I. PHẦN I : MỞ ĐẦU.
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong phương pháp đổi mới để phát huy vai trò tích cực chủ đổng của học sinh giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học của mình. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự đánh giá bài làm của mình, nhận xét góp ý bài làm, các phát biểu của bạn phê phán các sai lầm tìm nguyên nhân sai lầm từng cá nhân và của cả tập thể.
Phần I : Mở Đầu. 1. Lý do chọn đề tài Trong phương pháp đổi mới để phát huy vai trò tích cực chủ đổng của học sinh giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học của mình. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự đánh giá bài làm của mình, nhận xét góp ý bài làm, các phát biểu của bạn phê phán các sai lầm tìm nguyên nhân sai lầm từng cá nhân và của cả tập thể. Để thực hiện đổi mới phương pháp thể hiện được đầy đủ các đặc trưng nói trên, GV cần thừa kế, phát huy các mặt tích cực trong phương pháp dạy học truyền thống đồng thời áp dụng các xu hướng dạy học hiện đại.Kiểu dạy học đặt và giải quyết vấn đề lả kiểu dạy học mà giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác tích cực để giải quyết và thông qua đó mà lĩnh hội tri thức rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác . Qua kinh nghiệm thực tế chương trình môn toán lớp 7 . Tôi nhận thấy rằng việc “Phát hiện và giải quyết vấn đề” của học sinh trong việc xây dựng kiến thức mới, giải bài tập, ... là một năng lực cần đạt được trong phương pháp học tập mới hiện nay. Việc tập trung vào hoạt động “Phát hiện và giải quyết vấn đề” là một yêu cầu cần quan tâm bồi dưỡng cho học sinh trong mỗi giờ dạy học. Tôi thấy qua việc dạy học toán thì mỗi “vấn đề” thường được biểu thị dưới dạng [ ? ] hoặc các bài toán chưa có sẵn lời giải hoặc những bài toán điền vào chỗ trống (...), hay xây dựng khái niệm, quy tắc, công thức,... Do đó, yêu cầu học sinh phải tiến hành hoạt động giải quyết các vấn đề trong những tình huống được đưa ra. Chính vì vậy để bồi dưỡng được cho học sinh khả năng “Phát hiện và giải quyết vấn đề” trong mỗi giờ học là rất quan trọng. Do đó, giáo viên khi giảng dạy cần tổ chức nhiều hoạt động phong phú và đa dạng để giúp học sinh có ý thức tự giác và tích cực hoạt động. Mục tiêu của giáo dục THCS là giúp học sinh củng cố và và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục trung học phổ thông , trung học chuyên nghiệp học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động .Như vậy,Học sinh THCS phải có các giá trị đạo đức , tư tưởng lối sống phù hợp với mục tiêu , có kiến thức phổ thông cơ bản găn với cuộc sông cộng đồng và thực tĩên địa phương có kỹ năng vận dung kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sông bản thân gia đình và công đồng. Từ mục tiêu đó tôi đã bước vào nghiên cứu đề tài này tại trường THCS 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy và giúp các em học tập tốt hơn trong bộ môn toán học - Mục đích nghiên cứu của tôi là hệ thống hoá các phương pháp giảng dạy truyền thống và các công trình trước đây để kế thừa, vận dụng vào đề tài - Xác định rõ cơ sở lí thuyết và thực tiễn của đề tài - Đề xuất phương hướng dạy học, phương pháp dạy học và soạn giáo án chi tiết - Tổ chức thực nghiệm và rút ra kết luận khoa học 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng của đề tài là phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong pbân môn toán học lớp 7 - Phạm vi nghiên cứu : Học sinh lớp 7 4. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp hệ thống hoá - Phương pháp quan sát (bằng cách dự giờ) - Phương pháp trò chuyện ( trao đổi với đồng nghiệp, học sinh) - Phương pháp thực nghiệm ( thực dạy trên lớp) - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. II . Phần II : Nội Dung I. Cơ sở lí luận. Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII đã xác định phải “ Khuyến khích tự học ” phải “ áp dụng những giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo , năng lực giảo quyết vấn đề ”. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII tiếp tục khẳng định : “ phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo , khắc phục lối truyền thụ một chiều rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học . Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học ,đảm bảo điều kiện và thời gian tự học , tự nghiên cứu cho học sinh ”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản việt nam (khoá VII, 1997) đã chỉ ra: Mục tiêu giáo dục - đào tạo phải hướng vào đào tạo những con người lao động ,tự chủ, sáng tạo có năng lực tự giải quyết những vấn đề thường gặp , qua đó mà góp phần tích cực thực hiện mục tiêu lớn của đất nước làm dân giầu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản việt nam (khoá VII, 1997) khẳng định rõ hơn: Cuộc cách mạnh về phương pháp giáo dục phải hướng vào người học rèn luyện và phát triển khả năng suy nghĩ, khả năng giải quyết vấn đề một cách năng động, đọc lập sáng tạo ngay trong quá trình học tập ở nhà trường phổ thông...áp dung những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo năng lực giải quyết vấn đề. Để dáp ứng những đòi hỏi mới được đạt ra cho sự bùng nổ kiến thức và sáng tạo kiến thức mới , cần phải phát triển năng lực tư duy năng lực tự giải quyết vấn đề và tính sáng tạo ..các năng lực này có thể quy gọn về năng lực giải quyết vấn đề. Trong chương trình sách giáo khoa lớp 6 thường đưa ra các tình huống đặt vấn đề ở phần mở bài, “Có thể em chưa biết”, trong các nội dung [?], ... Gặp các nội dung đó các em có thể chưa trả lời được ngay. Do đó, đòi hỏi chí tò mò và mong muốn được trả lời ngay và giải quyết thắc mắc. Chính vì vậy, trong mỗi bài giảng tuỳ từng nội dung mà ta đưa ra các tình huống khác nhau giúp học sinh muốn tìm tòi và giải đáp tình huống mà giáo viên đưa ra. Kiểu dạy học đặt và giải quuyết vấn đề là kiểu dạy học mà giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề điều khiển học sinh phát hiện vấn đề hoạt động tự giác và tích cực để giải quyết và thông qua đó mà lĩnh hội tri thức rèn luyện kỹ năng và đạt được những mục đích học tập khác .trong day học và giải quyết vấn đề người ta phân biệt 3 cấp độ khác nhau tuỳ thuộc theo mức độ độc lập của học sinh trong hoạt động học tập Tự nghiên cứu vấn đề : Gv chỉ tạo ra tình huống có vấn đề học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề . Đàm thoại nghiên cứu vấn đề : HS phát hiện và giải quyết vấn đề nhờ sự gợi ý dẫn dắt của GV . Thuyết trình giải quyết vấn đề: GV tạo tình huống có vấn đề, đặt vấn đề và trình bày suy nghĩ giải quyết vấn đề. Thực trạng của vấn đề Đa số học sinh ngoan lễ phép vâng lời thầy cô giáo học sinh ở tập chung nên điều kiện học tập thuận lợi, các em có ý thức tự học và hàng ngày có giáo viên hướng dẫn tự học. Cơ sở vật chất đầy đủ, học sinh có đầy đủ sách giáo khoa để học tập các em học sinh đã được tiếp cận phương pháp này từ lớp 6 lên học sinh không có gì bỡ ngỡ với phương pháp này . Đối tượng học sinh là dân tộc thiểu số được tuyển từ các xã vùng sâu vùng xa vùng đặc biệt khó khăn về học ttập tại trường , ngôn ngữ bất đồng, còn yếu về nhiều mặt kiến thức cơ bản thiếu hụt trình độ nhận thức cồn nhiều hạn chế năng lực tư duy còn chậm Như chúng ta đã biết, học sinh là chủ thể của hoạt động học trong quá trình dạy học. Đích cuối cùng mà nhà giáo dục muốn đạt được là việc học sinh nắm được kiến thức sau giờ học, nắm được các kĩ năng, kĩ xảo trong quá trình thực hành. Vì lí do này mà chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát học sinh để làm rõ những vấn đề cần giải quyết trên Tiêu chí để khảo sát là chúng tôi tiến hành xem khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh Đối tượng khảo sát là học sinh lớp 7 trường THCS Kết quả như sau: Tổng số Giỏi khá TB Yếu 36 0 0% 10 27.8% 18 50% 8 22.2% Như vậy so với kế hoạch đặt ra chưa đảm bảo, điểm trung bình trở lên còn thấp như vậy giáo viên trực tiếp giảng dạy cần nghiên cứu phương pháp dạy phù hợp để khắc phục tình trạng nêu trên Các biện pháp tiến hành Để đạt được mục tiêu đã đề ra thì tuỳ từng nội dung bài dạy mà ta có thể thực hiện các bước sau: 1. Tổ chức hoạt động để tạo ra tình huống giúp học sinh có mong muốn giải đáp tình huống: Trong chương trình sách giáo khoa lớp 7 thường đưa ra các tình huống đặt vấn đề ở phần mở bài, “Có thể em chưa biết”, trong các nội dung [?], ... Gặp các nội dung đó các em có thể chưa trả lời được ngay. Do đó, đòi hỏi chí tò mò và mong muốn được trả lời ngay và giải quyết thắc mắc. Chính vì vậy, trong mỗi bài giảng tuỳ từng nội dung mà ta đưa ra các tình huống khác nhau giúp học sinh muốn tìm tòi và giải đáp tình huống mà giáo viên đưa ra. Ví dụ: ởbài 10 : “Làm tròn số” để dẫn dắt vào bài gây hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên đưa ra bài toán sau: “Một trường có 425 học sinh, số học sinh khá và giỏi là 302 người. Tính tỷ số phần trăm học sinh khá giỏi của trường đó.” - Học sinh dễ dàng tính được : tỷ số phần trăm học sinh khá giỏi cuả trường đó là: - Đến đây giáo viên đưa ra tình huống: “Ta thấy tỷ số phần trăm của số học sinh khá giỏi của trường đó là một số thập phân vô hạn. Chính vì vậy, để dễ nhớ, dễ so sánh, dễ tính toán người ta phải làm tròn số. Vậy, làm tròn số là làm như thế nào?” Ví dụ 2: ở bài 6 “Luỹ thừa của một số hữu tỷ”. Ta có thể đưa ra ví dụ sau: Hãy tính và so sánh với Học sinh dễ dàng tính được và nhận thấy: Vậy - Đến đây giáo viên đưa ra câu hỏi: “Vậy có phải ta luôn có không?” Học sinh sẽ tự tìm thêm ví dụ rồi có thể phát hiện và đi đến kết luận . Ví dụ 3: Trong bài 1 “Tổng ba góc của một tam giác” ở nội dung tiết thứ 2. Để dẫn dắt vào bài, giáo viên có thể kiểm tra thông qua bài tập sau: A “áp dụng định lý tổng 3 góc của một tam giác. Hãy cho biết số đo x, y trên mỗi hình vẽ sau: E K 65o 90o 30o F y 64o 71o B C R 20o x M x Q - Học sinh tìm được số đo x, y của bài toán. - Giáo viên đưa ra câu hỏi “ có đặc điểm gì khác với và về số đo các góc?” - Học sinh : có ; còn có 3 góc đều nhọn; có một góc tù. - Đến đây giáo viên đưa ra tình huống: “Vậy là tam giác gì?” (Học sinh là tam giác vuông). Vậy tam giác vuông, áp dụng định lý tổng ba góc của một tam giác ta thấy còn có tính chất về góc như thế nào? 2. Đưa ra tình huống để giúp học sinh rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu toán học để giải quyết vấn đề. Ví dụ1: Trong [ ?1 ] của bài 12 “Số thực” sau khi học sinh trả lời được “x là một phần tử của tập hợp R” () Để rèn luyện cho học sinh cách diễn đạt bằng lời một nội dung thì giáo viên cần tổ chức đưa thêm một số câu hỏi gây sự tò mò và phát huy tư duy cho học sinh. + Ngoài cách nói trên còn cách nói nào khác không? (Học sinh : x là một số thực) + Có thể giải thích rõ hơn không? ( Học sinh: x là một số hữu tỷ hoặc là một số vô tỷ) + Ta có thể hiểu như thế nào? (Học sinh : x là một số thập phân hữu hạn hoặc là một số thập phân vô hạn tuần hoàn hoặc là một số thập phân vô hạn không tuần hoàn). Ví dụ 2: Hãy phát biểu các định lý được diễn tả bởi hình vẽ sau. Sau khi học xong bài 7 “Định lý” c a b Ví dụ 3: Sau khi học xong bài 1 “Khái niệm biểu thức đại số” đưa ra bài tập sau để rèn luyện kỹ nắngử dụng kí hiệu toán học để giải quyết bài toán đưa ra. Hãy vẽ các biểu thức đại số diễn đạt các ý sau: Hiệu của a và bình phương của b. Hiệu các lập phương của a và b. Bình phương của hiệu a và b. Lập phương của hiệu a và b. Ví dụ 4: Trong bài 5 “Đa thức” ta cho bài tập sau: “Hãy lập biểu thức đại số chứa các biến x, y, z với số mũ của x là 1, của y là 2, của z là 3”. Biểu thức đó là đa thức. Biểu thức đó không phải là đa thức. 3. Tiến hành giải quyết vấn đề thông qua hoạt động tính toán, suy luận, chứng minh. * Đưa ra các tình huống, các bài toán có yêu cầu giải thích, tiếp tục suy luận. Ví dụ 1: Sau khi học xong “Định lý tổng ba góc của một tam giác” ta đưa ra bài toán sau để các em tập rượt suy luận. “Hãy điền nội dung thích hợp vào trỗ trống (...) để hoàn thành bài chứng minh sau:” xét có -(........) theo định lý tổng ba góc của một tam giác. 600 1 Hay -(60o+50o)= .................... Do ................................ 500 = ................................ ADB là góc ............... của Nên ADB = = 350+500= 800 Suy ra : BDC =.................. Trong ví dụ này không những yêu cầu học sinh tính toán mà còn yêu cầu học sinh tự tư duy suy luận để tìm câu trả lời điền vào chỗ trống (....) Ví dụ 2: Sau khi học xong bài “Số vô tỉ, khái niệm về căn bậc hai”. Để giúp học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học để suy luận tìm ra kết quả đúng: Điền vào chỗ trống(......) Vì 82 = ........... nên = 8 Vì 9..... = 81 nên ................ = 9 Vì nên .............. = .............. = 1 vì 1.... =.................. Tập rượt suy luận đầy đủ có căn cứ trong chứng minh: Ví dụ 3: Với bài “Số vô tỉ, khái niệm về căn bậc hai”. Để mở rộng kiến thức giiúp học sinh tự tìm tòi kiến thức, để chứng minh một bài toán ta cho học sinh làm bài tập sau: “Cho x là một số hữu tỉ khác 0; y là một số vô tỉ. Chứng tỏ rằng x+y và x-y là những số vô tỉ”. Ví dụ 4: Trong bài “Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau”. Để vào bài giáo viên có thể đưa ra tình huống sau: “Cho a; b; c; d. Từ tỉ số hãy suy ra tỉ số ” Cách 1: Từ theo định lý tính chất về tỉ lệ thức. Cách 2: Từ tỉ số Đến đây giáo viên có thể nêu ra vấn đề. “Như vậy từ ta suy ra được tỉ lệ thức: “Vậy từ tỉ lệ thức: ta có thể suy ra được dãy tỉ số bằng nhau nào không?” Qua đó giúp học sinh muốn vào bài để giải quyết vấn đề mà giáo viên đã đưa ra. 4. Phát hiện và sửa lỗi sai lầm, nhược điểm trong cách giải quyết vấn đề. Ví dụ 1: Qua bài “Luỹ thừa của một số hữu tỉ” Ta đưa ra bài tập sau để giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để phát hiện chỗ sai lầm của bạn khi giải toán. Từ đó có hướng tìm ra cách giải quyết để sửa chữa sai lầm đó. Bạn An đã giải một bài toán như sau: (-5)2.(-5)3= (-5)6 (0,75)3: (0,75) = (0,75)2 (0,2)10: (0,2)5= (0,2)2 Bạn giải đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho bạn. 5. Tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn của các kiến thức toán học nhằm vận dụng chúng vào đời sống và các môn học khác. Ví dụ 1: Ta đưa bài tập sau, sau khi học xong bài 3 “Quan hệ ba cạnh của một tam giác – bất đẳng thức tam giác.” Để học sinh có thể vận dụng liên hệ thực tế trong đời sống: “Một trạm biến áp và một khu dân cư được xây dựng cách xa hai bờ sông tai hai điểm A và B (ở hai bên bờ sông). Hãy tìm trên bờ sông gần khu dân cư địa điểm C để dựng một cột mắc dây điện để đưa điện từ trạm biến áp về khu dân cư. Sao cho độ dài đường dây là ngắn nhất” Các phương pháp dạy học cũ sau khi đã được đổi mới phù hợp với yêu cầu giảng dạy. Chính vì vậy, dạy học “Phát hiện và giải quyết vấn đề” áp dụng vào dạy học toán 7 đã thu được kết quả tương đối khả quan. Sau đây là một bài dạy minh hoạ về việc áp dụng kinh nghiệm đã trình bày ở trên. áp dụng vào bài giảng cụ thể Tiết 11. Bài 8: Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau. A - Mục tiêu: 1- Kiến thức: - Hiểu tính chất của dãy tỉ số bằng nhau. - Vận dụng các tính chất này để giải các bài toán chia theo tỉ lệ. 2- Kĩ năng: - Có kĩ năng vận dụng vào giải toán và trình bày lời giải. 3- Thái độ: - Cẩn thận khi tính toán ; tích cực học tập. B - Phương tiện dạy học: 1- Chuẩn bị của giáo viên: - Bảng phụ ghi cách chứng minh dãy tỉ số bằng nhau và bài tập. 2- Chuẩn bị của học sinh: - Ôn tập các tính chất của tỉ lệ thức. Bảng nhóm và mang Máy tính bỏ túi ; đọc trước bài 8: tính chất của dãy tỉ số bằng nhau. C - Hoạt động dạy - học: 1- ổn định tổ chức: 2- Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của THầY Hoạt động của trò Ghi bảng Hđ1: Kiểm tra bài cũ, tổ chức tình huống học tập: ( 5 ph). * Kiểm tra HS trung bình: ? Hãy nêu tính chất cơ bản của tỉ lệ thức. * Đặt vấn đề: ? Từ có thể suy ra không ? Hđ2: Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau (18 ph). - Yêu cầu HS làm ?1 - GV: một cách tổng quát . Từ được không? - Yêu cầu HS đọc cách chứng minh ở trong SGK-28 ; 29. Rồi một HS lên bảng trình bày. - Chứng minh tương tự tính chất trên còn mở rộng cho dãy tỉ số bằng nhau. - Lưu ý tính tương ứng của các số hạng và dấu + ; - trong tỉ số trên. - Yêu cầu HS làm ví dụ: ?1 - Làm - Đọc SGK-28 ; 29. Trình bày trên bảng nháp: “xét tỉ lệ thức ” để đi đến kết luận: - Làm ví dụ: ?1 2.Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau. Vậy: Kết luận: (Giả thiết các tỉ số đều có nghĩa). * Ví dụ: Từ dãy tỉ số áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có: Hđ3: Chú ý (8 ph). - GV giới thiệu chú ý như SGK-28. ?2 - Yêu cầu HS làm - Yêu cầu HS làm bài 57: (SGK-30). ? Hãy gọi số bi của các bạn. ? Hãy lập tỉ số bằng nhau về số bi của các bạn. ? Ta áp dụng tính chất của tỉ số bằng nhau để tính số bi. - Nghe GV giới thiệu phần chú ý. ?2 - cả lớp làm Vậy số bi của Minh, Hùng, Dũng lần lượt là: 8, 16, 20 2. Chú ý. Khi có dãy tỉ số Ta còn viết: a : b : c = 2 : 3 : 4. ?2 Gọi số học sinh của các lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là a, b, c thì ta có: * Bài 57: (SGK-30). Gọi số bi của bạn Minh, Hùng, Dũng lần lượt là a, b, c Ta có: Hđ4: Luyện tập (10 Ph) - Yêu cầu HS làm bài 54 : (SGK-30) - Yêu cầu HS làm bài 56: (SGK-30) - Làm bài 54 và bài 56. 3. Bài tập. * Bài 54 : (SGK-30) Ta có: HĐ5 - Hướng dẫn hoạt động ở nhà: ( 2 ph) - Học thuộc theo SGK - Làm bài 58 đến 64: (SGK-30 ; 31). - Giờ sau luyện tập. Iv. Kết Quả Sau khi vận dụng sáng kiến này thì chất lượng môn toán của lớp được nâng lên rõ rệt tôi tiến hành khảo sát chất lượng cuối học kì I kết quả đạt được như sau : Tổng số Giỏi khá TB Yếu 36 2 5.6% 15 41.7% 17 47.1% 2 5.6% Qua kết quả trên cho thấy chất lượng môn toán có chuyển biến rõ rệt so với đầu năm học. Phần III. Kết luận chung. Với cách làm trên chúng ta mới thực sự thực hiện dạy “Phát hiện và giải quyết vấn đề”. Nhất là đối với chương trình thay sách giáo khoa mới. Qua đó chúng ta mới đáp ứng được nhu cầu, mục đích học tập của trò. Thể hiện được vai trò chủ đạo sáng tạo của người thầy. Từ đó giúp học sinh có cơ hội tham gia hoạt động tự tìm tòi phát hiện kiến thức mới, giải đáp vấn đề có liên quan với kiến thức đã học. Qua đó giáo viên có điều kiện chủ động sáng tạo, lựa chọn phương pháp soạn giảng tuỳ theo khả năng, trình độ nhận thức của học sinh. Tuy nhiên, để đạt được điều đó người thầy phải tốn không ít thời gian cho việc chuẩn bị nội dung và phương pháp giảng dạy của mình. Không ngừng tìm tòi, trau dồi, bồi dưỡng chuyên môn, trao đổi học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra trong quá trình giảng dạy toán 7. Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các bạn đồng nghiệp. .......... , ngày 20 /12 /2008 Người thực hiện Mục lục Phần I : Mở Đầu. Lý do chọn đề tài 1 Mục đích nghiên cứu 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Các phương pháp nghiên cứu 2 Phần II : Nội Dung Cơ sở lí luận. 3 II. Thực trạng của vấn đề 4 III. Các Biện pháp tiến hành 4 Iv . Kết quả 13 Phần III : Kết luận chung 14
Tài liệu đính kèm: