Giáo án Tin học 7 kì 1 - Trường THCS Thuận Phú

Giáo án Tin học 7 kì 1 - Trường THCS Thuận Phú

Tuần 1

Tiết 1

I- MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Hs biết được bảng tính là gì và bảng tính thực hiện được những công việc nào?

 2. Kĩ năng:

 - Hs biết chức năng cơ bản của bảng tính.

 3. Thái độ:

 - Hs có thái độ nghiêm túc, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.

II- CHUẨN BỊ:

 1.Tài liệu tham khảo:

 Gv: Giáo án, SGK, bài giảng Powerpoint.

 Hs: Xem trước bài mới ở nhà.

 

doc 79 trang Người đăng vultt Lượt xem 1471Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 7 kì 1 - Trường THCS Thuận Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÀN I: BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ
BÀI 1: BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ LÀ GÌ (T1)
Tuần 1
Tiết 1
Ns:13/8/2011
Nd: 17/8/2011
I- MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Hs biết được bảng tính là gì và bảng tính thực hiện được những công việc nào?
	2. Kĩ năng:
	- Hs biết chức năng cơ bản của bảng tính.
	3. Thái độ:
	- Hs có thái độ nghiêm túc, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
II- CHUẨN BỊ:
	1.Tài liệu tham khảo:
	Gv: Giáo án, SGK, bài giảng Powerpoint.
	Hs: Xem trước bài mới ở nhà.
	2. Phương pháp:
	- Vấn đáp, thực hành, thuyết trình.
	3. Đồ dùng dạy học:
	- Máy chiếu, bảng, phấn, máy tính.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp:
	- Kiểm tra ss, sắp xếp chỗ ngồi
	7A1:	7A2:	7A3:	7A4:
	7A5:	7A6:
	2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sách vở đầu năm của Hs đã đúng với yêu cầu hay chưa, nếu chưa đúng yêu cầu Hs mua đầy đủ sách vở theo đúng yêu cầu.
	3. Nội dung bài mới:
- Các em đã học Microsoft Word từ lớp 6 sang chương trình lớp 7 chúng ta sẽ học Microsoft Excel. Vậy phần mềm Excel dùng để làm gì và ta làm việc với nó như thế nào cô sẽ giới thiệu với các em. Ta vào bài đầu tiên.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Bảng và nhu cầu xử lí thông tin dạng bảng
? Em hãy lấy một vài ví dụ thực tế về sử dụng bảng tính trong thực tế mà em biết
Hs: .
Gv: Lấy thêm vài ví dụ và giải thích cho Hs biết
Vd: Sử dung bảng điểm
Vd: Bảng điểm theo dõi kết quả các môn
Vd: Bảng số liệu sử dụng đất
Gv:Từ những ví dụ trên và cho Hs tham khảo SGK
? Chương trình bảng tính là gì
Hs: Chương trình bảng tính là phần mềm được thiết kế để ghi lại, trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán và xây dựng biểu đồ.
Gv: Chương trình bảng tính có những đặc trưng gì ta sang 2
* Hoạt động 2: Chương trình bảng tính.
a) Màn hình làm việc
Gv: Mở bảng tính cho Hs quan sát
Hs: Quan sát
Gv: Cửa sổ làm việc của bảng tính cũng giống như bên word
? Chỉ ra các thành phần có trên cửa sổ Excel theo hướng dẫn của Gv.
Hs: Trả lời
b) Dữ liệu
Gv: Dựa vào ví dụ phần 1 "
? Dữ liệu trong bảng tính có những dạng nào
Hs: Dữ liệu số và dữ liệu dạng văn bản.
c) Khả năng tính toán và sử dụng hàm có sẵn
Gv: Dựa vào ví dụ phần 1 "
? Bảng tính thực hiện những phép tính gì
Hs: Tính tổng, trung bình
Gv: Cho Hs quan sát cách sử dụng các hàm có 
 sẵn dựa vào các bảng trên.
Hs: Quan sát.
d) Sắp xếp và lọc dữ liệu
Gv: Giới thiệu cho Hs chức năng của bảng tính 
sắp xếp và lọc dữ liệu cho Hs quan sát.
Hs: Quan sát.
e) Tạo biểu đồ
Gv: Bảng tính còn có khả năng tạo biểu đồ, 
thực hành cho Hs quan sát.
Hs: Theo dõi
1) Bảng và nhu cầu xử lí thông tin dạng bảng
Chương trình bảng tính là phần mềm được thiết kế để ghi lại, trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán và xây dựng biểu đồ.
2) Chương trình bảng tính.
a) Màn hình làm việc
b) Dữ liệu
c) Khả năng tính toán và sử dụng hàm có sẵn
d) Sắp xếp và lọc dữ liệu
e) Tạo biểu đồ
	4. Củng cố:
	? Chương trình bảng tính là gì
	Hs: Chương trình bảng tính là phần mềm được thiết kế để ghi lại, trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán và xây dựng biểu đồ.
	5. Hướng dẫn về nhà học bài:
IV- RÚT KINH NGHIỆM:
	.	.	.	.
PHÀN I: BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ
BÀI 1: BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ LÀ GÌ (T2)
Tuần 1
Tiết 2
Ns:13/8/2011
Nd: 18/8/2011 
I- MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
- Hs làm quên với màn hình của Excel, cách nhập và di chuyển dữ liệu trong bảng tính.
	2. Kĩ năng:
	- Hs nhận biết các thành phần của cửa sổ Excel.
	- Biết được cách nhập và di chuyển dữ liệu trong bảng tính.
	3. Thái độ:
	- Hs có thái độ nghiêm túc, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
II- CHUẨN BỊ:
	1.Tài liệu tham khảo:
	Gv: Giáo án, SGK, bài giảng Powerpoint.
	Hs: Xem trước bài mới ở nhà.
	2. Phương pháp:
	- Vấn đáp, thực hành, thuyết trình.
	3. Đồ dùng dạy học:
	- Máy chiếu, bảng, phấn, máy tính.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp:
	- Kiểm tra ss, sắp xếp chỗ ngồi
	7A1:	7A2:	7A3:	7A4:
	7A5:	7A6:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	? Chương trình bảng tính là gì
	Hs: Chương trình bảng tính là phần mềm được thiết kế để ghi lại, trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán và xây dựng biểu đồ.
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Màn hình làm việc của bảng tính
Gv: Chiếu bảng tính Excel và cho Hs tham khảo SGK.
" Cho Hs chỉ ra các thành phần có trên cửa sổ Excel
Hs: Nêu ra các thành phần
Các thành phần:
Thanh tiêu đề
Thanh bảng chọn
Thanh công cụ
Thanh công thức
Ô, cột, hàng, vùng
Trang tính
Thanh công cụ
Thanh trạng thái
Thanh tiêu đề
Thanh bảng chọn
Tên hàng
Ô tính được chọn
Tên cột
Thanh định dạng
Tên các trang tính
Thanh trạng thái
Gv: Giới thiệu lại
Hs: Quan sát
Gv: Gọi một vài Hs trả lời lại
Hs: Trả lời
Gv: Gọi Hs lên bảng chỉ ra các thành phần trên bảng tính theo yêu cầu của Gv
Hs: Thao tác
Gv: Vậy nhập dữ liệu trong bảng tính như thế nào ta sang 4
* Hoạt động 2: Nhập dữ liệu vào trang tính
a) Nhập và sửa dữ liệu
Gv: Giới thiệu cách chọn ô tính, nhập và sửa dữ liệu
Hs: Chú ý và lắng nghe
b) Di chuyển trên trang tính
Gv: Giới thiệu với Hs hai cách di chuyển giữa các ô trên trang tính bằng:
 + Các phím !,",#,$ trên bàn phím
 + Chuột và thanh cuốn
Hs: Chú ý lắng nghe và ghi bài
c) Gõ chữ việt trên trang tính
? Nhắc lại cách gõ dấu trong Word
Hs: Nhắc lại
Gv: Gõ dấu trong Excel cũng giống như trong Word.
3) Màn hình làm việc của chương trình bảng tính
Các thành phần:
Thanh tiêu đề
Thanh bảng chọn
Thanh công cụ
Thanh công thức
Ô, cột, hàng, vùng
Trang tính
Thanh trạng thái
4) Nhập dữ liệu vào trang tính
a) Nhập và sửa dữ liệu
b) Di chuyển trên trang tính
+ Bằng các phím !,",#,$ trên bàn phím
 + Bằng chuột và thanh cuốn
c) Gõ chữ việt trên trang tính
	4. Củng cố:
	Gv: Cho Hs làm câu hỏi 3, 4, 5 SGK
	? Em hãy nhắc lại cách gõ dấu trong Excel
	Hs: Nhắc lại
	5. Hướng dẫn về nhà học bài:
	Về nhà các em học bài cũ và xem trước bài thực hành số 1, tiết sau thực hành trên phòng máy.
IV- RÚT KINH NGHIỆM:
BÀI THỰC HÀNH 1:
LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH EXCEL (T1)
Tuần 2
Tiết 3
Ns: 21/8/2011
Nd: 24/8/2011
I- MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
- Hs nắm được kiến thức để mở, đóng, nhập dữ liệu và lưu bài trong Excel.
	2. Kĩ năng:
	- Hs biết khởi động và đóng Excel.
	- Nhận biết các ô, hàng, cột trên trang tính Excel.
	- Biết cách di chuyển trên trang tính và nhập dữ liệu vào trang tính.
	3. Thái độ:
	- Hs có thái độ nghiêm túc, trật tự thực hành.
II- CHUẨN BỊ:
	1.Tài liệu tham khảo:
	Gv: Giáo án, SGK, bài giảng Powerpoint.
	Hs: Xem trước bài mới ở nhà.
	2. Phương pháp:
	- Vấn đáp, thực hành.
	3. Đồ dùng dạy học:
	- Máy chiếu, bảng, phấn, máy tính.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp:
	- Kiểm tra ss, sắp xếp chỗ ngồi
	7A1:	7A2:	7A3:	7A4:
	7A5:	7A6:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	? Chương trình bảng tính là gì
	Hs: Chương trình bảng tính là phần mềm được thiết kế để ghi lại, trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán và xây dựng biểu đồ.
	3. Nội dung thực hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Khởi động Excel
Gv: Khởi động Excel cũng giống như khởi động Word, vậy
? Để khởi động Excel ta làm như thế nào
Hs:
C1: Nhấp đúp vào biểu tượng Excel
C2: Start/ programs/ microsoft Excel
Gv: Yêu cầu Hs nhận biết được các thành phần có trên cửa sổ Excel
Hs: Nhắc lại
* Hoạt động 2: Lưu kết quả và thoát khỏi Excel
Gv: Chỉ vào nút lệnh Save trên thanh công cụ
? Chức năng của nút lệnh Save là gì
Hs: Lưu bài
? Lưu bài để làm gì
Hs: Để còn sử dụng về sau.
Gv: Ngoài cách nhấn vào nút lệnh Save ta còn có cách nào khác
Hs: File/ Save
Gv: Thao tác lưu bài cho Hs quan sát
Hs: Theo dõi
? Đuôi của Excel khi lưu bài là gì
Hs: Theo dõi và trả lời
Gv: Giới thiệu thêm cách khởi động Excel bằng một tệp tin
Hs: Theo dõi
? Để thoát khỏi Excel ta làm như thế nào
Hs: Nháy vào nút hoặc vào File/ Save
Gv: Cho Hs lên thao tác lưu bài và thoát
Hs: thực hành theo yêu cầu.
* Hoạt động 3: Bài tập
Bài tập 1: Khởi động Excel
? Liệt kê các điểm giống và khác nhau giữa màn hình Word và Excel
Hs: 
Giống: Cùng có thanh tiêu đề, thanh công cụ, thanh định dạng.
Khác: Bảng tính Excel có thanh công thức, bảng chọn Data, trang tính gồm cột, hàng, ô tính.
Gv: Mở một vài bảng chọn cho Hs quan sát các lệnh trong bảng chọn đó trong Excel.
Hs: quan sát
Gv: Nhấp vào một ô và di chuyển trên trang tính bằng chuột và bằn bàn phím cho Hs quan sát sự thay đổi các nút tên hàng và cột
Hs: Quan sát
? Sự thay đổi là gì
Hs: Địa chỉ ô thay đổi
Bài tập 2: Nhập dữ liệu vào một ô tính sau đó nhấn phím Enter và các phím mũi tên cho hs quan sát, nhận xét về hai cách làm trên.
Hs: Nếu nhấn phím Enter thì địa chỉ ô là ô ở dưới ô hiện tại còn dùng phím mũi tên thì nó có thể là ô trên, ô dưới, ô bên trái, ô bên phải ô hiện hành.
? Muốn xóa dữ liệu một ô ta làm như thế nào
Hs:.
Gv: Chọn ô cần xóa dữ liệu và nhấn phím Delete
Gọi Hs lên lưu bài và thoát chương trình
Hs: Lên thao tác.
a) Khởi động Excel
C1: Nhấp đúp vào biểu tượng Excel
C2: Start/ programs/ microsoft Excel
2) Lưu kết quả và thoát khỏi Excel
Lưu bài:
File/ Save hoặc nhấp vào nút Save
Thoát khỏi Excel:
File/ Exit hoặc nhấp vào nút close
Xóa dữ liệu:
Chọn ô cần xóa nhấn phím Delete
	4. Củng cố:
	? Nhắc lại cách lưu bài
Hs: Flie/ Save hoặc nhấp vào nút lệnh Save, chọn đường dẫn, nhập tên trong ô file name và cuối cùng nhấn vào nút Save.
	5. Hướng dẫn về nhà học bài:
	.
IV- RÚT KINH NGHIỆM:
	.
	.
	.
	.
	.
BÀI THỰC HÀNH 1:
LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH EXCEL (T2)
Tuần 2
Tiết 4
Ns: 21/8/2011
Nd: 25/8/20111 
I- MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
- Hs nắm được kiến thức để mở, đóng, nhập dữ liệu và lưu bài trong Excel.
	2. Kĩ năng:
	- Biết cách di chuyển trên trang tính và nhập dữ liệu vào trang tính.
	- Hs biết cách xóa dữ liệu và lưu bài.
	3. Thái độ:
	- Hs có thái độ nghiêm túc, trật tự thực hành.
II- CHUẨN BỊ:
	1.Tài liệu tham khảo:
	Gv: Giáo án, SGK, bài giảng Powerpoint.
	Hs: Xem trước bài mới ở nhà.
	2. Phương pháp:
	- Vấn đáp, thực hành.
	3. Đồ dùng dạy học:
	- Máy chiếu, bảng, phấn, máy tính.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp:
	- Kiểm tra ss, sắp xếp chỗ ngồi
	7A1:	7A2:	7A3:	7A4:
	7A5:	7A6:
2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Nội dung thực hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
? Để gõ văn bản có dấu ta làm như thế nào
Hs: Mở bảng Vieetjkey (Unikey), chọn font chữ, bảng mã, kiểu gõ.
Gv: Gọi một số Hs nhắc lại
Hs: Nhắc lại cách gõ dấu tiếng việt
Gv: Nhắc lại.
? Khi gõ văn bản chúng ta làm gì để giữ lại văn bản đó để còn sử dụng về sau
Hs: Lưu bài
? Ta nên làm bài xong mới lưu hay là phải làm như thế nào
Hs: Vừa làm vừa lưu.
Cho Hs kh ...  hiểu các trường hợp tự điều chỉnh của công thức khi chèn cột mới.
Gv: Sử dụng lại bảng tính “Bang diem lop em”
Yêu cầu: 
1. Di chuyển cột D sang 1 cột khác và xóa cột D, dùng hàm tính điểm trung bình 3 môn còn lại vào ô F5.
2. Chèn thêm cột mới trước cột Ngữ văn và sao chép dữ liệu cột vật lí vào cột mới, rồi kiểm tra công thức cột điểm trung bình còn đúng không
Từ đó rút ra ưu điểm của sử dụng hàm.
3. Chèn thêm cột trước cột Điểm trung bình và nhập cột đó là cột công nghệ. Kiểm tra lại công thức.
Từ đó rút ra kết luận khi nào chèn thêm cột mới công thức còn đúng.
4. Đóng bảng tính mà không lưu.
Gv: Cho Hs thực hành
Hs: Thực hành.
Gv: Quan sát Hs thực hành và giúp Hs thực hành đúng yêu cầu.
Bài tập 1:
Điều chỉnh độ rộng của cột, độ cao hàng, chèn thêm hàng và cột, sao chép và di chuyển dữ liệu.
Yêu cầu: 
1. Chèn thêm cột D để nhập môn Tin học
2. Chèn thêm hàng 1 và điều chỉnh độ rộng của cột, độ cao của hàng cho vừa với dữ liệu trong cột.
3. Kiểm tra công thức tính điểm trung bình ở cột G, rồi chèn thêm 1 cột trước cột G kiểm tra lại công thức. Sau đó chỉnh lại công thức cho đúng.
4. Di chuyển dữ liệu để cột tin học đứng trước cột Điểm trung bình.
Bài tập 2:
Tìm hiểu các trường hợp tự điều chỉnh của công thức khi chèn cột mới.
Yêu cầu: 
1. Di chuyển cột D sang 1 cột khác và xóa cột D, dùng hàm tính điểm trung bình 3 môn còn lại vào ô F5.
2. Chèn thêm cột mới trước cột Ngữ văn và sao chép dữ liệu cột vật lí vào cột mới, rồi kiểm tra công thức cột điểm trung bình còn đúng không
Từ đó rút ra ưu điểm của sử dụng hàm.
3. Chèn thêm cột trước cột Điểm trung bình và nhập cột đó là cột công nghệ. Kiểm tra lại công thức.
Từ đó rút ra kết luận khi nào chèn thêm cột mới công thức còn đúng.
4. Đóng bảng tính mà không lưu.
	4. Củng cố:
Gv: Nhận xét tiết thực hành của Hs và sửa những lỗi mà Hs thực hành còn mắc lỗi.
Hs: Chú ý lắng nghe.
	5. Hướng dẫn về nhà học bài:
IV- RÚT KINH NGHIỆM:		
Tuần 14
BÀI THỰC HÀNH 5:
CHỈNH SỬA TRANG TÍNH CỦA EM (T2)
Tiết 28
Ns: 25/11/2011
Nd: 2/11/2011
I- MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
- Hs nắm được cách chỉnh độ rộng của cột, độ cao của hàng.
- Chèn thêm dòng, cột hoặc xóa hàng (cột).
	2. Kĩ năng:
- Hs điều chỉnh được độ rộng của cột và độ cao của hàng.
- Chèn thêm dòng hoặc cột.
- Xóa dòng hoặc cột.
	3. Thái độ:
	- Hs có chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài.
II- CHUẨN BỊ:
	1.Tài liệu tham khảo:
	Gv: Giáo án, SGK.
	Hs: Xem trước bài mới ở nhà.
	2. Phương pháp:
	- Thực hành, vấn đáp, thuyết trình.
	3. Đồ dùng dạy học:
	- Máy tính, bảng, phấn.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp:
	- Kiểm tra ss, sắp xếp chỗ ngồi
	7A3:	7A4:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Nội dung thực hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: 
Bài tập 3: Sao chép và di chuyển công thức, dữ liệu.
Gv: Nêu yêu cầu:
1. tạo trang tính như hình 50
2. Dùng hàm (công thức) tính tổng vào ô D1
3. Sao chép công thức ô D1 vào ô D2; E1; E2; E3. Quan sát kết quả và giải thích
Chuyển công thức ô D1 sang G1, D2 sang G2 quan sát kết quả và rút ra nhận xét.
4. Thực hiện sao chép nội dung ô A1 vào khối H1:J4,
Sép khối A:A2 đến khối A5:A7, B5:B8, C5:C9
Hs: Thực hành.
Gv: Quan sát và quản lí Hs thực hành trong khoảng 5-7 phút.
Hs: Thực hành.
Gv: Gọi Hs trả lời và lấy điểm
Hs: Thực hành coi kết quả và trả lời.
Hoạt động 2: Thực hành chèn và điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng.
Gv: Yêu cầu Hs mở một bài thực hành và thực hiện điề chỉnh độ rộng các cột và độ cao các hàng sau đó chèn hàng và chèn cột.
- Điền dữ liệu vào các cột và lưu bài với tên cũ.
Hs: Nghe yêu cầu và thực hành.
Gv: Quan sát quản lí và hướng dẫn Hs thực hành.
Gv: Đi kiểm tra các máy
Nhận xét về tiết học và sử lỗi cho Hs.
Bài tập 3: Sao chép và di chuyển công thức, dữ liệu.
1. tạo trang tính như hình 50
2. Dùng hàm (công thức) tính tổng vào ô D1
3. Sao chép công thức ô D1 vào ô D2; E1; E2; E3. Quan sát kết quả và giải thích
Chuyển công thức ô D1 sang G1, D2 sang G2 quan sát kết quả và rút ra nhận xét.
4. Thực hiện sao chép nội dung ô A1 vào khối H1:J4,
Sép khối A:A2 đến khối A5:A7, B5:B8, C5:C9
Hoạt động 2: Thực hành chèn và điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng.
- Mở một bài thực hành và thực hiện điề chỉnh độ rộng các cột và độ cao các hàng sau đó chèn hàng và chèn cột.
- Điền dữ liệu vào các cột và lưu bài với tên cũ.
BÀI TẬP (2)
Tuần 15
Tiết 29
Ns: 2/11/2011
Nd: 9/11/2011
I- MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
-Hs được ôn tập tất cả các kiến thức từ bài 1 đến bài thực hành 5.
	2. Kĩ năng:
- sử dụng được công thức và hàm để thực hiện tính toán.
- Điều chỉnh được độ rộng của cột và độ cao của hàng.
- Chèn được cột hoặc hàng.
- Biết lưu bài làm đúng yêu cầu.
	3. Thái độ:
	- Hs có chú ý nghe giảng, phát biểu ý kiến trả lời câu hỏi.
II- CHUẨN BỊ:
	1.Tài liệu tham khảo:
	Gv: Giáo án, SGK.
	Hs: Ôn trước các bài đã học.
	2. Phương pháp:
	- Luyện tập, vấn đáp.
	3. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng, phấn.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp:
	- Kiểm tra ss, sắp xếp chỗ ngồi
	7A3:	7A4:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	Trong tiết bài tập.
	3. Nội dung ôn tập:
Gv cho Hs đề cương sau và ôn tập cho Hs
Câu 1: Hãy liệt kê các thành phần chính của trang tính?
Câu 2: Thanh công thức của Excel có vai trò đặc biệt. Vai trò đó là gì?
Câu 3: Nêu một vài dạng dữ liệu mà Excel có thể xử lí được
Câu 4: Nhìn vào trang tính em có thể biết ô tính chứa kiểu dữ liệu gì không nếu như sau khi nhập dữ liệu không thực hiện bất kì thao tác gì?
Câu 5: Hãy nêu các bước nhập công thức trong bảng tính Excel?
Câu 6: Từ đâu em có thế biết một ô chứa công thức hay dữ liệu cố định?
Câu 7: Hãy nêu lợi ích của việc sử dụng địa chỉ ô trong công thức?
Câu 8: Giả sử cần tính tổng giá trị ô E2 và D2 sau đó nhân giá trị trong ô B2. Công thức nào sau đây là đúng?
A. (A2+D2)*B2	B. =(A2+D2)X B2
C. =(A2+D2)*B2	D. = (A2+D2)*B2
Câu 9: Nêu cách sử dụng hàm trong chương trình bảng tính?
Câu 10: Nêu cú pháp và chức năng của các hàm: SUM, AVERAGE, MAX, MIN. Cho ví dụ.
Câu 11: Nếu trong ô tính xuất hiện các kí hiệu # # # # # #, điều đó có nghĩa là gì?
Câu 12: Giả sử trong các ô B2, B3 lần lượt chứa các số -14, 8. Hãy cho biết kết quả của của các công thức tính sau:
a) =SUM(B2,B3)	b) =SUM(B2,B2,B3)
c) =SUM(12,B2,B3,-7)	d) =SUM(B2,B3,B3,-9)
e) =AVERAGE(B2,B3,7)	f) =AVERAGE(B3,24,B2)
g) =MIN(B2,B3,6)	h) =MIN(B2,21,B3)
i) =MAX(B2,B3,9)	k) =MAX(B2,B3,21)
Câu 13: Muốn sửa dữ liệu trên ô tính mà không cần nhập lại phải thực hiện thao tác gì?
Câu 14: Nêu các thao tác có thể thực hiện được với các ô tính, khối, hàng, cột?
W
H2
Câu 15: Chỉ số khối cơ thể viết tắt BMI (Body Mass Index) được dùng để đánh giá mức độ gầy béo của mỗi người được tính như sau:
BMI= 	( W: cân nặng (kg), H: Chiều cao (m))
BMI<18,5: Gầy
18,5<= BMI<25: Bình thường
BMI>=25:Béo.
Hãy lập bảng tính chỉ số BMI và phân loại các bạn trong tổ em
Câu 16: Tạo bảng tính D (hoặc E)/thu muc lop/hoctap7A.xls
Tính toán các số liệu thống kê sau:
1) ĐBT tất cả các môn cho từng Hs
2) ĐTB từng môn của tất cả các Hs trong lớp
3) ĐTB cao nhất của từng môn
4) ĐTB thấp nhất của từng môn
5) Hs có ĐTB cao nhất
ĐÁP ÁN:
Câu 1: Các thành phần chính trên trang tính:
Thanh tiêu đề
Thanh bảng chọn
Thanh công cụ
Thanh công thức
Thanh trạng thái
Hộp tên
Bảng tính,.
Câu 2: Vai trò đặc biệt của thanh công thức là cho biết nội dung ô được chọn
Câu 3: Các dạng dữ liệu mà Excel có thể xử lí được: Dữ liệu số, dữ liệu ngày tháng năm, dữ liệu giờ, phút, giây.
Câu 4: Nhìn vào trang tính em có thể biết ô tính chứa kiểu dữ liệu gì nếu như sau khi nhập dữ liệu không thực hiện bất kì thao tác nào. Dữ liệu số sẽ nằm về bên phải của ô còn dữ liệu kí tự nằm về bên trái ô.
Câu 5: 4 bước
B1: Chọn ô cần nhập công thức
B2: Gõ “=”
B3: Nhập công thức
B4: Enter.
Câu 6: Dựa trên thanh công thức, nếu ô được chọn có giá trị bằng với giá trị trên thanh công thức thì ô được chọn là dữ liệu cố định. Nếu ô được chọn là giá trị cụ thể còn trên thanh công thức hiển thị công thức ô đó thì ô được chọn là công thức.
Câu 7: Sử dụng địa chỉ ô trong công thức thì khi giá trị các ô thay đổi thì kết quả tự động cập nhật.
Câu 8: C
Câu 9: Hs tính
Câu 10, 11, 12 Hs tự làm Gv sửa
Câu 13: Muốn sửa dữ liệu mà không cần nhập lại dữ liệu ta chỉ cần nháy đúp vào chỗ muốn sửa trên ô tính hoặc nháy vào chỗ muốn sửa trên thanh công thức.
Câu 14, 15, 16 Hs làm và Gv sửa.
IV- RÚT KINH NGHIỆM:
	.
Tuần 15
KIỂM TRA 1 TIẾT THỰC HÀNH (1)
Tiết 30
Ns: 2/11/2011
Nd: 9/11/2011
I- MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
-Hs nắm được các kiến thức cơ bản của các bài đã học.
	2. Kĩ năng:
- Vận dụng được các kiến thức đã học để làm bài kiểm tra bằng thực hành.
	3. Thái độ:
	- Hs làm bài nghiêm túc, trung thực.
II- CHUẨN BỊ:
	1.Tài liệu tham khảo:
	Gv: Đề kiểm tra.
	Hs: Ôn trước các bài đã học.
	2. Phương pháp:
	- Kiểm tra, đánh giá.
	3. Đồ dùng dạy học:
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp:
	- Kiểm tra ss, gọi danh sách Hs.
	7A3:	7A4:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. đề kiểm tra:
Đề bài:
1) Khởi động Excel
2) Tạo bảng tính D/ten.xls (ví dụ Anh.xls)
(Các em vừa làm vừa lưu bài của mình)
3) Nhập bảng tính 
4) Tính điểm trung bình của Hs đầu tiên trong bảng tính sau đó sao chép công thức xuống các Hs còn lại.
5) Tính ĐTB của từng môn học
6) Tính ĐTB cao nhất, thấp nhất và Hs có ĐTB cao nhất.
IV- RÚT KINH NGHIỆM:
	.
	.
	.
	.
Tuần 16
KIỂM TRA 1 TIẾT THỰC HÀNH (1)
Tiết 31
Ns: 9/11/2011
Nd: 16/11/2011
I- MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
-Hs nắm được các kiến thức cơ bản của các bài đã học.
	2. Kĩ năng:
- Vận dụng được các kiến thức đã học để làm bài kiểm tra bằng thực hành.
	3. Thái độ:
	- Hs làm bài nghiêm túc, trung thực.
II- CHUẨN BỊ:
	1.Tài liệu tham khảo:
	Gv: Đề kiểm tra.
	Hs: Ôn trước các bài đã học.
	2. Phương pháp:
	- Kiểm tra, đánh giá.
	3. Đồ dùng dạy học:
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp:
	- Kiểm tra ss, gọi danh sách Hs.
	7A3:	7A4:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	3. Đề kiểm tra:
Đề bài:
1) Khởi động Excel
2) Tạo bảng tính D/ten.xls (ví dụ Anh.xls)
(Các em vừa làm vừa lưu bài của mình)
3) Nhập bảng tính 
4) Tính điểm trung bình của Hs đầu tiên trong bảng tính sau đó sao chép công thức xuống các Hs còn lại.
5) Tính ĐTB của từng môn học
6) Tính ĐTB cao nhất, thấp nhất và Hs có ĐTB cao nhất.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
ĐÁP ÁN
THANG ĐIỂM
1) Lưu bài đúng yêu cầu
1
2) Nhập bảng tính đầy đủ dấu và chỉnh được bảng tính như mẫu
2
3) Tính điểm TB cho Hs đầu tiên + Sao chép được xuống các Hs tiếp theo
1+1 
4) Tính ĐTB của 1 môn học.
0.5 *4
5) Tính ĐTB cao nhất + ĐTB thấp nhất + Tính được Hs có ĐTB cao nhất
1+ 1+1
IV- RÚT KINH NGHIỆM:
	.
	.
	.
	.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIN 7.doc