Giáo án Tin học 6 tiết 39 đến 49

Giáo án Tin học 6 tiết 39 đến 49

Bài 13 : LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Kiến thức

- Nắm được ứng dụng của chương trình soạn thảo văn bản.

- Nắm được các thành phần chính trên cửa sổ của MS Word.

2. Kỹ năng

- Nhận diện được biểu tượng của Microsoft Word và nắm được thao tác thực hiện để khởi động phần mềm.

- Biết cách khởi động phần mềm MS Word.

3. Thái độ

- Có thái độ nghiêm túc khi tìm hiểu bài

 

doc 24 trang Người đăng vultt Lượt xem 1848Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 6 tiết 39 đến 49", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 39 
Bài 13 : LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức
- Nắm được ứng dụng của chương trình soạn thảo văn bản.
- Nắm được các thành phần chính trên cửa sổ của MS Word.
2. Kỹ năng
- Nhận diện được biểu tượng của Microsoft Word và nắm được thao tác thực hiện để khởi động phần mềm.
- Biết cách khởi động phần mềm MS Word.
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc khi tìm hiểu bài
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Giáo án, phòng máy và các văn bản cần thiết
Học sinh: Tìm hiểu bài trước.
III. TIẾN TRÌNH
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
Bài cũ : 
Bài mới:
Hoạt động 1: Văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
ĐVĐ: Giáo viên nêu tầm quan trọng của văn bản; các hình thức tạo ra văn bản; lịch sử phát triển của các hình thức tạo ra và lưu trữ văn bản à Sự cần thiết phải có một phần mềm soạn thảo văn bản trên máy tính.
* HS đọc bài
? Hãy nêu một số loại văn bản mà em biết
TL: Trang sách; vở học của em; báo;
? Khi chưa có máy tính người ta tạo ra văn bản và lưu trữ chúng ntn
TL: Bằng cách chép văn bản vào các loại gỗ cây (tre, trúc,..) hoặc giấy rồi cất giữ.
? Viết và lưu văn bản trên giấy có nhược điểm gì
TL: Có thể sẽ bị nhòe; có thể bị cháy, rách,
* GV đặt vấn đề vào bài học
? Em biết gì về phần mềm soạn thảo văn bản MS Word
TL: Là phần mềm do hãng Microsoft phát hành, hiện đang được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. 
1) Văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản
Văn bản: Trang sách; vở; bài báo
Ngoài việc tạo ra văn bản bằng cách viết, chúng ta có thể tạo ra văn bản bằng máy tính nhờ có phần mềm soạn thảo văn bản. MS Word là phần mềm soạn thảo văn bản phổ biến nhất hiện nay. 
Hoạt động 2: Khởi động Word
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
? Trình bày các cách khởi động một phần mềm trong HĐH Windows
TL: Nháy đúp chuột lên biểu tượng của phần mềm hoặc vào Start à Program, tìm đến tên chương trình và nháy chuột.
? Trình bày cách khởi động phần mềm Word.
TL: sgk
2) Khởi động Word
C1: Nháy đúp chuột lên biểu tượng của Word trên màn hình nền.
C2: Start à Program à Microsoft Word.
 Một văn bản trống được mở ra với tên tạm thời là Document1.
Hoạt động 3: Có gì trên cửa sổ của Word?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* HS đọc nội dung và quan sát hình (sgk)
? Nêu các thành phần chính trên cửa sổ của Word
TL: Thanh bảng chọn; Thanh công cụ; Con trỏ soạn thảo; Vùng soạn thảo; thanh cuốn dọc; thanh cuốn ngang.
3) Có gì trên cửa sổ của Word?
a) Bảng chọn
 Các lệnh được sắp xếp theo nhóm trong các bảng chọn đặt trên thanh bảng chọn.
Thanh cuốn dọc
Thanh cuốn ngang
Vùng soạn thảo
Con trỏ soạn thảo
Nút lệnh
Các bảng chọn
* HS quan sát kĩ các thành phần trên màn hình của Word
b) Nút lệnh
 Các nút lệnh thường dùng nhất được đặt trên thanh công cụ, mỗi nút lệnh đều có tên để phân biệt.
IV. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ
- Giáo viên nhắc lại kiến thức trọng tâm.
- Dặn dò học sinh ôn lại bài và chuẩn bị nội dung tiếp theo
 Tiết 40 
Bài 13 : LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN (TT)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức
- Nắm được ứng dụng của chương trình soạn thảo văn bản.
- Nắm được các thành phần chính trên cửa sổ của MS Word.
- Biết các thao tác mở và lưu văn bản.
2. Kỹ năng
- Biết cách khởi động phần mềm MS Word.
- Sử dụng được các nút lệnh để mở; lưu văn bản và thoát khỏi phần mềm.
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc khi tìm hiểu bài
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Giáo án, phòng máy và các văn bản cần thiết
Học sinh: Tìm hiểu bài trước.
III. TIẾN TRÌNH
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
Bài cũ : ? Nêu các thành phần chính trên cửa sổ làm việc của Word
TL: Thanh bảng chọn; Thanh công cụ; con trỏ soạn thảo; vùng soạn thảo; thanh cuốn ngang; thanh cuốn dọc.
Bài mới:
Hoạt động 1: Mở văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
ĐVĐ: Khi tạo ra văn bản người ta cần phải lưu trữ văn bản để có thể dùng về sau; muốn xem nội dung của văn bản chúng ta phải tìm nơi lưu trữ và mở văn bản đó rầ vào nội dung tiết học.
* HS đọc bài
? Hãy nêu thao tác mở một tệp văn bản đã có
TL: Nháy nút lệnh Open trên thanh công cụà Nháy chọn tên tệp trong hộp thoại Open à Nháy nút Open để mở. 
1) Mở văn bản
1. Nháy nút lệnh Open trên thanh công cụ để mở hộp thoại Open
2. Chọn tên tệp trong hộp thoại Open.
3. Nháy nút Open để mở
(xem hình sau)
Hoạt động 2: Lưu văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* HS đọc bài
? Vì sao cần phải lưu văn bản
TL: Để có thể dùng lại về sau (đọc, sửa, in,...)
? Hãy nêu thao tác lưu một tệp văn bản
TL: Nháy nút lệnh Save trên thanh công cụà Gõ tên tệp vào ô File name à Nháy nút Save.
2) Lưu văn bản
1. Nháy nút lệnh Save trên thanh công cụ.
2. Gõ tên tệp trong ô File name.
3. Nháy nút Save để lưu.
Hoạt động 3: Kết thúc
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
*HS đọc bài
? Thao tác để đóng (kết thúc) văn bản là gì
TL: Nháy nút Close Window để đóng cửa sổ soạn thảo; nút Close để thoát khỏi chương trình.
3) Kết thúc
Nháy nút này để thoát khỏi phần mềm.
Nháy nút này để đóng văn bản
IV. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ
- Giáo viên nhắc lại kiến thức trọng tâm.
- Hs đọc bài đọc thêm.
- Dặn dò học sinh ôn lại bài và chuẩn bị Bài 14
 Tiết 41 
Bài 14 : SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức
- Hiểu được các thành phần của văn bản: kí tự, từ, dòng, đoạn, trang
- Nắm được các thao tác với con trỏ soạn thảo và biết phân biệt con trỏ soạn thảo với con trỏ chuột.
2. Kỹ năng
- Biết cách thực hiện các thao tác với con trỏ soạn thảo.
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc khi tìm hiểu bài, có sự tìm tòi và phát hiện mới
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Giáo án, phòng máy và các văn bản cần thiết
Học sinh: Tìm hiểu bài trước.
III. TIẾN TRÌNH
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
Bài cũ : ? Nêu các thành phần chính trên cửa sổ làm việc của Word
TL: Thanh bảng chọn; Thanh công cụ; con trỏ soạn thảo; vùng soạn thảo; thanh cuốn ngang; thanh cuốn dọc.
Bài mới:
Hoạt động 1: Các thành phần của văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
ĐVĐ: Trong Tiếng Việt em đã biết các thành phần cơ bản của văn bản gồm những gì? 
TL: Từ, câu, đoạn văn 
à vào nội dung tiết học.
* HS đọc bài
? Nêu các khái niệm về Kí tự, Dòng, Đoạn, Trang
TL: Kí tự là 1 chữ cái, chữ số hoặc kí hiệu. Dòng là tập hợp các kí tự nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang lề phải. Đoạn gồm nhiều câu liên tiếp có liên quan đến nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa nào đó. Trang là phần văn bản trên một trang in.
*HS quan sát kĩ hình minh họa (sgk_tr71) để nhận biết các thành phần.
1) Các thành phần của văn bản
1. Kí tự là 1 chữ cái, chữ số hoặc kí hiệu
2. Dòng là tập hợp các kí tự nằm trên cùng một đường ngang từ lề trái sang lề phải.
3. Đoạn gồm nhiều câu liên tiếp có liên quan đến nhau và hoàn chỉnh về ngữ nghĩa nào đo
4. Trang là phần văn bản trên một trang in.
Hoạt động 2: Con trỏ soạn thảo 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* HS đọc bài
? Con trỏ soạn thảo có hình dạng ntn
TL: Là một vạch đứng nhấp nháy.
? Khi gõ văn bản con trỏ soạn thảo di chuyển như thế nào
TL: Từ trái sang phải, chuyển xuống dòng khi đến lề bên phải.
? Có thể di chuyển con trỏ soạn thảo bằng cách nào
TL: Bằng các phím Home, End, phím mũi tên,
2) Con trỏ soạn thảo
 Là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình cho biết vị trí xuất hiện của kí tự được gõ vào. Khi gõ văn bản con trỏ soạn thảo tự động di chuyển từ trái sang phải, xuống dòng khi đến vị trí cuối dòng.
 Di chuyển con trỏ soạn thảo bằng các phím Home, End và các phím mũi tên, hoặc nháy chuột tại vị trí cần đặt con trỏ soạn thảo.
IV. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ
- Giáo viên nhắc lại kiến thức trọng tâm.
- Dặn dò học sinh ôn lại bài và chuẩn bị nội dung còn lại
 Tiết 42
Bài 14 : SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN (TT)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức
- Hiểu được quy tắc gõ văn bản trong Word.
- Nắm được hai cách gõ chữ Việt trong Word.
2. Kỹ năng
- Biết cách di chuyển con trỏ soạn thảo và có thể tạo ra được một văn bản tiếng Việt đơn giản.
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc khi tìm hiểu bài, có sự tìm tòi và phát hiện mới
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Giáo án, phòng máy và các văn bản cần thiết
Học sinh: Tìm hiểu bài trước.
III. TIẾN TRÌNH
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
Bài cũ : ? Có những cách nào để di chuyển con trỏ soạn thảo
TL: Dùng bàn phím (các phím Home, End, các phím mũi tên,); dùng chuột (nháy chuột tại vị trí muốn đưa con trỏ soạn thảo tới.
Bài mới:
Hoạt động 1: Quy tắc gõ văn bản trong Word
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
ĐVĐ: Khi tạo ra văn bản chúng ta cần tuân thủ một số quy tắc (quy tắc đặt dấu câu, cách sử dụng các dấu ngoặc, khoảng cách giữa các từ,) 
à vào nội dung tiết học.
* HS đọc bài 
? Các dấu ngắt câu phải đặt thế nào cho hợp lí
TL: đặt sát vào từ đứng trước nó, tiếp theo là một dấu cách nếu sau đó vẫn còn nội dung.
(Thảo luận) ? Theo em tại sao không nên để dấu cách trước các dấu chấm câu
TL: Nếu đặt dấu cách trước dấu chấm câu khi hết một dòng thì dấu chấm câu sẽ bị chuyển xuống dòng dưới à dòng dưới sẽ bắt đầu bởi một dấu chấm câu sẽ rất vô lí.
? Các dấu mở/ đóng ngoặc (nháy) phải đặt như thế nào
TL: Dấu mở ngoặc, mở nháy đặt sát vào kí tự đầu tiên của từ tiếp theo. Các dấu đóng ngoặc, đóng nháy phải đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước đo ... i vị trí khác), còn khi di chuyển văn bản thì không có thêm văn bản nào khác mà chỉ là văn bản đó nhưng được đưa đến một vị trí khác.
4- Di chuyển
- Di chuyển một phần văn bản từ vị trí này sang vị trí khác bằng cách: Sao chép rồi xóa phần văn bản ở vị trí gốc.
1. Chọn phần văn bản cần di chuyển và nháy nút Cut trên thanh công cụ để xóa văn bản tại vị trí cũ 
2- Đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí mới và nháy nút Paste.
Hoạt động 3: Bài tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
1. Hãy nêu tác dụng của các lệnh Copy, Cut, Paste?
*HS thảo luận àtrình bày
*GV nhận xét và tổng kết
2. Câu hỏi 4 (sgk/tr81)
*HS thảo luận àtrình bày
*GV nhận xét và tổng kết
1. Tác dụng của các lệnh Copy, Cut, Paste:
+Copy: Lưu đối tượng vào bộ nhớ của máy tính để chuẩn bị sao chép.
+Cut: Xóa đối tượng tại vị trí cũ, lưu vào bộ nhớ của máy tính để chuẩn bị di chuyển.
+Paste: Lấy đối tượng được lưu trong bộ nhớ của máy tính và dán vào vị trí được chọn.
2. Ý nghĩa của các nút lệnh:
 (New): Mở văn bản mới
 (Open): Mở văn bản đã có
 (Save): Lưu văn bản
 (Print): In văn bản
 (Cut): Xóa văn bản và lưu vào bộ nhớ
 (Copy): lưu văn bản vào bộ nhớ
 (Paste): Lấy văn bản từ bộ nhớ và dán tại vị trí được chọn. 
 (Undo): Khôi phục trạng thái trước
 (Redo): Về trạng thái sau
IV. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ:
? Trình bày thao tác sao chép/ di chuyển văn bản
- GV nhắc lại kiến thức trọng tâm của tiết học
- Dặn dò học sinh ôn lại các nội dung đã học và chuẩn bị Bài thực hành 6
TIẾT 47	BÀI THỰC HÀNH 6: EM TẬP CHỈNH SỬA VĂN BẢN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức 
- Nắm được các thao tác mở các văn bản mới hoặc văn bản đã lưu, nhập nội dung văn bản tiếng Việt.
- Nắm được cách thực hiện các thao tác sao chép, di chuyển văn bản
2. Kỹ năng
- Luyện kỹ năng gõ văn bản tiếng Việt
- Thực hiện các thao tác cơ bản để chỉnh sửa nội dung văn bản, thay đổi trật tự nội dung văn bản bằng các chức năng sao chép, di chuyển.
3. Thái độ
- Có thái độ làm việc nghiêm túc để đạt hiệu quả cao.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Giáo án, máy tính và một số văn bản.
Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
III. TIẾN TRÌNH
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
Bài cũ :
Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động Word và tạo văn bản mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
*Hs đọc nội dung công việc cần thực hiện
* GV nêu yêu cầu (sgk) và hướng dẫn. Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm.
- HS thực hiện theo yêu cầu
- Khởi động Word.
* Nhập văn bản sau và sửa các lỗi sai (nếu có):
Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những đảo xa lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió mà sóng vẫn vỗ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lấm tấm như bột phấn trên da quả nhót.
Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển trong veo màu mảnh trai. Đảo xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào.
Hoạt động 2: Phân biệt chế độ gõ chèn và chế độ gõ đè
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
*HS đọc nội dung công việc cần thực hiện
* GV hướng dẫn cách chuyển đổi giữa hai chế độ gõ chèn đè
* HS thực hiện theo yêu cầu:
 Đặt con trỏ soạn thảo vào trước đoạn văn bản thứ hai và gõ thêm 1 đoạn văn bản (gõ ở 2 chế độ chèn/ đè)
? (thảo luận) Em hãy phân biệt chế độ gõ chèn với chế độ gõ đè
TL: Ở chế độ gõ chèn khi gõ thêm văn bản mới thì kí tự mới gõ vào sẽ được chèn vào vị trí con trỏ (đẩy các kí tự nằm sau con trỏ soạn thảo sang phải 1 vị trí). Ở chế độ gõ đè khi gõ thêm văn bản mới thì kí tự mới gõ vào sẽ đè lên kí tự nằm sau con trỏ soạn thảo.
- Nháy đúp chuột lên nút Overtype (nút OVR ở thanh trạng thái) hoặc nhấn phím Insert để chuyển đổi giữa 2 chế độ gõ (chèn/ đè).
*Đặt con trỏ soạn thảo trước đoạn văn bản thứ 2 và gõ thêm đoạn văn bản sau:
Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên.
IV. CỦNG CỐ 
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của học sinh. Nhắc nhở các học sinh chưa nghiêm túc.
V. DẶN DÒ
- Học thuộc lòng một kiểu gõ chữ Việt và rèn luyện thường xuyên, các qui tắc gõ văn bản. Nắm được cách thực hiện các thao tác sao chép, di chuyển.
- Học sinh chuẩn bị nội dung còn lại.
TIẾT 48	BÀI THỰC HÀNH 6: EM TẬP CHỈNH SỬA VĂN BẢN (tt)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức 
- Nắm được các thao tác mở các văn bản mới hoặc văn bản đã lưu, nhập nội dung văn bản tiếng Việt.
- Nắm được cách thực hiện các thao tác sao chép, di chuyển văn bản
2. Kỹ năng
- Luyện kỹ năng gõ văn bản tiếng Việt
- Thực hiện các thao tác cơ bản để chỉnh sửa nội dung văn bản, thay đổi trật tự nội dung văn bản bằng các chức năng sao chép, di chuyển.
3. Thái độ
- Có thái độ làm việc nghiêm túc để đạt hiệu quả cao.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Giáo án, máy tính và một số văn bản.
Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
III. TIẾN TRÌNH
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
Bài cũ :
Bài mới:
Hoạt động 1: Mở văn bản đã lưu và sao chép, chỉnh sửa nội dung văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
*HS đọc nội dung công việc cần thực hiện
? Nhắc lại các bước để sao chép văn bản
TL: Chọn phần văn bản cần sao chép và nháy nút Copy à Đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí cần sao chép và nháy nút Paste 
? Nhắc lại các bước để di chuyển văn bản
TL: Chọn phần văn bản cần di chuyển và nháy nút Cut à Đưa con trỏ soạn thảo tới vị trí cần sao chép và nháy nút Paste 
* HS thực hiện theo yêu cầu
? Sắp xếp các đoạn văn đã có đúng vị trí thì em thực hiện thao tác gì
TL: Di chuyển
? Lưu văn bản với tên cũ thì em thực hiện lệnh nào
TL: Save
- Nháy nút Open để mở văn bản 
Bien dep.doc 
- Sao chép toàn bộ nội dung vừa gõ (ở mục a) vào cuối văn bản Bien dep.doc 
- Thực hiện thao tác sao chép hoặc di chuyển để sắp xếp lại các đoạn văn bản cho đúng vị trí.
- Lưu văn bản với tên cũ (Bien dep.doc)
Hoạt động 2: Thực hành gõ chữ Việt kết hợp với sao chép nội dung
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
NỘI DUNG
*Hs đọc yêu cầu mục d
? Các câu thơ nào được lặp lại trong bài
TL: Câu thơ “Trăng ơi từ đâu đến?”
? Em sẽ thực hiện thao tác gì để không phải gõ lại các câu thơ đó
TL: Sao chép
*HS thực hiện yêu cầu
1. Gõ bài thơ (thực hiện sao chép các câu thơ lặp lại)
Trăng ơi
Trăng ơi từ đầu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ trên trước nhà
Trăng ơi từ đầu đến?
Hay biển xanh diệu lì
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi
Trăng ơi từ đầu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng tròn như quả bóng
Bạn nào đá lên trời
 (Theo Trần Đăng Khoa)
2. Lưu văn bản với tên Trang oi.
IV. CỦNG CỐ 
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của học sinh. Nhắc nhở các học sinh chưa nghiêm túc.
V. DẶN DÒ
- Học thuộc cách gõ chữ Việt, các qui tắc gõ văn bản. Nắm được cách thực hiện các thao tác sao chép, di chuyển.
- Học sinh chuẩn bị Bài 16 (sgk,Tr85->87)
TIẾT 49	 BÀI 16: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Kiến thức 
- Hiểu được định dạng văn bản là gì và mục đích của định dạng văn bản
- Nắm được các tính chất định dạng kí tự.
2. Kỹ năng
- Thực hiện được các thao tác định dạng kí tự cơ bản, nhận biết được thanh công cụ định dạng.
3. Thái độ
- Có thái độ làm việc nghiêm túc để đạt hiệu quả cao.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Giáo án, máy tính và một số văn bản, hình ảnh.
Học sinh: Đọc bài và chuẩn bị bài trước.
III. TIẾN TRÌNH
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
Bài cũ : 1) Khi muốn thực hiện 1 thao tác tác động đến một đối tượng nào đó trên văn bản, trước hết cần làm gì?
TL: Chọn phần văn bản
Bài mới:
Hoạt động 1: Định dạng văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
*HS đọc nội dung
? Định dạng văn bản là gì
TL: là thay đổi kiểu dáng, vị trí của các đối tượng trên văn bản.
? Định dạng văn bản nhằm mục đích gì
TL: Để văn bản dễ đọc, trang văn bản có bố cục đẹp và người đọc dễ ghi nhớ các nội dung cần thiết.
? Có những loại định dạng nào
TL: Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn
Định dạng văn bản là thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự, các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên văn bản.
* Gồm 2 loại: Định dạng kí tự; định dạng đoạn văn bản.
Hoạt động 2: Định dạng kí tự
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
? Cho học sinh quan sát hai văn bản cùng nội dung (một văn bản đã được định dạng). Nhận xét
*HS hoạt động nhómànhận xét
*HS đọc nội dung
? Định dạng kí tự là gì
TL: là thay đổi dáng vẻ của một hay một nhóm kí tự.
? Định dạng kí tự gồm những tính chất gì
TL: Phông chữ, Cỡ chữ, Kiểu chữ và màu sắc.
? Trước khi định dạng văn bản, em phải thực hiện thao tác gì trước
TL: Chọn phần văn bản cần định dạng.
*HS quan sát và nhận dạng các nút lệnh (phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc) trên thanh công cụ định dạng.
*Định dạng kí tự là thay đổi dáng vẻ của một hay một nhóm kí tự.
*Gồm các tính chất phổ biến: Phông chữ, Cỡ chữ, Kiểu chữ và màu sắc.
a) Sử dụng các nút lệnh
- Phông chữ: Chọn phông chữ ở hộp Font 
- Cỡ chữ: Chọn cỡ chữ ở hộp Size 
- Kiểu chữ: Chọn kiểu chữ đậm (Bold); nghiêng (Italic) và gạch chân (Underline) bằng cách nháy các nút: ; ; tương ứng
- Màu chữ: Chọn màu chữ ở nút Font Color 
IV. CỦNG CỐ 
? Định dạng văn bản nhằm mục đích gì
? Có mấy tính chất phổ biến khi định dạng kí tự
- Giáo viên tổng kết, nhắc lại trọng tâm của tiết học.
V. DẶN DÒ
- Học sinh chuẩn bị nội dung còn lại và các câu hỏi cuối bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTin 6 ki2 (10 tiet).doc