Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
I.Mục tiêu :
- Hiểu được quan niệm của nhà văn Hoài Thanh về nguồn gốc, công dụng và ý nghĩa của văn chương trong lịch sử nhân loại.
- Nghệ thuật nghị luận đặc sắc, độc đáo của Hoài Thanh.
II. Kiến thức chuẩn:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về nhà văn Hoài Thanh.
- Quan niệm của tác giả về nguồn gốc, ý nghĩa, công dụng của văn chương.
- Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh.
2. Kĩ năng:
GANV7T27 TIẾT:97- 100 NS:25/02 ND:28/02 – 05/03 Tiết:97 Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG I.Mục tiêu : - Hiểu được quan niệm của nhà văn Hoài Thanh về nguồn gốc, công dụng và ý nghĩa của văn chương trong lịch sử nhân loại. - Nghệ thuật nghị luận đặc sắc, độc đáo của Hoài Thanh. II. Kiến thức chuẩn: 1. Kiến thức: - Sơ giản về nhà văn Hoài Thanh. - Quan niệm của tác giả về nguồn gốc, ý nghĩa, công dụng của văn chương. - Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản nghị luận văn học. - Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận. - Vận dụng, trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận. III.Hướng dẫn – thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1:Khởi động: - Ổn định tổ chức: -Kiểm tra bài cũ: -Nêu ghi nhớ văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ? -Nêu cảm nhận của em về sức thuyết phục của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”? -Giới thiệu bài: Đến với văn chương có nhiều điều cần hiểu biết. Một trong những điều cần hiểu biết nhất là văn chương có ý nghĩa gì trong cuộc sống loài người. Văn bản “Ý nghĩa văn chương” của tác giả Hoài Thanh, một nhà phê bình văn học có uy tín lớn sẽ cung cấp cho chúng ta một cách quan niệm đúng đắn và cơ bản về điều cần hiểu biết đó. - Phân tích bố cục của văn bản? - Nêu chủ đề của văn bản? -Hoạt động 03 Phân tích: -Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: -Đọc hiểu văn bản và chú thích. - Giáo viên đọc sau đó học sinh đọc lại. *Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? ( Gọi học sinh đọc từ đầu muôn loài ) * Quan niệm như thế đúng chưa? *Học sinh đọc đoạn văn tiếp: “Văn chương sẽ là vào thực tế” *Theo các em nhiệm vụ của văn chương là gì? Những câu nào nói lên điều đó? ( Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Có nghĩa là cuộc sống của con người, của xã hội vốn muôn hình vạn trạng. Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó. Ở đây “hình dung” lại là danh từ, nó có ý nghĩa như hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương) . - (“Văn chương sáng tạo ra sự sống” có nghĩa là văn chương dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện đại chưa có, hoặc chưa đến mức cần có để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực, tốt đẹp trong tương lai ). -Học sinh đọc đoạn tiếp theo. (đoạn cuối) *Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? (Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha gây cho ta những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có. Biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên, lịch sử loài người. Nếu xóa bỏ văn chương thì sẽ xóa bỏ hết dấu vết của chính nó, sẽ nghèo nàn về tâm linh đến bực nào ?) Theo em, thế nào là “văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”? (Tức là phẫn nộ trước cái xấu, cái ác, vì con người ai cũng có tình cảm yêu đương, căm gét, hận ) VD : Phẫn nộ đối với mẹ con Lý Thông trong truyện “Thạch Sanh Lý Thông” è đó chính là phẫn nộ trước cái xấu. -“Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có” ? ( như ta đã biết văn chương là xúc động trước cái đẹp, cái cao cả và lòng yêu thương con người, muôn vật Ai cũng có tình cảm và văn chương luyện cho ta những tình cảm sẵn có : xúc động, yêu thương, xót xa, kính phục, tự hào trước hoàn cảnh và nhân vật.) VD : Bài Lượm (Tố Hữu) è Xúc động trước cái đẹp, cao cả. *Theo các em, văn nghị luận của Hoài Thanh có gì đăc sắc? ( Vừa lý lẽ, vừa có cảm xúc hình ảnh). *Văn bản “Ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận nào? ( Nghị luận văn chương) *Văn nghị luận của Hoài Thanh có gì đặc sắc? (Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh) *Nêu và phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật cảu văn bản? - Hoạt động 4: Ý nghỉa văn bản: - Nêu những đặc điểm cơ bản nhất về nội dung và nghệ thuật cảu văn bản? Hoạt động 4: Luyện tập Hoạt động 06:Hướng dẫn tự học: - Tụ tìm hiểu ý nghĩa cảu một số từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích. - Học thuộc lòng một đoạn trong bài mà em thích. - Soạn trước văn bản “Sống chết mặc bay” + Tìm hiểu tác giả Phạm Duy Tốn? + Tìm hiểu văn bản, phân tích những giá trị nội dung và nghệ thuật? -Lắng nghe -Ghi tựa bài -Thảo luận tìm hiểu bài: -Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, chú thích. -Các nhóm đọc văn bản: Phân tích bố cục. -Thực hiện theo yêu cầu của Giáo Viên -Thảo luận các yêu cầu của GV -Lần lượt các nhóm nêu ý kiến của nhóm mình về nguốn gốc của văn chương -Phân tích nhiệm vụ của văn chương. -Tìm hiểu và chứng minh qua các tác phẩm văn chương đã học về công dụng cùa văn chương. -Thực hiện theo yêu cầu của Giáo Viên -Các nhóm thảo luận tổng kết bài -Thực hành phần luyện tập trên lớp -Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV - Khởi động -Tìm hiểu chung 1.Tác giả: Hoài Thanh ( 1.909 – 1982 ) là một trong những nhà phê bình văn học xuất sắc của nước ta ở thế kỉ XX. 2.Tác phẩm: Văn bản được in trong cuốn Văn chương và hành động. 3 Bố cục:Văn bản có thể chia làm hai phần. a.Phần 01: Từ đầu đến “ muôn vật, muôn loài”: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương. b.Phần 02: Phần còn lại của văn bản:Phân tích, chứng minh ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống con người. 4.Chủ đề: Văn bản đề cập đến nguồn gốc, công dụng và ý nghĩa của văn chương. - Phân tích: 1.Nội dung: a.Nguồn gốc cốt yếu của văn chương. Là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. èQuan niệm đúng đắn 2./ Nhiệm vụ văn chương Văn chương là hình ảnh của sự sống và sáng tạo ra sự sống.. 3 Công dụng cảu văn chương: Gây cho ta những tình cảm mới (Phẫn nộ trước cái ác, cái xấu), luyện những tình cảm vốn có (Xúc động trước cái đẹp, cái cao cả). è làm cho đời sống tình cảm của con người trở nên phong phú 2.Nghệ thuật: - Có luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh bạch. - Có cách nêu dẫn chứng đa dạng: khi trước, khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu chuyện ngắn. - Ý nghjĩa văn bản: 1.Nội dung: Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương. 2.Nghệ thuật: - Có luận điểm rõ ràng. - Dẫn chứng đa dạng: - Luyện tập Gợi dẫn:Nhận biết hai ý quan trọng trong lời văn: +Gây những tình cảm không có +Luyện những tình cảm sẵn có Từ đó giải thích và tìm dẫn chứng cho từng ý. - Hướng dẫn tự học: - Thực hành phần luyện tập trang 67. -Học kĩ các phần phân tích. Tiết:98 KIỂM TRA VĂN I.Mục tiêu : -Kiến thức:Đánh giá mức độ nhận thúc, vận dụng của HS về các văn bản đã học trong Học kì hai ( tục ngữ, các văn bản nghị luận.) -Kĩ năng:Giáo dục về giá trị của tục ngữ trong đời sống, học tập, đối nhân xử thế, học được các kĩ năng thực hành văn bản nghị luận thông qua đọc hiểu các văn bản nghị luận đã học. II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên:Đề kiểm tra,giấy 2.Học sinh:On bài. III.Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. III.Hướng dẫn – thực hiện: Hoạt động 1-Khởi động -Giới thiệu bài:Tiết này đánh giá kĩ năng tiếng Việt của các em. -Phát đề -Hoạt động 2-Tiến hành kiểm tra +Quản lý giờ kiểm tra +Thu bài -Hoạt động 3-Củng cố và dặn dò: +Đánh giá tiết kiểm tra +Dặn dò soạn bài sau: “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp)” Trường THCS Thạnh Phú Kiểm tra Văn học Lớp:7 Thời gian:45phút Điểm Họ và tên:. I.Phần trắc nghiệm (2 điểm ): Câu 1 (1 điẻm): 1.Nhận định nào sau đây là đúng về khái niệm của tục ngữ? a.Tục ngữ là một thể loại trữ tình dân gian, diễn tả đời sống nội tâm của con nguời. b.Tục ngử là một cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. c.Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, thường không ổn định. d.Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ,được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn , tiếng nói hằng ngày. 2.Nhận xét nào sau đây đúng với hai câu văn: ” Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.”? a.Là hai câu chủ động c.Là hai câu đặc biệt b.Là hai câu bị động d.Là hai câu ghép Câu 2: (1 điểm ): 3.Câu nào sau đây nêu luận điểm của văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” (Đăng Thai Mai ) a.” Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.” b. “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay .” 4.Trong đoạn văn ‘Con người của Bác.Nhất, Định, Thắng, Lợi.” ( “Đức tính giản dị của Bác Hồ”-Phạm Văn Đồng ), trình tự chứng minh nào trong những trình tự nêu sau đây là đúng? a.Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống b.Đồ dùng, cái nhà, bữa cơm, lối sống c.Cái nhà, lối sống, bữa cơm, đồ dùng d.Lối sống, Cái nhà, bữa cơm, đồ dùng II.Phần tự luận: (8 điểm ) Câu 3:Qua văn bản“ Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hiểu thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộ sống? Câu 4: Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn.”? Tiết:99 CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (TT) I.Mục tiêu : - Củng cố kiến thức về câu chcủ động và câu bị động đã học. - Biết cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại theo mục đích giao tiếp. II. Kiến thức chuẩn: 1. Kiến thức: Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động. 2. Kĩ năng: - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại. - Đặt câu ( chủ động hay bị động ) phù hợp với hào cảnh giao tiếp. thành câu bị động như thế nào? III.Hướng dẫn – thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1:Khởi động: - Ổn định tổ chức: - Kiểm tra bài cũ: -Thế nào là câu chủ động? -Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động? -Giới thiệu bài: Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu cách chuyển đổi câu chủ động Hoạt động 2:Hình thành kiến thức- Gọi học sinh đọc ví dụ sgk -So sánh xem câu a và câu b có gì giống và khác nhau? + Giống : Chủ đề và nội dung miêu tả. + Khác : Câu a có dùng từ được và câu b thì không Theo các em 2 câu này có phải là câu bị động không (phải) Hình thành khái niệm 01 - Vậy các em tìm cho thầy câu chủ động có nội dung tương ứng? (Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn th ờông vải xuống từ hôm “hóa vàng”) Từ đó trình bày cho thầy quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? (chuyển từ hoặc cụm từ lên đầu câu) - Thêm hoặc không thêm các từ bị được vào sau chủ đề của câu. - Gọi học sinh đọc câu số 3. những câu trên có phải là câu bị động hay không? Vì sao? ( kông phải câu bị động, bởi lẽ chỉ có thể nói đến câu bị động trong thế đối lập với câu chủ động tương ứng. Hình thành khái niệm 02 Hoạt động 4: Luyện tập *Chúng ta sang phần bài tập. Bài tập 1 : Gọi học sinh đọc bài tập 1. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Bài tập 2:Chuyển đổi câu chủ động thành hai câu bị động-một câu dùng từ được một câu dùng từ bị,cho biết sắc thái ý nghĩa của câu dùng từ được với câu dùng từ bị có gì khác nhau? Bài tập 3:Viết một đoạn văn ngắn nói về lòng say mê văn học của em hoặc về ảnh hưởng của tác phẩm văn học đối với em, trong đó có dùng ít nhất một câu bị động? Hoạt động 06:Hướng dẫn tự học: - Viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề nhất định trong đó có sử dụng ít nhất một câu bị động. - Xem trước các phần tìm hiểu bài, làm thử các bài tập trong bài “ Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.” -Lắng nghe -Ghi tựa bài -Thảo l;uận tìm hiểu bài: -Đọc ví dụ trong sgk, thảo luận về cách chuyển đổi cậu chủ động thành câu bị động -Các nhóm nêu ý kiến. -Hình thành khái niệm 01 -Nêu ý kiến về các nội dung đã phân tích ở trên -Tiến đến sự đồng thuận,hình thành khái niệm 02 -Củng cố lại 02 khái niệm trên. -Hứớng dẫn các nhóm luyện tập -Bài tập 1:Thi đua nhóm Bài tập 2:thực hành trong phiếu bài tập, GV chấm, nhận xét, tuyên dương. Bài tập 3:HS thực hành ở nhà -Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV - Khởi động Hoạt động 2:Hình thành kiến thức I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. 1./ Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm hóa vàng. 2./ Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm hóa vàng. *Hình thành khái niệm 01: -Hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: +Chuỵển từ ( hay cụm từ ) chỉ đối tượng của họat động lên đầu câu và thêm các từ bị hoặc được vào sau từ ( cụm từ) ấy. +Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. Vd-:Bạn em được giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi. - Tay em bị đau. *Hình thành khái niệm 02 - Không phải câu nào có các từ bị hoặc được cũng là câu bị động. II. Luyện tập : Bài tập 1: a.Ngôi chùa ấy được xây từ thế kỷ XIII. Ngôi chùa ấy xây từ thế kỷ XIII. b. Tất cả cách cửa chùa được làm bằng gỗ lim. Tất cả cách cửa chùa làm bằng gỗ lim. c.Chàng kỵ sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào. Con ngựa bạch được buộc bên gốc đào. Con ngựa bạch buộc bên gốc đào. d.Một lá cờ đại được dựng ở giữa sân. Một lá cờ đại dựng ở giữa sân. Bài tập 2 : Chuyển câu chủ động thành câu bị động và cho biết sắc thái ý nghĩa. a.Thầy giáo phê bình em. Em được thầy giáo phê bình è sắc thái ý nghĩa tích cực. Tiếp nhận sự phê bình một cách chủ động tự giác, có chuẩn bị về tâm thế. Em bị thầy giáo phê bình . è sắc thái ý nghĩa tiêu cực. b. Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi. Ngôi nhà đã được người ta phá đi è sắc thái tích cực. Ngôi nhà đã bị người ta phá đi èsắc thái tích cực. Bài tập 3 : Viết một đoạn văn trong đó sử dụng ít nhất 1 câu bị động. - Học sinh tự làm vào vở. - Giáo viên gọi tên chấm điểm và sửa lỗi. Hoạt động 3-Củng cố và dặn dò: - Đọc lại khái niệm. - Chuẩn bị bài tiếp theo : bài “ Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.” Tiết:100 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN CHỨNG MINH I.Mục tiêu : - Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh. - Biết vận dụng những hiểu biết đó vào việc viết một đoạn văn chứng minh cụ thể II. Kiến thức chuẩn: 1. Kiến thức: - Phương pháp lập luận chứng minh. - Yêu cầu đối với một đoạn văn chứng minh. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đoạn văn chứng minh. III.Hướng dẫn – thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG BÀI GHI Hoạt động 1:Khởi động: - Ổn định tổ chức: - Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh. -Giới thiệu :Tiết học giúp chúng ta củng cố chắc chắn hơn những hiẻu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh. Hoạt động 2:Hình thành kiến thức - Thảo luận củng cố bài. -Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: -Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS -Nhận xét lẫn nhau sau khi kết thúc báo cáo của nhóm. -Hoạt động 06:Hướng dẫn tự học: -Lắng nghe -Ghi tựa bài -Thực hiện theo yêu cầu của Giáo Viên -Thảo l;uận tìm hiểu bài: -Trình bày phần chuẩn bị ở nhà -Các nhóm nhận xét lẫn nhau -Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV - Khởiđộng văn chứng minh” - Củng cố kiến thức: +Đoạn văn không tồn tại độc lập, riêng biệt mà chỉ là một bộ phận của bài văn.Khi viết, cần hình dung đoạn văn đó nằm ở vị trí nào của bài để viết thành phần chuyển đoạn. +Cần có câu chủ đề nêu rõ luận điểm của đoạn văn.Các câu khác trong đoạn văn chứng minh phải tập trung làm sáng rõ sự đúng đắn của luận điểm. - Các lí lẽ, dẫn chứng phải đư6ợc sắp xếp hợp lí để quá trình lập luận mạch lạc, thuyết phục. - Hình thành kiến thức +Luyện tập viết đoạn văn chứng minh + Gọi học sinh đọc phần chuẩn bị ở nhà. (viết đoạn văn ngắn theo một số đề trong sgk) +Tổ chức HS hoạt động theo nhóm (4 nhóm) +Kết thúc hoạt động báo cáo nhom, GV tổ chức cho các nhóm nhận xét, rút kinh nghiệm cho nhau về phương pháp viết đoạn văn chứng minh, kĩ thuật và các thao tác cần phải có khi thực hành báo caó miệng +Giáo viên lắng nghe và sửa bài cho học sinh. + Cho điểm đối với những đoạn văn hay, đạt yêu cầu. - Hướng dẫn tự học: -GV nhận xét các hoạt động nhóm -Đề nghị HS về nhà viết tiếp các đoạn văn khác và tự nhận xét về nội dung lập luận chứng minh, về tính mạch lạc, liên kết -Dặn dò soạn bài sau”On tập văn nghị luận” Duyệt của tổ trưởng Ngày 26/02/2011 Lê Lĩnh Nam
Tài liệu đính kèm: