Giáo án Sinh học 7 bài 50 đến 58

Giáo án Sinh học 7 bài 50 đến 58

Bài 50: SỰ ĐA DẠNG CỦA THÚ (TIẾP)

BỘ ĂN SÂU BỌ- BỘ GẶM NHẤM- BỘ ĂN THỊT

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

- Học sinh nắm được cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ thú ăn sâu bọ, bộ thú gặm nhấm và bộ thú ăn thịt.

- Học sinh phân biệt được từng bộ thú thông qua những đặc điểm cấu tạp đặc trưng.

 2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiếm kiến thức.

- Kĩ năng thu thập thông tin và kĩ năng hoạt động nhóm.

 3. Thái độ

- Giáo dục ý thức tìm hiểu thế giới động vật để bảo vệ loài có lợi.

 

doc 32 trang Người đăng vultt Lượt xem 1534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 7 bài 50 đến 58", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Tiết 58
Ngày soạn: 30/03/10
Ngày dạy: 01/04/10
Bài 50: SỰ ĐA DẠNG CỦA THÚ (TIẾP)
BỘ ĂN SÂU BỌ- BỘ GẶM NHẤM- BỘ ĂN THỊT
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
- Học sinh nắm được cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ thú ăn sâu bọ, bộ thú gặm nhấm và bộ thú ăn thịt.
- Học sinh phân biệt được từng bộ thú thông qua những đặc điểm cấu tạp đặc trưng.
 2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiếm kiến thức.
- Kĩ năng thu thập thông tin và kĩ năng hoạt động nhóm.
 3. Thái độ
- Giáo dục ý thức tìm hiểu thế giới động vật để bảo vệ loài có lợi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Tranh chân, răng chuột chù.
- Tranh sóc, chuột đồng và bộ răng chuột.
- Tranh bộ răng và chân của mèo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu đặc điểm của dơi, cá voi phù hợp với điều kiện sống ?
3. Giảng bài mới	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
Gv yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi.
? Những loài thú nào được xếp vào bộ ăn sâu bọ ?
? Loài chuột chù thường sống ở đâu ?
? Chúng có tập tính gì .
? Cấu tạo cơ thể của chuột có đặc điểm gì giúp chúng thích nghi với đời sống ăn sâu bọ .
? Hãy phân biệt chuột chù và chuột chũi .
? Vai trò của thú ăn sâu bọ.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận
GV chốt nội dung.
HS đọc thông tin SGK
Quan sát tranh vẽ 
Trả lời các câu hỏi 
à loài chuột chù, chũi, têtê,
à Trên mặt đất, trong hang, . . .
à Đào bới đất tìm kiếm thức ăn
à Mõm dài,chi trước khỏe, vuốt sắc, răng cửa nhọn sắc,. ..
àĂn sâu bọ góp phần bảo vệ mùa màng cho loài người.
- HS rút ra kết luận
I. Bộ ăn sâu bọ 
- Đại diện: chuột chũi, chuột chù
-Mõm dài, răng nhọn sắc
- Khứu giác phát triển, lông xúc giác dài
Hoạt động 2: Tìm hiểu bộ gặm nhấm
? Những loài thú nào được xếp vào gặm nhấm
? Loài gặm nhấm thường sống ở đâu ?
? Chúng có tập tính gì .
? Cấu tạo cơ thể của gặm nhấm có đặc điểm gì giúp chúng thích nghi với đời sống gặm nhấm?
? Do đặc tính nào mà Chuột hay gặm, bàn,tủ.
Liên hệ : Khi nuôi thỏ thì nên làm chuồng bằng sắt mà không làm chuồng bằng gỗ.
? Vai trò của thú gặm nhấm.
GV chốt nội dung.
HS đọc thông tin SGK
Quan sát tranh vẽ 
Trả lời các câu hỏi sau.
- thỏ, chuột đồng, nhím, dúi,
- Đào hang, . . .
- Chi trước khỏe, vuốt sắc, thiếu răng nanh, ăn gặm nhấm.
-Răng cửa luôn mọc dài ra nên cần bào bớt
-Có hại to lớn với nông nghiệm
II. Bộ gặm nhấm
- Đại diện: chuột đồng, nhím, thỏ,
- Bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm: răng cửa nhọn sắc luôn mọc dài, thiếu răng nanh, giữa răng nanh và răng hàm có 1 khoảng trống( khoảng trống hàm)
Hoạt động 3: Tìm hiểu bộ ăn thịt
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và quan sát hình để trả lời câu hỏi:
? Những loài thú nào được xếp vào bộ ăn thịt
? Loài thú ăn thịt thường sống ở đâu ?
? Cấu tạo cơ thể của thú ăn thịt có đặc điểm gì giúp chúng thích nghi với đời sống ăn thịt
? Vai trò của thú ăn thịt.
GV chốt nội dung.
Tích hợp
Các loài thú với nhau có nhiều mối quan hệ,và để bảo vệ các loài thú có ích thì chúng ta cần phải làm gì?
- Chúng ta cần phải bảo vệ sự đa dạng của các loài động vật bằng cách bảo vệ môi trường sống, tránh săn bắt bừa bãi, 
HS đọc thông tin SGK
Quan sát tranh vẽ 
Trả lời các câu hỏi sau.
- loài hổ, báo, chó, mèo,
- Trên đồng cỏ, . . .
- Bộ răng phát triển, răng cửa sắc nhọn để bắt mồi răng nanh để róc xương, rang hàm có mấu dẹp, bàn chân có vuốt sắc và đệm thịt
- Hs trả lời
III. Bộ ăn thịt
- Đại diện: hổ, báo, mèo, chó sói,. . . .
- Đơi sống thành đàn ở đồng cỏ ,. . .
-Bộ răng phát triển, phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm.
-Bàn chân có đệm thịt dày, dưới có vuốt cong
4. Củng cố
Câu 1: Hãy lựa chọn những đặc điểm của bộ thú ăn thịt trong các đặc điểm sau:
a. Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm.
b. Răng nanh dài, nhọn, răng hàm hẹp hai bên, sắc.
c. Rình và vồ mồi.
e. Ngón chân có vuốt cong, nhọn sắc, nệm thịt dày.
g. Đào hang trong đất.
Câu 2: Những đặc điểm cấu tạo sau của bộ thú nào?
a. Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm.
b. Răng cửa mọc dài liên tục
c. Ăn tạp
5. Dặn dò
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục “Em có biết”. Tìm hiểu đặc điểm sống của trâu, bò, khỉ
- Kẻ bảng phân biệt đặc điểm của khỉ, vượn và khỉ hình người.
 Tên động vật
Đặc điểm
Khỉ hình người
Khỉ
Vượn
Chai mông
Túi má
Đuôi
Tuần 30 - Tiết 59
Ngày soạn: 04/04/10
Ngày dạy: 05/04/10
Bài 51: SỰ ĐA DẠNG CỦA THÚ (TIẾP) 
CÁC BỘ MÓNG GUỐC VÀ BỘ LINH TRƯỞNG
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
- Học sinh nắm được những đặc điểm cơ bản của thú móng guốc và phân biệt được bộ móng guốc chẵn với bộ móng guốc lẻ.
- Nêu được đặc điểm bộ linh trưởng, phân biệt được các đại diện của bộ linh trưởng.
 2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
 3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu quý và bảo vệ động vật rừng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Tranh phóng to chân của lợn, bò, tê giác.
- HS kẻ bảng trang 167 SGK vào vở.
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
 1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
 2. Kiểm tra bài cũ
- Dựa vào đặc điểm bộ răng hãy phân biệt 3 bộ thú: bộ ăn thịt, bộ ăn sâu bọ và bộ gặm nhấm?
 3. Bài mới	
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ móng guốc
- Yêu cầu HS đọc SGK trang 166, 167; quan sát hình 51.3 để trả lời câu hỏi:
? Tìm đặc điểm chung của bộ móng guốc?
? Chọn từ phù hợp điền vào bảng trong vở bài tập?
- GV kẻ bảng để HS chữa bài.
- GV nên lưu ý nếu ý kiến chưa thống nhất, cho HS tiếp tục thảo luận.
- GV đưa nhận xét và đáp án đúng.
- Yêu cầu HS tiếp tục trả lời câu hỏi:
? Tìm đặc điểm phân biệt bộ guốc chẵn và bộ guốc lẻ?
+ Bộ voi có đặc điểm gì khác mà được xếp vào 1 bộ riêng ?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về:
+ Đặc điểm chung của bộ
+Đặc điểm cơ bản để phân biệt bộ guốc chẵn và guốc lẻ.
- Cá nhân HS tự đọc thông tin SGK trang 166, 167.
Yêu cầu:
+ Móng có guốc.
+ Cách di chuyển.
- Trao đổi nhóm để hoàn thành bảng kiến thức.
- Đại diện các nhóm lên điền từ phù hợp vào bảng.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hs tự đánh giá kết quả và sửa chữa
- Các nhóm sử dụng kết quả của bảng trên, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi:
- Yêu cầu:
+ Nêu được số ngón chân có guốc
+ Sừng, chế độ ăn
- Hs trình bày, các Hs khác nhận xét, bổ sung.
à Bộ voi chân có 5 ngón, guốc nhỏ, có vòi, không nhai lại, sống đàn.
- Hs rút ra kết luận
I. Các bộ móng guốc
- Đặc điểm của bộ móng guốc 
+ Số ngón chân tiêu giảm, đốt cuối mỗi ngón có bao sừng gọi là guốc.
- Bộ guốc chẵn: số ngón chân chẵn, có sừng, đa số nhai lại.
- Bộ guốc lẻ: số ngón chân lẻ, không có sừng (trừ tê giác), không nhai lại.
- Bộ voi: có 5 ngón, guốc nhỏ, có vòi, không nhai lại, sống đàn.
Bảng chuẩn kiến thức
Cấu tạo, đời sống và tập tính một số đại diện thú móng guốc
Tên động vật
Số ngón chân
Sừng
Chế độ ăn
Lối sống
Lợn
Chẵn (4)
Không sừng
Ăn tạp
Đàn
Hươu
Chẵn (2)
Có sừng
Nhai lại
Đàn
Ngựa
Lẻ (1)
Không sừng
Không nhai lại
Đàn
Voi
Lẻ (5)
Không sừng
Không nhai lại
Đàn
Tê giác
Lẻ (3)
Có sừng
Không nhai lại
Đơn độc
Những câu trả lời lựa chọn
Chẵn
Lẻ
Có sừng
Không sừng
Nhai lại
Không nhai lại
Ăn tạp
Đàn
Đơn độc
Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm cơ bản của bộ, phân biệt được một số đại diện trong bộ.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 2: Tìm hiểu bộ linh trưởng
* Đặc điểm chung của bộ
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và quan sát hình 51.4, trả lời câu hỏi:
? Tìm đặc điểm cơ bản của bộ linh trưởng?
? Tại sao bộ linh trưởng leo trèo rất giỏi?
* Phân biệt các đại diện
+ Phân biệt 3 đại diện của bộ linh trưởng bằng đặc điểm nào?
- GV kẻ nhanh bảng so sánh để HS điền.
- Gv nhận xét, đưa đáp án đúng.
- HS tự đọc thông tin SGK trang 168, quan sát hình 51.4 kết hợp với những hiểu biết về bộ này để trả lời câu hỏi:
- Yêu cầu:
+ Chi có cấu tạo đặc biệt.
+ Chi có khả năng cầm nắm, bám chặt.
- Một vài HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân tự tìm đặc điểm phù hợp 3 đại diện ở sơ đồ trang 168.
- 1 số HS lên bảng điền vào các điểm, HS khác nhận xét, bổ sung.
II. Bộ linh trưởng
+ Đi bằng bàn chân
+ Bàn tay, bàn chân có 5 ngón
+ Ngón cái đối diện với các ngón còn lại giúp thích nghi với sự cầm nắm và leo trèo.
+ Ăn tạp
Bảng kiến thức chuẩn
 Tên động vật
Đặc điểm
Khỉ hình người
Khỉ
Vượn
Chai mông
Không có
Chai mông lớn
Có chai mông nhỏ
Túi má
Không có
Túi má lớn
Không có
Đuôi
Không có
Đuôi dài
Không có
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt dộng 3: Tìm hiểu vai trò của thú( Tích hợp MT)
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
? Thú có những giá trị gì trong đời sống con người?
? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giúp thú phát triển?
- GV nhận xét ý kiến của HS chốt lại kiến thức
- Yêu cầu HS rút ra kết luận
- Cá nhận HS tự nghiên cứu thông tin trong SGK trang 168.
- Hs trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời
- Yêu cầu:
+ Phân tích từng giá trị như: cung cấp thực phẩm, dược phẩm
+ Xây dựng khu bảo tồn, cấm săn bắn.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Hs rút ra kết luận.
III.Vai trò: 
- Cung cấp thực phẩm, sức khoẻ, dược liệu, nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ và tiêu diệt gặm nhấm có hại.
- Biện pháp: 
+ Bảo vệ động vật hoang dã.
+ Xây dựng khu bảo tồn động vật.
+ Tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế.
Hoạt động 4: Tìm hiểu đặc điểm chung của thú
- Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học về lớp thú, thông qua các đại diện để tìm đặc điểm chung.
Chú ý đặc điểm: bộ lông, đẻ con, răng, hệ thần kinh.
- Gv nhận xét câu trả lời của Hs và chốt lại kiến thức.
- HS trao đổi nhóm, thống nhất tìm ra đặc điểm chung nhất.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hs tự đánh giá qua đánh án của Gv.
IV. Đặc điểm chung của lớp thú:
+ Là động vật có xương sống, có tổ chức cao nhất
+ Thai sinh và nuôi con bằng sữa
+ Có lông mao, bộ răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh và răng hàm
+ Tim 4 ngăn, bộ não phát triển, là động vật hằng nhiệt.
4. Củng cố
- GV sử dụng câu hỏi 1, 2, 3 cuối bài.
5. Dặn dò
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu một số tập tính, đời sống của thú để chuẩn bị cho tiết sau thảo luận.
Tuần 30- Tiết 60
Ngày soạn:06/04/10
Ngày dạy: 08/04/10
Bài 52: THỰC HÀNH
XEM BĂNG HÌNH VỀ ĐỜI SỐNG VÀ TẬP TÍNH CỦA THÚ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giúp HS củng cố và mở rộng bài học về các môi trường sống và tập tính của thú.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát hoạt động của thú trên phim ảnh.
- Kĩ năng nắm bắt nội dung thông qua kênh hình.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật rừng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- GV: Chuẩn bị máy chiếu, băng hình.
- HS: Ôn lại kiến thức lớp thú.
Kẻ bảng: Đời sống và tậ ... TIÊU
 1. Kiến thức :
- HS nêu được bằng chứng mối quan hệgiữa các nhóm động vật là các di tích hóa thạch. của động vật từ thấp đến cao.
- Trình bày được vị trí họ hàng của các nhóm động vật trên cây phát sinh.
2. Kỹ năng :
- Hoạt động nhóm, kỹ năng so sánh .
3.Thái độ :
- Ý thức học tập môn học. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- Tranh vẽ cấu tạo 56.1 SGK ., Sơ đồ cây phát sinh
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp
 2.Học bài mới :
Hôm nay chúng ta tìm hiểu về sự tiến hóa của giới động vật thông qua cây phát sinh
Hoạt động 1 :Tìm hiểu về bằng chứng mối quan hệ các nhóm động vật..
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
HS đọc thông tin SGK
? Làm thế nào để biết các nhóm động vật có mối quan hệ với nhau..
? Lưỡng cư cổ giống cá vây chân cổ ở điểm nào.
? Lưỡng cư cổ giống lưỡng cư ngày nay điểm nào.
? Những đặc điểm giống và khác nhau đó nói lên điều gì.
 ? Rút ra kết luận .
 HS đọc thông tin SGK
HS trả lời câu hỏi. 
I. BĂNG CHÚNG MỐI QUAN HỆ GIŨA CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT :
-Di tích hóa thạch của các động vật cổ có nhiều đặc điểm giống động vật ngày nay,
-Những loài động vật mới được hình thành có nhiều đạc điểm giống tổ tiên của chúng.
Hoạt động 2 : Cây phát sinh động vật.. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HS đọc thông tin SGK
? Cây phát sinh động vật biểu thị điều gì .
? Quan hệ họ hàng được thể hiện như thế nào
? Quan hệ nguồn gốc được thể hiện như thế nào.
? Câu hỏi 1, 2 SGK
Yêu cầu HS chỉ và chứng minh trên cây phát sinh
HS rút ra kết luận
HS đọc thông tin SGK
Thảo lụân nhóm trong thời gian 5 phút hòan thành phiếu học tập sau.
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- Các nhóm nhận xét bổ sung
- GV hòan thiện nội dung
 HS trả lời câu hỏi
II. CÂY PHÁT SINH :
 -Biểu thị mối quan hệ họ hàng, nguồn gốc
-Kích thước cây phát sinh biểu thị số lượng cá thể.
-Biểu thị sự tiến hóa của giới động vật.
IV.Củng cố và đánh giá:
1. Trả lời câu hỏi 1,2 SGK
2. Đọc kết luận SGK. .
V.Dặn dò :
Khí hậu
Đặc điểm của động vật
Vai trò đặc điểm thích nghi
Đới lạnh
Cấu tạo
Tập tính
Hoang mạc
Cấu tạo
Tập tính
 - Về nhà học thuộc bài, trả lời các câu hỏi SGK..
 - Đọc thêm SGK, sách tham khảo.
 - Chuẩn bị bài mới 
Tuần 34 - Tiết 67 
Ngày soạn: 08/05/10
Ngày dạy: 10/05/10
CHƯƠNG VIII : ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
BÀI 57 : ĐA DẠNG SINH HỌC
I . MỤC TIÊU
 1. Kiến thức :
- Hiểu rõ cấu tạo ngoài và khả năng thích nghi cao của động vật .
- Trình bày sự khác biệt giữa môi trường đới nóng và lạnh .
 2. Kỹ năng :
- Quan sát nhận biết, mô tả cấu tạo, so sánh .
 3.Thái độ :
- Bảo vệ môi trường sống , khám phá tự nhiên
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh vẽ cấu tạo 57.1 ,2 SGK .
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2.Học bài mới :
 GV cho HS nêu những nơi phân bố của động vật?
Vì sao động vật phân bố ở mọi nơi tạo nên sự đa dạng.
Hoạt động 1 :Tìm hiểu về đa dạng sinh học của động vật..
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi.
? Sự đa dạng sinh học thể hiện như thế nào.
? Vì sao có sự đa dạng về loài.
- Gv đưa ví dụ về một khu vực sống để Hs thấy rõ sự đa dạng sinh học
Ví dụ: Một khu rừng có rất nhiều loài sinh vật cùng sinh sống. Chúng rất đa dạng về lối sống và tập tính.
 HS đọc thông tin SGK
 Hs trả lời câu hỏi
à Sự đa dạng sinh học biểu thị bằng số lượng loài
àSở dĩ có sự đa dạng về loài là do khả năng thích nghi cao của động vật với điều kiện sống.
I. Sự đa dạng sinh học
-Sự đa dạng sinh học biểu thị bằng số lượng loài
-Sự đa dạng là do khả năng thích nghi cao của động vật với điều kiện sống.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu Sự đa dạng sinh học của động vật ở môi trường đới lạnh và đới nóng 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
 Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ, đọc thông tin SGK, Thảo lụân nhóm trong thời gian 7 phút hòan thành bảng “Sự thích nghi của động vật đới nóng và lạnh”
- Gv nhận xét câu trả lời của các nhóm và hoàn thiện nội dung của bảng
- Yêu cầu hs tiếp tục trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:
Em nhận xét gì về cấu tạo và tập tính của động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?
+ Nhận xét mức độ đa dạng của động vật ở 2 môi trường này?
+ Vì sao ở 2 vùng này động vật rất ít?
Từ ý kiến của các nhóm gv tổng kếtàhướng dẫn hs rút ra kết luận.
HS quan sát tranh và quan sát hình 57.1,2 SGK, kết hợp HS đọc thông tin SGK 
Thảo lụân nhóm trong thời gian 5 phút hòan thành bảng 
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- Các nhóm nhận xét bổ sung
- Gv tiếp tục trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi
à Các động vật ở môi trường đới lạnh và đới nóng phải có những cấu tạo và tập tính để thích nghi được với môi trường khắc nghiệt
à Độ đa dạng của động vật ở 2 môi trường trên đều tất thấp
à Vì điều kiện khí hậu ở những nơi này đều rất khắc nghiệt
II. Đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh đới nóng 
Sự đa dạng của các động vật ở môi trường đặc biệt là rất thấp
-Chỉ có những loài có khả năng thích nghi cao thì có khả năng tồn tại được.
IV.Củng cố và đánh giá:
1. Chọn những đặc điểm thích nghi của động vật đới nóng .
 a. Bộ lông dày
 b. Thức ăn chủ yếu là động vật
 c. Di cư về mùa đông
 d. Lớp mỡ dưới da dày
 e. Ngủ đông.
2 . Chuột nhảy ở hoang mạc có chân dài để. .
a. Đào thức ăn
b Tìm nước
c. Nhảy xa chánh cát nóng.
Cả a,.c đúng
3. Sự đa dạng sinh học môi trường đới nóng và lạnh rất thấp vì . .
ĐV nghủ đông dài
b. Sinh sản ít
c. Khí hậu khắc nhiệt .
d. Cả a,.b đúng
V.Dặn dò 
- Về nhà học thuộc bài, trả lời các câu hỏi SGK..
- Đọc thêm SGK, sách tham khảo.
- Chuẩn bị bài mới 
Bảng chuẩn sự thích nghi của động vật với môi trường đới lạnh và đới nóng.
MÔI TRƯỜNG
KHÍ HẬU
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI
GIẢI THÍCH 
ĐỚI LẠNH
Cực lạnh
Đóng băng quanh năm
Mùa hè rất ngắn
Cấu 
Tạo
Tập
tính
Bộ lông dày
Mỡ dưới da dày
Lông màu trắng(mùa đông)
Di cư vào mùa đông
Ngủ vào mùa đông
Hoạt động ban ngày vào mùa hè
Giữ nhiệt cho cơ thể
Giữ nhiệt,dự trữ năng lượng,chống rét.
Lẫn với màu tuyết che mắt kẻ thù.
Tránh rét tìm nơi ấm áp
Tiết kiệm năng lượng
Thời tiết ấm áp hơn
HOANG 
MẠC
ĐỚI
NÓNG
Nóng và khô
Rất ít vực nước và phân bố rất xa nhau
Cấu 
Tạo
Chân cao,móng rộng,đệm thịt dày
Chân dài
Bứu mỡ lạc đà
Màu lông nhạt giống màu cát
Vị trí cơ thể cao không bị lún
Đệm thịt dày để chống nóng
Vị trí cơ thể cao so với cát nóng,nhảy xa.hạn chế ảnh hưởng của cát nóng.
Dự trữ nước
Dễ lẫn trốn kẻ thù
Tập
Tính
Mỗi bước nhảy cao và xa
Di chuyển bằng cách quăng thân
Hoạt động vào ban đêm
Khả năng đi xa
Khả năng nhịn khát
Chui rúc sâu trong cát
Hạn chế tiếp xúc với cát nóng
Thời tiết dịu mát hơn
Tìm nước uống
Thời gian đi tìm nước lâu
Chống nóng
Tuần 34 - Tiết 68 
Ngày soạn: 10/05/10
Ngày soạn: 12/05/10
BÀI 58 : ĐA DẠNG SINH HỌC (tiếp theo )
II. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu rõ cấu tạo ngoài và khả năng thích nghi cao của độnh vật .
- Trình bày sự khác biệt giữa môi trường đới nóng và lạnh So với môi trường nhiệt đới gió mùa.
2. Kỹ năng 
- Quan sát nhận biết , mô tả cấu tạo so sánh , khám phá tự nhiên
3. Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích, tiêu diệt các loài động vật gây hại, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh vẽ các động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Trình bày những đặc điểm cấu tạo của những thực vật ở môi trướng đới lạnh và môi trường hoang mạc đới nóng thích nghi với điều kiện sống.
3. Giảng bài mới :
Hoạt động 1 : Sự đa dạng sinh học của động vật đới gió mùa.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung 
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ, đọc thông tin SGK 
Thảo lụân nhóm trả lời câu hỏi:
? Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa như thế nào.
? Câu hỏi 1,2 SGK
? Tại sao số lượng loài phân bố ở mọt nơi lại nhiều như thế.
? Vì sao động vật ở đới gió mùa lại phonh phú hơn đới nóng và lạnh
? Từ bảng kết quả trên em rút ra kế luận gì về sự đa dang sinh học của động vật đới nóng và lạnh.
- HS quan sát tranh , kết hợp đọc thông tin SGK 
Thảo lụân nhóm trả lời câu hỏi
 -Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- Các nhóm nhận xét bổ sung
- GV hòan thiện nội dung.
I. Sự đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới
 Sự đa dạnh của các động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa rất phong phú.
-Số lượng loài nhiều do khả năng thích nghi cao với điều kiện sống.
Hoạt động 2 :Những lợi ích của đa dạng sinh học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của Hs
Nội dung bài học
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi.
? Sự đa dạng sinh học thể hiện như thế nào.
? Sự đa dạng sinh học mang lại những lợi ích gì.
+ Đối với đời sống con người
+ Đối với tự nhiên 
- HS đọc thông tin SGK
- Hs trả lời câu hỏi
à Sự đa dạng sinh học thể hiện ở sự đa dạng về loài, lối sống và tập tính của chúng
à Sự đa dạng sinh học có rất nhiều lợi ích đối với đời sống con người cũng như đối với tự nhiên.
II. Lợi ích của đa dạng sinh học
-Sự đa dạng sinh học mang lại giá trị kinh tế lớn cho dất nước
Hoạt động 3 :Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của Hs
Nội dung bài học
HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi.
? Nguyên nhân nào dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học
? Chúng ta cần có biện pháp gì để bảo vệ
? Các biện pháp trên dựa trên cơ sở nào 
? Hiện nay chúng ta đang làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học.
-HS đọc thông tin SGK
 Hs trả lời câu hỏi
à Nguyên nhân: Do con người săn bắn động vật bừa bãi, đốt và chặt phá rừng làm thu hẹp môi trường sống của chúng; do tập quan du canh du cư của người dân.
III. Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học và việc bảo vệ đa dạng sinh học.
- Nguyên nhân: do con người đốt phá rừng bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường, tập quán du canh du cư,
- Biện pháp bảo vệ:
 +Nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi.
-Thuần hóa lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học
+ Thành lập khu dự trữ thiên nhịên
IV.Củng cố và đánh giá:
1.Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng?
2.Trình bày các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học?
V.Dặn dò :
	- Về nhà học thuộc bài, trả lời các câu hỏi SGK..
 - Đọc thêm SGK, sách tham khảo.
	- Chuẩn bị bài mới 
	- Kẻ sẵn bảng các biện pháp đấu tranh sinh học vào vở bài tập
CÁC BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC
TÊN SINH VẬT GÂY HẠI
TÊN THIÊN ĐỊCH
1.Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại
2.Sử dụng thiên địch đẻ trứng ký sinh vào sâu hại hay trứng sâu hại
3.Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiểm diệt sinh vật gây hại
Gây vô sinh ở sinh vật gây hại

Tài liệu đính kèm:

  • docGA bai 50bai58 3 cot.doc