Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Biết cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói giải thích một vấn đề.

 - Những yêu cầu khi trình bày văn nói giải thích một vấn đề.

 2. Kĩ năng

 - Tìm ý, lập dàn ý bài văn giải thích một vấn đề.

 - Biết cách giải thích một vấn đề trước tập thể

 - Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng một VĐ mà người nghe chưa biết bằng ngôn ngữ.

 3. Thái độ

 Tự tin khi làm bài văn giải thích, khi nói trước tập thể.

 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Chuẩn bị của giáo viên

 Soạn bài, đưa ra phương án trả lời cho bài tập

 2. Chuẩn bị của học sinh

 Chuẩn bị bài theo yêu cầu bài học

 Lập dàn ý cho đề bài sau:

 Đề c: Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề Sống chết mặc bay cho truyện ngắn của mình?

 

doc 21 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 200Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 29 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/4/2021 Ngày dạy: 12/4/2021 Lớp 7B,C
 13/4/2021 Lớp 7A
Tiết 115: Tập làm văn
 LUYỆN NÓI: BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ (tiếp)
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
	- Biết cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói giải thích một vấn đề.
	- Những yêu cầu khi trình bày văn nói giải thích một vấn đề. 
	2. Kĩ năng
	- Tìm ý, lập dàn ý bài văn giải thích một vấn đề.
	- Biết cách giải thích một vấn đề trước tập thể
	- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng một VĐ mà người nghe chưa biết bằng ngôn ngữ.
	3. Thái độ
	Tự tin khi làm bài văn giải thích, khi nói trước tập thể.
	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của giáo viên
	Soạn bài, đưa ra phương án trả lời cho bài tập 
	2. Chuẩn bị của học sinh
	Chuẩn bị bài theo yêu cầu bài học
	Lập dàn ý cho đề bài sau:
	Đề c: Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề Sống chết mặc bay cho truyện ngắn của mình?
	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
	1. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
	Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh 
	* Đặt vấn đề: (1 phút)
	Trong các tiết trước, các em đã biết cách lập ý và trình bày bài nói lập luận giải thích một vấn đề. Tiết học này, chúng ta cùng tiếp tục luyện nói: lập luận giải thích.
	2. Dạy nội dung bài mới (38 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV
GV
GV
GV
HS
GV
GV
Chép đề lên bảng
Yêu cầu HS đọc đề và chuẩn bị (theo 3 nhóm) sau đó trình bày (có chữa bổ sung)
Yêu cầu HS: Dựa vào dàn ý để nói. Khi nói chú ý nói đủ nghe, không quá nhỏ, quá to, không nhát gừng, không lặp, không lắp, ngọng; cố gắng truyền cảm, thuyết phục được người nghe; tư thế thoải mái, tự nhiên, không quá cứng nhắc.
- Chia làm 3 nhóm - Thời gian cho mỗi bạn được nói khoảng 5 phút/lần.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp (có nhận xét, đánh giá).
- Gọi một số HS trình bày bài của mình sau khi đã nói trước nhóm.
- Nhận xét, đánh giá, cho điểm, lấy điểm miệng
I. ĐỀ BÀI
Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin: 
“ Học, học nữa, học mãi”
*Yêu cầu 
- Về kiểu bài: lập luận giải thích
- Nội dung: giải thích nội dung lời khuyên của Lê nin: Học, học nữa, học mãi.
- Về hình thức: Phương thức lập luận chủ yếu: Nghị luận giải thích, văn phong sáng sủa, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng phong phú giàu sức thuyết phục.
- Phạm vi giới hạn: trong thực tế đời sống.
II. THỰC HÀNH
A. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề: Để đất nước ta tiến kịp các nước tiên tiến trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá --> cần người tài giỏi.
- Nêu vấn đề: Là người Việt Nam nói chung, học sinh nói riêng cần phải có trình độ cao đáp ứng nhu cầu xã hội. Vì vậy cần phải học tập tốt.
- Trích dẫn: Lê nin, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Nga đã từng nói: Học, học nữa, học mãi. 
B. Thân bài
* Luận điểm 1: Giải thích nội dung câu nói
- Luận cứ 1: Học là gì? 
+ Học là quá trình tìm hiểu, thu nhận, tích luỹ tri thức và rèn luyện kĩ năng cho mình để tăng thêm sự hiểu biết. 
+ Có thể học ở mọi nơi, mọi lúc.
- Luận cứ 2: Học nữa: Học hết trình độ này đến trình độ khác, không bao giờ thoả mãn với chính mình.
- Luận cứ 3: Học mãi: Học liên tục, không ngừng nghỉ suốt cuộc đời, luôn nâng cao vốn hiểu biết của mình về mọi mặt.
=> Khẳng định:
- Lời dạy của Lê nin rất đúng với thực tế, chí nghĩa, chí tình.
- Phải thực hiện đúng lời dạy đó.
* Luận điểm 2: Vì sao chúng ta phải hiểu đúng lời dạy đó của Lê nin?
- Luận cứ 1: Nếu không học thì sẽ không có tri thức, hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống.
- Luận cứ 2: Có học mới có việc làm tốt để nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ bố mẹ và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
- Luận cứ 3: Kiến thức của loài người là vô tận nếu không học chúng ta sẽ không làm được gì, không theo kịp bước tiến của thời đại. ( DC )
- Luận cứ 4: Hiếu học là truyền thống tốt đẹp của ông cha ta đã truyền lại cho con cháu. ( DC )
* Luận điểm 3: Hành động của bản thân để thực hiện lời dạy đó.
- Luận cứ 1: Tự tìm lấy sự thích thú say mê trong học tập, sáng tạo trong học tập. 
- Luận cứ 2: Phải có nghị lực trong học tập.
- Luận cứ 3: Phải học tập trong cuộc sống, tìm tòi, sáng tạo, học đi đôi với hành.
C. Kết bài
- Khẳng định việc học là rất cần thiết đối với tất cả mọi người.
- Phải luôn cố gắng học tập tốt để góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.
	3. Củng cố, luyện tập (3phút)
	- GV yêu cầu học sinh nhắc lại cách làm bài văn nghị luận giải thích.
	- Nhận xét giờ luyện nói
	- Rút kinh nghiệm chung
	4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút) 
	- Tự luyện nói giải thích một vấn đề ở nhà với nhóm bạn hoặc nói trước gương.
	- Chuẩn bị bài: Ca Huế trên Sông Hương
	+ Đọc diễn cảm và nắm nội dung chính của văn bản
	+ Xem phần chú thích SGK
	+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi phần đọc hiểu
	+ Sưu tầm tư liệu về ca Huế và các làn điệu ca Huế.
----------------------------------------------
Ngày soạn: 08/4/2021 Ngày dạy: 12/4/2021 Lớp 7C
 13/4/2021 Lớp 7A,B
Tiết 116. Văn bản
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
 (Theo Hà Ánh Minh)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- Khái niệm thể loại bút kí.
- Giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế.
- Vẻ đẹp của con người xứ Huế.
	2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc.
 	- Phân tích văn bản nhật dụng (kiểu loại thuyết minh).
- Tích hợp kiến thức Tập làm văn để viết bài văn thuyết minh.
3. Thái độ
Giáo dục tinh thần yêu mến, trân trọng những di sản văn hoá. Yêu sinh hoạt văn nghệ ca Huế và tình yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên 
- Nghiên cứu tài liệu, sgk.
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Soạn bài.
- Máy chiếu.
 	2. Chuẩn bị của học sinh 
- Học bài cũ
- Nghiên cứu bài mới theo hướng dẫn
+ Đọc trước bài
+ Tìm hiểu về ca Huế, hình ảnh, con người ở Huế
+ Chuẩn bị bài theo câu hỏi, bài tập sgk
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ (2 phút)
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh (vở soạn).
* Đặt vấn đề: (2 phút)
? Em hãy kể tên một số danh lam thắng cảnh của xứ Huế?
HS trình bày những hiểu biết của mình.
GV: Xứ Huế vốn nổi tiếng với nhiều phong cảnh đẹp 
(GV chiếu hình ảnh, giới thiệu): 
- Đại nội – Huế : 
- sông Hương- núi Ngự
- chùa Thiên Mụ
- cầu Tràng Tiền.
Tuy nhiên, Huế không chỉ nổi tiếng với những phong cảnh đẹp mà còn nổi tiếng với những sản phẩm văn hóa độc đáo, đa dạng và phong phú mà ca Huế là một trong những sản phẩm nổi tiếng ấy 
2. Dạy nội dung bài mới ( 38 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
?
HS
GV
GV
HS
GV
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
GV
GV
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
HS
?
HS
?
HS
GV
GV
?
HS
GV
GV
?
HS
?
Em hãy cho biết xuất xứ của văn bản? (HSTb)
- In trên báo Người Hà Nội.
Hướng dẫn đọc: Rõ ràng, mạch lạc, tình cảm.
Đọc mẫu 1 đoạn: từ đầu. rộn lòng.
Đọc nối tiếp -> hết, nhận xét.
Nhận xét cách đọc.
Nêu những hiểu biết của em về ca Huế? (HSK)
Dựa vào chú thích trả lời:
- Ca Huế là dân ca Huế nói riêng và vùng Thừa Thiên nói chung. Ca Huế ở đây chỉ một sinh hoạt văn hóa độc đáo của cố đô Huế: người nghe và người hát cùng ngồi thuyền đi trên sông Hương; ca Huế thường diễn ra vào ban đêm và chủ yếu hát các làn điệu dân ca Huế.
KL
Trong bài có một số từ cần lưu ý, chúng ta sẽ cùng kết hợp tìm hiểu trong phần tìm hiểu bài.
Bài viết thuộc kiểu văn bản nào? (HSTb)
- Văn bản nhật dụng: (giới thiệu, trình bày về một nét sinh hoạt văn hoá ở Huế)
Chốt kiến thức
Xác định thể loại của văn bản? (HSTb)
Xác định
Chốt kiến thức
Em hiểu bút kí là gì? (HSK)
TL
Chốt
Bài viết sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chính? (HSTb)
- Thuyết minh, miêu tả, biểu cảm.
- PTBĐ chính: thuyết minh.
KL
Bài văn vừa tả cảnh ca Huế trong một đêm trăng trên sông Hương thơ mộng vừa giới thiệu về những làn điệu dân ca Huế vì thế không thể chia bố cục rõ ràng. Nên chúng ta sẽ tìm hiểu theo các nội dung cơ bản.
Đọc văn bản, em thấy tác giả tập trung khai thác những nội dung nào? (HSK)
- Huế - cái nôi của các làn điệu dân ca. 
- Khung cảnh của một đêm ca Huế .
- Con người xứ Huế.
Chiếu slide
Qua các nội dung tác giả giới thiệu như thế nào về xứ Huế à ta chuyển sang phần II
Xứ Huế nổi tiếng về nhiều thứ, nhưng ở đây tác giả chú ý đến các làn điệu dân ca Huế. Bởi, Huế là một trong những cái nôi dân ca nổi tiếng ở nước ta.
Vậy cái nôi của các làn điệu dân ca ấy như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu phần 1 của văn bản
Trước tiên, chúng ta tìm hiểu về nguồn gốc của ca Huế.
Ca Huế được hình thành từ đâu? (HSTb)
Chú ý sgk /101 trả lời
Chốt kiến thức
Nhạc dân gian thường gắn với những hoạt động nào của con người xứ Huế? (HSK)
- Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò thường gắn với các hoạt động sản xuất như: đánh cá, chăn tằm hoặc trong các lễ hội dân gian nên có tính chất sôi nổi lạc quan, vui tươi.
Nhạc cung đình, nhã nhạc thường được biểu diễn ở đâu? (HSK)
- Ở những buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vua chúa, nơi tôn miếu của triều đình phong kiến, thường có sắc thái trang trọng, uy nghi.
Sự kết hợp của hai dòng nhạc này khiến cho ca Huế có tính chất gì? (HSG)
- Do có sự kết hợp của hai dòng nhạc này cho nên các điệu ca Huế vừa sôi nổi vui tươi, vừa trang trọng uy nghi.
Vậy cụ thể ca Huế có những đặc điểm gì, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp à
Theo dõi đoạn đầu của văn bản (từ đầu -> lí hoài nam)
Tác giả giới thiệu với chúng ta những làn điệu dân ca nào của xứ Huế? Những làn điệu ấy có đặc điểm gì? (HSK)
Trả lời.
- Các điệu hò:
+ Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: buồn bã.
+ Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, nàng tiệm, nàng vung: náo nức, nồng hậu tình người.
+ Hò lơ, hò ô, xay lúa... gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh, thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.
- Các điệu lí: lí con sáo, hoài xuân, hoài nam...
- Nam ai, nam bình: buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn.
- Tứ đại cảnh: không vui, không buồn.
Khi giới thiệu về các làn điệu dân ca tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng? (HSG)
- Liệt kê 
- Tác dụng: giúp người đọc thấy được sự phong phú của các làn điệu ca Huế.
- Sâu sắc về nội dung, tinh tế trong cách thể hiện
KL
Cho HS nghe một đoạn trong bài “Lí mười thương”.
Dù ngắn hay dài mỗi làn điệu ca Huế đều mang vẻ đẹp riêng, gửi gắm một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được sử dụng nhuần nhuyễn nhất là trong các câu hò đối đáp. Ngôn ngữ bình dị mà mà gợi tình, gợi cảm.
Từ đó cho ta thấy ca Huế có giá trị gì? (HSK) 
TL
KL
Thật vinh dự cho Huế, vào năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế đã được UNETCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. (TH ... ân tích giá trị của phép liệt kê.
	- Sử dụng phép liệt kê trong nói và viết.
	3. Thái độ
 Giáo dục tình cảm, tự hào về sự giàu đẹp của với tiếng Việt.
	4. Năng lực cần đạt 
+ Năng lực tự học.
+ Năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực sáng tạo.
+ Năng lực hợp tác.	
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Năng lực trao đổi đàm thoại.
	+ Năng lực tự quản lí bản thân
 + Năng lực cảm thụ thẩm mĩ, giao tiếp
	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
	1. Chuẩn bị của giáo viên 
	- Soạn bài
	- Bảng phụ, các ví dụ tham khảo.
	2. Chuẩn bị của học sinh 
	- Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của GV.
	III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
	1. Các hoạt động đầu giờ (4phút)
	* Kiểm tra bài cũ (không)
 * Hoạt động khởi động: (3 phút) 
 GV chiếu câu văn:
 Nhà em cây cối đủ loài, có cam, có bưởi, có na, có xoài.
 ? Xác định thành phần câu? NX về phần vị ngữ.
HS: Nhà em // cây cối đủ loài, có cam, có bưởi, có na, có xoài.
 CN VN
Phần vị ngữ : liệt kê các loại quả.
	* Đặt vấn đề: (1 phút) 
Trong một số tiết văn bản, các em đã được làm quen với phép tu từ liệt kê. Vậy thế nào là phép liệt kê? Có những kiểu liệt kê nào? Mời các em cùng tìm hiểu cụ thể trong tiết học hôm nay.
	 2. Nội dung bài học (39 phút)
Hoạt động 1: I. THẾ NÀO LÀ PHÉP LIỆT KÊ (12 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV
?
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
Chiếu Slide VD (SGK,T.104):
- Gọi học sinh đọc ví dụ (chú ý các bộ phận in đậm)
HCĐ:
 Phân tích cấu tạo của các bộ phận trong câu in đậm? 
- Bên cạnh ngài, mé tay trái,// 
 Tr
bát yến hấp đường phèn /
 CN
để trong khay khảm, khói bay nghi ngút;// 
VN
tráp đồi mồi chữ nhật /để mở, 
CN VN
 trong ngăn bạc đầy những trầu vàng,
 TR CDT
 cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc
DT DT CDT
 nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi gà, 
 CDT CDT
nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, 
CDT DT DT
quản bút, tăm bông trông mà thích mắt []
DT DT
 HĐN: Cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu ( gạch chân) có gì giống nhau?
Thảo luận nhóm 2 phút
Đại diện nhóm trình bày
Nhận xét chéo các nhóm
NX
- Về cấu tạo: Các bộ phận in đậm đều có mô hình cú pháp giống nhau được sắp xếp liên tiếp: Mở đầu là trạng ngữ chỉ địa điểm: (2 cụm DT) (Bên cạnh ngài, mé tay trái) tiếp đó là 2 vế câu có cấu tạo là một kết cấu C - V liên tiếp nhau: 
 (1) Bát yến hấp đường phèn để trong khay khoảm, khói bay nghi ngút;
 (2) tráp đồi mồi chữ nhật để mở
Tiếp đó là một cụm danh từ chỉ địa điểm làm trạng ngữ:“ trong ngăn bạc” sau cụm DT này là một cụm TT có phần phụ sau là một loạt DT chỉ sự vật, đều là từ ghép chính phụ: trầu vàng, cau đậu, rễ tía tiếp theo lại là một cụm DT chỉ địa điểm làm trạng ngữ “hai bên”, sau trạng ngữ này là cụm động từ có phần phụ trước một loạt các cụm DT và DT chỉ sự vật: nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông
- Về ý nghĩa: các sắp xếp trong ví dụ liệt kê được rất nhiều đồ vật được bày ra (Bát yến hấp đường phèn, khay khoảm, tráp đồi mồi, trầu vàng, cau đậu, rễ tía, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông)
HĐCN: Việc tác giả đưa ra hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì?(HSTb)
- Trình bày
- Nhận xét, bổ sung: 
Tác dụng: Nhấn mạnh và làm nổi bật sự xa hoa của viên quan, đối lập với tình cảnh của dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió để bảo vệ khúc đê xung yếu. Qua đó ta cũng thấy được thái độ tình cảm của tác giả được bộc lộ: Sự cảm thông sâu sắc với tình cảnh của người dân hộ đê và phê phán sự vô trách nhiệm của quan phủ.
- Khi ta nói, viết có sử dụng cách sắp xếp các từ ngữ mang đặc điểm như ví dụ trên đó chính là phép liệt kê.
HĐCN: Vậy, em hiểu như thế nào là phép liệt kê?(HSTb)
 Trả lời 
Chốt
1. Ví dụ
2. Bài học 
 Liệt kê là sắp xếp tiếp nối hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
* Ghi nhớ:
 (SGK,T.105)
 HĐCN: ? Lấy một ví dụ có sử dụng phép liệt kê?(HSTb)
	HS: - (có thể đặt câu hoặc lấy ví dụ trong một văn bản có sử dụng phép liệt kê và chỉ ra được phép liệt kê - GV và HS nhận xét)
 - Trong bài Ca Huế trên sông Hương, khi tác giả giới thiệu sự phong phú của làn điệu dân ca Huế với các điệu hò: Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, gã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung [] 
 - Các em đã hiểu được thế nào là liệt kê. Vậy, có những kiểu liệt kê nào, mời các em cùng tìm hiểu tiếp.
 Hoạt động 2: II. CÁC KIỂU LIỆT KÊ (12 phút) 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
HS
?
HS
HS
?
HS
GV
?
HS
Chiếu Slide (bảng phụ) ghi VD1
a, Toàn thể thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
b, Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
 (Hồ Chí Minh)
- Đọc ví dụ a, b.
 HĐCN: Xác định phép liệt kê trong từng ví dụ trên?(HSTb)
- Xác định (có nhận xét, bổ sung).
- Gạch chân phép liệt kê được sử dụng trong hai ví dụ. 
HĐN:Xét theo cấu tạo phép liệt kê ở cả hai ví dụ có gì khác nhau?
Thảo luận nhóm 2 phút
Đại diện nhóm trình bày
NX
- Xét theo cấu tạo:
Ví dụ 1a: Liệt kê liên tiếp 4 DT, đều là từ ghép => (Liệt kê không theo từng cặp).
- Ví dụ 1b: Vẫn liệt kê 4 DT như ví dụ 1a nhưng các DT được liên kết với nhau tạo thành hai cặp bởi quan hệ từ (và)=> (Liệt kê theo từng cặp).
- Trong kiểu liệt kê theo từng cặp người ta thường dùng quan hệ từ đẳng lập: như, và, với, hay, những sự vật, hiện tượng, hành động, trạng thái, tính chất,trong từng cặp liệt kê thường tương phản hay có nét nghĩa bổ sung cho nhau.
Chiếu Slide VD2
- Đọc tiếp ví dụ 2, chú ý phép liệt kê được sử dụng trong ví dụ ( chú ý những từ in đâm) (trang 105)
a, Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. 
(Thép Mới)
b, Tiếng Việt cỉa chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.
 (Phạm Văn Đồng)
HĐCN:Thử đảo thứ tự các bộ phận trong phép liệt kê ở VD 2 và cho biết ý các phép liệt kê ấy có gì khác nhau ?(HSTb)
- Đảo trật tự: 
a, Vầu, mai, trúc, nứa, tre; mai, trúc, vầu, tre, nứa; nứa, trúc, mai, vầu, tre. các bộ phận trong phép liệt kê có quan hệ đẳng lập, đều là DT chỉ sự vật (cùng họ nhà tre) - CN. (Liệt kê không tăng tiến).
b, trưởng thành và hình thành [] làng xóm, họ hàng, gia đình.
- Nhận xét: 
+ Ví dụ (a) 
Vị trí của các bộ phận trong phép liệt kê đảo được cho nhau. (Các bộ phận trong phép liệt kê có ý nghĩa ngang hàng nhau - có quan hệ đẳng lập, đều là danh từ chỉ sự vật (cùng họ nhà tre), cùng giữ chức vụ ngữ pháp trong câu (CN) => (Liệt kê không tăng tiến)
+ Ví dụ (b) 
Không thể đảo các bộ phận trong phép liệt kê được, vì các bộ phận được liệt kê theo thứ tự tăng tiến từ thấp đến cao (hình thành trước rồi mới trưởng thành), nếu đảo sẽ làm mất đi sự hợp lí và lô gíc theo nghĩa tăng tiến => (Liệt kê tăng tiến).
 HĐCN:Từ việc phân tích hai ví dụ trên, nếu xét theo cấu tạo và theo ý nghĩa sẽ có những kiểu liệt kê nào?(HSTb)
- Trình bày.
- Khái quát nội dung.
HĐCN: Câu văn sau dụng phép liệt kê gì?
(HSTb) 
“Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ.”
HS: Tăng tiến 
1. Ví dụ
2. Bài học:
- Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
- Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.
* Ghi nhớ:
 (SGK,T.105)
Hoạt động 3: III. LUYỆN TẬP (15 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV
?
HS
?
HS
- Đọc yêu cầu BT 1.
HĐN: thời gian 3p, nhóm lớn: H/s thảo luận theo 3 nhóm sau đó trình bày kết quả, có nhận xét, chữa bổ sung):
 Phép liệt kê trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân ta”: 
- Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. 
 (tăng tiến theo mức độ) => Chứng minh sức mạnh của tinh thần yêu nước.
- Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, ... 
(tăng tiến theo trình tự thời gian) => Lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc được biểu hiện qua những tấm gương của các anh hùng dân tộc qua các thời kì lịch sử.
 - [] Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. 
(Không tăng tiến) => sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đứng lên chống Pháp.
 HĐN: nhóm theo bàn
Đặt câu có sử dụng phép liệt kê?
(H/s làm việc theo nhóm)
Ví dụ:
a) Hoạt động của sân trường trong giờ ra chơi:
 Sân trường ồn ào, nhộn nhip, đông vui với nhiều trò thật hấp dẫn: chỗ này nhảy dây, chỗ kia đá cầu, cuối sân là trò bịt mắt bắt dê với tiếng la hét, vỗ tay thật huyên náo.
b) Nội dung truyện được trình bày:
Va-ren tuyên bố trả tự do cho Phan bội Châu với điều kiẹn: trung thành với nước Pháp, cộng tác với nước Pháp, từ bỏ ý nghĩ phục thù, chớ tìm cách xúi giục đồng bào nổi lên chống Pháp, những lời lẽ của Va-ren hinhf như không lọt vào tai cụ (Phan) và cái im lặng, dửng dưng của cụ (Phan) làm cho Va-ren sửng sốt.
c) Cảm xúc của em về hình tượng nhà cách mạng Phan Bội Châu:
 Ông là một nhà cách mạng vĩ đại, một trái tim yêu nước nồng nàn, một đấng thiên xứ xả thân cho độc lập tự do của dân tộc.
1. Bài tập 1 (SGK,T.106)
2. Bài tập 3 (SGK,T.106)
	HĐC: Hãy trình bày kết quả phân loại phép liệt kê bằng sơ đồ hoặc bằng bảng?	(HSTb)
Các kiểu liệt kê
Xét theo cấu tạo
Xét theo ý nghĩa
Liệt kê
tăng tiến
Liệt kê
không tăng tiến
Liệt kê 
theo từng cặp
Liệt kê không theo từng cặp 
	3. Hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 2 phút)
 - Về nhà học bài, nắm chắc hai nội dung ghi nhớ; làm bài bài tập 2 (SGK,T.106); Tìm trong các VB đã học1 đoạn văn và 1 đoạn thốc sử dụng phép liệt kê và phân tích giá trị của nó đối với ĐV, đoạn thơ đó
 - Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính (đọc kĩ nội dung bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_29_nam_hoc_2020_2021.doc