Giáo án Tin học 7 Bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính

Giáo án Tin học 7 Bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính

BÀI 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Cung cấp cho HS cách đặt các phép tính đơn giản trên bảng tính.

- HS hiểu khái niệm ô, Khối ô, địa chỉ ô.

2. Kỹ Năng:

- HS biết sử dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa, phần trăm trong tính toán trên bảng EXEL đơn giản.

- HS biết cách nhập công thức trong ô tính.

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 3795Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 Bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/09	 Tuần: 05
Ngày dạy: 23/09	 Tiết: 9, 10
Bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Cung cấp cho HS cách đặt các phép tính đơn giản trên bảng tính.
- HS hiểu khái niệm ô, Khối ô, địa chỉ ô.
2. Kỹ Năng:
- HS biết sử dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa, phần trăm trong tính toán trên bảng EXEL đơn giản.
- HS biết cách nhập công thức trong ô tính.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc ghi chép, cẩn thận trong quá trình thực hành phòng máy.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo trình, giáo án điện tử, bài giảng địên tử, Phòng máy.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà, SGK, vở ghi.
III. Phương pháp:
- Thuyết trình, Vấn Đáp, Thực hành.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định:
Kiểm tra sĩ số và ổn định tổ choc lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
? HS1: Mở 1 bảng tính mới - > Lưu lại với tên Baitap1 trong My Documents Sau đó lưu lại với tên khác là Baitap2. trong ổ E:>
(GV Quan sát HS thực hiện – nhận xét và cho điểm)
3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:
GV: Chương trình bảng tính có khả năng rất ưu việt đó là tính toán.
- Trong bảng tính ta có thể dùng các công thức để thực hiện các phép tính.
GV: Lấy VD: 2+8
GV: Giới thiệu các phép toán. Mỗi phép toán GV lấy 1 VD và lưu ý cho HS các ký hiệu phép toán.
+ Vị trí của các phép toán trên bàn phím.
? Trong toán học, ta có thứ tự thực hiện các phép tính như thế nào?
GV: Lấy VD: {(3 + 5)-4}*2
Hoạt động 2:
GV: Trình chiếu Slide hình 22 trong SGK lên màn hình cho học sinh theo dõi.
Sau đó GV thực hiện lại các bước trên máy cho học sinh nắm bài dễ hơn. 
- Yêu cầu HS thực hành:
+ Mở máy
+ Chạy chương trình EXCEL
+ Mở 1 File mới
+ Gõ Công thức sau:
(40 – 12)/7+ ( 58+24)*6
GV: Kiểm tra các bước thực hiện trên máy của HS
GV: Đưa ra chú ý cho HS:
Nếu chọn 1 ô không có công thức và quan sát Thanh công thức, em sẽ thấy nội dung trên thanh công thức giống với dữ liệu trong ô. Tuy nhiên, nếu trong ô đó có công thức, các nội dung này sẽ khác nhau. VD các em quan sát H23 SGK
Hoạt động 3:
GV: Trên thanh công thức hiển thị A1, em hiểu công thức đó có nghĩa gì?
GV: Vậy em hiểu thế nào là địa chỉ của một ô?
GV: Yêu cầu thực hành:
Nhập các dữ liệu: A2=12; B3=8; Tính trung bình cộng tại ô C3 = (12+8)/2.
? Nếu thay đổi dữ liệu ô A2, thì kết quả tại ô C3 như thế nào?
à Như vậy, nếu dữ liệu trong ô A2 thay đổi thì ta phải nhập lại công thức tính ở ô C3.
- Có 1 cách thay cho công thức = ( 12+8)/2 em chỉ cần nhập công thức = ( A2+B3)/2 vào ô C3, nội dung của ô C3 sẽ được cập nhật mỗi khi nội dung các ô A2 và B3 thay đổi.
- Yêu cầu HS thực hành theo nội dung trên.
(Cho HS thực hành nhiều lần theo cách thay đổi dữ liệu ở các ô).
Hoạt động 1:
HS: Nghe, quan sát GV làm mẫu và ghi chép vào vở.
HS: Trả lời.
Hoạt động 2:
HS quan sát lên màn hình.
HS: Chú ý theo dõi các bước GV thực hiện.
HS thực hành theo nhóm trên máy.
HS: Chú ý lắng nghe.
HS: Theo dõi GV làm và so sánh.
Hoạt động 3:
HS: Trả lời - Đó là Cột A, hàng 1.
HS: là cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên.
HS: Thực hành theo cặp trên máy tính.
HS: Trả lời - Kết quả không thay đổi.
- Nghe và ghi chép.
HS: Thực hành tại chỗ trên máy tính của mình.
1. Sử dụng công thức để tính toán.
- Trong bảng tính có thể sử dụng các phép tính +, - , *, /, ^, % để tính toán.
- Trong bảng tính cũng cần phải thực hiện thứ tự phép tính:
+ Với biểu thức có dấu ngoặc: Ngoặc ( ) à { }à ngoặc nhọn.
+ Các phép toán luỹ thừa -> phép nhân, phép chia à phép cộng, phép trừ.
2. Nhập công thức:
- Để nhập công thức vào 1 ô cần làm như sau:
+ Chọn ô cần nhập công thức
+ Gõ dấu =
+ Nhập công thức
+ Nhấn Enter chấp nhận
* Chú ý: Nếu chọn một ô không có công thức và quan sát thanh công thức, em sẽ they nội dung trên thanh công thức giống với dữ liệu trong ô. Tuy nhiên, nếu trong ô đó có công thức, các nội dung này khác nhau.
VD:
3. Sử dụng địa chỉ công thức:
Ví dụ:
 A2 = 12
 B3 = 8
Trung bình cộng tại C3:
Công thức: = ( A2+ C3)/2
* Chú ý:
- Nếu giá trị ở các ô A2 hoặc B3 thay đổi thì kết quả ở ô C3 cũng thay đổi theo.
- Việc nhập công thức có chứa địa chỉ hoàn toàn tương tự như nhập các công thức thông thường.
4. Củng cố và dặn dò:
Củng cố:
 + ? Để nhập một công thức vào 1 ô ta phải chú ý đến điều gì đầu tiên?
	(Đánh dấu = trước công thức)
 +? Hãy nhập một công thức gồm các biểu thức có chứa phép toán cộng, trừ, nhân chia vào 1 ô. sau đó nhấn Enter để hoàn tất. Sau đó quan sát trên thanh công thức và so với dữ liệu trong ô vừa nhập.
Dặn dò:
 + Đọc thông tin hướng dẫn SGK.
 + Chú ý các bước GV đã hướng dẫn.
 + Luyện tập ở nhà nếu có điều kiện
V. Rút Kinh Nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5.doc