I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích.
2. Kĩ năng
* KN bài học
- Nhận biết, phân tích VB nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu VB này;
- Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận CM.
* Tích hợp KNS (mục 1 phần I)
Lựa chọn phương pháp giải thích.
3. Thái độ
Yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
Ng/c VB, tài liệu tham khảo, soạn bài.
2. Chuẩn bị của học sinh
Học bài cũ, đọc và chuận bị bài mới theo y/c.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ
Không kiểm tra
* Đặt vấn đề: (1 phút)
Trong văn nghị luận, ngoài NL c/m còn có phương pháp lập luận giải thích . Phương pháp này ntn cta cùng tìm hiểu bài học mới.
Ngày soạn: 26/3/2021 Ngày dạy: 29/3/2021 Lớp 7B,C 30/3/2021 Lớp 7A Tiết 105: Tập làm văn TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích. 2. Kĩ năng * KN bài học - Nhận biết, phân tích VB nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu VB này; - Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận CM. * Tích hợp KNS (mục 1 phần I) Lựa chọn phương pháp giải thích. 3. Thái độ Yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên Ng/c VB, tài liệu tham khảo, soạn bài. 2. Chuẩn bị của học sinh Học bài cũ, đọc và chuận bị bài mới theo y/c. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra bài cũ Không kiểm tra * Đặt vấn đề: (1 phút) Trong văn nghị luận, ngoài NL c/m còn có phương pháp lập luận giải thích . Phương pháp này ntn cta cùng tìm hiểu bài học mới. 2. Dạy nội dung bài mới (40 phút) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng ? HS ? HS GV ? HS ? HS GV ? HS ? HS GV ? HS ? HS GV ? HS GV ? HS GV ? HS ? HS ? HS GV ? HS GV GV Trong đời sống khi nào người ta cần được giải thích?(HSK) - Trong đời sống khi ta gặp một hiện tượng lạ mà ta chưa hiểu thì nhu cầu giải thích nảy sinh, hoặc khi ta cần hiểu rã một điều gì đó thì nhu cầu giải thích cũng nảy sinh. THKNS: Nêu một số câu hỏi về một số nhu cầu giải thích hàng ngày?(HSTb) - Vì sao có lụt? g Do mưa nhiều, ngập úng do nước tạo nên. - Học để làm gì? g Để nắm kiến thức của nhân loại, để có hiẻu biết sau này góp phần tạo lập cuộc sống cho mình, góp phần xây dựng quê hương đất nước. - Danh từ là gì? g Dùng để gọi tên người, sự vật. - Bảo vệ môi trường có ý nghĩa gì? g Để duy trì sự sống của con người được tốt hơn. Giải thích làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực. Làm thế nào ta có thể trả lời được câu hỏi trên?(HSY) - Muốn trả lời câu hỏi trên, nghĩa là muốn giải thích cần có sự hiểu biết có tri thức khoa học chuẩn xác. Vậy trong cuộc sống nhu cầu gthích là gì? (HSY) Trình bày Nhận xét, chốt ý Trong văn nghị luận có giải thích không? Giải thích để làm gì?(HSK) Trong văn nghị luận giải thích là một thao tác nhằm làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của một từ, một khái niệm, một câu, một hiện tượng xã hội lịch sử nào đó thường là các vấn đề về một tư tưởng, một nhận định, một quan điểm đạo lí lớn nhỏ, các chuẩn mực hành vi của con người nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người. Em liệt kê một vài vấn đề cần giải thích trong văn nghị luận?(HSK,G) Ví dụ: - Trung thực là gì? - Thế nào là “có chí thì nên”? - Tại sao lại phải “uống nước nhớ nguồn”? Gọi học sinh đọc văn bản “Lòng khiêm tốn”. Bài văn giải thích vấn đề gì? Giải thích như thế nào?(HSTb) - Giải thích vấn đề: Lòng khiêm tốn. - Giải thích bằng cách so sánh với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hằng ngày. Để tìm hiểu phương pháp giải thích, em hãy chọn và ghi ra vở những câu nào trong bài văn trên? (HSTb) - Khiêm tốn là gì? - Các biểu hiện của lòng khiêm tốn đối lập giữa người có tính khiêm tốn và kể không có tính khiêm tốn. Tất cả các vấn đề trên giải thích cho: Thế nào là khiêm tốn. Cách liệt kê các biểu hiện khiêm tốn và cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn có phải là giải thích không?(HSK) - Đây cũng là một trong những cách giải thích vì đó là thủ pháp đối lập. - Tìm lí do tại sao con người lại phải khiêm tốn cũng là một cách giải thích. - Giải thích bằng cách kể ra các biểu hiện của khiêm tốn. Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích không?(HSK) - Đây cũng là nội dung của giải thích, nó làm cho người đọc hiểu rõ khiêm tốn có lợi, có hại như thế nào. Đây là bài văn giải thích bàn về vấn đề lòng khiêm tốn. - Giải thích bằng cách dẫn ra cái lợi, cái hại của vấn đề khiêm tốn và không khiêm tốn. Chỉ ra bố cục của bài văn? Nêu ý chính câu từng phần?(HSKh) * Mở bài: Từ đầu g với sự vật: Giới thiệu điều cần giải thích là lòng khiêm tốn. * Thân bài: Tiếp theo g với mọi người: Lần lượt trình bày nội dung giải thích. - Khiêm tốn là gì? Các biểu hiện của lòng khiêm tốn? Đối lập người khiêm tốn với kẻ không khiêm tốn. - Tại sao con người lại phải khiêm tốn? Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn và cái hại của không khiêm tốn. * Kết bài: Phần còn lại: Ý nghĩa, bài học rút ra của lòng khiêm tốn. Chỉ ra mối liên hệ của ba phần? (MB, TB, KB) (HSTb) - Ba phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để cùng giải thích một ván đề là lòng khiêm tốn. + Mở bài: Nêu khái quát. + Thân bài: Giải thích cụ thể chi tiết. + Kết bài: Nêu ý nghĩa rút ra từ phần thân bài. Qua tìm hiểu em hãy rút ra ý hiểu thế nào là lập luận giải thích? Cách giải thích bằng cách nào?(HSTb) Trả lời Chốt ý Bài văn giải thích cần có yêu cầu gì?(HSTb) Trả lời Chốt ý Hướng dẫn HS tự làm ở nhà. Trả lời 2 nd: Vấn đề cần gthích trong bài là gì? - Vấn đề được giải thích: Lòng nhân đạo. Phương pháp gthích ? - Phương pháp giải thích: + Nêu định nghĩa lòng nhân đạo là lòng biết thương người. + Nêu các biểu hiện của lòng thương người: Thế nào là lòng nhân đạo? + Hướng hành động: Con người cần phải phát huy lòng nhân đạo của mình đối với mọi người xung quanh. I. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI THÍCH. (40 phút) 1. Giải thích trong đời sống. - Trong đời sống, giải thích là làm cho ta hiểu những điều chưa biết. 2. Giải thích trong văn nghị luận - Phép lập luận giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng đạo lí, phẩm chất... cần được giải thích nhằm nâng cao nhân thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm. - Các PP giải thích: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả; cách đề phòng hoặc noi theo... của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích. - Cần mạch lạc, lớp ngôn từ trong sáng, dễ hiểu, không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu. II. LUYỆN TẬP 3. Củng cố, luyện tập (2 phút) ? G/thích trong văn Nl là gì ?(HS Y) HS: Là làm cho người đọc ( nghe) hiểu rõ các tư tưởng đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được gthích nhằm nâng cao nhận thức trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng t/c’ cho con người . 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2 phút) - Thuộc ghi nhớ, nắm được đặc điểm kiểu bài NLGT. Sưu tầm VB GT làm tư liệu. - Phân tích cách lập luận qua 2 bài đọc thêm - Chuẩn bị: cách làm bài văn lập luận giải thích YC: Đọc kĩ bài, trả lời các câu hỏi sgk. ............................................................... Ngày soạn: 26/3/2021 Ngày dạy: 29/3/2021 Lớp 7C 30/3/2021 Lớp 7B 01/4/2021 Lớp 7A Tiết 106: Tập làm văn CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích. - Nắm được những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài. 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ tìm hiểu các bước tạo lập một bài văn lập luận giải thích. 3. Thái độ Giáo dục ý thức tự giác học tập và thích học bộ môn. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Nghiên cứu SGK, SGV - Soạn giáo án. - Máy chiếu 2. Chuẩn bị của học sinh Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của GV III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra bài cũ (4 phút) a) Câu hỏi Thế nào là văn nghị luận giải thích? Người ta có thể giải thích bằng cách nào? b) Đáp án, biểu điểm - Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ, cần được giới thiệu nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người. (5 điểm) - Người ta thường giải thích bằng các cách: Nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra mặt tồn tại, nguuyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc nói theo của hiện tượng, vấn đề được giải thích. (5 điểm) * Đặt vấn đề (1 phút) Các em đã nắm được quá trình làm một bài văn nói chung và làm một bài văn nghị luận nói riêng. Hôm nay, chúng ta sẽ vận dụng các bước tạo lập văn bản đề làm một bài văn lập luận giải thích. 2. Dạy nội dung bài mới (37 phút) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng ? HS GV GV ? HS GV GV ? HS GV GV ? HS ? HS ? GV ? ? HS GV GV ? HS ? HS GV GV ? HS ? HS GV ? HS GV ? HS GV ? HS ? HS HS ? HS ? HS GV HS ? HS ? ? HS ? HS GV GV Nhắc lại các bước tạo lập văn bản đã học?(HSY) - Nhắc lại theo yêu cầu: 1. Tìm hiểu đề, tìm ý; 2. Lập dàn ý; 3. Viết bài; 4. Đọc và chữa bài viết. - Chúng ta cùng vận dụng các bước làm bài trên để làm bài văn lập luận giải thích với đề cụ thể sau: Yêu cầu HS: Đọc kĩ đề, tìm những từ ngữ quan trọng, thể hiện rõ yêu cầu về kiểu bài, nội dung, giới hạn của vấn đề phải giải quyết. Hãy xác định yêu cầu chung của đề bài trên?(HSY) Trình bày Chốt Đề bài yêu cầu giải thích để làm sáng tỏ câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” tức là đúc ra một ý nghĩa sâu xa bằng một câu tục ngữ và yêu cầu giải thích câu tục ngữ đó là đúng. Vì vậy khi làm bài văn giải thích người viết phải đọc kỹ đề nắm chắc nhiệm vụ nghị luận được đặt ra trong đề bài đó. Muốn tìm được ý cho bài văn này người làm bài có cần giải thích tại sao “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” không? Vì sao? (HSK) Trả lời - Cần phải giải thích, có giải thích thì mọi người mới hiểu được tác dụng của việc đi đây đi đó, mới tích luỹ được kinh nghiệm, mở rộng tàm hiểu biết. - Để tìm ý cho bài ta có thể liên hệ với các câu ca dao tục ngữ tương tự như: “Đi cho biết đó biết đây/ Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”. Câu tục ngữ có ý nghĩa như một lời khuyên, một lời khích lệ mọi người đi đây đi đó để mở rộng tầm hiểu biết. Làm thế nào để tìm được ý nghĩa chính xác và đầy đủ của một câu tục ngữ? (HSK) - Phải hỏi người hiểu biết hơn, đọc sách báo, tra từ điển tự mình suy nghĩ thấu đáo thêm. Em có thể rút ra kết luận gì về việc tìm hiểu đề và tìm ý cho một bài văn lập luận giải thích?(HSK) Tìm hiểu đề là xác định kiểu văn bản, nội dung giới hạn vấn đề cần giải thích. Còn tìm ý là giải thích khái niệm thuật ngữ. Cụ thể ở đây là giải thích ngữ đi một ngày đàng là gì? học một sàng khôn là gì? Sau khi tìm hiểu đề và tìm ý xong ta làm gì? (HSTb) - Bài văn giải thích cũng có bố cục ba phần. Mỗi phần có nhiệm vụ riêng góp phần làm sáng tỏ vấn đề cần giải thích. Phần mở bài cần đạt được yêu cầu gì? Phần mở bài mang tính định hướng giải thích, phải gợi nhu cầu được hiểu. Nêu ý chính trong phần mở bài ... gười và nhiều con người khác”. Câu 3: (0,5 điểm) Tìm biện pháp tu từ ẩn dụ trong các câu: “Nếu nhìn đời với góc độ bình thường, các em sẽ thấy thế gian này mới đáng yêu làm sao, những con người quanh ta mới đáng quí làm sao. Nếu được như vậy, các em đã gieo lên mảnh đất tốt tươi kia một hạt mầm tốt, và biết đâu đó chúng ta đã làm thay đổi một con người và nhiều con người khác”. Câu 4: (0,5 điểm) Biện pháp tu từ ở câu trên giúp em hiểu gì về ý nghĩa của các câu văn? Câu 5: (1,0 điểm) Từ đoạn văn trên, theo em khi nhìn nhận đánh giá một con người cần như thế nào? Câu 6: (1,0 điểm) Từ đoạn văn trên, em có suy nghĩ gì về cách nhìn nhận và đánh giá con người xung quanh mình trong cuộc sống? (Viết từ 3 đến 5 câu) Phần II. Làm văn: (6,0 điểm) Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. Đề 2 Phần I. Đọc - hiểu (4,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi BỆNH LỀ MỀ Trong đời sống hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến, mọi người đều thấy, nhưng thường bỏ qua. Đó là bệnh lề mề mà coi thường giờ giấc là một biểu hiện. Cuộc họp ấn định vào lúc 8 giờ sáng mà 9 giờ mới có người đến. Hiện tượng này xuất hiện trong cơ quan, đoàn thể, trở thành một bệnh khó chữa. Bệnh lề mề gây hại cho tập thể. Đi họp muộn, nhiều vấn đề không được bàn bạc thấu đáo, hoặc khi cần lại phải kéo dài thời gian. Bệnh lề mề gây hại cho những người biết tôn trọng giờ giấc. Ai đến đúng giờ lại cứ phải đợi người đến muộn. Bệnh lề mề còn tạo ra tập quán không tốt: Muốn người dự đến đúng giờ như mong muốn, giấy mời thường phải ghi giờ khai mạc sớm hơn 30 phút hay 1 giờ. Cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau. Những cuộc họp không cần thiết thì không nên tổ chức. Nhưng những cuộc họp cần thiết thì mọi người cần tự giác tham dự đúng giờ. Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hóa. (Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 9- tập 2, NXBGD) Câu 1: (0,5 điểm) Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: (0,5 điểm) Chỉ ra trạng ngữ trong câu văn sau: “ Trong đời sống hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến, mọi người đều thấy, nhưng thường bỏ qua”. Câu 3: (0,5 điểm) Trạng ngữ vừa tìm được trong câu văn trên bổ sung cho câu về nội dung gì ? Câu 4: (0,5 điểm) Em hiểu “ Bệnh lề mề gây hại cho tập thể” như thế nào? Câu 5: (1,0 điểm) Bài viết trên phê phán điều gì ? Câu 6: (1,0 điểm) Qua văn bản trên em rút ra bài học gì cho bản thân ? (Viết từ 3 đến 4 câu) Phần II. Làm văn: (6,0 điểm) Hiện nay có một số bạn mặc không đúng với trang phục của người học sinh. Em hãy viết bài nghị luận nói lên suy nghĩ của mình về trang phục của học sinh trong nhà trường III. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM Đề 1: Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng PTBĐ: không cho điểm. 0,5 2 - Trạng ngữ :Nếu được như vậy (TN chỉ điều kiện) Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng trạng ngữ: không cho điểm. 0,5 3 - Biện pháp tu từ : ẩn dụ (gieo lên mảnh đất tốt tươi kia một hạt mầm tốt) Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời chưa đảm bảo theo yêu cầu: không cho điểm. 0,5 4 - Ban tặng cho mọi người, cho cuộc sống những gì tốt đẹp nhất: lời nói, cử chỉ, hành động, suy nghĩ tích cực. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. - Trả lời được 2 ý được 0,25 điểm (tùy theo mức độ trả lời của HS- GV linh hoạt cho điểm phù hợp) - Học sinh trả lời chưa đảm bảo theo yêu cầu : không cho điểm. 0,5 5 - Muốn đánh giá một con người để không bị phiến diện, em phải nhìn từ nhiều góc độ khác nhau. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 1,0 điểm - HS trả lời được ½ theo yêu cầu được 0,5 điểm - Học sinh trả lời không đúng yêu cầu : không cho điểm. 1,0 6 Cách nhìn nhận đánh giá con người: + Sống trên đời không ai hoàn hảo. + Sống với nhau bằng sự bao dung độ lượng, cảm thông và chia sẻ Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời thuyết phục, đủ ý: 1 điểm - Học sinh trả lời được 1 ý (0,5 điểm) 1,0 II LÀM VĂN 6,0 Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. 0,5 a. Xác định đúng kiểu bài: nghị luận chứng minh 0,25 b. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Giới thiệu vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người; vai trò quan trọng, giành được nhiều sự quan tâm của con người. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề cần NL: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không đúng: Không cho điểm 0,5 c. Xác định đúng nội dung yêu cầu của đề - Môi trường sống là gì? (những điều kiện vật chất bao quanh sự sống của con người: đất, nước, không khí...) Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày được các ý trên : 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ các ý theo yêu cầu: 0,25 điểm - Học sinh trả lời không đúng: Không cho điểm 0,5 * Vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người: + Tạo điều kiện vật chất cho cuộc sống con người: không khí để thở, nước để uống, cây xanh cung cấp ô-xi... + Bảo vệ sức khỏe con người: Môi trường trong lành ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại (không khí sạch ngăn cản vi khuẩn, virut, nước sạch ngăn cản của bọ gậy, muỗi...) Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày được các ý trên : 1,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ các ý theo yêu cầu: 0,5 điểm - Học sinh trả lời không đúng: Không cho điểm 1,0 * Những hành động thiếu ý thức của con người làm tổn hại đến môi trường sống và tác hại của chúng: + Xả rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí. + Rác thải công nghiệp làm ô nhiễm không khí, thủng tầng ô-zôn, xói mòn đất... Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng những hành thiếu ý thức : 1,0 điểm. - Học sinh xác định chưa thực hiện đúng : 0,5 điểm 1,0 * Tính cấp thiết của việc bảo vệ, gìn giữ môi trường sống trong lành Môi trường sống trong nhiều năm trở lại đây bị ô nhiễm và tổn hại nghiêm trọng vì vậy đòi hỏi con người phải có những biện pháp cấp thiết bảo vệ môi trường sống. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng tính cấp thiết của việc bảo vệ MT: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ nội dung: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không đúng: Không cho điểm 0,5 * Bài học rút ra cho bản thân Những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống: không xả rác bừa bãi, bảo vệ rừng và cây xanh... Hướng dẫn chấm: - Học sinh rút ra được đúng bài học theo yêu cầu : 1,0 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ: 0,5 điểm - Học sinh trả lời không đúng: Không cho điểm 1,0 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. 0,5 e. Sáng tạo: Thể hiện được rõ ràng quan điểm của bản thân. Hướng dẫn chấm + Đáp ứng được yêu cầu trên: 1,0 điểm. + Đáp ứng được 1/2 yêu cầu: 0,5 điểm. 0,25 Tổng điểm 10,0 Đề 2 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC – HIỂU 4,0 1 - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng phương thức biểu đạt: không cho điểm. 0,5 2 - Học sinh chỉ ra được ra trạng ngữ trong câu văn: Trong đời sống hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng trạng ngữ : không cho điểm. 0,5 3 - Trạng ngữ bổ sung cho câu về thời gian Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng trạng ngữ chỉ thời gian: không cho điểm 0,5 4 - Bệnh lề mề gây hại cho tập thể, những ai biết tôn trọng giờ giấc. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng : không cho điểm 0,5 5 Bài viết trên phê phán một hiện tượng khá phổ biến trong đời sống: Đó là bệnh lề mề mà coi thường giờ giấc là một biểu hiện. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1 điểm. - Học sinh trả lời không đúng như đáp án: không cho điểm. 1,0 6 - Bệnh lề mề gây hại cho tập thể, những người đi đúng giờ và cá nhân người lề mề. - Là một thói quen xấu cần phải loại bỏ - Cuộc sống văn minh hiện đại mọi người phải tôn trọng lẫn nhau. Hướng dẫn chấm: - Học sinh bày tỏ được quan điểm của bản thân: 1 điểm - Trả lời đúng 1 ý : 0,5 điểm - Trả lời không đúng như đáp án: không cho điểm. 1,0 II LÀM VĂN 6,0 Em hãy viết bài nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về trang phục của học sinh trong nhà trường. a. Xác định kiểu bài: Văn nghị luận chứng minh 0,5 b. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận - Có luận điểm, luận cứ rõ ràng, thuyết phục - Lập luận chặt chẽ 0,5 c. Xác định đúng chủ đề nghị luận: Trang phục của học sinh trong nhà trường. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng chủ đề : 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa chính xác chủ đề: 0,25 điểm. 0,5 d. Trình bày được hệ thống luận điểm Học sinh có thể viết theo nhiều cách nhưng đảm bảo được các luận điểm: - Giải thích trang phục thế nào là hợp với môi trường. - Thực trạng cách ăn mặc của học sinh hiện nay. - Nguyên nhân do đâu mà có sự thay đổi trong cách ăn mặc như vậy - Liên hệ với bản thân Hướng dẫn chấm: Đảm bảo các luận điểm: 0,5 điểm 0,5 1. Biết đặt vấn đề: Ăn mặc như thế nào cho đẹp, lịch sự, phù hợp với môi trường - một trong những vấn đề đang được quan tâm hiện nay đó chính là trang phục của học sinh trong nhà trường. 2. Giải thích được trang phục thế nào là hợp với môi trường. 3. Thực trạng cách ăn mặc của học sinh hiện nay. 4. Nguyên nhân do đâu mà có sự thay đổi trong cách ăn mặc như vậy. ( Do sự phát triển của xã hội, sự xâm lấn ồ ạt của công nghệ thông tin, do đua đòi theo chúng bạn. ) 5. Nhận thức được trang phục phải phù hợp với lứa tuổi, thể hiện sự trong sáng của tuổi học trò và phải phù hợp với kinh tế gia đình. 6. Liên hệ: Để được mọi người yêu mến, tôn trọng, các bạn hãy mặc thật phù hợp với mình, không nên ăn chơi, đua đòi. Hướng dẫn chấm: - Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 3,0 điểm - Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: từ 1,5 - 2 điểm. - Trình bày chung chung, chưa rõ ràng: 0,5 điểm – 1,0 điểm 3,0 e. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. 0,5 g. Sáng tạo: Thể hiện được rõ ràng quan điểm của bản thân về cách ăn mặc. Hướng dẫn chấm + Đáp ứng được yêu cầu trên: 1,0 điểm. + Đáp ứng được 1/2 yêu cầu: 0,5 điểm. 0,5 Tổng điểm 10,0
Tài liệu đính kèm: