Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 27: Châu chấu

Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 27: Châu chấu

Tuần 14 LỚP SÂU BỌ

Tiết 25 Bài 26 CHÂU CHẤU

I – Mục tiêu:

- Trình bày cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của châu chấu, cách di chuyển, sinh sản và dinh dưỡng của châu chấu.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát.

- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.

II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

- Gv: tranh cấu tạo ngoài và trong châu chấu, mô hình châu chấu.

- Hs:

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 1740Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học lớp 7 tiết 27: Châu chấu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14	LỚP SÂU BỌ
Tiết 25	Bài 26	CHÂU CHẤU
I – Mục tiêu:
- Trình bày cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của châu chấu, cách di chuyển, sinh sản và dinh dưỡng của châu chấu.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát.
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Gv: tranh cấu tạo ngoài và trong châu chấu, mô hình châu chấu.
- Hs:
III – Tiến trình bài giảng:
1/ Mở bài:Hôm nay ta sang lớp lớn thứ 3 của chân khớp mà đại diện tiêu biểu là châu chấu. Châu chấu là loài phổ biến mà ta thường gặp. Vậy chúng có đặc điểm gì? B25
2/ Hoạt động học tập:
Hoạt động 1: I. Cấu tạo ngoài và di chuyển:
a/ Mục tiêu: Hs môt tả được cấu tạo ngoài của châu chấu, cách di chuyển của châu chấu thích nghi với đời sống.
Phương pháp: quan sát, thảo luận, so sánh
b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv cho Hs đọc và nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình 26.1, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- Gv hướng dẫn thêm cho Hs mô hình châu chấu.
 + Cơ thể châu chấu chia mấy phần?
 + Cách di chuyển châu chấu ntn?
- Gv nhận xét cho Hs trả lời:
 + Khả năng di chuyển của châu chấu so với bọ ngựa, cánh cứng, cánh cam, kiến, mối ntn?
- Gv cho Hs nhìn mô hình mô tả cấu tạo ngoài.
- Gv gọi Hs tự ghi bài.
- Hs đọc , ghi nhớ kiến thức.
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Hs thảo luận xong đại diện trình bày được:
 + Chia 3 phần: đầu, ngực và bùng.
 + Di chuyển: bò, nhảy, bay.
- Hs trả lời: di chuyển linh hoạt hơn vì có chân to, cánh rộng.
- Hs mô tả và tự ghi bài vào vở.
Tiểu kết: - Cơ thể châu chấu gồm 3 phần: đầu, ngực và bụng.
 + đầu: râu, mắt, cơ quan miệng.
 + Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh.
 + Bụng: nhiều đốt, mỗi đốt có lỗ thở.
 - Di chuyển 3 cách: bò, nhảy, bay.
Hoạt động 2: II. Cấu tạo trong:
a/ Mục tiêu: Hs nêu được các bộ phận ở từng hệ cơ quan châu chấu.
Phương pháp: thảo luận, nghiên cứu, quan sát, 
b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv cho Hs đọc  SGK, quan sát tranh cấu tạo trong và ống khí châu chấu.
- Thảo luận nhóm hoàn thành bảng cấu tạo các hệ cơ quan của châu chấu.
Hệ cơ quan
Cấu tạo
Hệ tiêu hoá
Hệ hô hấp
Hệ tuần hoàn
Hệ thận kinh.
- Gv gọi Hs điền, nhận xét, bổ sung.
- Gv tiếp tục hỏi:
 + hệ tiêu hoá và bài tiết có mối quan hệ thế nào?
 + Vì sao hệ tiêu hoá đơn giản nhưng ống khí phát tiển?
- Gv nhận xét rút ra kết luận.
- Hs đọc , quan sát tranh.
- Hs thảo luận nhóm lên điền các nội dung vàobảng.
- Hs nhận xét bổ sung.
- Hs nghiên cứu  trả lời:
 + Hệ tuần hoàn và bài tiết đều đổ ra ruột sau.
 + VT: HTH không VC ôxi còn HH: VC ôxi ống khí nên phát triển.
- Nhận xét và bổ sung.
Tiểu kết: - Hệ tiêu hoá: có ruột tịt tiết dịch vào dd và ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau.
 - Hệ hô hấp: có ống khí xuất phát từ lổ thở ở 2 bên thành bụng đem ôxi đến TB.
 - Hệ tuần hoàn: đơn giản, tim hình ống nhiều ngăn, hệ tuần hoàn hở.
 - Hệ thần kinh: có hạch não phát triển và chuổi hạch thần kinh.
Hoạt động 3: III. Dinh dưỡng:
a/ Mục tiêu: Hs biết được cách dinh dưỡng của châu chấu.
Phương pháp: quan sát, hỏi đáp.
b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv cho Hs đọc  SGK, quan sát hình 26.4 SGK.
- Yêu cầu Hs trả lời câu hỏi:
 + Châu chấu ăn thức ăn gì?
 + Hình thức tiêu hoá thức ăn của châu chấu?
 + Vì sao bụng châu chấu luôn phập phòng?
- Gv gọi Hs trả lời nhận xét. Hỏi: vậy châu chấu hô hấp do đâu?
- Gv chốt lại kiến thức.
- Hs đọc , nghiên cứu, kiến thức quan sát hình trả lời câu hỏi nêu được:
 + Thức ăn châu chấu là chồi và lá cây.
 + Tiêu hoá: Thức ăn thấm nước bọt đều dd (nghiền nhỏ) tiêu hoá nhờ enzim ở ruột tịt.
 + Bụng phòng: do hô hấp.
- Hs nhận xét bổ sung nêu kết luận.
Tiểu kết: - Châu chấu ăn chồi và lá cây
 - Thức ăn chứa ở diều và nghiền nhỏ ở dạ dày.
 - Tiêu hoá nhờ enzim từ ruột tịt tiết ra.
 - Hô hấp qua lổ thở ở mặt bụng.
Hoạt động 4: IV. Sinh sản và phát triển
a/ Mục tiêu: Hs biết được đặc điểm sinh sản của châu chấu là biến thái không hoàn toàn.
Phương pháp: hỏi đáp, quan sát, 
b/ Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu Hs đọc  SGK. quan sát hình 26.5 trả lời câu hỏi:
 + Nêu đặc điểm sinh sản ở châu chấu?
 + Vì sao châu chấu non phải lột xác nhiều lần?
- Gv nhận xét và hướng dẫn Hs quan sát hình 26.5 các giai đoạn lột xác ở châu chấu đây là kiểu biến thái không hoàn toàn.
- Gv chốt lại kiến thức.
- Hs đọc , quan sát hình trả lời câu hỏi nêu được:
 + Phân tính, trứng đẻ dưới đất ổ.
 + Vì giúp châu chấu trưởng thành có vỏ cứng.
- Hs nhận xét bổ sung rút ra kết luận.
Tiểu kết: - Châu chấu phân tính.
 - Đẻ trứng dưới đất và phát triển ổ.
 - Châu chấu non mới nở giống bố mẹ nhưng phải qua nhiều lần lột xác mới trở thành con trưởng thành (kiểu bt không hoàn toàn)
3/ Kiểm tra đánh giá:
+ Đặc điểm nhận dạng châu chấu?
+ Đặc điểm các hệ cơ quan? Vì sao châu chấu có ống khí phát triển?
+ Hệ tiêu hoá của châu chấu khác với tôm ở điểm nào?
4/ Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, đọc em có biết, làm câu hỏi 1, 2 tr88 SGK.
- Vẽ và chú thích hình 26.1, 2.
- Kẻ bảng 1, 2 tr91, 92 SGK.
Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 27.doc