Tiết 49. . CẤU TẠO TRONG CỦA THỎ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo và chức năng các hệ cơ quan của thỏ.
- Phân tích được sự tiến hóa của thỏ so với động vật ở lớp trước.
2. Kĩ năng.
- Quan sát, phân tích, so sánh
- Làm việc nhóm nhỏ.
3. Thái độ.
- Giáo dục ý thức môn học, bảo vệ động vật.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Phương tiện
- Tranh bộ xương thằn lằn, bộ xương thỏ.
- Bảng: vị trí thành phần chức năng của các hệ cơ quan.
2. Phương pháp
- Vấn đáp gởi mở, sử dụng phương tiện trực quan
- Sử dụng phiếu học tập.
Trường: Trung học cơ sở Tân Phú Lớp: 7A7 Người dạy: Nguyễn Thị Trịnh Người dự: GVHD: Nguyễn Thị Hoa Ngày dạy: 17/ 02/ 2012 Bài 47 Ngày soạn: 14/ 02/ 2012 Tiết 49. . CẤU TẠO TRONG CỦA THỎ MỤC TIÊU Kiến thức. Sau khi học xong bài này học sinh phải: Trình bày được đặc điểm cấu tạo và chức năng các hệ cơ quan của thỏ. Phân tích được sự tiến hóa của thỏ so với động vật ở lớp trước. Kĩ năng. Quan sát, phân tích, so sánh Làm việc nhóm nhỏ. Thái độ. Giáo dục ý thức môn học, bảo vệ động vật. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Phương tiện Tranh bộ xương thằn lằn, bộ xương thỏ. Bảng: vị trí thành phần chức năng của các hệ cơ quan. Phương pháp Vấn đáp gởi mở, sử dụng phương tiện trực quan Sử dụng phiếu học tập. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống? Tiến trình bài học Giới thiệu bài Ở bài trước các em đã học cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống. Bài hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu cấu tạo trong: BÀI 47. CẤU TẠO TRONG CỦA THỎ. Hoạt động 1: Bộ xương và hệ cơ Mục tiêu: Nêu được đặc điểm cấu tạo chủ yếu của bộ xương và hệ cơ của thỏ đặc trưng cho lớp thú và phù hợp với việc vận động. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Bộ xương. GV: yêu cầu hs quan sát tranh H47.1 bộ xương thỏ và đọc thông tin sgk thu nhận kiến thức. GV hỏi: hãy mô tả lại thành phần cơ bản của bộ xương thỏ? GV: Quan sát bộ xương thỏ và xương thằn lằn đã học nêu những điểm giống và khác nhau giữa chúng? GV: Mời hs bổ sung, nhận xét và kết luận GV: Em hãy nêu nhận xét chung về cấu tạo và chức năng của bộ xương thỏ? GV:Mời hs bổ sung, nhận xét đưa ra kết luận. Hệ cơ. GV: Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin SGK và quan sát hình, trả lời câu hỏi: Hệ cơ của thỏ có đặc điểm nào liên quan đến sự vẫn động? Hệ cơ của thỏ tiến hóa hơn các lớp động vật trước ở điểm nào? Hs: Hoạt động cá nhân Xương đầu Cột sống: xương mỏ ác, xương sườn. Chi: đai vai, chi trước, chi sau, đai hông. Hs: Giống nhau: xương đầu, xương sườn, đai chi trước, các xương chi trước, đai chi sau, các xương chi sau. Khác: + Thằn lằn: có 8 đốt sống cổ, chưa có xương mỏ ác, chi nằm ngang cơ thể. + Thỏ: có 7 đốt sống cổ, xuất hiện xương mỏ ác, chi nằm dưới cơ thể. Hs: Bộ xương thỏ gồm nhiều xương khớp với nhau tạo thành 1 bộ khung và các khoang, làm nhiệm vụ định hình, nâng đỡ, bảo vệ và vận động của cơ thể. Hs: Cơ bám vào xương và các cơ co dãn giúp con vật vận động, di chuyển. Xuất hiện cơ hoành chia khoang cơ thể thành khoang ngực và khoang bụng. Cơ hoành cùng cơ liên sườn tham gia vào quá trình thông khí ở phổi. ¯ KẾT LUẬN Bộ xương - Xương đầu - Cột sống: xương mỏ ác, xương sườn. - Chi: đai vai, chi trước, chi sau, đai hông. - Bộ xương thỏ gồm nhiều xương khớp với nhau tạo thành 1 bộ khung và các khoang, làm nhiệm vụ định hình, nâng đỡ, bảo vệ và vận động của cơ thể 1. Hệ cơ - Cơ bám vào xương và các cơ co dãn giúp con vật vận động, di chuyển. - Xuất hiện cơ hoành chia khoang cơ thể thành khoang ngực và khoang bụng. Cơ hoành còn tham gia vào hoạt động hô hấp. Hoạt đông 2:Các cơ quan dinh dưỡng. Mục tiêu: - Nêu được vị trí, thành phần và chức năng của các cơ quan dinh dưỡng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh II. các cơ quan dinh dưỡng. GV: Yêu cầu hs đọc thông tin SGK kết hợp quan sát hình 47.2 cấu tạo trong của thỏ( cái), hình 47.3. sơ đồ hệ tuần hoàn. Hoàn thành phiếu học tập. Gv: gọi đại diện nhóm trình bày kết quả. GV: Tiến hành chữa phiếu học tập bằng cách đưa ra bảng chuẩn kết quả( bảng vị trí, thành phần chức năng của các hệ cơ quan). Yêu cầu các nhóm so sánh đối chiếu kết quả, tự sửa hoàn thiện ¯ KẾT LUẬN Hs: hoạt động nhóm, trao đổi thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu học tập. Hs: đại diện nhóm đọc kết quả Các nhóm còn lại bổ sung. Đối chiếu kết quả với bảng chuẩn của gv và sửa chữa hoàn thiện bài tập. Hệ cơ quan Vị trí Thành phần Chức năng Tiêu hóa Chủ yếu trong khoang bụng Miệng, thực quản, dạ dày, ruột, manh tràng, tuyến gan, tụy Tiêu hóa thức ăn( đặc biệt là xenlulozo). Hô hấp Trong khoang ngực Khí quản, phế quản, 2 lá phổi Dẫn khí và trao đổi khí Tuần hoàn Tim trong khoang ngực. Các mạch máu phân bố khắp cơ thể Tim 4 ngăn ,các mạch máu( động mạch, tính mạch, mao mạch). Vận chuyển máu theo 2 vòng tuần hoàn. Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi Bài tiết Trong khoang bụng sát sống lưng. 2 quả thận, ống dẫn tiểu, bóng đãi, đường tiểu Lọc từ máu chất thừa và thải nước tiểu ra ngoài. Sinh sản Trong khoang bụng, phía dưới Con cái: ống dẫn trứng sừng tử cung, buồng trứng. Con đực: tinh hoàn, ống dẫn tinh bộ phận giao cấu. Duy trì nòi giống Hoạt động giáo viên Hoạt đông của hs GV: hỏi Để thích nghi với điều kiện gặm nhấm cây, cỏ, củ, hệ tiêu hóa của thỏ có những biến đổi nào? Hệ tuần hoàn hô hấp có những đặc điểm cấu tạo nào thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp động vật đã học? Hs: hoạt động cá nhân. Hs: các răng của song sắc như lưỡi bào và thường xuyên mọc dài, thiếu răng nanh, răng hàm kiểu nghiền. Ruột dài với manh tràng lớn là nơi tiêu hóa xenlulozo Hs: Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. Xuất hiên cơ hoành tham gia vào quá trình hô hấp. Phổi có nhiều túi phổi nhỏ. Thận sau có cấu tạo phức tạp phù hợp với chức năng lọc máu. Hoạt động 3: Thần kinh và giác quan. Mục tiêu: Nêu được đặc điểm tiến hóa của thần kinh và giác quan của thú so với các lớp động vật xương sống khác. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Thần kinh và giác quan. Gv: Yêu cầu hs quan sát sơ đồ cấu tạo của não thỏ và thằn lằn: Bộ phận nào của não thỏ phát triển hơn so với não thằn lằn? Các bộ phận phát triển đó có ý nghĩa gì trong đời sống của thỏ? Cho biết đặc điểm các giác quan của thỏ? Vì sao thỏ chỉ hít ngủi mà phân biệt lá cây ăn được và không ăn được? Hs: hoạt động cá nhân. ð Bán cầu đại não lớn hơn, tiểu não có nhiều nếp nhăn ð Bán cầu não phát triển là trung tâm hình thành và lưu giữ các phản xạ có điều khiện. Vì vậy thỏ có tập tính phong phú và phức tạp hơn các lớp đvcxs đã học trước. Tiểu não có nhiều nếp nhăn giúp thỏ phối hợp điều hòa các cử động phúc tạp. ð Có khứu giác và thính giác phát triển. ð Vì thỏ có khữu giác rất phát triển. ¯ KẾT LUẬN - Bán cầu đại não lớn hơn, tiểu não có nhiều nếp nhăn. - Có khứu giác và thính giác phát triển. BÀI TẬP CỦNG CỐ - Đọc ghi nhớ SGK/ 155. DẶN DÒ VỀ NHÀ Trả lời 2 câu hỏi cuối bài. Tìm hiểu bộ dơi và bộ cá voi Duyệt của GVDH
Tài liệu đính kèm: