Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 Hệ thống kiến thức về văn nghị luận.

 2. Kỹ năng

 - Khái quát, hệ thống các văn bản nghị luận đã học.

 - Làm bài văn nghị luận.

 3. Thái độ

 HS có ý thức ôn tập tốt về loại văn bản nghị luận.

 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Chuẩn bị của giáo viên

 Nghiên cứu tài liệu, SGK, soạn giáo án.

 2. Chuẩn bị của học sinh

 Chuẩn bị phần ôn tập.

 III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 1. Kiểm tra bài cũ

 Kết hợp trong quá trình ôn tập

 * Đặt vấn đề (1 phút)

 Trong chương trình tập làm văn lớp 7 quan trọng hơn cả là thể loại văn bản nghị luận. Trong giờ học hôm nay chúng ta cùng nhau ôn tập lại những kiến thức về thể loại này.

 

doc 16 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 280Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/4/2021 Ngày dạy: 03/5/2021 Lớp 7C
 05/5/2021 Lớp 7A
 07/5/2021 Lớp 7B
TIẾT 131: ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (TIẾP)
	I. MỤC TIÊU 
	1. Kiến thức 
	 Hệ thống kiến thức về văn nghị luận.
	2. Kỹ năng
	- Khái quát, hệ thống các văn bản nghị luận đã học.
	- Làm bài văn nghị luận.
	3. Thái độ
	HS có ý thức ôn tập tốt về loại văn bản nghị luận.
	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của giáo viên 
	Nghiên cứu tài liệu, SGK, soạn giáo án.
	2. Chuẩn bị của học sinh 
	Chuẩn bị phần ôn tập.
	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
	1. Kiểm tra bài cũ 
	Kết hợp trong quá trình ôn tập
	* Đặt vấn đề (1 phút)
	 Trong chương trình tập làm văn lớp 7 quan trọng hơn cả là thể loại văn bản nghị luận. Trong giờ học hôm nay chúng ta cùng nhau ôn tập lại những kiến thức về thể loại này.
	2. Dạy nội dung bài mới (40 phút)
Hoạt động của giáo viên và
 học sinh
Nội dung ghi bảng
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
HS
?
HS
GV
HS
?
HS
GV
Thống kê các văn bản nghị luận đã học.(HSY,Tb) 
Thống kê
Chốt trên bảng chiếu
Trong ĐS, trên báo chí và trong SGK em thấy vb NL xuất hiện trong những trường hợp nào? Dưới những dạng bài gì? Nêu 1 số ví dụ? (HSK)
Trả lời
Chốt
Văn NL phải có những yếu tố cơ bản nào? Yếu tố nào là chủ yếu? (HSTb)
Trả lời
Chốt
Luận điểm là gì?(HSTb)
Trả lời
Chốt
Trong các câu sau, câu nào là luận điểm? vì sao?(HSK)
Trả lời
Chốt
Đọc câu hỏi 5
Theo em, nói như vậy có đúng ko? Để làm được văn CM, ngoài LĐ và DC cần phải có thêm điều gì? (HSTb)
Trả lời
Chốt
Đọc 2 đề (SGK tr146)
Cách làm 2 đề có gì giống và khác nhau?
Như vậy nhiệm vụ của giải thích và CM khác nhau ở chỗ nào?
Thảo luận nhóm 3 phút (nhóm lớn)
Đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác bổ sung
NX, KL
II. VĂN NGHỊ LUẬN 
1. Thông kê các văn bản nghị luận 
(10 phút)
a. Văn bản nghị luận được học.
- Tinh thần yêu nước của ND ta.
- Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Ý nghĩa của văn chương
b. Văn bản nghị luận được đọc.
- Chống nạn thất học.
- Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống
- Hai biển hồ
- Học thầy, học bạn.
- Ích lợi của việc đọc sách.
- Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.
- Tiếng Việt giàu và đẹp.
- Đừng sợ vấp ngã.
- Không sợ sai lầm.
- Có hiểu đời mới hiểu văn.
- Hồ Chủ Tịch, hình ảnh của dân tộc.
- Lòng khiêm tốn.
- Lòng nhân đạo
- Tự do và nô lệ.
2. Câu 2 ( 10 phút ) 
Hoàn cảnh tạo VB NL 
Vb’ nghị luận thường xuất hiện trong các hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, giao lưu, phỏng vấn, chương trinh thời sự, thể thao, văn nghệ, trên đài phát thanh vô tuyến truyền hình, bài giảng của GV trên lớp, các bài xã luận, bình luận, phê bình, luận văn, luận án, tuyên ngôn, tuyên bố quan trọng, các vb’ trong SGK
- VD: Ý kiến về phòng chống tác hại của thuốc lá, ý kiến làm thế nào để học tốt.
- Trên báo chí: văn bản nghị luận thường xuất hiện ở các bài xã luận, các lời kêu gọi.
- VD: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Trong SGK: văn bản nghị luận thường xuất hiện ở các bài văn về những vấn đề xã hội, nhân sinh và những vấn đề văn chương.
- VD: Các bài văn: tinh thần yêu nước của nhân dân ta, ý nghĩa văn chương, sự giàu đẹp của tiếng việt
 3 Câu 3 ( 3 phút) 
 Yếu tố trong văn nghị luận. 
- Bài văn nghị luận phải có các yếu tố cơ bản: Luận điểm, luận cứ, lập luận
- Luận điểm là yếu tố chủ yếu.
 4. Câu 4 ( 7 phút)
Luận điểm. 
- Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành 1 khối: Luận điểm được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
* Bài tập:
- Câu a, d là luận điểm vì chúng đã khẳng định tư tưởng của người viết 
- Câu b là câu cảm thán.
- Câu c là 1 cụm danh từ nêu 1 vấn đề mà chưa phải là luận điểm.
 5.Câu 5 ( 4 phút)
Nói như vậy là ko đúng. Để làm được văn CM, ngoài luận điểm và dẫn chứng, còn cần phải có phân tích dẫn chứng khẳng định và dùng lí lẽ diễn giải sao cho dẫn chứng khẳng định được luận điểm cần chứng minh. Lí lẽ và dẫn chứng cần phải lựa chọn, tiêu biểu.
 6. Câu 6 ( 6 phút ) 
*So sánh cách làm 2 đề.
+ Giống nhau: Đều nêu ra luận điểm: “công biết ơn”
+ Khác:
 Đề 1: Phải giải thích câu tục ngữ theo các bước
 - “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Nghĩa là gì?
 - Tại sao “ ăn quả” phải “ nhớ kẻ trồng cây”
 “- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là phải làm những gì?
 Đề 2:
Dùng lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là 1 suy nghĩ đúng đắn.
* Nhiệm vụ
-> Giải thích là dùng lí lẽ và CM để làm sáng tỏ vẫn đề.
-> CM: Dùng lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định vấn đề. 
	3. Củng cố, luyện tập (3 phút)
	- GV khái quát lại nội dung chính của bài
	- Câu hỏi củng cố
 1. Yếu tố nào là chủ yếu trong bài văn nghị luận ?
 A. Tính chất của đề B. Luận điểm
 C. Luận cứ D. Luận chứng
2. Theo em, đã là thơ thì nhất thiết chỉ được dùng phương thức biểu cảm để diễn tả tình cảm. Đúng hay sai ?
 A. Đúng B. Sai
 	3. Thể loại nào sau đây không thuộc về văn biểu cảm ?
 A. Truyện ngắn B. Ca dao
 C. Tùy bút D. Thơ trữ tình
 	* Đáp án: 1-B ; 2-B ; 3-A
	4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
	- Ôn tập toàn bộ kiến thức tập làm văn đã học trong chương trình.
	- Lập dàn ý các đề tham khảo ( SGK- Tr 140)
	- Chuẩn bị bài giờ sau: Ôn tập cuối kì.
-------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 29/4/2021 Ngày dạy: 03/5/2021 Lớp 7C
 06/5/2021 Lớp 7A
 07/5/2021 Lớp 7B
TIẾT 132: ÔN TẬP CUỐI KÌ
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức
	- Hệ thống hoá kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học.
	- Tập trung đánh giá được các nội dung cơ bản của ba phần (Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn) trong SGK Ngữ văn 7, đặc biệt là tập 2.
	2. Kĩ năng
	Biết vận dụng kiến thức và kĩ năng văn học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra đánh giá tổng hợp.
	3. Thái độ
	Giáo dục ý thức tự giác học tập và chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm.
	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của giáo viên
	Nghiên cứu nội SGK, SGV - Soạn giáo án.
	2. Chuẩn bị của học sinh
	Đọc và chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV (làm đề cương ôn tập theo hệ thống phân loại trong SGK).
	III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
	1. Kiểm tra bài cũ 
	Kết hợp trong bài
	* Đặt vấn đề: (1 phút)
Để chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì, SGK đã có nội dung hướng dẫn, tiết này cô sẽ hướng dẫn các em thực hiện ôn và cách làm bài tổng hợp cuối kì.
	2. Dạy nội dung bài mới (40 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV
GV
GV
GV
GV
GV
GV
- Bài kiểm tra cuối năm, cũng như cuối học kì I - theo hướng tích hợp ba phân môn trong một bài viết: Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn. Trong tâm là học kì II. Cụ thể:
- Trọng tâm là các văn bản nghị luận. Các bài văn nghị luận có vẻ đẹp của hệ thống luận điểm, luận cứ; cách thức lập luận chặt chẽ, sáng sủa, giàu tính thuyết phục.
 Với các tác phẩm tự sự, chú ý tác phẩm: Sống chết mặc bay; Ca Huế trên sông Hương
- Sống chết mặc bay cho thấy: Cuộc sống lầm than, cơ cục, tính mạng của cải bị đe doạ của những người dân lao động và thái độ vô trách nhiệm, thiếu tính người của bọn quan lại lúc bấy giờ.
* Lưu ý, trong phần đọc - hiểu văn bản:
- Các em cần nắm tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, nội dung, nghệ thuật,... theo phần ôn tập cụ thể từng phần. 
- Làm bài tập cảm thụ cụ thể về nội dung, nghệ thuật hoặc một vấn đề cụ thể trong văn bản.
- Chú ý đặc điểm của:
+ Câu rút gọn, câu đặc biệt, câu chủ động, câu bị động...
+ Cách mở rộng câu bằng cụm C - V và trạng ngữ.
+ Công dụng của các dấu câu: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang.
+ Liệt kê và các kiểu liệt kê.
- Vận dụng làm các bài tập: nhận biết (lựa chọn câu đúng - sai; điền từ, cụm từ thích hợp; tạo câu; viết văn bản ngắn,...)
- Nắm được các vấn đề về văn bản nghị luận:
+ Thế nào là văn nghị luận, mục đích và tác dụng của văn nghị luận.
+ Bố cục bài văn nghị luận.
+ Thao tác lập luận chứng minh, giải thích.
* Lưu ý đọc, tham khảo các bài viết thuộc các dạng đề lập luận chứng minh và giải thích; tìm hiểu các vấn đề xung quanh nhiệm vụ học tập, rèn luyện và trong cuộc sống của các em hằng ngày.
- Với văn bản hành chính, cần nắm:
+ Đặc điểm của văn bản hành chính;
+ Cách làm một văn bản đề nghị, báo cáo;
+ Các lỗi thường mắc về các loại văn bản trên
- Chú ý ôn tập một cách toàn diện, không học tủ, học lệch, tập vận dụng kiến thức và kĩ năng của cả ba phần một cách tổng hợp theo hướng tích hợp.
- Hình thức kiểm tra: tự luận. 
- Cho HS tham khảo một số đề kiểm tra và hướng dẫn HS giải.
- Đề có 2 phần: 
+ Phần I – Đọc – hiểu
Lấy ngữ liệu ngoài chương trình. 
Chú ý phương thức biểu đạt, nội dung, ý nghĩa của ngữ liệu; viết đoạn văn ngắn.
 Tiếng Việt: chú ý các dạng câu rút gon, câu đặc biệt, điệp ngữ, liệt kê.
+ Phần 2: Làm văn ( dạng văn nghị luận giải thích) 
 Giải thích câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; Tiên học lễ, hậu học văn, Học thầy không tày học bạn.
I. NỘI DUNG CƠ BẢN 
(25 phút)
1. Phần văn bản
a) Văn bản nghị luận:
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta;
- Sự giàu đẹp của tiếng Việt; 
- Đức tính giản dị của Bác Hồ;
- Ý nghĩa văn chương.
b) Văn bản tự sự:
- Sống chết mặc bay
- Ca Huế trên Sông Hương
2. Phần Tiếng Việt
3. Phần tập làm văn
II. CÁCH ÔN TẬP VÀ HƯỚNG KIỂM TRA (10 phút)
	3. Củng cố, luyện tập (2 phút)
	- GV khái quát lại toàn bộ kiến thức cơ bản.
	4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2 phút) 
	- Về nhà ôn lại toàn bộ kiến thức đã ôn tập; Đọc kĩ hướng dẫn ôn tập kiểm tra tổng hợp cuối năm (SGK,T.145, 146). 
- Chuẩn bị làm bài kiểm tra học kì II.
-------------------------------------------------------
Ngày soạn: 02/5/2021 Ngày kiểm tra: 19/5/2021 Lớp 7A,B,C
TIẾT 133, 134:
 KIỂM TRA HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU 
	- Kiến thức
	Kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức về NDKT đã học trong năm học của HS. HS vận dụng những KT đã học vào làm bài.
- Kỹ năng
	Rèn luyện kĩ năng làm bài KT tổng hợp.
- Thái độ
HS có ý thức nghiêm túc, độc lập tự chủ khi làm bài.
II. NỘI DUNG ĐỀ
1. Ma trận đề
*Đề 1
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ
thấp
Cấp độ cao
I. Đọc hiểu 
- Biết được phương thức biểu đạt chính. 
- Nhận ra câu rút gọn và tác dụng. 
- Hiểu được hình ảnh ẩn dụ.
- Hiểu được thông điệp của tác giả.
 Viết 3 - 4 câu văn bàn về thông điệp của văn bản.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 3
Số điểm:1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 2
Số điểm:1,5
Tỉ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ : 10%
Số câu: 6
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40%
II. 
Làm văn 
- Xác định được kiểu bài NLGT.
- Xác định đúng v ... n hãy luôn hướng về những điều tốt đẹp như bông hoa hướng dương hướng về phía mặt trời nhé !”.
Câu văn trên thuộc kiểu câu gì? 
Câu 3: (0,5 điểm) Nêu tác dụng của kiểu câu ấy?
Câu 4: (0,5 điểm) Hình ảnh ẩn dụ Hoa hướng dương gợi cho em liên tưởng đến điều gì?
Câu 5: (1,0 điểm) Qua hình ảnh Hoa hướng dương tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?
Câu 6: (1,0 điểm) Từ thông điệp của văn bản và câu văn “Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn” em hãy viết đoạn văn bàn về thông điệp ấy? (Viết từ 3 đến 4 câu)
Phần II. Làm văn: (6,0 điểm)
Nhân dân ta vẫn coi trọng đạo lí. Các đạo lí ấy thường được gửi gắm trong kho tàng tục ngữ, ca dao. Em hãy giải thích câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” để thấy được nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ đó.
*Đề 2:
Phần I. Đọc - hiểu (4,0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:
Âm nhạc là phương tiện truyền tải cảm xúc tuyệt vời nhất, trọn vẹn nhất, giúp chúng ta cảm nhận được từng ngõ ngách sâu thẳm nhất của tâm hồn [ ] Âm nhạc là chất xúc tác lãng mạn, thi vị làm khuấy động xúc cảm. Thử hình dung những thước phim lãng mạn sẽ buồn tẻ, vô hồn đến dường nào nếu không có giai điệu của những bản tình ca. Có một câu nói mà tôi rất tâm đắc: “Từng nốt nhạc chạm vào da thịt tôi, vuốt ve xoa dịu nỗi cô đơn tưởng như đã hóa thạch trong tâm hồn”. Âm nhạc là một người bạn thủy chung biết chia sẻ. Khi buồn, nó là liều thuốc xoa dịu nỗi sầu, làm tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thản. Khi vui nó lại là chất xúc tác màu hồng tô vẽ cảm xúc, giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của cuộc sống.
 (DrBemie S. Siegel. Qùa tặng cuộc sống)
Câu 1: (0,5 điểm) Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2: (0,5 điểm) “ Thử hình dung những thước phim lãng mạn sẽ buồn tẻ, vô hồn đến dường nào nếu không có giai điệu của những bản tình ca”. 
Câu văn trên thuộc kiểu câu gì? 
Câu 3: (0,5 điểm) Âm nhạc là phương tiện truyền tải cảm xúc tuyệt vời nhất, trọn vẹn nhất, giúp chúng ta cảm nhận được từng ngõ ngách sâu thẳm nhất của tâm hồn [ ] Âm nhạc là chất xúc tác lãng mạn, thi vị làm khuấy động xúc cảm. 
Chỉ ra điệp ngữ trong các câu văn trên? Nêu tác dụng của điệp ngữ đó? 
Câu 4: (0,5 điểm) Vấn đề bàn luận của văn bản trên là gì?
Câu 5: (1,0 điểm) Qua văn bản, em cảm nhận được âm nhạc có vai trò gì trong cuộc sống con người?
Câu 6: (1,0 điểm) Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần lạc quan đối với cuộc sống của mỗi người? (Viết từ 3 đến 4 câu)
Phần II. Làm văn: (6,0 điểm)
Nhân dân ta vẫn coi trọng đạo lí. Các đạo lí ấy thường được gửi gắm trong kho tàng tục ngữ, ca dao. Em hãy giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để thấy được nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ đó.
III. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM 
* Đề 1
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
4,0
1
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng PTBĐ: không cho điểm.
0,5
2
- Câu rút gọn
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời đúng câu rút gọn: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng câu rút gọn: không cho điểm.
0,5
3
- Tác dụng: Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin nhanh, vừa tránh lặp lại những từ ngữ xuất hiện ở câu trước.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng tác dụng của câu rút gọn: không cho điểm.
0,5
4
- Hình ảnh ẩn dụ Hoa hướng dương gợi cho ta liên tưởng đến con người luôn có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng như đáp án: không cho điểm.
0,5
5
- Trong cuộc sống con người cần lạc quan, mạnh mẽ, luôn có niềm tin và hướng tới những điều tươi sáng nhất.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm 
- Học sinh trả lời không đúng như đáp án: không cho điểm.
1,0
6
- Mặt trời là biểu tượng cho cái đẹp và những điều tươi sáng trong cuộc sống.
- Bóng tối là biểu tượng cho cái ác, cái xấu.
- Biết hướng tới cái tốt, cái đẹp và tránh xa bóng tối của những tội ác thì hạnh phúc sẽ mỉm cười. 
 Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh trả lời thuyết phục, đủ ý: 1 điểm
- Trả lời được 1 ý tùy theo mức độ trả lời của HS- GV linh hoạt cho điểm phù hợp
- Học sinh trả lời không đúng yêu cầu : không cho điểm.
1,0
II
LÀM VĂN
Nhân dân ta vẫn coi trọng đạo lí. Các đạo lí ấy thường được gửi gắm trong kho tàng tục ngữ, ca dao. Em hãy giải thích câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” để thấy được nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ đó
6,0
a. Xác định đúng kiểu bài: Nghị luận giải thích 
0,5
b. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nhân dân ta từ bao đời nay vốn coi trọng đạo lí.
- Thân bài: Giải thích học lễ, học văn; tại sao con người phải học lễ trước, học văn sau.
- Kết bài: khẳng định giá trị câu tục ngữ; liên hệ.
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh xác định đúng cấu trúc cần nghị luận : 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ cấu trúc: 0,25 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng: Không cho điểm
0,5
c. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: học lễ trước, học văn sau.
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định không đúng: Không cho điểm
0,5
d. Trình bày các vấn đề nghị luận (hệ thống luận điểm)
Học sinh có thể viết theo nhiều cách nhưng đảm bảo được các nội dung chính sau:
- Giải thích vấn đề nghị luận
- Làm rõ vấn đề nghị luận
- Giải thích: 
+ Học lễ, học văn là gì? 
+ Học lễ trước, học văn sau có ý nghĩa gì? 
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh giải thích được các ý trên : 1,0 điểm.
- Học sinh giải thích chưa đầy đủ các ý : 0,5 điểm
- Học sinh không giải thích được : Không cho điểm
1,0
- Tại sao con người phải học đạo đức, lễ giáo trước rồi mới học văn hoá sau 
 Đạo đức, hạnh kiểm quyết định đến hiệu quả học tập.
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh giải thích đúng : 1,0 điểm.
- Học sinh không giải thích đúng: Không cho điểm
1,0
- Nếu “Tiên không học lễ” thì ảnh hưởng gì đến “Hậu học văn
+ Nếu con người học văn hoá mà quên đi học lễ thì ra sao?
+ Có văn không có lễ, có “tài” không có “đức” thì tác hại đối với xã hội vô cùng to lớn.
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh giải thích được: 0,5 điểm.
- Học sinh không giải thích được: Không cho điểm
0,5
 - Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: đúng ở mọi thời đại
 - Liên hệ: 
+ Là học sinh phải đặt việc rèn luyện đạo đức tác phong lên hàng đầu. 
+ Học không được tách rời với việc rèn luyện đạo đức.
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh đánh giá, liên hệ đúng theo yêu cầu : 1,0 điểm.
- Học sinh đánh giá, liên hệ chưa đầy đủ: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời không đúng: Không cho điểm
0,5
0,5
e. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.
Hướng dẫn chấm:
Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,5
g. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận.
Hướng dẫn chấm
- Đáp ứng được yêu cầu trên: 0,25 điểm.
- Học sinh không điểm đáp ứng được y/c : Không cho điểm
0,5
Tổng điểm
10,0
* Đề 2:
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
4,0
1
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.
0,5
2
- Câu đặc biệt
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.
0,5
3
- Điệp ngữ : Âm nhạc 
- Tác dụng: Nhấn mạnh vấn đề được bàn luận.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.
0,5
4
- Vấn đề bàn luận của văn bản: vai trò của âm nhạc đối với đời sống con người.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.
0,5
5
- Âm nhạc luôn là nguồn hạnh phúc cho tất cả mọi người.
- Không có âm nhạc thế giới sẽ rất buồn tẻ.
- Âm nhạc có ý nghĩa vô cùng quan trọng; xua tan đi nỗi đau, làm tâm hồn bạn êm dịu
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án hoặc trả lời được 2 ý: 1,0 điểm 
- HS trả lời được 1 ý được 0,5 điểm
- Học sinh trả lời không đúng : không cho điểm.
1,0
6
- Lạc quan là thái độ sống tích cực, luôn vui tươi.
- Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tốt đẹp cho tất cả mọi người.
- Đây là một tinh thần rất tốt, giúp con người vượt qua số phận.
 Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm.
1,0
II
LÀM VĂN
 Nhân dân ta vẫn coi trọng đạo lí. Các đạo lí ấy thường được gửi gắm trong kho tàng tục ngữ, ca dao. Em hãy giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để thấy được nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ đó.
6,0
a. Xác định đúng kiểu bài: Nghị luận giải thích 
0,5
b. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Thân bài: Giải thích các vấn đề
- Kết bài: Khái quát lại vấn đề
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh xác định đúng cấu trúc bài nghị luận : 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ cấu trúc bài nghị luận: 0,25 điểm.
- Học sinh xác định không đúng: Không cho điểm
0,5
c. Xác định đúng vấn đề nghị luận của câu tục ngữ
Khi được hưởng thụ thành quả lao động phải biết nhớ ơn những người đã có công tạo dựng nên thành quả đó.
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh xác định được đúng vấn đề nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định không đúng: Không cho điểm
0,5
d. Trình bày các vấn đề nghị luận
Học sinh có thể viết theo nhiều cách nhưng đảm bảo được các nội dung chính sau:
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ 
+ Nghĩa đen
+ Nghĩa bóng
- Chứng minh bằng các dẫn chứng
- Liên hệ với bản thân
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh trình bày được các ý trên : 2,0 điểm.
- Học sinh trình bày chưa đầy đủ các ý : 0,5 điểm
- Học sinh trình bày không đúng: Không cho điểm
2,0
Lấy được dẫn chứng chứng minh
- Nội dung câu tục ngữ hoàn toàn đúng
- Các biểu hiện thực tế đời sống thể hiện đạo lí
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh lấy được dẫn chứng: 0,5 điểm.
- Học sinh không được dẫn chứng đúng: Không cho điểm
0,5
 - Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: đúng ở mọi thời đại
 - Liên hệ
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh đánh giá, liên hệ đúng : 1,0 điểm.
- Học sinh đánh giá, liên hệ chưa đầy đủ: 0,5 điểm
- Học sinh không liên hệ được : Không cho điểm
0,5
0,5
e. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp.
Hướng dẫn chấm:
Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,5
g. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận.
Hướng dẫn chấm
- Đáp ứng được yêu cầu trên: 0,5 điểm.
- Học sinh không đáp ứng được y/c trên: Không cho điểm
0,5
Tổng điểm
10,0

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_33_nam_hoc_2020_2021.doc