Giáo án Tin học 7 tiết 1 đến 22

Giáo án Tin học 7 tiết 1 đến 22

Tuần : 01

Tiết : 01

 PHẦN 1. BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ

Bài 1. CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ?

 I. MỤC TIÊU

 1.Kiến thức:

 - Biết được nhu cầu sử dụng bảng tính trong đời sống và trong học tập.

 2. Kĩ năng:

- Biết được các chức năng chung của chương trình bảng tính.

3. Thái độ:

 - Ham thích tìm hiểu về tính năng của chương trình bảng tính Excel.

II. CHUẨN BỊ

 - GV: Sách giáo khoa, sách tham khảo, bảng phụ, giáo án

- HS: Sách giáo khoa, đọc trước bài Chương trình bảng tính là gì?, vở ghi, ôn lại tính năng chung của phần mềm soạn thảo văn bản Word.

 

doc 60 trang Người đăng vultt Lượt xem 1368Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 7 tiết 1 đến 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 01
Tiết : 01
Ngày Soạn: 15/8/2010
 PHẦN 1. BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ
Bài 1. CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ?
 I. MỤC TIÊU
 1.Kiến thức:
 - Biết được nhu cầu sử dụng bảng tính trong đời sống và trong học tập.
 2. Kĩ năng: 
- Biết được các chức năng chung của chương trình bảng tính.
3. Thái độ:
	- Ham thích tìm hiểu về tính năng của chương trình bảng tính Excel.
II. CHUẨN BỊ 
 - GV: Sách giáo khoa, sách tham khảo, bảng phụ, giáo án
- HS: Sách giáo khoa, đọc trước bài Chương trình bảng tính là gì?, vở ghi, ôn lại tính năng chung của phần mềm soạn thảo văn bản Word..
PHƯƠNG PHÁP:
Hướng dẫn giảng giải, minh họa trực quan, nêu câu hỏi để học sinh thảo luận trả lời.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
 Nhắc nhở HS trật tự chuẩn bị vào bài
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
GV: Trong thực tế nhu cầu biểu diễn thông tin dưới dạng bảng là rất lớn, và con người luôn muốn xử lí thông tin trên bảng một cách nhanh chóng. để giúp con người thoả mãn nhu cầu này hiện nay có nhiều công cụ trợ giúp. Trong bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về chúng đó là bảng tính điện tử.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bảng và nhu cầu xử lí thông tin dạng bảng. ( 16’ )
-GV: - Treo bảng phụ ghi thông tin về điểm của lớp 7A1 theo hai dạng: theo hàng ngang và theo dạng bảng.
-GV: Yêu cầu HS so sánh để thấy được ưu điểm của việc biểu diễn thông tin dạng bảng.
GV: Chỉ cho HS xem hình 1, 2 trong- SGK để HS thấy rõ ưu điểm của việc trình bày thông tin dạng bảng.
GV: Nói thêm: Như vậy chương trình bảng tính giúp chúng ta trình bày thông tin ở dạng bảng một cách cô đọng, dễ so sánh ngoài ra nó còn giúp thực hiện các phép tính toán phổ biến (như tính tổng, tính trung bình cộng, xác định giá trị lớn nhất, nhỏ nhất ), 
GV: Chỉ cho HS xem hình 3(SGK -tr 4) cho HS quan sát biểu đồ biểu diễn số liệu về tình hình sử dụng đất của xã Xuân Phương.
GV: So sánh việc sử dụng biểu đồ để biểu diễn thông tin với việc biểu diễn thông tin ở dạng bảng?
GV: Nói: chương trình bảng tính giúp ta vẽ biểu đồ minh hoạ cho các số liệu tương ứng. Và những công việc đó được thực hiện một cách dễ dàng trên máy tính điện tử.
GV: Chương trình bảng tính là phần mềm được thiết kế nhằm giúp chúng ta thực hiện những công việc gì?
HS: Suy nghĩ,Trả lời 
HS: Nhận xét, bổ xung.
HS: Quan sát hình, nhận xét
HS: Chú ý lắng nghe
HS: Quan sát hình, nhận xét
 HS: Dùng biểu đồ trực quan hơn.
HS: Chương trình bảng tính được thiết kế để giúp ghi lại các thông tin ở dạng bảng, thực hiện các phép tính, vẽ biểu đồ biểu diến trực quan các số liệu có trong bảng.
1. Bảng và nhu cầu xử lí thông tin dạng bảng
- Chương trình bảng tính là phần mềm được thiết kế để giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các phép tính toán, xây dựng các biểu đồ biểu diến trực quan các số liệu có trong bảng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về các tính năng chung của các chương trình bảng tính (19’)
GV: Hiện nay có những chương trình bảng tính nào? Chúng có tính năng gì? Ta nghiên cứu mục 2. Chương trình bảng tính.
GV: Giới thiệu các chức năng chung của các phần mềm bảng tính.
- Hiện nay cói nhiều phần mềm bảng tính khác nhau như Excel, Quattro Pro, Lotus.
GV: Quan sát màn hình làm việc của các chương trình bảng tính trên hãy cho biết các thành phần chính giống nhau của chúng?
GV: - Giới thiệu các tính năng chung của các chương trình bảng tính .
GV: Giải thích khái niệm Hàm bằng ví dụ cụ thể.
GV: Giải thích tính năng sắp xếp và lọc dữ liệu bằng ví dụ cụ thể.
GV nói: Chương trình bảng tính còn có công cụ tạo biểu đồ và một số Các tính năng khác của bảng tính: chọn phông chữ, căn chỉnh hàng, cột Có thể sửa đổi, sao chép nội dung các ô, thêm hoặc xoá các hàng, cột, 
GV: Nhắc lại các tính năng chung của các chương trình bảng tính điện tử ?
-HS: Suy nghĩ, trả lời.
- HS: Chú ý lắng nghe
 -HS: Quan sát theo dõi.
-HS: Trả lời.
-HS: Chú ý lắng nghe
- HS: Chú ý theo dõi.
- HS: Chú ý theo dõi.
-HS: Chú ý lắng nghe, ghi chép bài đầy đủ.
-HS: Trả lời.
-HS: Nhận xét, bổ xung.
2. Chương trình bảng tính
a) Màn hình làm việc
b) Dữ liệu
- Chương trình bảng tính có khả năng lưu giữ và xử lí nhiều dạng dữ liệu khác nhau như số, văn bản.
c) Khả năng tính toán và sử dụng hàm có sẵn
- Chương trình bảng tính thực hiện tự động nhiều công việc tính toán từ đơn giản đến phức tạp và cung cấp các hàm có sẵn rất thuận tiện để tính toán.
d) Sắp xếp và lọc dữ liệu
- Chương trình bảng tính có thể sắp xếp và lọc dữ liệu theo các tiêu chuẩn khác nhau.
e) Tạo biểu đồ
- Chương trình bảng tính có công cụ tạo biểu đồ giúp trình bày dữ liệu cô đọng và trực quan.
Hoạt động 4: Củng cố (3’)
GV: Yêu cầu Hs nhắc lại, chương trình bảng tính là gì? Chương trình bảng tính dùng để làm gì?
GV: Nhận xét, kết luận.
-HS: Trả lời.
-HS: Nhận xét, bổ xung.
V. DẶN DÒ: (1 phút)
- Học bài và chuẩn bị phần còn lại. 
Tuần : 01
Tiết : 02
Ngày Soạn: 15/8/2010
 Bài 1. CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ?
 (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Nhận biết được các thành phần cơ bản của màn hình trang tính.
- Hiểu rõ các khái niệm cột, hàng, ô, địa chỉ ô tính, khối, địa chỉ của khối.
2. Kĩ năng: 
- Biết cách nhập , sửa , xoá dữ liệu, di chuyển trên trang tính.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào việc học tập.
- Có ý thức liên hệ với kiến thức đã học.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Sách giáo khoa, sách tham khảo, bảng phụ, giáo án, máy tính
- HS: Sách giáo khoa, đọc trước bài Chương trình bảng tính là gì?
III. PHƯƠNG PHÁP:
Hướng dẫn giảng giải, minh họa trực quan, nêu câu hỏi để học sinh thảo luận trả lời.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
 Nhắc nhở HS trật tự chuẩn bị vào bài
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Nội dung 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (4’)
Gv: Chương trình bảng tính là gì? Nêu các tính năng chung của chương trình bảng tính?
HS: Trả lời câu hỏi
HS: Nhận xét, bổ xung.
- Chương trình bảng tính là phần mềm được thiết kế để giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các phép tính toán, xây dựng các biểu đồ biểu diến trực quan các số liệu có trong bảng. (6đ)
- Khả năng tính toán và sử dụng hàm có sẵn, Sắp xếp và lọc dữ liệu, Tạo biểu đồ. (4đ)
Hoạt động 2: Tìm hiểu màn hình làm việc của chương trình bảng tính Excel.( 23’ )
GV: Màn hình làm việc của chương trình soạn thảo văn bản Word gồm những thành phần nào? 
GV: Chỉ cho HS xem hình 6 (SGK tr 7)
- Yêu cầu HS quan sát nắm được các thành phần chính của màn hình làm việc của chương trình bảng tính.
-HS: Trả lời.
-HS: Nhận xét, bổ xung.
-HS:Quan sát, nhận biết.
3. Màn hình làm việc của chương trình bảng tính 
Thanh định dạng
Thanh tiêu đề
 Ô tính đang được kích hoạt
 Tên hàng
9
Trang tính
Tên cột
 Thanh công cụ
Bảng chọn Data
Thanh bảng chọn
Thanh công thức
 Tên trang tính
Thanh trạng thái
GV: Nêu tên các thành phần chính của màn hình làm việc của Excel? 
GV: Khởi động Excel để HS nhận biết các thành phần của màn hình của chương trình bảng tính.
...
GV nói: Các cột được đánh thứ tự từ trái qua phải bằng các chữ cái A, B, C, Các hàng được đánh thứ tự từ trên xuống dưới bằng các số 1, 2, 3, 
GV: Thanh công thức dùng để làm gì?
? Bảng chọn Data gồm các thành phần nào?
? Trang tính gồm những thành phần nào?
? Nêu cách xác định địa chỉ ô tính, địa chỉ khối?
GV: chọn một khối bất kì rồi yêu cầu HS lên ghi địa chỉ của khối.
-HS: Hoạt động cá nhân
- 1 HS lên bảng chỉ và đọc tên trên màn hình.
- HS thứ 2 lên thực hiện lại 
-HS: Chú ý lắng nghe, ghi nhận.
- 1 HS lên bảng thực hiện, HS dưới lớp làm vào vở.
 Gồm: Thanh tiêu đề, thanh bảng chọn, bảng chọn Data, thanh công cụ, thanh định dạng, thanh công thức, tên cột, tên hàng, ô tính, trang tính, tên các trang tính, thanh trạng thái.
- Thanh công thức: dùng để nhập và hiển thị dữ liệu trong ô tính.
- Bảng chọn Data (dữ liệu): gồm các lệnh dùng để xử lí dữ liệu.
- Trang tính gồm các cột, hàng, ô tính dùng để chứa dữ liệu.
- Địa chỉ của một ô tính là cặp tên cột và tên hàng mà ô nằm trên đó.
- Khối gồm nhiều ô liền kề tạo thành vùng hình chữ nhật. Khối có địa chỉ là cặp địa chỉ của ô trên cùng bên trái và ô dưới cùng bên phải, được phân cách bởi dấu hai chấm.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách nhập dữ liệu vào trang tính (13’)
GV: nêu cách thực hiện các thao 
tác trên bảng tính.
GV: Hãy cho biết cách nhập và sửa dữ liệu trên trang tính?
GV: Có cách nào để di chuyển trên trang tính?
GV: Muốn gõ tiếng Việt trên trang tính ta làm thế nào?
-HS: Nắm bắt cách thực hiện.
-HS: Ghi chép bài đầy đủ
-HS: Trả lời.
-HS: Nhận xét, bổ xung.
4. Nhập dữ liệu cho bảng tính.
a) Nhập và sửa dữ liệu
( SGK - 8)
b) Di chuyển trên trang tính (SGK - 10)
c) Gõ chữ Việt trên trang tính (SGK - 10)
Hoạt động 3: Củng Cố (3’)
GV: Yêu cầu Hs tóm tắt lại nội dung bài học.
Gv: Nhận xét, kết luận.
-HS: Tóm tắt nội dung bài học.
-HS: Nhận xét, bổ xung.
V. DẶN DÒ (1’)
	-Học bài
	-Làm các câu hỏi trong SGK.
Tuần : 02
Tiết : 03
Ngày Soạn: 16/8/2010
Bài Thực hành 1. LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH
 BẢNG TÍNH EXCEL
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Thực hiện được việc khởi động và thoát khỏi phần mềm bảng tính.
- Nắm được các thao tác khi sử dụng phần mềm Microsoft Excel.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết được màn hình làm việc của bảng tính Excel.
- Biết cách di chuyển trên trang tính và nhập dữ liệu vào trang tính.
- Biết cách lưu bảng tính.
3. Thái độ:
- Hứng thú tìm hiểu, thực hiện các thao tác trên Excel được nêu trong phần mục tiêu, các tính năng của phần mềm Excel.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Sách giáo khoa, sách tham khảo, phòng máy vi tính
- HS: Sách giáo khoa, ôn bài và đọc trước nội dung bài thực hành.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Hướng dẫn giảng giải, minh họa trực quan, nêu câu hỏi để học sinh thảo luận trả lời.
Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
 Nhắc nhở HS trật tự chuẩn bị vào bài
2. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 3’ )
GV: ? Nêu cách thực hiện các thao tác nhập và chỉnh sửa dữ liệu, di chuyển trên trang tính, gõ chữ Việt trên trang tính.
GV: Nhận xét, kết luận, cho điểm.
-HS: Suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
-HS: Nhận xét, bổ xung.
Hoạt động 2: Khởi động Excel (7 ')
Gv: Làm mẫu
GV:Yêu cầu HS thực hiện nhanh 2 lần/ HS.
GV: Gọi 1 HS lên thực hiện và trình bày cách làm.
HS: Thực hiện theo nhóm 
- Theo dõi thực hiện theo và nê ... u cầu một HS trong nhóm tính chiều cao trung bình
Nhận xét ghi điểm
Chọn đại diện bài làm của một nhóm, trình chiếu kết quả cho các nhóm khác theo dõi
Nhận xét và ghi đểm bài làm của nhóm
HS thực hiện
Ghi nhận
Theo dõi và nhận xét cách
Ghi nhận
Bài tập 2(trang 35)
 V. Dặn Dò (1 phút).
 - Về nhà học bài, thực hành lại bài (nếu có máy). Đọc trước nội dung phần còn lại.
Tuần : 10
Tiết : 20
Ngày Soạn: 29/9/2010
Bài thực hành 4:
 BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM
I. MỤC TIÊU:
1.Kieán thöùc:
- Ôn tập kiến thức về bảng tính điện tử, cách sử dụng các hàm để tính toán.
- Vận dụng thành thạo các hàm đã học để giải bài tập về tính toán.
2. Kó naêng: 
- Rèn cách sử dụng các hàm để tính toán.
3. Thaùi ñoä:
- Có ý thức làm việc chính xác, biết hợp tác nhóm.
 II. PHẦN CHUẨN BỊ: 
- GV: SGK, Sách tham khảo, phòng máy, bảng phụ, UFB, .
- HS: SGK, oân baøi, xem tröôùc baøi môùi.
 III. PHƯƠNG PHÁP:
Minh họa trực quan, hướng dẫn cụ thể.
Thực hành, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
 IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
Nhắc nhở HS trật tự chuẩn bị vào bài
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
 Hoạt động 1: Bài tập 3:Đọc và thực hiện yêu cầu bài tập 3 (26 phút)
GV: Quan sát các nhóm thực hành.
Lại yêu cầu 1 HS trong nhóm làm câu b).
GV: Nhận xét ghi điểm
GV: Chọn một HS khác làm câu c).
GV: Nhận xét ghi điểm
GV: Chọn đại diện bài làm của một HS, chỉ kết quả cho các HS khác theo dõi
GV: Nhận xét và ghi đểm bài làm của nhóm.
GV: Tiếp tục hướng dẫn các nhóm khác vào thực hành như đối vơid nhóm 1. 
HS: Nhóm 1 thực hiện
HS: Thực hành cá nhân
HS thực hiện
HS: Ghi nhận
HS thực hiện
HS: Ghi nhận
HS: Theo dõi và nhận xét
HS:Ghi nhận.
HS: Nhóm khác vào thực hành sau khi nhóm 1 đã thực hành song.
Bài 3 (trang 35): Sử dụng hàm
Hoạt động 2: Bài tập 4: (14 phút)
GV: Yêu cầu HS Đọc và nhập nội dung bài tập 4, sau đó lưu lại với tên “Gia tri san xuat”
GV: Quan sát các nhóm thực hành.
- Giải thích kỹ yêu cầu của đề.
GV: Lại một nhóm bất kỳ và yêu cầu 1 HS trong nhóm tính Tổng giá trị sản xuất của vùng theo từng năm
GV: Nhận xét ghi điểm
GV: Tiếp tục chọn một HS khác tính trung bình cho ngành nông nghiệp
GV: Nhận xét ghi điểm
Chọn đại diện bài làm của một HS, chỉ kết quả cho các HS khác theo dõi
GV: Nhận xét và ghi đểm bài làm của nhóm.
GV:Tiếp tục theo dõi, hướng dẫn các nhóm khác thực hành như đối với nhóm 1.
HS: Theo dõi, ghi nhớ .
HS:Nhóm 1 thực hiện.
HS: Chú ý lắng nghe.
HS: thực hiện the yêu cầu của GV.
HS: Ghi nhận
HS: thực hiện.
HS: Chú ý theo dõi, ghi nhận.
HS: Theo dõi và nhận xét .
HS: Ghi nhận.
HS: Nhóm khác vào thực hành sau khi nhoms1 đã thực hành song.
Bài 4: (trang 35): Lập trang tính và sử dụng hàm
Hoạt động 2: Củng cố (3 phút)
GV: Yêu cầu HS nhắc lại cú pháp của hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN?
GV: Nhận xét, chốt lại.
HS: Nhắc lại.
HS: Nhận xét, bổ sung.
 V. Dặn Dò (1 phút)
 - Về nhà học bài, thực hành lại bài (Nếu có thể). Ôn lại kiến thức chuẩn bị cho tiết Bài tập
Tuần : 11
Tiết : 21
Ngày Soạn: 01/10/2010
BAØI TAÄP
 I. MỤC TIÊU
 1.Kieán thöùc:
- Vận dụng thành thạo một số hàm cơ bản như Sum, Average, Max, Min vào tính toán các phép tính thông thường trên máy tính.
2. Kó naêng: 
- Sử dụng thành thạo một số hàm cơ bản như Sum, Average, Max, Min vào tính toán các phép tính thông thường trên máy tính.
3. Thaùi ñoä:
- Thấy được sự tiện lợi khi sử dụng hàm để tính toán, có ý thức tìm hiểu thêm các tính năng của các hàm trong bảng tính Excel.
- Làm việc chính xác có kỉ luật.
 II. PHẦN CHUẨN BỊ 
Giaùo vieân
- SGK, SGV, bảng phụ, sách tham khảo.
2. Hoïc sinh
- SGK, oân baøi, xem tröôùc baøi môùi.
 III. PHƯƠNG PHÁP:
 - Phương pháp: Quan sát trực quan, vấn đáp.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
Nhắc nhở HS trật tự chuẩn bị vào bài
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết (10 phút)
GV: Để chọn các đối tượng trên trang tính ta cần thực hiện những thao tác nào?
GV: Nhận xét, chốt ý.
GV: Theo em từ đâu có thể biết ô đó chứa công thức hay địa chỉ?
GV: Nhận xét, chốt lại.
GV: Yêu cầu HS đọc nội dung và làm bài tập 1 SGK (tr 31) .
GV: Nhận xét, chốt lại.
HS: Trả lời.
HS: Nhận xét, bổ sung.
HS: Ghi nhận.
HS: Trả lời.
HS: Nhận xét, bổ sung.
HS: Ghi nhận.
HS: Đọc nội dung bài tập, suy nghĩ làm bài.
HS: Trả lời.
HS: Nhận xét, bổ sung.
HS: Ghi nhận.
Để chọn các đối tượng trên trang tính ta cần thực hiện những thao tác nào?
Bài tập 2 trang 24 SGK
Bài tập 1 trang 31 SGK
 Hoạt động 2: Vận dụng một số hàm cơ bản để tính toán (26 phút)
GV: Nêu cú pháp và công dụng của hàm SUM, AVERAGE, MAX?
- Treo bảng phụ.
* Yêu cầu:
- Làm việc theo nhóm trình bày lời giải mỗi bài trên 1 trang tính.
- Làm xong lưu bảng tính với tên: Bai_tap_nhom1_A
____ Bảng phụ _____
* Bài tập 1
Hãy cho biết kết quả của hàm tính tổng (SUM) trên trang tính trong hình sau: 
1) =SUM(A1:A3)
2) =SUM(A1:A3,100)
3) =SUM(A1+A4)
4) =SUM(A1:A2,A5)
- Quan sát, yêu cầu HS báo cáo kết quả.
- Chuẩn kiến thức. 
 * Bài tập 2
Hãy cho biết kết quả của hàm tính trung bình cộng (AVERAGE) trên trang tính trong hình sau:
 1) =AVERAGE(A1:A4)
 2) =AVERAGE(A1:A4,300)
 3) =AVERAGE(A1:A5)
 4) =AVERAGE(A1:A2,A4)
GV: Quan sát, yêu cầu HS báo cáo kết quả.
- Chuẩn kiến thức. 
 * Bài tập 3
 1) =MAX(A1:A3)
 2) =MAX(A1:A4,100)
 3) =MAX(A1,A4) 
 4) =MAX(A1,A5)
- Khai thác tương tự.
HS: Trả lời.
 HS:Đọc nghiên cứu đề.
 HS: Hoạt động nhóm làm bài.
HS: Báo cáo kết quả.
HS:Khác Nhận xét.
HS: Báo cáo kết quả.
HS:Khác Nhận xét.
1. Bài tập 1
____ Bảng phụ _____
Bài tập 2
____ Bảng phụ _____
3. Bài tập 3
___ Bảng phụ ___
Hoạt động 3: Củng cố (7 phút)
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm, làm, sửa lại các bài tập trên.
 - Đại diện nhóm trình bày kết quả bài làm của nhóm mình.
GV: Vì sao công thức 3 không tính ra kết quả?
 - Các nhóm khác tham khảo, bổ xung.
GV: kết luận
 GV: Vì sao công thức 3 và 4 lại cùng cho kết qủa là 10?
GV: kết luận
 HS: Đại diện nhóm trình bày
HS: Nhóm khác nhận xét, bổ xung.
 HS: Ghi nhận.
- Trả lời.
HS: khác nhận xét, bổ sung.
 HS: Ghi nhận.
1. Bài tập 1
1) =SUM(A1:A3) à 150
2) =SUM(A1:A3,100) à225
3) =SUM(A1+A4) à#######
4) =SUM(A1:A2,A5) à5
2. Bài tập 2
1) =AVERAGE(A1:A4) à62.5
2) =AVERAGE(A1:A4,300) à110
3) =AVERAGE(A1:A5) à62.5
4) =AVERAGE(A1:A2,A4) à58.3
3. Bài tập 3
1) =MAX(A1:A3) à9
2) =MAX(A1:A4,100) à100
3) =MAX(A1,A4) à10
4) =MAX(A1,A5) à10
 V. Dặn Dò (1 phút)
 - Làm lại bài, ôn lại toàn bộ kiến thức chuẩn bị cho tiết kiểm tra.
Tuần : 11
Tiết : 22
Ngày Soạn: 01/10/2010
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
 I. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức:
 - Kiểm tra kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 4 (Phần bảng tính điện tử):
- Các thành phần chính của trang tính, khả năng tính toán.
2. Kó naêng: 
- Kĩ năng sử dụng hàm trong tính toán.
3. Thaùi ñoä:
- Rèn ý thức thường xuyên ôn tập kiến thức đã học.
- Rèn tư duy tổng hợp so sánh.
- Rèn luyện tính nghiêm túc, kỉ luật, trung thực khi làm bài.
 II. PHẦN CHUẨN BỊ 
- GV: Đề bài, đáp án, biểu điểm.
- Ôn tập kĩ kiến thức.
III. PHƯƠNG PHÁP.
Làm bài cá nhân
IV - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp 
Kiểm tra
Ma trận đề.
 Mức độ
NỘI DUNG
Thông Hiểu
Nhận Biết
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương trình bảng tính là gì?
1
 0.5
Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính.
1 
 0.5
1
 0.5
Thực hiện tính toán trên trang tính.
1
 4
Sử dụng các hàm để tính toán
2
 1
1
 0.5
3
 3
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Cụm từ H5 trong hộp tên có nghĩa là?
a) Phím chức năng H5
b) Kí tự ô được chọn là H5
c) Ô ở cột H hàng 5
d) Ô ở hàng H cột 5
Câu 2: Để mở một bảng tính mới chúng ta nháy chuột vào nút:
	a) 	b) 	c) 	d ) 
Câu 3: Trong chương trình bảng tính có các công cụ thực hiện tính toán theo công thức được định nghĩa sẵn từ trước, các công cụ đó chính là:
	a) Hàm	b) Chú thích	c) Định dạng	d) Biểu thức
Câu 4: Cách nhập hàm nào sau đây không đúng?
	a) =SUM(25,A7,D3)	b) =SUM(25,A7:D3)
 c) =SUM(A1:D3,F6)	d) =SUM(25:A7:D3)
Câu 5: Cách viết địa chỉ của một khối đúng là:
	a) 5A : 8B	b) A5 ; B8	
	c) A5 : B8	d) A5 , B8
Câu 6: Giả sử cần tính tổng giá trị trong các ô C2 và D4, sau đó nhân với giá trị trong ô B2. Trong các công thức sau, công thức nào đúng.
	a) =(C2+D4*B2)	b) =(C2+D4)*B2	c) =C2+D4*B2	d) =(C2+D4)B2
Phần II: Tự luận (7 điểm).
Câu 1: Em hãy lập công thức để tính tổng điểm các môn của HS Lê Thái Anh. (1 điểm).
Câu 2: Lập công thức để tính điểm trung bình cộng của HS Đinh Vạn Hoàng An. (1 điểm).
Câu 3: Lập công thức để xác định điểm thấp nhất môn Anh Văn của các HS trong bảng trên. 
(1 điểm).
Câu 4: Hãy nêu lợi ích của việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức, nêu ví dụ cụ thể. (4điểm).
ĐÁP ÁN
Phần I trắc nghiệm (3 điểm mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm)
Câu 
1
2
3
4
5
6
Đáp Án
c
d
a
a
c
b
Phần II: Tự luận (7 điểm).
Câu 1: =SUM(C4:F4)
Câu 2: =AVERAGE(C2:F2)
Câu 3: = MIN(F2:F11)
Câu 4: Việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức, giúp em có thể sử dụng lệnh copy để sao chép công thức tới các ô khác trong trang tính, làm cho chương trình bảng tính sẽ tự động cập nhật lại kết quả của công thức mỗi khi ta thay đổi nội dung trong các ô tính, mà ta đã sử dụng trong công thức.
VD: Ô A1 chứa số 8, ô B1 chứa số 7; Ô A2 Chứa số 9; ô B2 chứa số 6 
 để thực hiện phép tính trung bình cộng của 2 số 8 ,7; và 2 số 9,6 vào các Ô C1 và C2
Em có thể thực hiện bằng một trong 2 cách sau: 
 a) Chọn ô C1 và nhập: =(8+7)/2; Chọn ô C2 và nhập: =(9+6)/2
 b) Chọn ô C1 và nhập: = (A1+A2)/2; sau đó em sao chép công thức này vào ô C2
Nếu như ta thay đổi dữ liệu trong ô A1 là 5, ô B1 là 6 thì em sẽ phải nhập lại công thức ở ô C1 nếu em sử dụng cách 1. và chương trình bảng tính sẽ tự động cập nhật kết quả ở ô C1 nếu em thực hiện cách thứ hai (Sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức).
 V. Thu Bài.
 VI. Dặn dò.
 - Học lại bài, đọc trước nội dung bài: Học địa lí thế giới với Earth Explorer

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 7A123.doc