GIÁO ÁN LÝ THUYẾT
Tiết: 13
Bài 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết cách nhập công thức vào ô tính.
- Biết cách sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức.
2. Kỹ năng:
- Viết đúng được công thức tính toán đơn giản theo các kí hiệu phép toán của bảng tính.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, có ý thức trong giờ học.
Ngày soạn: 26/09/2010 Ngày dạy: 29/09/2010 GIÁO ÁN LÝ THUYẾT Tiết: 13 Bài 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết cách nhập công thức vào ô tính. - Biết cách sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức. 2. Kỹ năng: - Viết đúng được công thức tính toán đơn giản theo các kí hiệu phép toán của bảng tính. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, có ý thức trong giờ học. B. PHƯƠNG TIỆN VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: I. Ổn định lớp: - Ổn định lớp. - Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số. II. Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi 1: Hãy nêu nội dung của trò chơi đám mây? - Câu hỏi 2: Hãy nêu nội dung của trò chơi gõ từ nhanh? III. Giảng bài mới: 1. Đặt vấn đề: Ở các bài học trước, chúng ta đã biết được chương trình bảng tính là gì và công dụng của nó. Một trong những khả năng của chương trình bảng tính đó là khả năng tính toán. Vậy, các phép toán sẽ được viết trong chương trình bảng tính như thế nào? Cách viết công thức tính toán trong bảng tính có gì khác so với cách viết thông thường? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. 2. Nội dung: Hoạt động của gv và hs Nội dung GV: Em nào có thể cho cô biết các phép toán trong toán học? HS: Cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa, phần trăm GV: Nhận xét câu trả lời. Ký hiệu các phép toán trong toán học. HS: Trả lời +; -; x; :; % GV: Nhận xét và tổng kết lại HS: Nghe giảng, ghi chép. GV: Yêu cầu HS thực hiện các phép tính ở dưới lớp. Sau 1, 2 phút, gọi 1 học sinh lên đọc đáp án của mình. Cả lớp nhận xét và góp ý. (23+4)/3-6 8-2^3+5 50+5*3^2-9 (20-30/3)^2-80 (7*7-9):5 GV: Yêu cầu HS quan sát hình 22 trong SGK. HS: Quan sát. GV: Có bao nhiêu bước để nhập công thức vào một ô tính? HS: trả lời. GV: Tổng kết, nhận xét. GV: Lấy ví dụ GV: yêu cầu HS quan sát hình 23 SGK trang 23 ? HS: Quan sát. HS: Chú ý và nghe giảng. HS: Ghi chép đầy đủ 1. Sử dụng công thức để tính toán. - Từ các dữ liệu đã được nhập vào các ô tính ta có thể thực hiện các tính toán và lưu lại kết quả tính toán. - Trong bảng tính có thể sử dụng các phép tính: +, -, *, /, ^, % để tính toán. - Trong bảng tính cũng cần thực hiện thứ tự phép tính: + Các biễu thức có dấu ngoặc “( )”, “{ }”. + Các phép toán lũy thừa, *, /, +, -. 2. Nhập công thức: Có 4 bước để nhập công thức vào một ô: + Chọn ô cần nhập công thức. + Gõ dấu =. + Nhập công thức. + Nhấn Enter để chấp nhận. Lưu ý: - Dấu =là dấu đầu tiên các em cần gõ khi nhập công thức vào 1 ô. = Biểu thức - Nếu chọn một ô không có công thức và quan sát thanh công thức, em sẽ thấy nội dung trên thanh công thức giống với dữ liệu trong ô. - Nếu trong ô đó có công thức, các nội dung này sẽ khác nhau. IV. Tổng kết bài: - Biết cách sử dụng công thức để tính toán. - Cách nhập công thức. V. Bài tập về nhà: - Học bài vừa học. - Xem bài: “Thực hiện tính toán trên trang tính (tiếp theo)”. Ngày soạn: 27/09/2010 Ngày dạy: 01/10/2010 GIÁO ÁN LÝ THUYẾT Tiết: 14 Bài 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH (TT) A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết cách nhập công thức vào ô tính. - Biết cách sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức. 2. Kỹ năng: - Viết đúng được công thức tính toán đơn giản theo các kí hiệu phép toán của bảng tính. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, có ý thức trong giờ học. B. PHƯƠNG TIỆN VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: I. Ổn định lớp: - Ổn định lớp. - Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số. II. Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi 1: Em sử dụng công thức để tính toán nào trên trang tính? - Câu hỏi 2: Nêu các bước để nhập công thức? III. Giảng bài mới: 1. Đặt vấn đề: Ở các bài học trước, chúng ta đã biết được chương trình bảng tính là gì và công dụng của nó. Một trong những khả năng của chương trình bảng tính đó là khả năng tính toán. Vậy, các phép toán sẽ được viết trong chương trình bảng tính như thế nào? Cách viết công thức tính toán trong bảng tính có gì khác so với cách viết thông thường? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. 2. Nội dung: Hoạt động của gv và hs Nội dung GV: Nêu lại khái niệm địa chỉ một ô HS: Lấy ví dụ về địa chỉ một ô GV: Lấy ví dụ để sử dụng địa chỉ trong công thức HS: Trả lời GV: Củng cố và nêu thêm một vài ví dụ về sự thay đổi giá trị trong công thức. HS: Nghe giảng HS: Lắng nghe, ghi chép GV: Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 24: Bài tập 1: Bạn Hằng gõ vào một ô tính nội dung 8+2*3 với mong muốn tính được giá trị công thức vừa nhập. Nhưng trên ô tính vẫn chỉ hiển thị nội dung 8+2*3 thay vì giá trị 14 mà Hằng mong đợi. Em có biết tại sao không? - HS: trả lời Tại vì bạn Hằng chưa gõ dấu = ở trước công thức *Bài tập 2: Từ đâu có thể biết một ô chứa công thức hay chứa dữ liệu cố định - HS trả lời: Chúng ta nháy chuột chọn ô đó và nhìn vào thanh công thức sẽ biết được ô đó chứa công thức hay dữ liệu cố định. Bài tập 3: Hãy nêu lợi ích của việc sử dụng địa chỉ ô trong công thức - HS trả lời: Thay vì nhập công thức ta chỉ cần nhập địa chỉ dữ liệu, khi thay đổi dữ liệu thì kết quả công thức đó sẽ thay đổi theo. *Bài tập 4: Giả sử cần tính tổng giá trị trong các ô C2 và D4, sau đó nhân với giá trị trong ô B2. Công thức nào trong các công thức sau đây là đúng? (D4+C2)*B2 D4+C2*B2 =(D4+C2)*B2 =(B2*(D4+C2); =(D4+C2)B2 f> (D4+C2)B2 - HS trả lời: Đó là đáp án c> 3. Sử dụng địa chỉ trong công thức: - Địa chỉ của một ô là cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên. Ví dụ: A1, B5,... - Các công thức tính toán với dữ liệu có trong các ô, dữ liệu đó được cho thông qua địa chỉ của các ô (hoặc hàng, cột hay khối). Ví dụ: Ô A1 có dữ liệu số 12, ô B1 có dữ liệu là 8. Tính trung bình cộng của A1 và B1. Tại ô C1 nhập vào công thức: =(A1+B1)/2 * Lưu ý: - Nhập công thức có chứa địa chỉ hoàn toàn tương tự như các công thức thông thường. - Nếu gíá trị của A1 hoặc B2 thay đổi thì ô C3 cũng thay đổi theo. IV. Tổng kết bài: - Biết cách sử dụng địa chỉ trong công thức V. Bài tập về nhà: - Học bài vừa học. - Xem trước bài thực hành 3: “Bảng điểm của em”.
Tài liệu đính kèm: