Giáo án Tin học 7 - Quyển 2 - Học kì 1

Giáo án Tin học 7 - Quyển 2 - Học kì 1

Tiết: 1 Bài 1. CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ?

I - MỤC TIÊU:

 Biết được nhu cầu sử dụng bảng tính trong đời sống và học tập. Nắm được khái niệm chương trình bảng tính. Biết được các chức năng chung của chương trình bảng tính.

 Biết lấy một số ví dụ để minh hoạ về nhu cầu xử lý thông tin dưới dạng bảng.

 Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.

II - CHUẨN BỊ:

 GV: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính điện tử.

 HS: Nghiên cứu SGK, vở ghi.

 

doc 88 trang Người đăng vultt Lượt xem 1629Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 7 - Quyển 2 - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÿ
PHÂN PHỐI SỐ TIẾT HỌC KỲ I
Tuần
Tiết
Tên Bài Dạy
1
1
Bài 1. Chương trình bảng tính là gì?
2
Bài 1. Chương trình bảng tính là gì? (tt)
2
3
Bài thực hành 1: Làm quen với Excel.
4
Bài thực hành 1: Làm quen với Excel.
3
5
Bài 2. Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính.
6
Bài 2. Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính. (tt)
4
7
Bài thực hành 2: Làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính.
8
Bài thực hành 2: Làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính. (tt)
5
9
Luyện gõ phím bằng Typing Test.
10
Luyện gõ phím bằng Typing Test. (tt)
6
11
Luyện gõ phím bằng Typing Test. (tt)
12
Luyện gõ phím bằng Typing Test. (tt)
7
13
Bài 3. Thực hiện tính toán trên trang tính.
14
Bài 3. Thực hiện tính toán trên trang tính. (tt)
8
15
Bài thực hành 3: Bảng điểm của em.
16
Bài thực hành 3: Bảng điểm của em. (tt)
9
17
Bài 4. Sử dụng các hàm để tính toán.
18
Bài 4. Sử dụng các hàm để tính toán. (tt)
10
19
Bài thực hành 4: Bảng điểm của lớp em.
20
Bài thực hành 4: Bảng điểm của lớp em. (tt)
11
21
	Bài tập.
22
Kiểm tra (1tiết)
12
23
Học địa lý thới giới với Earth Explorer.
24
Học địa lý thới giới với Earth Explorer. (tt)
13
25
Học địa lý thới giới với Earth Explorer. (tt)
26
Học địa lý thới giới với Earth Explorer. (tt)
14
27
Bài 5. Thao tác với bảng tính.
28
Bài 5. Thao tác với bảng tính.
15
29
Bài thực hành 5: Bố trí lại trang tính của em.
30
Bài thực hành 5: Bố trí lại trang tính của em. (tt)
16
31
	Bài tập.
32
Kiểm tra thực hành (1 tiết)
17
33
Ôn tập.
34
Ôn tập.
18
35
Kiểm tra học kỳ I.
36
Kiểm tra học kỳ I.
T1	Tiết: 1 	Bài 1. CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ?
I - MỤC TIÊU:
Biết được nhu cầu sử dụng bảng tính trong đời sống và học tập. Nắm được khái niệm chương trình bảng tính. Biết được các chức năng chung của chương trình bảng tính.
Biết lấy một số ví dụ để minh hoạ về nhu cầu xử lý thông tin dưới dạng bảng.
Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
II - CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính điện tử.
HS: Nghiên cứu SGK, vở ghi.
III - TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HĐ1 Ø 1/. Tìm hiểu về bảng và nhu cầu xử lý thông tin:	15’
GV: Em nào có thể cho một ví dụ về việc trình bày văn bản bằng bảng?
HS: Danh bạ điện thoại, địa chỉ, BC kết quả học tập cá nhân
GV: Nhận xét câu trả lời của HS và tổng kết lại. 
GV: Đưa thêm ví dụ: Báo cáo số liệu.
GV: Vậy ngoài việc trình bày thông tin trực quan, cô đọng, dễ so sánh, chúng ta còn có nhu cầu sử dụng bảng để thực hiện các công việc xử lý thông tin như tính toán, tổng hợp, thống kê số liệu.
GV: Đưa ra ví dụ về nhiệt độ trung bình trong các tháng.
GV: Em nào có thể cho biết tháng nào có nhiệt độ trung bình cao nhất, tháng nào có nhiệt độ trung bình thấp nhất?
HS: Tháng 6 có nhiệt độ trung bình cao nhất, tháng 12 có nhiệt độ trung bình thấp nhất.
- Bảng tính là tập hợp các ô tạo ra do sự giao nhau của cột và hàng. 
GV: Nếu thay số liệu dưới dạng biểu đồ thì kết quả thế nào?
HS: Sử dụng biểu đồ sẽ cho kết quả trực quan hơn.
GV: Vậy từ các số liệu trong các bảng, đôi khi người ta còn có nhu cầu vẽ các biểu đồ để minh họa trực quan cho các số liệu ấy để dễ so sánh, dự đoán và phân tích.
GV: Vậy em nào có thể tổng kết lại cho những công dụng của việc trình bày dữ liệu dạng bảng.
- Nhu cầu xử lí thông tin dạng bảng: 
 + Cô đọng, dễ hiểu, dễ so sánh
 + Thực hiện các nhu cầu tính toán( tính tổng, trung bình cộng, xác định giá trị lớn nhất, nhỏ nhất)
 + Có thể tạo biểu đồ từ các số liệu trên bảng để đánh giá một cách trực quan, nhanh chóng.
HĐ2 Ø 2/. Chương trình bảng tính:	25’
GV: Đưa ra ví dụ về bảng điểm của lớp.
GV: Nếu bảng điểm được lập trên giấy thì khi có sự thay đổi số liệu, bảng điểm sẽ như thế nào?
HS: Sẽ bị tẩy xóa rất bẩn, nhìn rất rối, không rõ ràng đồng thời phải tính toán lại rất mất công.
GV: Nhưng nếu chúng ta sử dụng chương trình bảng tính thì tất cả các vấn đề trên đều được khắc phục.
GV: Vậy em nào có thể cho biết chương trình bảng tính là gì?
Là phần mềm được thiết kế để giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán cũng như xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cách trực quan các số liệu đã có trong bảng.	
GV: Theo các em trên màn hình làm việc của chương trình bảng tính thường có cái gì?
HS: Bảng chọn, thanh công cụ, các nút lệnh và màn hình làm việc.
GV: Vậy các em hãy nêu sự khác biệt giữa màn hình làm việc của chương trình bảng tính so với màn hình làm việc của chương trình soạn thảo văn bản Word?
GV: Chương trình bảng tính dùng chủ yếu để thực hiện các tính toán nên nó có các tính năng riêng khác với chương trình soạn thảo văn bản.
HS: Nghe giảng, ghi chép
GV: Chỉ cho HS một ví dụ về ô
a. Màn hình làm việc.
 + Các bảng chọn, thanh công cụ, các nút lệnh.
 + Được trình bày dưới dạng bảng và chia thành các hàng và các cột
GV: Các em hãy liệt kê các kiểu dữ liệu được lưu giữ trong bảng tính sau đây.
HS: Kiểu kí tự, kiểu số
b. Dữ liệu:
 + Lưu giữ và xử lý nhiều kiểu dữ liệu khác nhau.
VD: kiểu kí tự, kiểu số
 + Dữ liệu nhập vào được lưu giữ và hiển thị trong các thành phần cơ sở của bảng gọi là các ô.
GV: Chương trình bảng tính cung cấp công cụ để em có thể thực hiện một cách tự động công việc tính toán, cập nhật tự động kết quả khi dữ liệu ban đầu thay đổi mà không cần tính toán lại.
Ngoài ra, chương trình bảng tính còn cung cấp các hàm có sẳn đặc biệt hữu ích để sử dụng khi tính toán.
VD: Tính điểm tổng kết khi biết điểm của từng môn, xếp loại HSG, HS yếu
c. Khả năng tính toán và sử dụng các hàm có sẳn.
 + Tự động tính toán, khả năng thực hiện các phép toán từ đơn giản đến phức tạp một cách chính xác.
 + Cung cấp các hàm có sẳn
	VD: Hàm tính tổng, hàm thống kê.
GV: Một tính năng nữa của chương trình bảng tính là khả năng sắp xếp và lọc dữ liệu. 
VD: Với việc lưu giữ bảng điểm của lớp trong chương trình bảng tính, có thể sắp xếp học sinh theo các tiêu chuẩn khác nhau một cách nhanh chóng. Ngoài ra cũng có thể lọc riêng nhóm học sinh theo học lực, hạnh kiểm mà không ảnh hưởng tới các dữ liệu ban đầu.
d. Sắp xếp và lọc dữ liệu:
	+ Sắp xếp và lọc dữ liệu theo những tiêu chuẩn khác nhau mà không ảnh hưởng tới các dữ liệu ban đầu.
GV: Ngoài ra chương trình bảng tính có có 1 tính năng khác mà ta đã trình bày ở phần trước là có thể tạo biểu đồ từ số liệu có sẳn. 
HS: Nghe giảng.
GV: Em hãy cho biết công dụng của việc tạo biểu đồ trong chương trình bảng tính?
HS: Hỗ trợ tạo biểu đồ giúp cho việc so sánh, đánh giá, thống kê, dự đoán số liệu.
e. Tạo biểu đồ:
	+ Hỗ trợ tạo biểu đồ giúp cho việc so sánh, đánh giá, thống kê, dự đoán số liệu.
HĐ3 Ø Hướng dẫn về nhà:	5’
- Với các tính năng trên, các em thấy chương trình bảng tính rất tiện dụng và hữu ích trong cuộc sống và học tập. Chúng ta cùng nhau khám phá về chúng trong các tiết học sau.
- Về soạn tiếp phần 3 và 4.
@ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
T1	Tiết: 2 	Bài 1. CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ? (tt)
I - MỤC TIÊU:
Biết được các thành phần cơ bản của trang tính. Hiểu rõ khái niệm hàng, cột, ô, địa chỉ ô.
Rèn luyện kĩ năng nhập dữ liệu vào trang tính.
Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
II - CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính điện tử (nếu có).
HS: Nghiên cứu SGK, vở ghi
III - TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HĐ1 Ø 3/. Màn hình làm việc của chương trình bảng tính:	20’
GV: Microsoft Excel là chương trình bảng tính được sử dụng phổ biến hiện nay. Trong môn học này các em sẽ làm quen với các kiến thức và kỹ năng cơ bản để làm việc với chương trình bảng tính thông qua Microsoft Excel.
GV: Em hãy nêu sự giống nhau giữa màn hình Word và màn hình Excel?
HS: Có sự giống nhau đó là: Thanh tiêu đề, thanh công cụ, thanh bảng chọn, thanh trạng thái, thanh cuốn dọc, ngang.
GV: Tương tự như chương trình soạn thảo Word, chương trình bảng tính cũng có các thành phần tương tự. Nhưng vì chương trình bảng tính chủ yếu dùng để xử lý dữ liệu nên nó có những đặc trưng riêng.
GV: Em hãy quan sát màn hình làm việc của chương trình bảng tính có gì khác với màn hình Word?
HS: Khác: Thanh công thức, bảng chọn Data, tên cột, tên hàng, tên các trang tính, ô tính.
+ Thanh tiêu đề
	+ Thanh bảng chọn
	+ Thanh công cụ
	+ Các nút lệnh 
	+ Thanh trạng thái
	+ Thanh cuốn dọc, ngang
	+ Thanh công thức
	+ Bảng chọn Data
	+ Trang tính
GV: Các em hãy xác định hàng 4, cột D, ô D4?
HS: Quan sát và lên chỉ vị trí của ô.
GV: Em hãy xác định vùng hình chữ nhật được đánh dấu có địa chỉ như thế nào?
HS: Quan sát lên chỉ vị trí của khối.
GV: Nhận xét và đưa ra đáp án đúng
HS: Lắng nghe, ghi chép
a. Thanh công thức: Là thanh công cụ đặc trưng của chương trình bảng tính.
Được sử dụng để nhập, hiển thị dữ liệu hoặc công thức trong ô tính.
b. Bảng chọn Data: Nằm trên thanh bảng chọn (menu). Nơi để chứa các lệnh dùng để xử lý dữ liệu.
c. Trang tính: Là miền làm việc chính của trang tính, được chia thành các cột và các hàng, vùng giao giữa cột và hàng gọi là ô tính.
 + Địa chỉ của 1 ô là cặp tên cột và tên hàng mà ô nằm trên đó.
 + Khối: Là tập hợp các ô tính liền nhau tạo thành một vùng hình chữ nhật. Địa chỉ của khối là cặp địa chỉ của ô trên cùng bên trái và ô dưới cùng bên phải, được phân cách bằng dấu 2 chấm (:).
HĐ2 Ø 4/. Nhập dữ liệu vào trang tính:	15’
GV: Để nhập dữ liệu vào trang tính chúng ta phải thực hiện 3 bước sau:
	+ B1: Nháy chuột trái vào ô cần nhập.
	+ B2: Đưa dữ liệu vào từ bàn phím.
	+ B3: Nhấn phím Enter hoặc có thể chọn 1 ô tính khác.
GV: Để sửa dữ liệu trong ô tính ta làm như thế nào?
HS: Nháy đúp chuột vào ô cần sửa dữ liệu, thực hiện các thao tác sửa dữ liệu, nhấn phím Enter.
GV: Ở phần mềm soạn thảo Word, để di chuyển trên trang văn bản thì các em làm thế nào?
HS: Sử dụng chuột và các thanh cuốn dọc, ngang
 Sử dụng các mũi tên trên bàn phím.
GV: Trong chương trình bảng tính, chúng ta cũng làm tương tự như thế nếu muốn di chuyển trên trang tính.
HS: Chú ý, ghi chép.
GV: Trong soạn thảo văn bản Word, muốn gõ chữ Việt chúng ta làm thế nào?
HS: Cần có chương trình gõ tiếng Việt và phông chữ Việt.
GV: Trong chương trình bảng tính, chúng ta muốn gõ chữ Việt thì làm tương tự như trong chương trình Word.
a. Nhập và sửa dữ liệu:
* Nhập dữ liệu:
 + B1: Nháy chuột trái vào ô cần nhập.
 + B2: Đưa dữ liệu vào từ bàn phím.
 + B3: Nhấn phím Enter
* Sửa dữ liệu:
 + B1: Nháy đúp chuột vào ô cần sửa.
 + B2: Thực hiện các thao tác sửa dữ liệu bằng bàn phím.
 + B3: Nhấn phím Enter.
b. Di chuyển trên trang tính:
 +Sử dụng chuột và các thanh cuốn dọc, ngang
 + Sử dụng các mũi tên trên bàn phí ... ếu ô đó thay đổi theo hàng và cột tương ứng đó là loại địa chỉ tuyệt đối.
c. Khi sao chép công thức từ ô này sang một ô khác nếu ô đó thay đổi theo hàng và cột tương ứng đó là loại địa chỉ hỗn hợp (tương đối và tuyệt đối).
d. Tất cả đều sai.
6/. Tính tổng một hàng, công thức nào sau đây đúng:
a. =SUM(A1:B9)	b. =SUM(H1:M1)	c. =(H1+H2+H3)	d. Tất cả sai
7/. Để tính trung bình cộng dùng công thức:
a. = AVARAGE(C2:B4,10)	c. = AVERAGE(C2: B4)/6
b. = AVERAGE(D1:D5)/4	d. = AVERAGE(C5:D10)
8/. Kết quả nào sau đây của biểu thức: = SUM(5,7)+ MAX(9,2)- MIN(1,5)
a. 17	b. 18	c. 19	d. 20
9/. Muốn chèn thêm 2 hàng vào giữa hàng 5 và hàng 6 thực hiện:
a. Chọn 2 hàng 6 và 7 vào Insert chọn Row	c. Thực hiện như câu a nhưng làm hai lần
b. Chọn hàng 5 vào Insert chọn Row	d. Tất cả đúng
10/. Để di chuyển qua các ô kế tiếp, ngoài sử dụng chuột, còn sử dụng bàn phím:
a. Phím Tab	b. Phím Shift	c. Các phím mũi tên	d. a và c đúng.
Câu 2: Chọn đáp án đúng hoặc sai cho các câu sau (2.5đ)
	Đúng	Sai	
	o	o	1. Mỗi lần chèn cột hoặc dòng chỉ chèn được một cột hoặc một dòng
	o	o	2. Các cột trong trang tính có thể tạo độ rộng bằng nhau
	o	o	3. Trên Excel có bảng chọn DATA khác với Word.
	o	o	4. Các hàm tính tổng, tính trung bình không thể lồng nhau
	o	o	5. Khi sao chép nội dung ô có công thức chứa địa chỉ, địa chỉ ô điều chỉnh để giữ nguyên quan hệ tương đối về vị trí so với ô đích.
Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống (2.0đ)
Khi em nháy chuột chọn một ô được gọi là ........ tính, khi một ô tính được chọn thì ô đó sẽ được ................ xung quanh. Dữ liệu nhập vào được lưu trong ô lúc này được ................ Tên các tệp do chương trình bảng tính tạo ra thường được gọi là ...............
Câu 4: Tại ô C5 có công thức = A1*B1. Công thức sẽ được điều chỉnh như thế nào? Nếu: (1.5đ)
A
B
1. Sao ô C5 sang ô E7
a. = C7*D7
2. Sao ô C5 sang ô E11
b. = E6*F6
3. Sao ô C5 sang ô F10
c. = C3*D3
Câu 5: Tự luận (1.5đ)
	Nêu cú pháp hàm tính giá trị trung bình. Giải thích cú pháp và cho ví dụ.
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất (2.5đ)
1/. Phần mềm xử lý bảng tính là:
a. Chương trình tính toán, xử lý các số liệu
b. Chương trình tính toán, xử lý các số liệu được lưu giữ dưới dạng bảng
c. Chương trình xử lý văn bản.
d. a và c đúng
2/. Trên bảng tính, khi muốn di chuyển để thay đổi ô tính được kích hoạt em phải làm:
a. Dùng các phím mũi tên (ở nhóm phím mũi tên) để di chuyển
b. Sử dụng chuột để nháy vào ô cần kích hoạt.
c. Dùng phím Backspace để di chuyển
d. a và b đúng.
3/. Cột là tập hợp các ô theo chiều dọc, ký hiệu nào sau đây sai:
a. AA	b. AB	c. C4	d. IV
4/. Kết quả nào sau đây của biểu thức:=AVERAGE(4,8,6)-MIN(7,3,5)+MAX(10,2,11)
a. 12	b. 13	c. 14	d. 15	
5/. Tại ô E4 có công thức = A3^2+B3. Nếu sao chép đến G7 sẽ có công thức là:
a. = A7^2+ B7	b. = C6^2+ D6	c. = C3^2+ D3	d. Tất cả sai
6/. Hàm tính giá trị nhỏ nhất được viết là: =MIN(a,b,c, .). Công thức nào đúng:
a. =MIN(3:4:8)	b. =MIN(3,4,8)	c. =MIN(3+4+8)	d. =MIN(3;4;8)
7/. Chọn câu đúng nhất
a. Khi sao chép công thức từ ô này sang một ô khác nếu ô đó thay đổi theo hàng và cột tương ứng đó là loại địa chỉ tương đối.
b. Khi sao chép công thức từ ô này sang một ô khác nếu ô đó thay đổi theo hàng và cột tương ứng đó là loại địa chỉ tuyệt đối.
c. Khi sao chép công thức từ ô này sang một ô khác nếu ô đó thay đổi theo hàng và cột tương ứng đó là loại địa chỉ hỗn hợp (tương đối và tuyệt đối).
d. Tất cả đều sai.
8/. Để tính trung bình cộng dùng công thức:
a. = AVERAGE(C2:B4,10)	c. = AVERAGE(C2: B4)/6
b. = AVERAGE(D1:D5)/4	d. = AVERAGE(C5:D10)
9/. Muốn chèn một cột vào trước cột đầu tiên, làm thế nào:
a. Chọn cột A, chọn Insert\ Rows 	c. Chọn cột A và cột B chọn Insert\ Rows
b. Chọn cột A, chọn Insert\ Columns	d. Tất cả đúng.
10/. Muốn sửa dữ liệu trong ô tính mà không cần phải nhập lại ta phải làm thế nào?
a. Nháy đúp chuột trên ô tính và sửa dữ liệu
b. Nháy chuột phải trên ô tính, chọn Edit và sửa dữ liệu
c. Nháy chuột trên ô tính và sửa dữ liệu
d. Tất cả đúng
Câu 2: Chọn đáp án đúng hoặc sai cho các câu sau (2.5đ)
	Đúng	Sai
	o	o	1. Địa chỉ của ô được xác định bởi tên hàng và tên cột. VD: 1A, 
	o	o	2. Cột và hàng trong Excel không thể thay đổi kích thước
	o	o	3. Màn hình giao diện của Word và Excel không có gì khác nhau.
	o	o	4. Để xoá một hàng hoặc một cột chọn hàng hoặc cột đó rồi nhấn phím Delete.
	o	o	5. Các bảng tính cho phép sắp xếp dữ liệu theo các tiêu chuẩn khác nhau.
Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống (2.0đ)
	Một trang tính có thể chứa nhiều .. với nhiều  Độ cao của các hàng và ................ các ....... Có thể thay đổi nội dung trang tính có thể in ra nhiều trang giấy.
Câu 4: Nếu tại ô D6 chứa công thức = C2^2+D2. Công thức sẽ được điều chỉnh như thế nào? Nếu: (1.5đ)
A
B
1. Sao ô D6 sang ô E7
a. = C7^2+D7
2. Sao ô D6 sang ô E11
b. = E6^2+F6
3. Sao ô D6 sang ô F10
c. = C3^2+D3
Câu 5: Tự luận (1.5đ)
	Nêu cú pháp hàm tính giá trị nhỏ nhất. Giải thích cú pháp và cho ví dụ.
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất (2.5đ)
1/. Chọn câu đúng
a. Để nhập dữ liệu vào một ô tính nháy chuột vào ô đó và nhấn Enter
b. Để nhập dữ liệu vào một ô tính nháy chuột vào ô đó, gõ dữ liệu và nhấn Enter
c. Để nhập dữ liệu vào một ô tính nháy chuột vào ô đó, gõ dữ liệu và chọn ô khác.
d. b và c đúng.
2/. Câu nào sau đây sai: Khi nhập dữ liệu vào bảng tính thì:
a. Dữ liệu kiểu số sẽ mặc nhiên căn lề trái 	c. Dữ liệu kiểu ký tự sẽ mặc nhiên căn lề trái
b. Dữ liệu kiểu số sẽ mặc nhiên căn lề phải	d. b và c đúng.
3/. Hàng là tập hợp các ô theo chiều ngang, ký hiệu nào sau đây sai:
a. 22	b. 1346	c. C4	d. 6556
4/. Kết quả nào sau đây của biểu thức: =SUM(5,6,7)- AVERAGE(2,3,4)+ MAX(12,4)
a. 27	b. 28	c. 29	d. 30
5/. Nếu tại ô H2 chứa công thức = F2*G2- E2. Nếu sao chép công thức sang ô K6 công thức sẽ là:
a. = F6*G6- E6	b. = J2*I2- H2	c. = D6*E6- F6	d. = J6*I6- H6
6/. Hàm tính giá trị trung bình được viết là: =AVERAGE(a,b,c, .). Công thức nào đúng:
a. =AVERAGE(3:4:8)	c. =AVERAGE(3+4+8)
b. =AVERAGE(3,4,8)	d. =AVERAGE(3;4;8)
7/. Câu nào sau đây là đúng?
a. Khi sao chép công thức từ ô này sang một ô khác nếu ô đó thay đổi theo hàng và cột tương ứng đó là loại địa chỉ tương đối.
b. Khi sao chép công thức từ ô này sang một ô khác nếu ô đó thay đổi theo hàng và cột tương ứng đó là loại địa chỉ tuyệt đối.
c. Khi sao chép công thức từ ô này sang một ô khác nếu ô đó thay đổi theo hàng và cột tương ứng đó là loại địa chỉ hỗn hợp (tương đối và tuyệt đối).
d. Tất cả đều sai.
8/. Muốn chèn thêm 2 hàng vào giữa hàng 7 và hàng 8 thực hiện:
a. Chọn 2 hàng 8và 9 vào Insert\ Rows 	c. Thực hiện như câu a nhưng làm hai lần
b. Chọn hàng 5 vào Insert\ Rows	d. Tất cả đúng
9/. Tính tổng công thức nào đúng:
a. =SUM(2,6,7)	b. =SUM(2;6;7)	c. =SUM(2:6:7)	d. =SUM(2+6+7)
10/. Muốn xoá một hàng hoặc cột, chọn cột hoặc hàng cần xoá:
a. Nhấn phím Delete	b. Vào Edit chọn Delete	c. Cả a và b đều đúng	d. Cả a và b đều sai
Câu 2: Chọn đáp án đúng hoặc sai cho các câu sau (2.5đ)
	Đúng	Sai	
	o	o	1. Mỗi trang tính có 65536 dòng
	o	o	2. Thanh công thức là đặc trưng của chương trình bảng tính
	o	o	3. Mỗi bảng tính không thể có nhiều hơn 3 trang tính
	o	o	4. Dữ liệu kiểu kí tự trong ô tính được mặc định căn lề trái
	o	o	5. Không thể đổi tên trang tính
Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống (2.0đ)
	Muốn xoá cột hoặc hàng em chọn cột hoặc hàng rồi sử dụng lệnh ..chọn tiếp .. Khi xoá cột hay hàng, các cột còn lại được ..............................., các hàng còn lại được đẩy ........................
Câu 4: Nối cột A với cột B (1.5đ)
A
B
1. Xoá cột
a. Nhấn phím Delete
2. Xoá dữ liệu trong một vùng
b. Vào Edit chọn delete sheet
3. Xoá sheet
c. Vào Edit chọn delete
Câu 5: Tự luận (1.5đ)
	Hãy nêu cú pháp hàm tính tổng. Giải thích cú pháp và cho ví dụ.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Đề 1.
Câu 1: 2.5 điểm
	1. b	2. d 	3. a 	4. c 	
5. b 	6. a 	7. a 	8. c 
9. b	10. b
Câu 2: 2. 5 điểm	1. Sai	2. Đúng	3. Đúng	4. Sai	5. Đúng
Câu 3: 2.0 điểm
	1. Bảng	2. định dạng	
3. Thanh công cụ của Excel	4. Ô tính được kích hoạt (chọn,hiện hành)
Câu 4: 1.5 điểm	1- c	2- a	3- b
Câu 5: 1.5 điểm.
	Hàm xác định giá trị lớn nhất MAX
	- Cú pháp: = MAX(a, b, c, .)
	- Giải thích:
	+ MAX: tên hàm
	+ a, b, c, .: Các tham số, có thể nhận giá trị trực tiếp, hoặc toạ độ ô chứa giá trị số hoặc phạm vi ô
	- Ví dụ: 	= MAX(5, 7, 9) àKQ: 9
	+ Tại ô A1 chứa 12, tại ô B2 chứa 34:
	= MAX(A1, B2) àKQ: 34
	+ Tại ô A1 chứa 3, tại ô A2 chứa 348, tại ô A3 chứa 123:	
	= MAX(A1:A3) àKQ: 348
____________________________________________________________________________
B. Đề 2.
Câu 1: 2.5 điểm
	1. d	2. d 	3. c 	4. a 	
5. a 	6. b 	7. d 	8. d 
9. a	10. d
Câu 2: 2.5 điểm	1. Sai	2. Đúng	3. Đúng	4. Sai	5. Đúng
Câu 3: 2.0 điểm
	1. Ô	2. Đóng viền	
3. Hiển thị trên thanh công thức	4. Bảng tính
Câu 4: 1.5 điểm	1- c	2- a	3- b
Câu 5: 1.5 điểm
	Hàm xác định giá trị trung bình
	- Cú pháp: = AVERAGE(a, b, c, .)
	- Giải thích:
	+ AVERAGE: tên hàm
	+ a, b, c, .: Các tham số, có thể nhận giá trị trực tiếp, hoặc toạ độ ô chứa giá trị số hoặc phạm vi ô
	- Ví dụ: 	= AVERAGE(5, 7, 9) àKQ: 7
	+ Tại ô A1 chứa 12, tại ô B2 chứa 34:
	= AVERAGE(A1, B2) àKQ: 23
	+ Tại ô A1 chứa 3, tại ô A2 chứa 7, tại ô A3 chứa 14:	
	= AVERAGE(A1:A3) àKQ: 8
C. Đề 3.
Câu 1: 2.5 điểm
	1. b	2. d 	3. c 	4. c 	
5. b 	6. b 	7. a 	8. d 
9. b	10. a
Câu 2: 2.5 điểm	1. Sai	2. Sai	3. Sai	4. Sai	5. Đúng
Câu 3: 2.0 điểm
	1. Cột	2. Hàng	
3. Độ rộng 	4. Cột
Câu 4: 1.5 điểm	1- c	2- a	3- b
Câu 5: 1.5 điểm
	Hàm xác định giá trị lớn nhất MIN
	- Cú pháp: = MIN(a, b, c, .)
	- Giải thích:
	+ MIN: tên hàm
	+ a, b, c, .: Các tham số, có thể nhận giá trị trực tiếp, hoặc toạ độ ô chứa giá trị số hoặc phạm vi ô
	- Ví dụ: 	= MIN(5, 7, 9) àKQ: 5
	+ Tại ô A1 chứa 12, tại ô B2 chứa 34:
	= MIN(A1, B2) àKQ: 12
	+ Tại ô A1 chứa 3, tại ô A2 chứa 348, tại ô A3 chứa 123:	
	= MIN(A1:A3) àKQ: 3
____________________________________________________________________________
D. Đề 4.
Câu 1: 2.5 điểm
	1. d	2. a 	3. c 	4. a
5. d 	6. b 	7. a 	8. a 
9. a	10. b
Câu 2: 2.5 điểm	1. Đúng	2. Đúng	3. Sai	4. Đúng	5. Sai
Câu 3: 2.0 điểm
	1. Edit	2. Delete	
3. Đẩy sang bên trái	4. Lên trên
Câu 4: 1.5 điểm	1- c	2- b	3- a
Câu 5: 1.5 điểm
	Hàm tính tổng SUM
	- Cú pháp: = SUM(a, b, c, .)
	- Giải thích:
	+ SUM: tên hàm
	+ a, b, c, .: Các tham số, có thể nhận giá trị trực tiếp, hoặc toạ độ ô chứa giá trị số hoặc phạm vi ô
	- Ví dụ: 	= SUM(5, 7, 9) àKQ: 21
	+ Tại ô A1 chứa 12, tại ô B2 chứa 34:
	= SUM(A1, B2) àKQ: 46
	+ Tại ô A1 chứa 3, tại ô A2 chứa 348, tại ô A3 chứa 123:	
	= SUM(A1:A3) àKQ: 474

Tài liệu đính kèm:

  • docGIANTH7Quyen 2 HKI.doc