Tuần 2 Tiết 3 Bài 3: THỰC HÀNH
QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH
I – Mục tiêu:
- Nhận biết được môi trường sống của động vật nguyên sinh như: trùng roi, trùng giầy, và phân biệt được chúng.
- Quan sát và nhận biết được trùng roi và trùng giày trên tiêu bản kính hiển vi.
- Rèn luyện tiếp kĩ năng quan sát, sử dụng kính hiển vi.
II – Chuẩn bị:
- Gv: Tranh vẽ trùng roi, trùng giày.
Kính hiển vi cái.
Tiêu bản, lam, lamen, kim mác, kim nhọn, khăn, ống hút.
- Hs: Mỗi nhóm chuẩn bị: 1 lọ váng cống, rảnh 1 eo cơ ngâm.
Tuần 2 Tiết 3 Bài 3: THỰC HÀNH QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH I – Mục tiêu: - Nhận biết được môi trường sống của động vật nguyên sinh như: trùng roi, trùng giầy, và phân biệt được chúng. - Quan sát và nhận biết được trùng roi và trùng giày trên tiêu bản kính hiển vi. - Rèn luyện tiếp kĩ năng quan sát, sử dụng kính hiển vi. II – Chuẩn bị: - Gv: Tranh vẽ trùng roi, trùng giày. Kính hiển vi cái. Tiêu bản, lam, lamen, kim mác, kim nhọn, khăn, ống hút. - Hs: Mỗi nhóm chuẩn bị: 1 lọ váng cống, rảnh 1 eo cơ ngâm. III – Tiến trình bài giảng: 1/ Mở bài: Động vật nguyên sinh là loại động vật sống nơi ao tù. Chúng phát triển rất nhanh. Vậy để biết được một số động vật nguyên sinh ta quan sát kính hiển vi cụ thể 2 loại trung giày và trung roi. 2/ Nội dung bài mới: Hoạt động 1: I. Quan sát trùng giày: a/ Mục tiêu: Cho Hs thấy được hình dạng và cách di chuyển của trùng giày và vẽ được hình trên kính hiển vi. b/ Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gv hướng dẫn Hs cách làm tiêu bản bằng cách là: - Nhỏ 1 giọt nước váng cống rảnh lên lam rồi dùng kim mũi mác nâng nhẹ lamen đặt trên giọt nước. Lưu ý: Muốn nhìn rõ thì cho thêm 1 giọt metylin. - Gv hướng dẫn Hs quan sát và kiểm tra tưng nhóm giúp các em quan sát rõ cách di chuyển và hình dạng trùng giày. - Hs quan sát Gv hướng dẫn làm tiêu bản. - Các nhóm cùng làm. - Hs quan sát, điều chỉnh trên kính hiển vi nhìn thấy trùng giày. - Sau đó tìm hình dạng, cách di chuyển của chúng. - Hs rút ra nhận xét chung. Tiểu kết: - Cơ thể hình khối, không đối xứng, giống chiếc giày. - Di chuyển nhờ lông bơi vừa tiến vừa xoay. Hoạt động 2: II. Quan sát trùng roi: a/ Mục tiêu: Hs biết cách làm tiêu bản. Quan sát hình dạng và cách di chuyển của trung roi. b/ Tiến hành: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Gv làm tiêu bản mẫu và hướng dẫn Hs làm: + Lấy 1 giọt nước váng xanh đặt lên lam rồi dùng lamen đậy lại. + Quan sát ở độ phóng đại nhỏ độ phóng đại lớn. Lưu ý: Nếu nhìn rõ cho 1 giọt metylin vào. - Gv cho Hs quan sát tiếp 1 lọ được nuôi trong chổ tối thì chỗ đó sẽ mất màu (trong suốt) - Gv hướng dẫn Hs quan sát cách di chuyển và hình dạng trùng roi. - Gv cho Hs thảo luận làm bài tập đánh dấu. - Gv nhận xét và cho Hs đối chiếu lại tranh vẽ. - Gv yêu cầu Hs vẽ hình. - Hs quan sát cách làm tiêu bản. - Hs làm tiêu bản và đặt lên kính quan sát. - Hs quan sát cách di chuyển, hình dạng sau đánh dấu vào bài tập. Các nhóm nhận xét rút ra kết luận. + Có roi và 1 số điều kiện khác như: đầu tù, đuôi nhọn, có nhân bơi nhờ roi. Tiểu kết: - Hình dạng: Hình lá, đầu tù, đuôi nhọn, có roi, có hạt diệp lục và điểm mắt ở gốc roi. - Di chuyển nh ờ roi vừa tiến vừa xoay. 3/ Kiểm tra đánh giá: - Nhận xét các nhóm quan sát tốt. - Rút kinh nghiệm cho nhóm chưa làm tốt 4/ Dặn dò: - Vẽ hình và chú thích đầy đủ trùng giày và trùng roi. - Chuẩn bị đọc trước bài 4: trùng roi. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: