Giáo án Ôn tập thi học kì 2 môn Ngữ Văn

Giáo án Ôn tập thi học kì 2 môn Ngữ Văn

1*\ Tục ngữ là gì? Nêu các chủ đề chính của tục ngữ.

- Tục ngữ: là những câu nói dân gian ngắn gọn ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nhiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất , con người và xã hội.

- Tục ngữ có 2 chủ đề chính:

+ Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

+ Tục ngữ về con người và xã hội

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ôn tập thi học kì 2 môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập thi học kì 2 môn Ngữ Văn
Lý thuyết
A)Văn bản
1*\ Tục ngữ là gì? Nêu các chủ đề chính của tục ngữ.
- Tục ngữ: là những câu nói dân gian ngắn gọn ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nhiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất , con người và xã hội.
- Tục ngữ có 2 chủ đề chính:
+ Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
+ Tục ngữ về con người và xã hội
2\ Nêu nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ về con người và xã hội
- Tục ngữ về con người và xã hội thường rất giàu hình ảnh sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Những câu tục ngữ này luôn chú ý, tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có
3*\ Em hiểu như thế nào về giá trị tư tưởng của bài “Tnh thần yêu nước của nhân dân ta”(Hồ Chí Minh)
Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”
4*\ Cho biết ý nghĩa văn bản của bài: “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt”_Tác giả
- Tiếng Việt mang trong nó những giá trị văn hoá rất đáng tự hào của người Việt Nam
- Trách nhiệm giữ gìn, phát triển tiếng nói dân tộc là của mọi người Việt Nam
- Tác giả của bài: “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” là Đặng Thai Mai
5*\ Bác Hồ giản dị ở những mặt nào thông qua văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”_ Thể loại, Tác giả
- Thông qua văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” ta thấy Bác Hồ giản dị ở những mặt: Bác giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết
- Thể loại: Nghị Luận. Tác giả: Phạm Văn Đồng
6\ Em hãy nêu công dụng và nguồn gốc của văn chương? _ Tác giả
- Công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài
- Tác giả của văn bản “Ý nghĩ văn chương” là: Hoài Thanh
7\ Cho biết ý nghĩa văn bản “Sống chết mặc bay”_Tác giả, giá trị nội dung & nghệ thuật của tác phẩm
- Ý nghĩa: phê phán, tố cáo thói bàng quan, vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu_ đại diện cho nhà cầm quyền thời Pháp thuộc; đồng cảm, xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên
- Tác giả: Phạm Duy Tốn
- Giá trị nội dung & nghệ thuật: Bằng lời văn cụ thể, sinh động, bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, “Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên
8\ Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu” 
- Bằng giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh & khả năng tưởng tượng, hư cấu, “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu”(phần được học) đã khắc hoạ được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời pháp thuộc: Varen: gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương; Phan Bội Châu: kiên cường, bất khuất, xứng đáng là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xã thân vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam
9\ Nêu ý nghĩa văn bản “Ca Huế trên sông Hương”_Nghệ thuật & nguồn gốc của ca Huế
- Ý nghĩa: Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hoá độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hoá của dân tộc.
- Nghệ thuật: viết theo thể bút kí. Ngôn ngữ giàu hình ảnh biểu cảm, thấm đẩm chất thơ
- Nguồn gốc của ca Huế: Ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình do vậy ca Huế vừa sôi nổi, vui tươi, vừa trang trọng uy nghi
10\ Chèo là gì? Tóm tắt vở chèo “Quan Âm Thị Kính”_Nêu giá trị tác phẩm?
- Chèo: Loại kịch múa hát, múa dân gian , kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu, được phổ biến rộng rãi ở Bắc bộ
- Giá trị tác phẩm: vở chèo “Quan Âm Thị Kính” nói chung & trích đoạn “Nỗi oan hai chồng” nói riêng là vở diễn trích đoạn chèo rất tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thống. Vở chèo và trích đoạn này thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ & những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến
B)Tiếng Việt
1*\ Thế nào là câu rút gọn? Mục đích của việc rút gọn câu? Cách dùng câu rút gọn
- Khi nói hoặc khi viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu tạo thành câu rút gọn
- Mục đích:
+ Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước
+ Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ) 
- Cách dùng câu rút gọn:
+ Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung cần nói
+ Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã
2*\ Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt? Phân biệt câu đặc biệt với câu rút gọn
- Câu đăc biệt: là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ _ vị ngữ
- Tác dụng của câu đặc biệt:
+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn
+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng
+ Bộc lộ cảm xúc
+ Gọi đáp
3\ Nêu đặc điểm của trạng ngữ? Công dụng của trạng ngữ? Mục đích tách trạng ngữ thành câu riêng là gì?
- Đặc điểm
+ Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu
+ Về hình thức:
Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu
Giữa trạng ngữ với chủ ngữ & vị ngữ thường có một quãng nghĩ khi nói và một dấu phẩy khi viết
- Công dụng:
+ Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ và chính xác
+ Kết nối các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc
- Mục đích tách trạng ngữ thành câu riêng: Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứnng cuối câu thành những câu riêng
4\ Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Nêu mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động)
5\ Thế nào là dùng cụm chủ_vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ_vị để mở rộng câu? VD
- Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ_vị (cụm C_V), làm thành phần của câu hoặc cụm từ để mở rộng câu
- Các trường hợp dùng cụm chủ_vị để mở rộng câu: các thành phần câu như: chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C_V
6\ Thế nào là liệt kê? Nêu các phép liệt kê? Cho ví dụ
- Liệt kê là sắp sếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại đễ diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm
- Các phép liệt kê:
+ Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp
+ Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với kiểu liệt kê không tăng tiến
7\ Nêu công dung của các dấu câu: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang
-Công Dụng
+ Dấu chấm lửng:
Tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng chưa liệt kê hết
Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
Làm giản nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm
+ Dấu chấm phẩy:
Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phân trong một phép liệt phức tạp
+ Dấu chấm phẩy:
Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu
Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê
Nối các từ nằm trong một liên danh
C)Tập làm văn
1\ Nghị luận là gì? Nêu đặc điểm của bài văn nghị luận
- Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan niệm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, dẫn chứng thuyết phục
- Đặc điểm: mỗi bài văn nghị luận đều có: luận điểm, luận cứ & lập luận
2*\ Chứng minh là gì? Cách làm bài văn chứng minh? Bố cục
- Trong văn nghị luận chứng minh là một phép lâp luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới(cần được chứng minh) là đáng tin cậy
- Cách làm: Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện 4 bước: tìm hiểu đề, tìm ý; lập dàn bài; viết bài; đọc & sữa chữa
- Bố cục:
+ MB: Nêu luận điểm cần được chứng minh
+ TB: Nêu lí lẽ & dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn
+ KB: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần kết bài nên hô ứng với phần mở bài
3*\ Giải thích là gì? Cách làm bài văn giải thích ? Bố cục
- Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc người nghe hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ, cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người
- Cách làm: Muốn làm bài văn lập luận giải thích thì phải thực hiện 4 bước: tìm hiểu đề, tìm ý; lập dàn bài; viết bài; đọc & sữa chữa
- Bố cục:
+ MB: Giới thiệu điều cần được giải thích và gợi ra phương hướng giải thích
+ TB: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các cách giải thích phù hợp
+ KB: Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.
Bài TLV
*Đề tham khảo
Đề 1: Chứng minh rằng: truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc
Đề 2: Chứng minh rằng trong thời đại ngày nay, con người đang đứng trước thảm hoạ môi trường ô nhiễm nặng nề
Đề 3: Giải thích lời khuyên của Lênin: “ Học, học nữa, học mãi”
Đề 4: Giải thích về truyện ngắn “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu”
Đề 5: Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phài thương nhau cùng
Tìm hiểu người xưa muốn gửi gấm gì qua câu tục ngữ trên
Đề 6: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

Tài liệu đính kèm:

  • docVan7.doc