Giáo án Tin 6 học kì 1

Giáo án Tin 6 học kì 1

Chương I: Làm quen với tin học và máy tính điện tử

Tiết 1:

 Bài 1: thông tin và tin học

a. mục tiêu

 - Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được thông tin là gì, hoạt động thông tin như thế nào, tầm quan trọng của nó.

+ Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động TT. Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.

 - Kỹ năng: Có kỹ năng thu nhận thông tin bằng các giác quan một cách nhanh nhạy nhất.

 - Thái độ: Tạo tính hứng thú trong học tập.

 

doc 53 trang Người đăng vultt Lượt xem 1236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin 6 học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
6C
6D
Chương I: Làm quen với tin học và máy tính điện tử
Tiết 1:	
 Bài 1: thông tin và tin học
a. mục tiêu
	- Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được thông tin là gì, hoạt động thông tin như thế nào, tầm quan trọng của nó. 
+ Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động TT. Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học.
	- Kỹ năng: Có kỹ năng thu nhận thông tin bằng các giác quan một cách nhanh nhạy nhất.
	- Thái độ: Tạo tính hứng thú trong học tập. 
b. chuẩn bị:
	- Giáo viên: Đặt vấn đề để học sinh trao đổi và đưa ra nhận xét.
	- Học sinh: Đọc SGK, quan sát, tổng kết.
c. hoạt động trên lớp:
1. Bài mới:
hoạt động của giáo viên
h đ của học sinh
nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin là gì?
Đặt vấn đề về thông tin:
- Các hiểu biết về một con người hay một đối tượng cụ thể gọi là gì?
H/s phát biểu, h/s khác nhận xét.
 1. Thông tin là gì
Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh ( sự vật, sự kiện ..) và về chính con người.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hoạt động thông tin của con người
G/v phát vấn h/s: Theo em người ta có thể truyền đạt thông tin với nhau bằng những hình thức nào?
- Giảng giải hoạt động thông tin là gì.
- VD: Quan sát tấm bản đồ ta biết được Việt Nam
 hình gì và nằm ở đâu.
+ TT vào là quan sát bản đồ.
+ TT ra: Việt Nam
 hình chữ S, nằm ở khu vực Châu á.
- Yêu cầu học sinh lấy một VD về việc tiếp nhận TT và xử lí TT đó ra sao.
- Nhận xét, kết luận.
- Trả lời câu hỏi và đưa ra dẫn chứng cụ thể.
- Lấy VD, nhận xét, bổ xung ý kiến.
2. Hoạt động thông tin của con người
- Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin.
Hoạt động 3: Hoạt động thông tin và tin học
Tìm hiểu hoạt động thông tin và tin học.
- Giảng giải hoạt động thông tin được tiến hành như thế nào.
- ĐVĐ: Chúng ta thấy là các giác quan và bộ não con người không phải lúc nào cũng xử lí được mọi vẫn đề. Chính vì vậy con người đã sáng tạo các công cụ và phương tiện giúp mình vượt qua các giới hạn tưởng như không thể đó và cũng từ đây máy tính điện tử đã ra đời để hỗ trợ cho việc tính toán.
- Yêu cầu học sinh lấy một VD về việc con người đã sáng chế ra phương tiện giúp con người khắc phục một số khó khăn trong cs.
- Nhận xét.
- Nghe, lĩnh hội.
H/s lấy ví dụ, nhận xét bổ xung.
3. Hoạt động thông tin và tin học
- Máy tính ra đời, ngành tin học phát triển mạnh mẽ. Máy tính đã hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
Hoạt động 4: Kết luận
Tổng kết bài học. 
Gọi h/s đọc ghi nhớ SGK
- Đọc ghi nhớ SGK
4. Kết luận
Ghi nhớ SGK
2. Củng cố :
	GV đặt câu hỏi củng cố gọi học sinh trả lời:
- Hoạt động TT là gi ? Hãy nêu một số ví dụ minh học về hoạt động thông tin của con người.
3. Dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Về học thuộc bài trả lời câu hỏi trong SGK.
	- Đọc bài đọc thêm 1, đọc trước bài 2 trong SGK.
=====================================================
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
6C
6D
Tiết 2:	
 Bài 2: thông tin và biểu diễn thông tin
a. mục tiêu
	- Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản. 
- Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính bằng các dãy bít.
b. chuẩn bị:
	- Giáo viên: SGK, tranh minh hoạ.
	- Học sinh: SGK, đồ dùng học tập, đọc trước bài SGK.
c. hoạt động trên lớp:
	1. Kiểm tra bài cũ:
	- Hoạt động thông tin là gì ? Nêu ví dụ
	- Nêu một vài ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não. 
	2. Bài mới:
hoạt động của giáo viên
hđ của h/s
nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài và tìm hiểu các dạng thông tin
Chúng ta thấy là bài trước chúng ta đã được tìm hiểu về một số dạng thông tin quen biết nhờ các giác quan của con người như thị giác, vị giác ...
- Lấy ví dụ về 3 dạng TT.
- Y/C học sinh lấy ví dụ
Ba dạng TT này không phải là tất cả các dạng TT. Trong cs con người thường thu nhận TT dưới dạng khác như: Mùi, vị, cảm giác nóng, lạnh.. nhưng hiện tại ba dạng TT nói trên là những dạng TT cơ bản mà máy tính có thể sử lý được.
- Nghe, lĩnh hội.
- H/s lấy ví dụ, nhận xét bổ xung ý kiến.
1. Các dạng thông tin
- Dạng văn bản
- Dạng hình ảnh
- Dạng âm thanh.
Hoạt động 2: Cách biểu diễn thông tin
Tìm hiểu cách biểu diễn TT
- Mỗi dân tộc có hệ thống các chữ cái của riêng mình để biểu diễn TT dưới dạng văn bản. Hay các nốt nhạc dùng để biểu diễn một bản nhạc cụ thể ...
- Lấy ví dụ, yêu cầu h/s lấy một số ví dụ.
- Nhận xét, kết luận.
- Nghe, lĩnh hội.
- Lấy VD, nhận xét, bổ xung ý kiến.
2. Biểu diễn thông tin
- Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó như thể hiện bằng văn bản, hình ảnh, âm thanh ...
- Biểu diễn TT có vai trò quan trọng trong việc truyền và tiếp nhận TT.
Hoạt động 3: Biểu diễn thông tin trong máy tính
Tìm hiểu cách biểu diễn TT trong máy tính.
- Giảng giải máy tính biểu diễn TT như thế nào.
- Ví dụ: Ta muốn thực hiện một phép tính đơn giản
 12 * 8 để có kết quả = 96
thì máy tính phải biểu diễn TT này dưới dạng dãy bít chỉ bao gồm 2 số 0 và 1 sau đó máy tính sẽ biến đổi TT lưu trữ dưới dạng dãy bít thành dạng văn bản quen thuộc với chúng ta ( hình ảnh, âm thanh, văn bản)
- Nghe, lĩnh hội.
3. Biểu diễn thông tin trong máy tính
- Máy tính biểu diễn thông tin dưới dạng dãy bít gồm 2 kí hiệu 0 và 1 tương ứng với 2 trạng thái có hay không.
- TT lưu giữ trong bộ nhớ của máy tính gọi là dữ liệu
* Quá trình xử lý thông tin của máy tính:
 + Biến đổi TT đưa vào máy tính thành dãy bít.
+ Biến đổi TT lưu trữ dưới dạng dãy bít thành các dạng quen thuộc như : Văn bản, âm thanh, hình ảnh.
Hoạt động 4: Kết luận
Tổng kết bài học. 
Gọi h/s đọc ghi nhớ SGK
- Đọc ghi nhớ SGK
4. Kết luận
Ghi nhớ SGK
3. Củng cố :
	GV đặt câu hỏi củng cố gọi học sinh trả lời:
- Ta có thể biểu diễn TT bằng những cách nào ?
- Theo em, tại sao TT trong máy tính được biểu diễn thành dãy bít
( Vì chỉ biểu diễn thành dãy bít thì máy tính mới có thể hiểu và xử lí được TT ).
4. Dặn dò:
	- Về học thuộc bài trả lời câu hỏi trong SGK.
	- Đọc trước bài 3 trong SGK.
=================================================
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
6C
6D
Tiết 3 + 4:	
 Bài 3: Em có thể làm được những gì 
 nhờ máy tính
a. mục tiêu
	- Biết được khả năng ưu việt của máy tính cũng như các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội. 
- Biết được máy tính chỉ là công cụ thực hiện những gì con người chỉ dẫn.
b. chuẩn bị:
	- Giáo viên: Máy tính, SGK, các ví dụ.
	- Học sinh: Học bài cũ, SGK, đồ dùng học tập, đọc trước bài SGK.
c. hoạt động trên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
	- Nêu ví dụ minh họa việc có thể biểu diễn TT bằng nhiều cách đa dạng khác nhau.
	- ở máy tính TT được biểu diễn như thế nào ? Trình bày quá trình sử lý TT ở máy tính.
	2. Bài mới:
hoạt động của giáo viên
h đ của học sinh
nội dung
Hoạt động 1: Một số khả năng của máy tính
Theo em máy tính có những khả năng nào? G/v đưa ra các khả năng của máy tính.
G/v sử dụng chương trình Excel để minh hoạ các khả năng của máy tính
H/s trả lời
- H/s quan sát.
1. Một số khả năng của máy tính
- Khả năng tính toán nhanh.
- Tính toán với độ chính xác cao.
 - Khả năng lưu trữ lớn 
- Khả năng làm việc không mệt mỏi.
Hoạt động 2: Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì
- Yêu cầu h/s đọc mục 2 SGK (T11).
? Với những khả năng đó theo em máy tính có thể làm được gì? Vì sao?
- Chia lớp thành 6 nhóm mỗi nhóm sưu tầm các ứng dụng trong một hoặc vài lĩnh vực cụ thể ( có thể ở trong trường hoặc ở địa phương mình, ngoài xã hội ..)
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Giáo viên nhận xét, bổ xung.
- Đọc SGK.
- H/s trả lời, nhận xét, bổ xung ý kiến.
2. Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì ? 
- Thực hiện các tính toán.
- Tự động hoá các công việc văn phòng.
- Hỗ trợ công tác quản lý.
- Công cụ học tập và giải trí.
- Điều khiển tự động và rôbot
- Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến. 
Hoạt động 3: Máy tính và điều chưa thể
GV: MT không làm được gì? Vì sao?
Cho hs làm việc theo nhóm.
Gọi một nhóm trả lời, nhờ nhóm khác nhận xét.
GV: MT là sản phẩm trí tuệ của con người và chưa thể thay thế con người suy nghĩ nếu không có kinh nghiệm tích luỹ.
- Lấy ví dụ: Như phân biệt mùi vị, cảm giác ...
- Y/c học sinh lấy ví dụ.
- Nhận xét, kết luận
- H/s trả lời, nhận xét, bổ xung ý kiến.
- Nghe, lĩnh hội.
- H/s lấy ví dụ, nhận xét, bổ xung ý kiến.
3. Máy tính và điều chưa thể
- Máy tính chỉ có thể làm được những gì mà con người chỉ dẫn thông qua các câu lệnh.
- Máy tính chưa có năng lực tư duy, có nhiều việc máy tính không làm được do vậy máy tính không thể thay thế hoàn toàn con người được.
Hoạt động 4: Kết luận
Tổng kết bài học. 
Gọi h/s đọc ghi nhớ SGK
- Đọc ghi nhớ SGK
4. Kết luận
Ghi nhớ SGK
3. Củng cố :
	GV đặt câu hỏi củng cố gọi học sinh trả lời:
- Máy tính có những khả năng gì ? 
- Máy tính có những ứng dụng gì ?
4. Dặn dò:
	- Về học thuộc bài trả lời câu hỏi trong SGK.
	- Đọc bài đọc thêm 2, đọc trước bài 4 trong SGK.
====================================================
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
6C
6D
Tiết 5 + 6:	
 Bài 4: máy tính và phần mềm máy tính
a. mục tiêu
- Biết sơ lược cấu trúc chung của máy tính điện tử và một vài thành phần quan trọng nhất của máy tính cá nhân.
- Biết khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính
- Biết được máy tính hoạt động theo chương trình.
- Rèn luyện ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
b. chuẩn bị:
- Giáo viên: Máy tính, 01 thanh Ram, 01 đĩa cứng, 01 đĩa mềm, USB, đĩa CD/DVD.
	- Học sinh: Học bài cũ, SGK, đồ dùng học tập, đọc trước bài SGK.
c. hoạt động trên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
	- Những khả năng to lớn nào đã làm cho máy tính trở thành một công cụ xử lý thông tin hữu hiệu.
	- Lấy ví dụ về những gì có thể thực hiện với sự trợ giúp của máy tính điện tử.
	2. Bài mới:
hoạt động của giáo viên
h đ của học sinh
nội dung
Hoạt động 1: Mô hình quá trình 3 bước
GV đặt vấn đề: Hàng ngày chúng ta làm các công việc quen thuộc như nấu cơm, giặt quần áo, rửa bát . Và ta có thể tách các công việc đó thành ba bước.
Ví dụ 1: Giặt quần áo
- Đầu vào: Quần áo bẩn, xà phòng, nước.
- Xử lí: Vò quần áo bẩn với xà phòng, giũ bằng nước nhiều lần.
- Đầu ra: Quần áo sạch.
Yêu cầu h/s lấy ví dụ.
- Nhận xét.
GV gọi hs trình bày lại mô hình hoạt động tt của con người. 
Kết luận về mô hình xử lí tt cũng mô hình ba bước.
- Nghe, lĩnh hội.
- H/s lấy ví dụ, h/s nhận xét, bổ xung ý kiến.
- HS trả lời
1. Mô hình quá trình ba  ... ệp tin
- Thực hiện được các thao tác sao chép và di chuyển tệp tin.
b. phương pháp, phương tiện:
	- Phòng máy đủ cho học sinh thực hành.
- Chia nhóm học sinh để thực hành, thảo luận 
- Xem lại phần lý thuyết để nắm rõ các phần có liên quan đến bài thực hành (tệp tin).
- Các thao tác: Tạo, xoá, sao chép, đổi tên, di chuyển tệp tin.
c. hoạt động trên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp tròn giờ thực hành
2. Bài mới:
hoạt động của giáo viên
h đ của h/S
nội dung
Hoạt động 1: Khởi động My Computer
? Em hãy trình bày các cách để khởi động My Computer.
? Em hãy quan sát màn hình My Computer trên bảng và cho biết đâu là các tệp tin.
GV: hướng dẫn h/s mở một thư mục có chứa một số tệp tin 
Gv thực hiện mẫu
Y/c hs mở một số tệp tin.
Độc lập suy nghĩ trả lời.
Hs quan sát trả lời.
H/s quan sát gv làm mẫu
- Hs thực hành
1. Khởi động My Computer
Hoạt động 2: Các thao tác với tệp tin
? Em hãy kể các thao tác với thư mục.
G/v: Với tệp tin chúng ta cũng thực hiện các thao tác đó tương tự như thư mục.
Gv: Giới thiệu các thao tác với tệp tin.
G/v làm mẫu các thao tác cho h/s quan sát
Yêu cầu hs thực hành.
* Lưu ý: Em chỉ có thể đổi tên, xoá, tệp tin mà em đã tạo ra, tuyệt đối không xoá tệp tin không phải của mình tạo ra.
Gv thực hiện mẫu thao tác kéo thả tệp tin.
Gv: Em hãy thực hiện kéo thẻ tệp tin em vừa tạo vào thư mục Khối 7.
- Độc lập suy nghĩ trả lời.
- H/s quan sát
- H/s thực hành.
Quan sát
Hs thực hành.
2. Các thao tác với tệp tin:
- Đổi tên tệp tin: Nháy chuột phải vào tệp tin cần đổi chọn Rename và đặt lại tên mới.
- Xoá một tệp tin: Nháy chuột phải vào tệp tin cần xoá và chọn Delete.
- Sao chép tệp tin vào thư mục khác: 
+ Chọn tệp tin cần sao chép
+ Trong bảng chọn Edit/Copy
+ Chuyển đến thư mục sẽ chứa tệp mới.
+ Trong bảng Edit/Paste.
- Di chuyển tệp tin sang thư mục khác:
+ Chọn tệp tin cần di chuyển.
+ Trong bảng chọn Edit/Cut
+ Chuyển đến thư mục mới sẽ chứa tệp 
+ Trong bảng Edit/Paste.
- Xem nội dung tệp: Nháy đúp chuột vào tệp tin hay biểu tượng của tệp tin.
* Thao tác kéo thả nhanh trong cử sổ My Computer:
- Nháy chuột trái vào tệp tin cần sao chép, di chuyển và kéo thả tệp tin đó sang vị trí đích ngay bên trong cửa sổ màn hình hoặc từ cửa sổ này sang cửa sổ kia.
Hoạt động 3: Bài tập
G/v yêu cầu thực hiện một số thao tác cơ bản qua bài tập.
Gv quan sát hs làm bài tập. Hướng dẫn một số hs còn chậm, còn vướng mắc ở một số thao tác.
- H/s thực hành
3. Bài tập:
a. Tạo 2 thư mục với tên là Lop 6 và Bai tap trong thư mục My Documents.
b. Mở một thư mục khác có chứa một số tệp tin. Sao chép tệp tin đó vào thư mục Lop 6.
c. Di chuyển tệp tin từ thư mục Lop 6 sang thư mục Bai tap.
d. Đổi tên tệp tin vừa được di chuyển vào thư mục Bai tap sau đó xoá tệp tin đó.
e. Xoá 2 thư mục vừa tạo.
3. Củng cố :
- Giáo viên nhận xét đánh giá giờ thực hành (trật tự kỷ luật, kỹ năng thực hành, kết quả đạt được.)
4. Dặn dò: 
	- Về ôn tập để giờ sau kiểm tra 1 tiết thực hành.
Lớp
Tiết theo TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
6C
6D
Tiết 32+33:
Kiểm tra 1 tiết Thực hành
a. mục tiêu:
- Đánh giá quá trình học tập của học sinh, khả năng tiếp thu và kỹ năng thực hành các thao tác với tệp và thư mục đã học trong chương III.
- Phân loại học sinh để có biện pháp bồi dưỡng thêm đối với những em yếu kém, kỹ năng chậm..
b. phương pháp, phương tiện:
	- Phòng máy đủ cho học sinh thực hành.
- Đề kiểm tra phát cho học sinh.
c. Đề bài:
1. Tạo cây thư mục (bao gồm cả thư mục và tệp tin)
My Ducuments\ THEGIOI
	CHAU AU
	ANH
	PHAP
	CHAU A
	THAI LAN
	VIET NAM
	HA GIANG
	Vi Xuyên. Doc
	Bac Quang. XLS
	Dong Văn. Doc
	HA NOI
	Dong Da. Doc
2. Sao chép tệp Vi Xuyên. Doc sang thư mục ANH	
3. Đổi tên tệp mới sao chép thành tên Bắc Mê.Doc.
4. Sao chép tệp Dong Da.Doc sang thư mục Hà Giang.
5. Sao chép thư mục HA GIANG sang thư mục PHAP.
6. Tạo thêm 2 tệp tin Hoàn kiếm.Doc; Thanh Xuân.Doc trong thư mục Ha Noi
Thang điểm:	
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Điểm
4
1
1
1
1
2
Lớp
Tiết theo TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
6C
6D
Tiết 34 + Tuần 18
ôn tập
a. mục đích, yêu cầu
- Học sinh được hệ thống, củng cố các kiến thức đã học từ đầu năm học.
b. chuẩn bị:
	- Phòng máy có trang bị máy tính cho giáo viên, bài tập.
c. hoạt động trên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học
2. Bài mới
hoạt động của giáo viên
h đ của học sinh
nội dung
Hoạt động 1: Thông tin
- GV: Nêu các câu hỏi:
1. Thông tin là gì?
2. Hoạt động thông tin của con người bao gồm những khâu nào? Khâu nào là quan trọng nhất?
3. Thông tin được biểu diễn như thế nào?
4. Máy tính có khả năng gì trong cuộc sống hàng ngày?
5. Nhờ máy tính em có thể làm những việc gì?
6. Theo em máy tính có gì chưa làm được.
7. Trình bày cấu trúc chung của MTĐT.
8. Kể tên một bài thiết bị của máy tính.
- H/s lần lượt trả lời các câu hỏi.
Độc lập suy nghĩ, trả lời
Độc lập suy nghĩ, trả lời
I. Ôn tập chương I:
1. Thông tin.
2. Hoạt động thông tin.
TT vào à Xử lí à TT ra
3. Biểu diễn thông tin trong máy tính.
Là cách thể hiện tt dưới dạng cụ thể nào đó (văn bản, hình ảnh, âm thanh)
4. Em có thể làm những gì nhờ máy tính?
5. Máy tính và phần mềm máy tính.
Hoạt động 2: Phần mềm học tập
GV: Kể tên các phần mềm mà em đã học?
H/s trả lời
II. Chương II: Phần mềm học tập
Hoạt động 3: Hệ điều hành
Gv: Nêu các câu hỏi:
1. Em hãy thử hình dung nếu máy tính không có HĐH thì điều gì sẽ xảy ra?
2. Hệ điều hành là phần mềm hay phần cứng.
3. Hãy nêu sự khác nhau chính giữa HĐH với một phần mềm ứng dụng.
4. HĐH có những nhiệm vụ gì đối với MT.
5. Phần mềm nào được cài đặt đầu tiên trong máy tính.
6. Em hãy liệt kê các tài nguyên của máy tính theo hiểu biết của mình.
7. Tệp là gì? Các thao tác xử lý tệp.
8. Thư mục là gì? Các thao tác xử lý thư mục
9. Đường dẫn là gì?
10. Có cách nào để biết rằng hiện tại em đang mở bao nhiêu cửa sổ trong Windows? Hãy nêu chi tiết cách nhận biết.
11. Trong một đĩa cứng có thể tồn tại hai tệp hoặc hai thư mục có tên giống nhau được hay không? 
12. Các thao tác chính với tệp và thư mục
Độc lập suy nghĩ trả lời
- H/s lần lượt trả lời các câu hỏi.
Độc lập suy nghĩ trả lời
III. Chương III: Hệ điểu hành
1. Hệ điều hành.
2. Nhiệm vụ của HĐH.
3. Tổ chức thông tin trong máy tính.
4. Tệp
5. Thư mục
6. Đường dẫn
Hoạt động 4: Bài tập
Gv treo bảng phụ các bài tập:
1. Trong các câu sau những câu nào đúng?
A. Thư mục có thể chứa tệp tin
B. Tệp tin có thể chứa các tệp tin khác.
C. Thư mục có thể chứa các thư mục con.
D. Tệp tin luôn chứa các thư mục con.
2. Một thư mục có thể chứa bao nhiêu tệp tin?
A: 1; B: 10; C: Không hạn chế số lượng, chỉ phụ thuộc vào dung lượng lưu trữ.
3. Nút Start nằm ở đâu trên màn hình nền:
A. Nằm trên thanh công việc.
B. Nằm tại một góc của màn hình.
C. Nằm trong cửa sổ My Computer
Gv cho hs thực hành làm bài tập 3 SGK (47, bài 3.49 SBT (37)
Trả lời một số câu hỏi sau các bài học trong SBT.
Qs bảng phụ, độc lập suy nghĩ trả lời
Qs bảng phụ, độc lập suy nghĩ trả lời
Qs bảng phụ, độc lập suy nghĩ trả lời
Hs thực hành
Bài tập 1:
ý A và C
Bài tập 2:
ý C
Bài tập 3:
ý A
Thực hành
3. Củng cố - Dặn dò: 
	- Về ôn tập để giờ sau kiểm tra.
=========================================================
Lớp
Tiết theo TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
6C
6D
Tiết 35
Kiểm tra học kỳ I
( Bài thi lý thuyết )
1. Mục đích yêu cầu của đề
- Kiểm tra kết quả tiếp thu của học sinh sau khi học hết chương I, III.
2. đề bài:
A. Trắc nghiệm (6đ)
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (4điểm):
1. Tập truyện tranh “Đô-rê-mon” cho em thông tin dưới dạng:
	a. Hình ảnh	b. Âm thanh
	c. Hình ảnh và văn bản	d. Văn bản.
2. Những thiết bị sau thiết bị nào là thiết bị xuất dữ liệu (Output):
a. Bàn phím.	b. Loa	c. Chuột	d. Tất cả đúng.
3. Trong số các đơn vị đo dung lượng nhớ, đơn vị lớn nhất là:
a. Gigabyte	b. Kilobyte 	c. Megabyte	d. Byte
4. Đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin là:
	a. Tệp tin	b. Biểu tượng	c. Phần mềm	d. Thư mục
5. Thư mục là nơi chứa:
	a. Các tệp tin	c. Chỉ có các thư mục con
	b. Các thư mục con và tệp tin.	d. Tất cả sai.
6. Chương trình soạn thảo văn bản (Word) là loại phần mềm nào dưới đây:
	a. Phần mềm tiện ích	b. Hệ điều hành.
	c. Phần mềm hệ thống	d. Phần mềm ứng dụng	
7. Bộ phận nào dưới đây được gọi là “Bộ não” của máy tính:
a. Bộ nhớ trong	b. Bộ xử lí trung tâm (CPU)
	c. Bộ nhớ chỉ đọc (ROM)	d. Bộ nhớ ngoài.
8. Khi nhấn tổ hợp phím Shift và phím số 9 cho hiện kí tự gì?
a. Kí tự dấu &	b. Kí tự dấu ?
c. Kí tự dấu (	d. Kí tự dấu #	
Câu 2: (2đ) Điền các cụm từ thích hợp sau đây: chuột, hệ điều hành, phần cứng, bàn phím, chương trình vào khoảng trống () trong các câu dưới đây để được câu đúng 
	a. Các thiết bị nhập thông tin cho máy tính điện tử được hệ điều hành điều khiển là . và .
	b. Nhiệm vụ chính của hệ điều hành là điều khiển . và tổ chức thực hiện các . máy tính.
B. Tự luận (4đ)
Câu 1: (2điểm) Cho cây thư mục sau:
	D:\ 
SGK
	Khối 6	
Ngữ văn. doc
	Vật lý. doc
	Khối 7	
Toán. doc
	Sinh. doc
	SGV
1. Thư mục mẹ của thư mục Khối 6 là gì? 
2. Thư mục Khối 6 chứa những thư mục con nào?
.................................................................................................................................
3. Chỉ rõ đường dẫn đến tệp tin Vật lý.doc
.
4. Thư mục mẹ của thư mục SGK là: ..
Câu 2: (2đ) Hãy nêu những thao tác chính với tệp và thư mục. Vì sao chúng ta cần các thao tác này? 
=========================================================
Đáp án:
A. Trắc nghiệm
Câu 1: (4 điểm, mỗi ý đúng 0,5 điểm)
Câu 1
1
2
3
4
5
6
7
8
ý
c
b
a
a
b
d
b
c
Câu 2: Mỗi từ điện đúng được 0,5đ
	a. chuột và bàn phím
	b. phần cứng, chương trình
B. Tự luận:
Câu 1: (2 điểm, mỗi ý đúng 0,5 điểm)
	1. SGK
	2. Không chứa thư mục con nào chỉ chứa 2 tệp tin là Ngữ văn. Doc; Vật lý. Doc
	3. D:\ SGK\Khối 6\ Vật lý.Doc
	4. Là ổ đĩa D.
Câu 2: (2 điểm)
	- Xem thông tin về các tệp và thư mục
	- Tạo mới.
	- Xoá.
	- Đổi tên.
	- Sao chép
	- Di chuyển.
=========================================================
Lớp
Tiết theo TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
6C
6D
Tiết: 36
Kiểm tra học kỳ I
( Bài thi thực hành )
Chọn một trong 2 đề sau:
Đề I: Luyện gõ mười ngón bằng phần mềm Mario
Đề II: Thực hiện các yêu cầu sau.
1. Tạo cây thư mục:
My Ducuments:\HaGiang
	Vi Xuyen
	TTViXuyen
	Thi.XLS
	Hocsinh.doc
	BacQuang
	DongVăn
	Phobang.doc
2. Sao chép tep Hocsinh.dọc sang thư mục DongVan.
3. Đổi tên Hocsinh.doc của thư mục DongVăn thành Lan.doc
4. Xoá tệp Hocsinh.doc
5. Xoá thư mục BacQuang.
=========================================================

Tài liệu đính kèm:

  • doctin 6 3 cot HKI.doc