Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 Đặc điểm của văn bản hành chính: hoàn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống.

 2. Kĩ năng

 - Nhận biết được các loại VBHC thường gặp trong c/s

 - Viết được những văn bản hành chính đúng mẫu.

 3. Thái độ

 HS có ý thức sử dụng ngôn ngữ v.bản hành chính đúng mục đích giao tiếp.

 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Chuẩn bị của giáo viên

 - N/C bài, sưu tầm một số văn bản hành chính thương dùng.

 - Bảng phụ (máy chiếu)

 2. Chuẩn bị của học sinh

 - Học bài cũ

- Đọc và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của GV

 III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 1. Kiểm tra bài cũ (2 phút)

Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS

 * Đặt vấn đề: (1 phút)

 Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp một số kiểu văn bản như: Biên bản, đơn từ, báo cáo, thông báo, đề nghị những loại văn bản đó thuộc loại văn bản hành chính. Vậy văn bản hành chính có những đặc điểm gì? Mời các em cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.

 

doc 20 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 215Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/4/2021 Ngày dạy: 19/4/2021 Lớp 7B,C
 20/4/2021 Lớp 7A
Tiết 119: Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
	I. MỤC TIÊU 
	1. Kiến thức
	Đặc điểm của văn bản hành chính: hoàn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống.
	2. Kĩ năng
	- Nhận biết được các loại VBHC thường gặp trong c/s
	- Viết được những văn bản hành chính đúng mẫu. 
	3. Thái độ
	HS có ý thức sử dụng ngôn ngữ v.bản hành chính đúng mục đích giao tiếp.
	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của giáo viên 
	- N/C bài, sưu tầm một số văn bản hành chính thương dùng.
	- Bảng phụ (máy chiếu)
	2. Chuẩn bị của học sinh 
	- Học bài cũ
- Đọc và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của GV
	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
	1. Kiểm tra bài cũ (2 phút) 
Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS
 	* Đặt vấn đề: (1 phút) 
	Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp một số kiểu văn bản như: Biên bản, đơn từ, báo cáo, thông báo, đề nghị những loại văn bản đó thuộc loại văn bản hành chính. Vậy văn bản hành chính có những đặc điểm gì? Mời các em cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
	2. Dạy nội dung bài mới (38 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV
?
?
?
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
HS
HS
GV
YC học sinh để các văn bản hành chính đã sưu tầm được lên bàn, học sinh quan sát 
Đọc văn bản hành chính sgk / 107+ 108
Ba VB’ này viết về điều gì ? (HSTb)
-VB’1 : Thông báo của BGH -> các lớp về việc trồng cây => Thông báo của cấp trên truyền đạt xuống cấp dưới.
-VB’2: Đề nghị của lớp 7a lên cô giáo CN về việc xin chuyển buổi sinh hoạt-> đề đạt nguyện vọng của cấp dưới-> cấp trên. 
- VB’3: Lớp trưởng 7b viết báo cáo gửi BGH về kq’ hưởng ứng phong trào vì MT xanh, sạch, đẹp => Cấp dưới gửi cấp trên 
Khi nào người ta viết văn bản thông báo, báo cáo, đề nghị? (HSTb)
-Truyền đạt một vấn đề nào đó (quan trọng) của cấp trên xuống cấp dưới hơn muốn cho nhiều người biết => Văn bản thông báo.
- Cá nhân hay tập thể muốn đạt được một nguyện vọng chính đáng nào đó với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền => VB đề nghị.
- Thông báo một vấn đề nào đó lên cấp cao hơn => văn bản báo cáo ( Văn bản lớp 7 )
- Cấp trên không bao giờ dùng BC với cấp dưới và ngược lại cấp dưới không thông báo với cấp trên. ĐN cũng chỉ dùng trong trường hợp cấp dưới ĐN lên cấp trên, thấp -> cao.
Mục đích của mỗi văn bản trên là gì?(HSK)
- Thông báo: phổ biến một nội dung
- Đề nghị ( kiến nghị ): đề xuất một nguyện vọng, một ý kiến.
- Báo cáo: tổng kết, nói lên những gì đã dã làm của cấp dưới để cấp trên biết.
=>Ba VB trên được gọi là VB hành chính.
Vậy VB HC là gì?(HSTb)
Trình bày. 
 Chốt
Ba loại VB trên có gì giống và khác nhau ? Thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trả lời 
NXKL
- Giống nhau: Về hình thức đều được trình bày theo một số mục nhất định (theo mẫu) - Khác nhau: MĐ và ND cụ thể được.
Hình thức trình bày của ba VB này có gì khác với các VB truyện và thơ đã học? (HSTb)
- Thơ văn dùng hư cấu, tưởng tượng; ngôn ngữ theo p/c ngôn ngữ nghệ thuật (các biện pháp tu từ), không có mẫu qui định
- Văn bản hành chính: Không phải hư cấu 
tưởng tượng, ngôn ngữ hành chính (cụ thể, chính xác không hoa mĩ)
Chốt
Em còn thấy loại văn bản nào tương tự? (HSY, Tb)
 Biên bản, Giấy khai sinh, Sơ yếu lí lịch, hợp đồng, Giấy chứng nhận...
-> VB’ hành chính hoặc hành chính công vụ.
Chốt
Em nhận thấy ngôn ngữ của VB HC ntn? (HSTb)
Trình bày 
Chốt
Đọc ghi nhớ sgk 
Thảo luận nhóm
 Báo cáo kết quả thảo luận 
Định hướng kiến thức và chốt lại trên bảng
I. THẾ NÀO LÀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH ? 
(22 phút)
Văn bản hành chính là loại VB dùng để truyền đạt ND, y/c từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới cơ quan và người có thẩm quyền giải quyết.
- Đặc điểm: Có tính khuôn mẫu, được sắp xếp, trình bày theo một số mục nhất định.
- Các loại VBHC thường gặp: đơn từ, BC, đề nghị, biên bản, thông báo, chỉ thị, bản KĐ... 
- Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, đơn nghĩa.
* Ghi nhớ sgk/110
II. LUYỆN TẬP ( 17 phút)
- Tình huống 3,6: không phải viết văn bản hành chính
- TH 1, 2, 4, 5 viết VBHC.
- Tình huống 3: Ghi lại cảm xúc => phương thức biểu cảm 
- Tình huống 6: dùng phương thức kể, tả 
- Tình huống 1: VB thông báo 
- Tình huống 2: Văn bản báo cáo 
- Tình huống 4: Đơn xin nghỉ học (đề đạt nguyện vọng)
- Tình huống 5: Văn bản đề nghị.
3. Củng cố, luyện tập ( 2 phút)	
? Văn bản hành chính có đặc điểm gì? 
? Trình bày hình thức của một văn bản hành chính?(HSTb)
- HS trình bày
- GV Khái quát lại kiến thức cơ bản.
	4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 1 phút)
- Về nhà ôn lại toàn bộ kiến thức về văn bản hành chính. Tập viết văn bản hành chính theo mẫu (đơn, báo cáo). Sưu tầm một số VBHC làm tư liệu học tập.
- Ôn lại kiến thức cơ bản về văn nghị luận (lập luận giải thích; lập dàn ý đề bài viết số 6 ở nhà - chuẩn bị cho tiết trả bài)
----------------------------------------------
Ngày soạn: 16/4/2021 Ngày dạy: 19/4/2021 Lớp 7B,C
 20/4/2021 Lớp 7A
Tiết 120. TRẢ BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- Qua tiết trả bài đánh giá được việc nắm kiến trức và khả năng vận dụng làm bài của học sinh ở các nội dung cơ bản của ba phần (Văn, tiếng Việt, Tập làm văn) trong SGK Ngữ văn 7 từ đầu học kì II đến giữa kì II.
- Củng cố những kiến thức cơ bản về phép lập luận chứng minh.
	2. Kĩ năng
Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý; tự nhận xét, đánh giá chất lượng bài viết của mình, từ đó rút kinh nghiệm cho bài viết sau. 
3. Thái độ
Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên 
- Chấm, chữa bài đầy đủ, chính xác;
	- Soạn giáo án;
- Chuẩn bị bài văn tham khảo.
 	2. Chuẩn bị của học sinh 
- Xem lại đề bài, các kiến thức có liên quan đến nội dung bài viết chuẩn bị cho tiết trả bài.
- Ôn lại tất cả các thể loại văn học đã học.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ
Không kiểm tra
* Đặt vấn đề: (1 phút)
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ xem xét, đánh giá kết quả bài kiểm tra giữa kì II
2. Dạy nội dung bài mới (39 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV
HS
?
GV
HS
GV
Đọc lại đề bài
- Đọc lại đề tập làm văn.
 Xác định yêu cầu của đề bài trên? (HSTb)
Ghi tóm tắt những YC chính lên bảng.
 Trình bày từng phần theo gợi ý của GV
Xây dựng dàn bài cùng HS
I. ĐỀ BÀI (3 phút) 
Tiết 109, 110
II. TÌM HIỂU ĐỀ (3 phút)
- Đề nghị luận chứng minh
III. ĐÁP ÁN (10 phút)
Phần I. Đọc – hiểu
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2: Trạng ngữ : Nếu được như vậy (TN chỉ điều kiện)
Câu 3: Biện pháp tu từ : ẩn dụ (gieo lên mảnh đất tốt tươi kia một hạt mầm tốt)
Câu 4: Ban tặng cho mọi người, cho cuộc sống những gì tốt đẹp nhất: lời nói, cử chỉ, hành động, suy nghĩ tích cực.
Câu 5: Muốn đánh giá một con người để không bị phiến diện, em phải nhìn từ nhiều góc độ khác nhau.
Câu 6: Cách nhìn nhận đánh giá con người:
 + Sống trên đời không ai hoàn hảo.
 + Sống với nhau bằng sự bao dung độ lượng, cảm thông và chia sẻ
Phần II. Làm văn
Kiểu bài: nghị luận chứng minh
Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Giới thiệu vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người; vai trò quan trọng, giành được nhiều sự quan tâm của con người.
Xác định đúng nội dung yêu cầu của đề
- Môi trường sống là gì? (những điều kiện vật chất bao quanh sự sống của con người: đất, nước, không khí...)
* Vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người:
+ Tạo điều kiện vật chất cho cuộc sống con người: không khí để thở, nước để uống, cây xanh cung cấp ô-xi...
+ Bảo vệ sức khỏe con người: Môi trường trong lành ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại (không khí sạch ngăn cản vi khuẩn, virut, nước sạch ngăn cản của bọ gậy, muỗi...)
* Những hành động thiếu ý thức của con người làm tổn hại đến môi trường sống và tác hại của chúng:
+ Xả rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí.
+ Rác thải công nghiệp làm ô nhiễm không khí, thủng tầng ô-zôn, xói mòn đất...
* Tính cấp thiết của việc bảo vệ, gìn giữ môi trường sống trong lành
Môi trường sống trong nhiều năm trở lại đây bị ô nhiễm và tổn hại nghiêm trọng vì vậy đòi hỏi con người phải có những biện pháp cấp thiết bảo vệ môi trường sống.
* Bài học rút ra cho bản thân
 Những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống: không xả rác bừa bãi, bảo vệ rừng và cây xanh...
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Thể hiện được rõ ràng quan điểm của bản thân.
GV
GV
GV
GV
N/x chung về bài làm của HS
* Về nắm kiến thức
- Lớp 7A: Có nhiều bài làm tốt. Bài viết đã có bố cục khá rõ ràng, mạch lạc, lập luận khá sâu sắc (Trúc, Dinh, Diệp, Khánh, Trang) Kiến thức câu 1, 4 phần đọc – hiểu đa số làm sai
- Lớp 7B: nhiều bài làm chưa tốt. Bài viết chỉ là 1 đoạn văn, không có đủ bố cục 3 phần; diễn đạt yếu, lập luận chưa mạch lạc, sâu sắc (Hải, Thuận, Lứ, Chư...) Kiến thức câu 1, 4 phần đọc – hiểu đa số làm sai
- Lớp 7C: nhiều bài làm chưa tốt. Bài viết không có đủ bố cục 3 phần, chỉ là 1 đoạn văn; diễn đạt yếu, lập luận chưa mạch lạc, sâu sắc ( Hưng, Bảo, Trí, Tuấn...) Kiến thức câu 1, 4 phần đọc – hiểu đa số làm sai
* Về kĩ năng
- Kĩ năng viết bài ở một số em vẫn còn chưa tốt, đặc biệt là trong quá trình giải thích, chứng minh.
- Bài viết còn chưa rõ ràng về bố cục 3 phần, lan man, không xác định được các phần MB, TB, KB 
- Lời văn viết còn vụng về.
 * Vận dụng của HS
- Quá trình vận dụng lí thuyết văn NL vào bài chưa thật cao, 1 số em thiếu dẫn chứng
- Một bài viết đủ ý cơ bản, nội dung rõ ràng.
- Viết đúng thể loại, có cảm xúc chân thành, tự nhiên
 * Cách trình bày
- Ý thức cho bài viết chưa cao, kẻ điểm lời phê còn ẩu, cẩu thả, còn gạch đầu dòng, chưa hoàn toàn rút kinh nghiêm qua bài trước.
- Mắc nhiều lỗi chính tả, viết hoa tuỳ tiện, sai chính tả, dấu câu 
- Một số bài viết có tiến bộ hơn, trình bày tương đối sạch, khoa học, chữ viết cẩn thận, có tính mạch lạc, sử dụng dấu câu tương đối đảm bảo.
* Diễn đạt bài kiểm tra
Diễn đạt: đa số có cách diễn đạt khá lưu loát, cách hành văn khá tốt, trôi chảy, tự nhiên 
* Kết quả
Lớp
G
K
TB
Y,K
7A
6
25
5
0
7B
1
5
24
8
7C
0
4
26
10
Thống kê 1 số lỗi sai 
- Lỗi về chính tả
Đọc các lỗi diễn đạt trong bài làm của học sinh
IV. NHẬN XÉT CHUNG
(10 phút)
V. LỖI VÀ SỬA LỖI
(14 phút)
1. Lỗi chính tả
Phá dừng - > phá rừng, môi chường -> môi trường, chi thức -> tri thức, chong học tập -> trong học tập, dễ -> rễ, lâng cao -> nâng cao, sây dựng -> xây dựng, xáng tạo 
-> sáng tạo, quan chọng -> quan trọng 
2. Lỗi về từ ngữ, câu
 ... a ngợi và miêu tả vẻ đẹp và giá trị của một thứ quà quê đặc sản mà quen thuộc Việt Nam.
- Cảm giác tinh tế, trữ tình đậm đà, trân trọng nâng niu, ...
- Bút kí - tuỳ bút, hay về văn hoá ẩm thực.
6
Sài Gòn tôi yêu
(Minh Hương)
- Tình cảm sâu đậm của tác giả đối với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế về thành phố này.
- Bút kí, kể, tả, giới thiệu và biểu cảm kết hợp khá khéo léo, nhịp nhàng;
- Lời văn giản dị, dùng đúng mức các từ ngữ địa phương.
7
Mùa xuân của tôi
(Vũ Bằng)
- Vẻ đẹp độc đáo của mùa xuân miền Bắc và Hà Nội qua nỗi sầu xa xứ của một người Hà Nội
- Hồi ức trữ tình, lời văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu chất thơ, nhẹ êm và cảm động ngọt ngào.
8
Ca Huế trên sông Hương
(Hà Ánh Minh)
Giới thiệu ca Huế - một sinh hoạt và thú vui văn hoá rất tao nhã ở đất cố đô.
- Văn bản giới thiệu - thuyết minh: mạch lạc giản dị mà nêu rõ những đặc điểm chủ yếu của vấn đề.
	3. Củng cố, luyện tập ( 3 phút)
	- Phát biểu cảm nghĩ về các vấn đề được đề cập đến trong các văn bản	đã học + Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
 + Ý nghĩa văn chương.
	- Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của bản thân về giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm đã học.
GV: Khái quát toàn bộ kiến thức cơ bản của tiết học
 	Chương trình Ngữ văn 7 gồm các chủ đề lớn đó là: 
- Đề cập tới những vấn đề cấp bách của xã hội (văn bản nhật dụng);
- Ca ngợi tình cảm tình cảm gia đình, ông bà, cha mẹ con cái, tình yêu quê hương đất nước; những kinh nghiệm quý báo của nhân dân về lao động sản xuất, về cuộc sống, quan hệ xã hội, (ca dao, tục ngữ);
- Ý thức tự hào dt, lòng yêu nước, yêu quê hương xứ sở; ca ngợi lãnh tụ,..
- Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ, của con người lao động; cuộc sống giản dị, thanh bạch chan hoà với thiên nhiên; đề cao tiết hạnh, khí phách; phản đối sự bất công của xã hội đương thời.
	4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 1 phút)
	- Về nhà ôn lại toàn bộ kiến thức về phần đọc - hiểu văn bản theo hệ thống câu hỏi trong SGK, kết hợp với nội dung hướng dẫn ôn tập tại lớp, viết thành đề cương ôn tập; ( riêng câu 7, 8, 9 là những câu hỏi khó dành cho HS khá giỏi, yêu cầu các em đọc kĩ câu hỏi để làm các bài tập này)
 	- Học thuộc lòng một số đoạn thơ, đoạn văn hay trong các văn bản đã học
 	 - Nhớ được 50 từ Hán Việt thông dụng.
 	- Chuẩn bị bài Dấu gạch ngang theo câu hỏi trong SGK.
----------------------------------------------
Ngày soạn: 16/4/2021 Ngày dạy: 19/4/2021 Lớp 7C
 20/4/2021 Lớp 7A,B
TIẾT 122: Tiếng Việt
DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
Nắm được công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong văn bản.
	2. Kĩ năng
- Biết sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản.
	- Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
3. Thái độ
HS có ý thức sử dụng dấu câu khi viết
4. Năng lực cần đạt
+ Năng lực tự học.
+ Năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực sáng tạo.
+ Năng lực hợp tác.	
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ
+ Năng lực trao đổi đàm thoại.
+ Năng lực tư duy sáng tạo.
+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của giáo viên
	- Nghiên cứu SGK, SGV 
	- Soạn giáo án.
	2. Chuẩn bị của học sinh
	Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới theo câu hỏi SGK và yêu cầu của GV
	III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
	1. Các hoạt động đầu giờ ( 5 phút)
	* Kiểm tra bài cũ (3 phút)
	a) Câu hỏi
Thế nào là phép liệt kê ? Có mấy kiểu liệt kê ? 
	b) Đáp án, biểu điểm
- Liệt kê là sắp xếp tiếp nối hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. (5 điểm)
- Các kiểu liệt kê: (5 điểm) 
 + Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
 + Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.
* Khởi động (2 phút)
? Em hãy đặt một câu văn kể về các loại cây trong vườn?
HS: Vườn nhà em trồng rất nhiều loài cây: dừa, xoài, cam, quýt... 
? Trong câu văn trên có sử dụng dấu câu kết thúc của câu văn, đó là dấu gì?
HS: Dấu chấm lửng 
	* Đặt vấn đề: (1 phút)
	Vậy dấu chấm lửng có công dụng như thế nào? Ngoài dấu chấm lừng còn có dấu chấm phẩy được sử dụng trong câu văn. Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
	2. Nội dung bài học (39 phút)
Hoạt động 1: I. DẤU CHẤM LỬNG (12 phút )
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV
?
HS
?
HS
GV
GV
HS
 Chiếu ví dụ ( SGK,T.104)
- Gọi học sinh đọc ví dụ (chú ý dấu chấm lửng () trong từng ví dụ
TL nhóm theo cặp 
HĐN: Trong các ví dụ trên, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
a) Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa liệt kê ra.
b) Dấu chấm lửng biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt mỏi và quá sợ hãi.
c) Dấu chấm lửng có chức năng làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho xuất hiện ngoài sự chờ đợi của từ “bưu thiếp” (tấm bưu thiếp có khuôn khổ quá nhỏ so với dụng lượng một cuốn tiểu thuyết mà lại viết được cuốn tiểu thuyết!)
HĐCN: Qua ví dụ trên em rút ra kết luận gì về công dụng của dấu chấm lửng?(HSTb)
- Trả lời 
Chốt
Lưu ý: Muốn dùng dấu chấm lửng trong trường hợp: tỏ ý rằng nhiều sự vật, hiện tượng chưa được liệt kê, cần liệt kê ít nhất là hai sự vật hiện tượng. Trong chức này, dấu chấm lửng có thể dùng kí hiệu (.v.v.) biểu hiện sự tương tự trong liệt kê.
- Khi thực hiện lời nói bị bỏ dở ngập ngừng hay ngắt quãng (vì một lí do tâm lí hay sinh lí nào đó) các nhà văn thường dùng dấu chấm lửng để thể hiện sự bối rối, lúng túng, đau đớn,
- Dùng dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất thường ngoài dự đoán, cách dùng mang hiệu quả tu từ: Biểu thị sự dí dỏm, hài hước, châm biếm,
Lưu ý học sinh học ghi nhớ (SGK,T.112)
1. Ví dụ
2. Bài học
Dấu chấm lửng được dùng để:
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
* Ghi nhớ: (SGK,T.112)
	? HĐC: Lấy một ví dụ có sử dụng dấu chấm lửng? Chỉ ra tác dụng của dấu chấm lửng được sử dụng trong ví dụ đó?(HSK)
HS - Lấy ví dụ theo yêu cầu (có nhận xét, đánh giá)
Ví dụ:
Diều bay, diều lá tre bay lưng trời
Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời
Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam - Ngữ văn 6, tập hai)
Tác dụng: Hai dấu chấm lửng ở đây được dùng để tạo ra không gian rộng lớn cho các “cánh diều bay” và cho các “tiếng sáo vang”.
? HĐCN: Đặt câu có sử dụng dấu chấm lửng?
HS: Đặt câu
GV: Nhận xét và sửa chữa
 Hoạt động 2: II. DẤU CHẤM PHẨY ( 10 phút) 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV
GV
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
HS
 Các em đã hiểu được công dụng của dấu chấm lửng. Vậy, dấu chấm phẩy có công dụng gì? Mời chúng ta cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo.
- Chiếu ví dụ ( SGK,T.104)
- Đọc ví dụ (chú ý dấu chấm phẩy).
HĐCN: Phân tích nòng cốt câu trong ví dụ a và chỉ ra công dụng của dấu chấm phẩy trong ví dụ này? (HSK)
a) Trước dấu chấm phẩy là một kết cấu C-V (là một vế câu), sau dấu chấm phẩy cũng là một kết cấu C-V, vế này rút gọn chủ ngữ và có tới hai vị ngữ, các vị ngữ được ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy. Ví dụ (a) là một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
 => Dấu chấm phẩy trong câu (a) dùng để dùng để đánh dấu ranh giới giữa hai vế trong một câu ghép có quan hệ phức tạp (vế thứ hai đã dùng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận đồng chức).
HĐCN:Trong ví dụ (b) tác giả đã sử dụng phép tu từ gì để nêu ra những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới? Và có mấy tiêu chuẩn được nêu ra?(HSTb)
- Tác giả đã dùng phép liệt kê để nêu ra những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới.
- Có 8 tiêu chuẩn đạo đức được nêu ra.
HĐCN:Quan sát ví dụ (b) em thấy tác giả dùng dấu chấm phẩy với vai trò gì? Ở ví dụ này có thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được không? Vì sao?(HSG)
- Trong ví dụ (b)
 dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp; trong mỗi bộ phận, tác giả dùng dấu phẩy để ngăn cách các thành phần đồng chức. Cách dùng dấu câu như vậy giúp người đọc hiểu được các tầng bậc ý khi liệt kê, tránh được sự hiểu nhầm có thể xảy ra.
- Trong trường hợp này không thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được vì thay bằng dấu phẩy có thể làm cho người đọc hiểu lầm ý được liệt kê.
HĐCN:Qua tìm hiểu ví dụ hãy cho biết công dụng của dấu chấm phẩy?(HSTb)
- Trình bày.
- Chốt nội dung bài học 
Đọc ghi nhớ (SGK,T.112)
1. Ví dụ
2. Bài học
Dấu chấm phẩy được dùng để:
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
* Ghi nhớ: (SGK,T.112
? HĐCN:Cho 2 câu ghép - xác định câu ghép nào có thể sử dụng dấu (;) ngăn cách 2 vế, câu ghép nào không cần dùng dấu (;)
a) Nếu Lan học giỏi bố mẹ rất vui.
b) Vì bạn Lan học giỏi, hát hay và là tay bóng bàn cừ khôi mọi người đều yêu quý bạn ấy.
HS: - Câu (b) nên dùng dấu chấm phẩy để tách về câu:
Vì bạn Lan học giỏi, hát hay và là tay bóng bàn cừ khôi; mọi người đều yêu quý bạn ấy.
 Hoạt động 3: III. LUYỆN TẬP ( 17 phút ) 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
HS
GV
HS
GV
?
HS
GV
- Đọc yêu cầu bài tập (SGK,T.113) 
- HĐN: TL 4 nhóm (2p) 
- Trình bày kết quả
- Nhận xét, chữa bổ sung
Chốt
HĐCN: Suy nghĩ cá nhân sau đó trình bày kết quả (có nhận xét, chữa bổ sung) 
Chốt
HĐC:Viết một đoạn văn về ca Huế trên sông Hương trong đó:
a) Có câu dùng dấu chấm lửng.
b) Có câu dùng dấu chấm phẩy.
 Suy nghĩ cá nhân
Trình bày (có nhận xét, đánh giá).
Ví dụ: 
Đêm trăng. Trên dòng sông hương. Trong tiếng sóng vỗ du mạn thuyền. Trong tiếng đàn du dương, réo rắt, các ca sĩ cất lên những khúc ca Nam ai Nam bình buồn man mác; người nghe cảm thấy lòng bâng khuâng, vời vợi nhớ thương. Cả người hát và người nghe đều bồng bềnh trên sóng nước
Bài 1
a) Dấu chấm lửng dùng để biểu thị lời nói bị đứt quãng, ngắc ngứ do sợ hãi, lúng túng ( dạbẩm)
b) Dấu chấm lửng biểu thị câu nói bị bỏ dở.
c) Dấu chấm lửng dùng để biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ.
Bài 2
Câu a, b, c dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp.
Bài 3
	3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1phút)
- Về nhà ôn lại toàn bộ kiến thức về dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy (nắm chắc ghi nhớ trong sgk. Viết 1 đoạn văn miêu tả trong đó có sử dụng dấu () và dấu (;)
	- Chuẩn bị bài Dấu gạch ngang theo câu hỏi trong SGK
-------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_30_nam_hoc_2020_2021.doc