Giáo án Tin học 7 - Tiết 1, 2: Chương trình bảng tính là gì?

Giáo án Tin học 7 - Tiết 1, 2: Chương trình bảng tính là gì?

A. MỤC TIÊU.

* Kiến thức: - Nắm các thành phần, chức năng của bảng tính.

- Nắm được bảng tính dùng vào những công việc cụ thể nào.

* kỹ năng: - Nhận biết bảng tính được thể hiện như thế nào.

- Làm quen với xử lí thông tin dạng bảng.

* Thái độ: - Nghiêm túc, yêu thích môn học

B. PHƯƠNG PHÁP.

- Đặt và giải quyết vấn đề

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1195Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 - Tiết 1, 2: Chương trình bảng tính là gì?", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 	Phần I. 	bảng tính điện tử
Bài 1. chương trình bảng tính là gì?
(Tiết 1)
A. Mục tiêu.
* Kiến thức: - Nắm các thành phần, chức năng của bảng tính.
- Nắm được bảng tính dùng vào những công việc cụ thể nào.
* kỹ năng: - Nhận biết bảng tính được thể hiện như thế nào.
- Làm quen với xử lí thông tin dạng bảng.
* Thái độ: - Nghiêm túc, yêu thích môn học
B. Phương pháp.
- Đặt và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, tài liệu tham khảo.
D. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định: 	Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
 II. Kiểm tra bài cũ:
 III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Thông tin được biểu diễn dưới dạng bảng như thế nào? Bảng tính giúp cho người sử dụng làm công việc gì?
2. Triển khai bài:
 a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về bảng và nhu cầu xữ lí thông tin (20 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ 1, 2 ở SGK.
HS: Đọc sách.
GV: Hãy nêu 1 ví dụ khác chứng tỏ thông tin dạng bảng thuận tiện cho việc theo giỏi, so sánh, sắp xếp, tính toán...
HS: Trả lời.
GV: Cho HS đọc ví dụ 3 ở SGK
HS: Đọc sách.
GV: Em hãy lấy 1 ví dụ chứng tỏ chương trình bảng tính rất tiện ích cho người sử dụng.
HS: Lờy ví dụ.
GV: Nhận xét, bổ sung.
1. Bảng và nhu cầu xử lí thông tin dạng bảng.
- Thông tin có thể được biểu diễn dưới dạng bảng để tiện cho việc theo giỏi, so sánh, sắp xếp, tính toán.
- Chương trình bảng tính bảng tính là phần mềm được thiết kế để giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán cũng như xây dựng các biểu đồ biểu diễn 1 cách trực quan các số liệu có trong bảng.
 b. Hoạt động 2: Tìm hiểu 1 số đặc trưng của chương trình bảng tính 
(20 phút)
GV: Đặc trưng chung của chương trình bảng tính là gì?
HS: Trả lời.
GV: Trên màn hình làm việc của chương trình bảng tính có đặc điểm gì?
HS: Trả lời.
GV: Trong bảng tính có những dạng dữ liệu nào?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về dữ liệu dạng số và dạng văn bản.
HS: Lấy ví dụ.
GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về khả năng tính toán trong bảng tính.?
HS: Lấy ví dụ.
GV: Nhận xét, bổ sung và giải thích thêm về khả năng tính toán và sử dụng hàm trong chương trình bảng tính.
GV: Giải thích về khả năng sắp xếp và lọc dữ liệu.
HS: chú ý nghe giảng.
2. Chương trình bảng tính.
a. Màn hình làm việc.
- Có các bảng chọn, các thanh công cụ, các nút lệnh và cửa sổ làm việc chính.
b. Dữ liệu.
- chương trình bảng tính có khã năng lưu giữ và xử lí nhiều dạng dữ liệu khác nhau, trong đó có dữ liệu số và dữ liệu dạng văn bản.
c. Khả năng tính toán và sử dụng hàm có sẳn.
- Có thể thực hiện 1 cách tự động nhiều phép toán từ đơn giản đến phức tạp.
- Để thuận tiện hơn cho công việc tính toán phải sử dụng các hàm có sẳn.
d. Sắp xếp và lọc dữ liệu.
e. Tạo biểu đồ.
 IV. Cũng cố: (4 phút)
- Yêu cầu học sinh trình bày các ứng dụng cụ thể của chương trình bảng tính và đặc trưng của chương trình bảng tính.
 V. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập ở SGK (trang 9).
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 Bài 1. chương trình bảng tính là gì?
(Tiết 2)
A. Mục tiêu.
* Kiến thức: - Làm quen với chương trình bảng tính Microsoft Excel.
* kỹ năng: - Di chuyển, nhập và sửa dữ liệu trên trang tính.
* Thái độ: - Nghiêm túc, yêu thích môn học
B. Phương pháp.
- Đặt và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, máy tính.
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài, SGK, tài liệu tham khảo.
D. Tiến trình lên lớp.
 I. ổn định: 	Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
 II. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 	- Nêu các đặc điểm trên màn hình làm việc của chương trình bảng tính?
 III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Chương trình bảng tính được sử dụng rộng rãi hiện nay là gì?
2. Triển khai bài:
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu màn hình làm việc của chương trình bảng tính Excel (20 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Yêu cầu HS nhắc lại các thành phần cơ bản trên màn hình soạn thảo của chương trình Word đã được học ở lớp 6.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Vây, em hãy cho biết ở chương trình bảng tính có thêm thành phần nào khác?
HS: Thanh công thức, bảng chọn Data, trang tính và ô tính.
GV: Các ô trong bảng tính dùng để làm gì?
HS: Để chứa dữ liệu.
3. Màn hình làm việc của chương trình bảng tính.
- Thanh công thức: Được sử dụng để nhập, hiển thị dữ liệu hoặc công thức trong ô tính.
- Bảng chọn Data (Dữ liệu): Gồm các lệnh dùng để xử lí dữ liệu.
- Trang tính: Gồm các cột và các hàng là miền làm việc chính của bảng tính.
- Ô tính: Là vùng giao nhau giữa cột và hàng (gọi tắt là ô) dùng để chứa dữ liệu.
 b. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhập và sửa dữ liệu (15 phút)
GV: Em có thể nhập vào ô tính những dạng dữ liệu nào?
HS: Trả lời.
GV: Thao tác nháy chuột chọn 1 ô được gọi là gì?
HS: Kích hoạt ô tính.
GV: Để sửa chữa dữ liệu của một ô em cần phải làm gì?
HS: Trả lời.
GV: Em có thể di chuyển giữa các ô theo cách nào?
HS: Trả lời.
GV: Hướng dẫn cách sử dụng chữ việt trong chương trình Excel. (chương trình Vietkey 2000).
HS: Chú ý nghe giảng.
4. Nhập dữ liệu vào trang tính.
a. Nhập và sửa dữ liệu.
- Để nhập dữ liệu vào một ô của trang tính em nháy chuột chọn ô đó và đưa dữ liệu (số hoặc kí tự...) vào từ bàn phím.
- Để kết thúc việc nhập dữ liệu cho ô đó, có thể chọn ô khác hoặc nhấn Enter.
b. Di chuyễn trên trang tính.
- Sử dụng các phím mũi tên trên bàn tính.
- Sử dụng chuột và các thanh cuốn.
c. Gõ chữ việt trên trang tính.
- Hai kiểu gõ chữ việt phổ biến hiện nay là Telex và kiểu VNI
 IV. Cũng cố: (5 phút)
- Yêu cầu học sinh trình bày các công cụ đặc trưng của chương trình bảng tính.
 V. Dặn dò:
- Học bài, làm bài tập ở SGK (trang 9). Chuẩn bị cho bài thực hành 1.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 1 - 2.doc