Giáo án Tin học 7 - Bài tập

Giáo án Tin học 7 - Bài tập

I. Mục tiêu:

§ Kiến thức: Ôn lại kiến thức đã học.

§ Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các hàm cơ bản .

§ Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận trong việc sử dụng các hàm. Mạnh dạn tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi.

II. Chuẩn bị:

§ GV: Một số bài tập trắc nghiệm.

§ HS: Kiến thức đã học.

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 448Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 - Bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11	Ngày soạn 03/11/2007	Ngày dạy: 06/11/2007 
Tiết 21	
BÀI TẬP
 Mục tiêu:
Kiến thức: Ôn lại kiến thức đã học.
Kỹ năng: Sử dụng thành thạo các hàm cơ bản .
Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận trong việc sử dụng các hàm. Mạnh dạn tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi.
Chuẩn bị:
GV: Một số bài tập trắc nghiệm.
HS: Kiến thức đã học.
III. Tiến trình bài dạy :
Ổn định: (1')
KTBC: (5')
? Nêu công dụng và cú pháp các hàm đã học. Trả lời câu hỏi 2/31 SGK.
Bài tập:
- GV đọc câu hỏi và các bài tập trắc nghiệm. (Tài liệu)
- HS thảo luận và tìm ra cách giải quyết bài tập .
- Gv kiểm tra, nhắc nhở, ghi điểm cá nhân nào thực hiện tốt.
IV. Củng cố - Dặn dò :
- Dặn học sinh về học bài chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
IV. Rút kinh nghiệm :
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
====================
Tuần 11	Ngày soạn: 03/11/2007	Ngày kiểm: 06/11/2007
Tiết: 22	KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu :
Đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh về: các thành phần cơ bản trên trang tính Excel, cách thức lập các biểu thức tính toán, cách sử dụng hàm.
Kiến thức:
- Kiểm tra kiến thức của học sinh về trang tính.
- Biết các tính năng cơ bản trên trang tính.
- Thiết đặt được một số công thức tính toán cơ bản trên trang tính.
Kĩ năng: Thiết đặt công thức tính toán đúng, vận dụng các hàm cơ bản để tính toán.
Thái độ: Giáo dục tính tự lực, trung thực trong học tập.
II. Chuẩn bị :
- GV : Đề kiểm tra photo. 
- HS : Xem lại các kiến thức đã học.
III. Kiểm tra
Ổn định : 
Kiểm tra: GV phát đề
ĐỀ BÀI:
I. TRẮC NGHIỆM: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. 
Câu 1: Giao của một hàng và một cột gọi là:
	A. Dữ liệu 	B. Trường	C. Ô 	D. Công thức
Câu 2: Trang tính có thể chứa dữ liệu thuộc kiểu nào sau đây?
	A. Kí tự 	B. Số 
	C. Thời gian 	D. Tất cả các kiểu dữ liệu trên
Câu 3: Khi chiều dài dữ liệu kiểu số lớn hơn chiều rộng của ô thì Excel sẽ hiển thị trong ô các kí tự:
	A. #	B. * 	C. % 	D. & 
Câu 4: Khi gõ công thức vào một ô, kí tự đầu tiên phải là:
	A. Ô đầu tiên tham chiếu tới 	B. Dấu = 
	C. Dấu nháy 	D. Dấu ngoặc đơn 
Câu 5: Trong các chương trình bảng tính có công cụ để thực hiện tính toán theo công thức định nghĩa sẵn. Các công cụ đó chính là:
	A. Hàm	B. Chú thích	C. Định dạng 	D. Phương trình 
Câu 6: Cụm từ “ F5” trong hộp tên ( ) có nghĩa là 
	A. Phím chức năng F5 	B. Phông chữ hiện tại là F5
	C. Ô ở cột F hàng 5 	D. Ô ở hàng F cột 5 
Câu 7: Đặc trưng nhất của chương trình bảng tính là:
	A. Soạn thảo văn bản 	B. Tính toán và xử lý dữ liệu 
	C. Tạo biểu đồ 	D. Tất cả đều sai
Câu 8: Giả sử cần tính tổng giá trị trong các ô C2 và D4, sau đó nhân với giá trị trong ô B2. Công thức nào trong các công thức sau đây là đúng?
	A. =(B2*(D4+C2)	B. D4+C2*B2
	C. =(D4+C2)*B2	D. =(D4+C2)B2
Câu 9: Cách nhập nào sau đây là không đúng?
	A. = SUM(5,A3,B1)	B. =SUM(5,A3,B1)	
C. =sum(5,A3,B1)	D. =SUM (5,A3,B1)	
Câu 10: Em có thể lưu bảng tính trên máy tính bằng cách sử dụng lệnh:
	A. File Save	B. File Open
	C. File Print	D. File Exit
Câu 11: Trong các câu phát biểu sau phát biểu nào sai?
A. Dấu “=” là dấu đầu tiên em cần gõ khi nhập công thức vào một ô.
B. Với mọi ô trong trang tính, nội dung hiện lên trong ô đó chính là nội dung hiện trên thanh công thức khi chọn ô đó.
C. Thay cho việc gõ địa chỉ của một ô tính trong công thức em có thể dùng chuột để chọn ô đó. Địa chỉ của ô được chọn sẽ được tự động đưa vào công thức.
D. Có thể nhập nội dung cho một ô bất kỳ bằng cách gõ trực tiếp nội dung cần nhập vào thanh công thức sau khi nháy chuột chọn ô đó.
Câu 12: Cách nào sau đây dùng để khởi động bảng tính Excel?
A. Chọn Start All Programs Microsoft Office Microsoft Excel.
B. Chọn biểu tượng trên màn hình nền.
C. Mở một tệp Excel bất kỳ.	D. Cả A, B, C đều đúng.
Địa chỉ ô
C1
B2
A1
A5
D3
D4
Nội dung
nhập vào
=(12+7)/A1
=A1+A5
2
7
=(B2+1)/10
=(9+5)/A1
(Hình 1)
Câu 13: Quan sát hình 1, kết quả ở ô B2 là: 
	A. 2	B. 6 	C. 7 	D. 9
Câu 14: Quan sát hình 1, kết quả ở ô C1 là: 
	A. Sai vì chia cho A1 	B. 9 
	C. 9.5 	D. 19
Câu 15: Quan sát hình 1, kết quả ô D3 là: 
	A. 0 	B. 1 	C. 1.5 	D. 2
Câu 16: Khối là một nhóm ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật, vậy khối có thể là:
	A. 1 ô	B. 1 dòng	C. 1 cột 	D. Tất cả dều đúng.
Câu 17: Thay đổi nội dung ô B2 thành 10, đổi nội dung ô A1 thành 5. Kết quả ô D3 là:
	A. 1.1 	B. 1	C. 1.5 	D. 1.3 
Câu 18: Ở chế độ mặc định (ngầm định):
	A. Dữ liệu kiểu số được căn thẳng lề trái.	C. Cả A, B đúng.
	B. Dữ liệu kí tự được căn thẳng lề phải.	D. Cả A, B đều sai.
Câu 19: Giả sử trong các ô A1, B1 lần lượt chứa các số –4; 3. Kết quả của công thức =AVERAGE(A1,B1,4) là :
	A. 4	B. 1 	C. 3	D. –4 
Câu 20: Giả sử tại ô D2 có công thức =B2*C2/100 nếu sao chép công thức sang này ô E6 thì công thức sẽ là:
	A. =B6*C6/100 	B. =C6*D6/100	C. =B2*C2/100	D. =C2*D2/100
II. TỰ LUẬN (5đ)
Câu 1: Hãy nêu công dụng, cú pháp các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN. Cho ví dụ minh hoạ ở mỗi hàm. (3đ)
Câu 2: Theo em, điểm khác biệt cơ bản giữa dữ liệu kiểu số và dữ liệu kiểu kí tự là gì? (1đ)
Câu 3: Hãy nêu lợi ích của việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức. (1đ)
====================
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM: 	Mỗi câu đúng 0,25đ.
1C	2D	3A	4B	5A	6C	7B	8C	9D	10A	
	11B	12D	13C	14B	15D	16A	17D	18B	19B	20D
II. TỰ LUẬN:
Câu 1: 
- Hàm SUM: tính tổng của 1 dãy các số 	(0.25đ)
Cú pháp: =Sum(a,b,c,) 	(0.25đ)
Vd: =Sum(2,3,4) è Kq = 9 	(0.25đ)
- Hàm AVERAGE: tính trung bình cộng của 1 dãy các số 	(0.25đ)
Cú pháp: =Average(a,b,c,) 	(0.25đ)
Vd: =Average(2,3,4) è Kq = 3.0 	(0.25đ)
- Hàm MAX: xác định giá trị lớn nhất của 1 dãy các số 	(0.25đ) 
Cú pháp: =Max(a,b,c,) 	(0.25đ)
Vd: =Max(2,3,4) è Kq = 4 	(0.25đ)
- Hàm MIN: xác định giá trị nhỏ nhất của 1 dãy các số 	(0.25đ)
Cú pháp: =Min(a,b,c,) 	(0.25đ)
Vd: =Min(2,3,4) è Kq = 2 	(0.25đ)
Câu 2: Ở chế độ ngầm định, dữ liệu kiểu số được căn thẳng theo lề phải còn dữ liệu kiểu kí tự được căn thẳng theo lề trái trong ô tính. (1đ)
Câu 3: Tự động cập nhật kết quả tính toán. (1đ)
3. Thống kê điểm bài kiểm tra:
Số bài
< 2
2 è < 4
4 è <5
Số bài < 5
5 è < 6
6 è < 8
8 è < 10
10
IV. Dặn dò :
- Xem trước phần mềm học địa lí thế giới với Earth Explorer.
V. Rút kinh nghiệm :
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT21,22_BT_KT1T.doc