tùy tiện mà phải có bố cục rõ ràng.Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lý.
2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản :
 - Nội dung các phần các đoạn phải thống nhất chặt chẽ với nhau; đồng thời giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi.
 - Trình tự sắp xếp các phần các đoạn phải giúp cho người nói, người viết đạt được mục đích giao tiếp.
3. Các phần của bố cục:
Bố cục văn bản gồm 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
3.Hoạt động luyện tập:
HĐ 2: Hướng dẫn HS luyện tập
BT 1: Hướng dẫn HS về nhà làm.
BT 2 - KNDH: Thảo luận nhóm
Cả lớp bổ sung
BT 3 – KNS : Tự quyết định – Xây dựng một vă n bản có bố cục hợp lý.
II. Luyện tập:
1. Về nhà làm
2. Ghi lại và nhận xét bố cục văn bản Cuộc chi tay của những con búp bê:
 - Mẹ bắt hai con phải chia đồ chơi.
 - Thành và Thủy rất thương nhau.
 - Chuyện về hai con búp bê.
 - Thành đưa em đến lớp hào cô giáo và các bạn.
 - Hai anh em phải chia tay.
 - Thủy để lại cả hai con búp bê cho Thành.
Các phần của truyện được sắp xếp theo trình tự thời gian, rành mạch, hợp lý. Tuy nhiên vẫn có thể kể theo một bố cục khác được, miễn là vẫn đảm bảo rành mạch, hợp lý.
4.Hoạt động vận dụng:
a. Bài cũ :Hãy tự chọn một văn bản , xác định bố cục và nhận xét bố cục của văn bản đó
b. Bài mới: Mạch lạc trong văn bản.
 - Đọc phần 1a,1b trả lời các câu hỏi sgk .
c. Trả bài: Bố cục trong văn bản.
5.Hoạt động tìm tòi mở rộng:
	Tập kể lại một sự việc mà em chưng kiến theo trình tự nhất định.
TIẾT 8 – TLV : MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN 
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1.Hoạt động khởi động:
 . Ổn định lớp: 
 . Kiểm tra bài cũ: Bố cục là gì ? Bố cục một văn bản gồm có mấy phần ?
 . Giới thiệu bài mới: Mạch lạc trong văn bản 
2.Hoạt động hình thành kiến thức:
HĐ của GV và HS
NỘI DUNG 
HĐ 1: Tìm hiểu thế nào là mạch lạc và yêu cầu của một văn bản mạch lạc:
* KNDH: Đặt câu hỏi
- GV giải thích cho HS từ mạch lạc.
- Cho HS đọc phần 2a và trả lời câu hỏi.
- Cho HS đọc phần 2 và trả lời câu hỏi: 
 a. Văn bản xoay quanh sự việc chính nào? ( Sự chia tay và những con búp bê; Thành và Thủy là hai nhân vật chính,)
 b. Các từ ngữ chia tay và không muốn phân chia có liên kết thành một chủ đề thống nhất không ? Đó có thể xem là mạch lạc của văn bản không?
( Có liên kết và đó chính là sự mạch lạc của văn bản )
 c. Các đoạn ấy nối với nhau theo mối liê nhệ nào?
 ( Mối liên hệ thời gian )
- GV chốt ý và cho HS ghi nội dung bài học.
I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản:
 1. Mạch lạc trong văn bản:
 Văn bản cần phải mạch lạc. Mạch lạc là sự tiếp nối của các câu các ý theo một trình tự hợp lý
 2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc: 
 + Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.
+ Các phần các đoạn các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc,người nghe.
HĐ 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập:
* KNDH: Động não, thảo luận nhóm
- BT 1: Cho HS thảo luận nhóm
 + Nhóm 1: Câu a.
 + Nhóm 2: Câu b1.
 + Nhóm 3: Câu b2.
( Đại diên nhóm trả lời và cả lớp bổ sung )
3.Hoạt động luyện tập:
- BT 2: Cho hs làm cá nhân và sửa bài trên bảng.
II. Luyện tập: 
1.Tìm hiểu tính mạch lạc của văn bản
 a. Mẹ tôi : Ca ngợi lòng yêu thương và sự hy sinh của mẹ đối với con. Nội dung của bức thư xoay quanh ý chủ đạo và thể hiện một cách liên tục. Vì vậy văn bản Mẹ tôi rất mạch lạc.
b1: Lão nông và các con: Ca ngợi lao động “ Lao động là vàng”.
 b2: Văn bản của Tô Hoài: “ Cái màu vàng của đồng quê.”
2. Tác giả không thuật lại tỉ mỉ cuộc chia tay của người lớn nhưng không làm cho tác phẩm thiếu mạch lạc.vì ý chủ đạo của câu chuyện là cuộc chia tay của hai đứa trẻ và hai con búp bê.
4.Hoạt động vận dụng:
a. Bài cũ :Chọn một văn bản đã học ở lớp 6 và tìm hiểu tính mạch lạc của văn bản đó.
b. Bài mới: Ca dao dân ca – Những câu hát về tình cảm gia đình.
- Đọc diễn cảm các bài ca dao.
- Tìm nghệ thuật, nội dung của từng bài.
c. Trả bài : Cuộc chia tay của những con búp bê.
5.Hoạt động tìm tòi mở rộng:
 Bố cục trong văn bản – Học kỹ phần I 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_12_nam_hoc_2021_2022.doc