Tuần:1
Tiết :1
BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ
A . MỤC TIÊU :
- Biết được khái niệm bảng tính điện tử và vai trò của bảng tính trong cuộc sống và học tập.
- Học sinh có khả năng làm việc với bảng tính điện tử.
- Yêu thích môn học, có tác phong suy nghĩ làm việc hợp lí chính xác.
- Có thái độ đúng đắn và ý thức ứng dụng Tin học trong học tập, cuộc sống.
B. CHUẨN BỊ :
- Giáo án và tài liệu liên quan, thiết bị máy tính phụ trợ và dữ liệu trên máy.
- Vở ghi, SGK .
Ngày soạn:2/9/2009 Tuần:1 Tiết :1 bảng tính điện tử A . Mục Tiêu : - Biết được khái niệm bảng tính điện tử và vai trò của bảng tính trong cuộc sống và học tập. - Học sinh có khả năng làm việc với bảng tính điện tử. - Yêu thích môn học, có tác phong suy nghĩ làm việc hợp lí chính xác. - Có thái độ đúng đắn và ý thức ứng dụng Tin học trong học tập, cuộc sống. B. Chuẩn bị : - Giáo án và tài liệu liên quan, thiết bị máy tính phụ trợ và dữ liệu trên máy. - Vở ghi, SGK . C. Hoạt động dạy học: I. ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của học sinh III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản GV : Các em đã làm quen với tạo bảng trong Word vậy các em có nhận xét gì về bảng sau: (GV treo bảng phụ minh hoạ) GV phân tích và đưa ra bảng mẫu minh hoạ về các loại bảng tính. HS quan sát. GV? Em đã gặp các loại bảng tính nào trong cuộc sống hàng ngày? Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và giải thích thêm. Chúng ta hiểu bảng tính là một bảng chứa các cột và các dòng trong đó có các dữ liệu có thể tính toán một cách nhanh nhất. Các em có thể nhận biết bảng tính qua các bảng điểm mà cuối mỗi học kỳ các em nhận được từ giáo viên chủ nhiệm. Ví dụ; bảng điểm, bảng lương Họ tên Toán Tin học Sinh TD Vũ Hoa 7.5 7.2 6.8 9.0 Lê Hoàng 5.5 5.5 5.2 5.3 1. Bảng tính điện tử là gì? Khái niệm: Bảng tính là một bảng trong đó có các cột và các dòng. - Bảng tính điện tử (Sheet) là một bảng gồm 256 cột và 16384 dòng. Và như vậy một bảng tính bao gồm 4194304 ô .Theo mặc nhiên, một tệp bảng tính gồm có 16 bảng tính, được liệt kê từ Sheet 1 đến Sheet 16. 2. Vai trò của bảng tính điện tử trong học tập và cuộc sống. GV?Bảng tính điện tử có vai trò như thế nào trong cuộc sống? Học sinh trả lời giáo viên nhận xét kết luận. GV lấy ví dụ minh hoạ cách tính lương nếu như không có bảng tính thì phải tính như thế nào và có bảng tính thì tính như thế nào để làm rõ vấn đề. Giúp các em có thể tính toán một cách nhanh , chính xác. Giúp các cơ quan , nhà máy xí nghiệp, doanh nghiệp, có thể tính toán, lương, bán hàng, một cách nhanh, chính xác. IV. Tổng kết bài học. ? Em hãy kể tên các loại bảng tính mà em biết? Cho biết vai trò của bảng tính trong cuộc sống và trong học tập của các em. V. Câu hỏi, bài tập & hướng dẫn về nhà: Bài tập áp dụng: 1-Những người cần phải có bảng tính là: a) Học sinh b)Nhân viên bán hàng c) Kế toán d)Tất cả đều đúng. 2-Những người cần có thông tin là: a)Nông dân b)Bảo vệ c)Trẻ em d)Tất cả đều đúng. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ. -Tìm hiểu về cấu trúc của bảng tính điện tử. Tiết 2 bảng tính điện tử A . Mục Tiêu : - Biết được khái niệm bảng tính điện tử và vai trò của bảng tính trong cuộc sống và học tập. - Biết cấu trúc của một bảng tính điện tử: dòng, cột, địa chỉ của ô tính ( tương đối và tuyệt đối). - Học sinh có khả năng làm việc với bảng tính điện tử. - Yêu thích môn học, có tác phong suy nghĩ làm việc hợp lí chính xác. B. Chuẩn bị : - Giáo án và tài liệu liên quan. - Đảm bảo phòng học với đầy đủ trang thiết bị cần cho nội dung bài giảng, SGK, SGV. C. Hoạt động dạy học: I. ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: Bảng tính điện tử là gì? III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản GV treo bảng phụ ? Quan sát trên bảng em hãy cho biết cấu trúc của bảng tính điện tử gồm những phần nào? Học sinh thảo luận tìm ra đáp án đúng. Đại diện báo cáo kết quả , nhóm khác nhận xét giáo viên nhận xét kết luận. ? Quan sát và đưa ra nhận xét đường viền ngang của bảng tính? HS trả lời ? Quan sát và đưa ra nhận xét đường viền dọc của bảng tính? HS trả lời ? Thế nào là ô? HS trả lời ?quan sát và đưa ra nhận xét về địa chỉ ô GV có thể mở rông thêm: -Độ rộng mặc nhiên là 9 kí tự( có thể thay đổi giá trị này từ 0- 255). Excel có tất cả 256 cột; Microsof Excel có tất cả 16384 dòng được đánh số từ 1, 2, 3, .. ? Thế nào là ô hiện hành? HS trả lời ? Nêu các cách để dịch chuyển đến ô kế tiếp? HS trả lời ? Bảng tính gồm có bao nhiêu cột, bao nhiêu dòng? HS trả lời ? một tệp bảng tính gồm bao nhiêu bảng tính? GV mở rộng cách đặt tên cho bảng tính Giáo viên giải thích địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối lấy các ví dụ minh hoạ. Khi sao chép đến vùng đích, địa chỉ của vùng đích sẽ thay đổi theo nghĩa phương, chiều, khoảng cách. Ví dụ: Công thức tại ô C1 là :=A1*B1=> kết quả là 8 Khi sao chép công thức của ô C1 vào ô C2 thì công thức tại ô này là := A2*B2 và kết quả là 24. Địa chỉ A1, B1 trong công thức của ô C1 là địa chỉ tương đối. 3. Cấu trúc của một bảng tính điện tử: *Đường viền ngang(Column Boder). *Đường viền dọc ( Row Boder). *Ô (Cell). *Bảng tính (Sheet) a) Đường viền ngang(Column Boder). -Kí hiệu cột từ trái sang phải theo các chữ cái A, B, C, D, E, F, G, H, I,.. AA, BB b)Đường viền dọc ( Row Boder). Đường viền dọc ghi số thứ tự dòng từ trên xuống dưới. c)Ô (Cell). Ô là giao của một dòng với một cột.Địa chỉ của một ô được xác định bởi cột trước, dòng sau. Ví dụ: B8 là một địa chỉ của một ô nằm trên cột B dòng thứ 8. +Ô hiện hành: đó là ô đang chờ nhập dữ liệu hay xử lý là ô có khung viền quanh. +Để dịch chuyển đến ô kế tiếp có thể dùng các phím mũi tên hoặc, Page UP, Page Down. d)Bảng tính (Sheet) - Bảng tính điện tử (Sheet) là một bảng gồm 256 cột và 16384 dòng. - Theo mặc nhiên, một tệp bảng tính gồm có 16 bảng tính, được liệt kê từ Sheet 1 đến Sheet 16. 4)Địa chỉ tương đối, địa chỉ tuyệt đối. a)Địa chỉ tương đối(Rlative Address) Địa chỉ tham chiếu có dạng$,$. a)Địa chỉ tuyệt đối(Absolute Address) Địa chỉ tham số có dạng $,$. Khi sao chép đến vùng đích, địa chỉ của vùng đích sẽ giống nguyên như vùng nguồn. IV. Tổng kết bài học: ?Cấu trúc của bảng tính điện tử? ? Hãy nêu một số ví dụ về cấu trúc bảng tính điện tử? V. Câu hỏi, bài tập & hướng dẫn về nhà: Bài tập áp dụng: 1-Cấu trúc bảng tính có: a) Đường viền ngang (Column Boder). b) Đường viền dọc ( Row Boder). c) Ô (Cell);Bảng tính (Sheet) d) Tất cả đều đúng. 2-Đường viền ngang có ghi: a) kí hiệu cột từ trái sang phải theo các chữ cái A, B, b) kí hiệu cột từ phải sang trái theo các chữ cái A, B, 3-Đường viền dọc có ghi: a) Số thứ tự từ trên xuống dưới. b) số thứ tự từ dưới lên trên. Hướng dẫn về nhà: - Trả lời các câu hỏi cuối bài. - Đọc trước bài2 SGK. Ngày soạn:9/9/2009 Tuần:2 Tiết :3 Làm quen với chương trình bảng tính trong excel A . Mục Tiêu : Học xong bài này học sinh có khả năng : - Biết khởi động và thoát khỏi Excel - Nhận biết được các ô, hàng, cột trên trang tính Excel. - Biết cách di chuyển trên trang tính và nhập dữ liệu trên trang tính. - Thao tác thành thạo trên Excel - Có ý thức giữ gìn và bảo quản máy tính , vệ sinh phòng máy. B. Chuẩn bị : - Giáo án và tài liệu liên quan, thiết bị máy tính và dữ liệu trên máy. - Đảm bảo phòng học với đầy đủ trang thiết bị cần cho nội dung bài giảng , SGK, SGV quyển2 C . Hoạt động dạy học: I. ổn định lớp: II- Kiểm tra bài cũ : Nêu cách cách khởi động và kết thúc chương trình Micrsoft Word? Gọi HS lên bảng thực hành trên máy III.Hoạt động dạy học: Giáo viên giới thiệu cách khởi động và thoát khỏi Excel . Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện mẫu cho các bạn quan sát. HS khác quan sát và nhận xét thao tác của bạn Giáo viên giới thiệu cách ghi kết quả trên Excel. Học sinh ghi nhớ kiến thức. Giáo viên giao bài tập và phân chia nhóm thực hành. Giáo viên nêu nội quy phòng máy. + Chỉ mở máy khi có chỉ định của giáo viên. + Làm theo yêu cầu của GV, không mở vào các chương trình khác, không mở các chương trình chò chơi. + Thoát khỏi các chương trình khi kết thúc thực hành. + Bảo vệ tài sản chung trong phòng máy. + Giữ trật tự trong giờ học. 1-Khởi động và thoát khỏi Excel: Cách 1: - Nháy chuột trên nút Start trỏ chuột vào All Programs và chọn Micrsoft Excel. - Start ->All Programs-> Micrsoft Excel. Cách 2: Nháy chuột vào biểu tượng X trên màn hình nền ( nếu có sẵn biểu tượng đó trên màn hình) 2-Lưu kết quả và thoát khỏi Excel: + Lưu kết quả: File -> Save Hoặc File -> Save as ghi tên vào mục File name -> Save. + Để thoát khỏi: Chọn File -> Exit hoặc đóng vào biểu tượng dấu X. - Đọc bài đọc thêm 1: Chuyện cổ tích về VISICALC. 3- Chia nhóm và giao bài tập: + Chia nhóm: - Hai học sinh trên một máy. + Bài tập: Bài 1: (SGK)/10 - Các điểm giống và khác nhau trên màn hình Word và Excel. + Giống nhau: Thanh tiêu đề; các thanh công cụ; thanh bảng chọn; thanh trạng thái; + Khác nhau: ( Excel) Bảng chọn Data; tên cột; tên hàng;tên các trang tính; trang tính; ô tính đang được chọn; thanh công thức. - Mở các bảng chọn và quan sát các lệnh trong các bảng chọn đó. Kích chọn một ô tính và thực hiện di chuyển trên trang tính đó bằng chuột và bằng bàn phím. Quan sát sự thay đổi các nút tên hàng và tên cột. IV. Tổng kết bài học hướng dẫn về nhà: - Học thuộc cách Khởi động và thoát khỏi Excel; Lưu kết quả và thoát khỏi Excel: - Tự thục hành tại nhà bài thực hành 1 - Chuẩn bị bài thực hành 2, 3 ----------------------------------------- Tiết :4 Làm quen với chương trình bảng tính trong excel A . Mục Tiêu : Học xong bài này học sinh có khả năng : - Biết khởi động và thoát khỏi Excel - Nhận biết được các ô, hàng, cột trên trang tính Excel. - Biết cách di chuyển trên trang tính và nhập dữ liệu trên trang tính. - Thao tác thành thạo trên Excel - Có ý thức giữ gìn và bảo quản máy tính , vệ sinh phòng máy. B . Các công việc chuẩn bị cho dạy và học : - Giáo án và tài liệu liên quan, thiết bị máy tính và dữ liệu trên máy. - Đảm bảo phòng học với đầy đủ trang thiết bị, SGK, SGV C . Hoạt động dạy học: I. ổn định lớp: II- Kiểm tra bài cũ : Nêu cách cách khởi động và thoát khỏi Excel ? Cách ghi kết quả trên Excel ? Gọi HS lên bảng thực hành trên máy III.Hoạt động dạy học: Giáo viên giao bài tập . Học sinh mở máy thực hành. - GV yêu cầu HS quan sát bài tập 2 và cho biết các thao tác cần để thực hiện được bài này. - HS quan sát và trả lời + Mở chương trình Microsoft Excel + Nhập dữ liệu theo các ô + Lưu kết quả + Thoát khỏi chương trình Microsoft Excel - GV yêu cầu mỗi thao tác có 1 HS nhắc lại cách làm. - HS trả lời, các HS khác lắng nghe + Mở chương trình Microsoft Excel Start/ All Programs/ Microsoft Excel + Nhập dữ liệu theo các ô Nháy chuột tại ô đó và nhập dữ liệu từ bàn phím + Lưu kết quả File/ Save gõ Danh sach lop em vào ô File name + Thoát khỏi chương trình Microsoft Excel File / Exit - Sau đó GV yêu cầu HS thực hành làm bài tập 3 trong SGK. - GV quan sát và giúp đỡ học sinh khi cần. - GV chú ý HS cách để nhập được tiếng Việt trong chương trình Microsoft Excel - GV đánh giá và cho điểm với một số nhóm làm nhanh, kết quả tốt. 3-Bài tập: Bài tập2: (SGK)/11 -Nhập dữ liệu tuỳ ý vào một ô trên trang tính.Dùng phím enter để kết thúc việc nhập dữ liệu trong ô đó và kích hoạt tiếp theo. -Lặp lại các thao tác nhập dữ liệu vào ô sử dụng một trong 4 phím mũi tên để kết thúc việc nhập dữ liệu. Quan sát ô được kích hoạt tiếp theo và cho nhận xét. -Chọn một ô tính có dữ liệu và nhấn phím Delete. Chọn một ô tính khác có dữ liệu và gõ nội dung mới cho nhận xét về kết quả. Thoát khỏi Excel mà không lưu lại kết quả mà em vừa thực hiện. Bài tập 3:( SGK / 11) Nhập bảng tính như trong sách giáo khoa và lưu lại tên: Danh sach lop em và thoát khỏi Excel. IV. Tổng kết bài học hướng dẫn về nhà: Giáo viên nhận xét ưu điểm của giờ thực hành. - Về nhà thực hành thêm với bài tập 3, - Trả lời câu hỏi 1.9-1.10 SBT vào vở. - Thực hành tại nhà bài 1.11 SBT. - Đọc trước bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính Ngày soạn: 16/9/2009 Tuần 3 Tiết 5: Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính . A . Mục Tiêu : Học xong bài này học sinh có khả năng : - Biết được các thành phần chính của trang tính: hàng, cột, các ô, hộp tên, khối , thanh công thức. - Hiểu được vai trò của thanh công thức. - Thao tác trên trang tính. - Có ý thức học tập đúng đắn, yêu thích môn học , ham tìm tòi , học hỏi. B . Các công việc chuẩn bị cho dạy và học : Giáo viên: - Giáo án và tài liệu liên quan, thiết bị máy tính phụ trợ và dữ liệu trên máy. - SGK, SGV, SBT quyển2 Học sinh: Vở ghi, đồ dùng học tập. C . Hoạt động dạy học: I. ổn định lớp: II.Hoạt động dạy học: Hoạt động của thày, trò Nội dung cơ bản -Dùng máy chiếu chiếu hình 13 SGK -Cho học sinh thảo luận các câu hỏi: ? Một trang tính có thể có bao nhiêu trang tính? ? Các trang tính được phân biệt bằng các gì? ? Khi nào thì trang tính sẵn sàng nhận nhập giữ liệu. ? Để kích hoạt một trang tính em phải làm gì? -Học sinh quan sát - Thảo luận nhóm, báo cáo kết quả: Ví dụ: Muốn mở Sheet 3 ta làm như thế nào? Gv nhắc lại cách mở Sheet3 1. Bảng tính -Bảng tính có nhiều trang tính. -Khi mở một bảng mới bảng tính thường gồm 3 trang tính. -Các tên được phân biệt bởi các nhãn ở phía dưới như Sheet1, Sheet2, Sheet3 -Trang tính được kích hoạt là trang tính được hển thị trên màn hình, có nhãn màu trắng, tên trang viết bằng chữ đậm. -Để kích hoạt một trang tính cần nháy chuột vào các nhãn tương ứng. - Nháy chuột vào Sheet3 ? Trên trang tính gồm có những thành phần nào? - Chiếu lên bảng yêu cầu học sinh lên chỉ -Học sinh lên bảng chỉ ra các thành phần. -Học sinh khác nhận xét. -Học sinh ghi nội dung Giáo viên có thể nhắc lại đâu là ô, cột, hàng để học sinh lắm chắc kiến thức. Giáo viên chỉ ra các thành phần tiếp còn lại của trang tính là: GV chiếu lên bảng cho học sinh nhìn thấy hộp tên. ? Em hãy quan sát và cho biết B5 có nghĩa là gì? -Học sinh trả lời, hs khác nhận xét. ?Theo em thế nào là một khối? -Học sinh trả lời, hs khác nhận xét. GV nhận xét kết luận: ?Quan sát trên hình và chỉ ra đâu là thanh công thức? GV nhận xét kết luận 2.Các thành phần chính trên trang tính: -Các hàng, ô, cột +Hộp tên: Là góc ở trên, bên trái trang tính,hiển thị ô được chọn Thanh công thức Hộp tên Ví dụ : B5 là hộp tên chỉ cột B dòng 5 +Khối: Là một nhóm ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật.Khối có thể là một ô, một hàng, một cột hay một phần của hàng hoặc cột. +Thanh công thức:Cho biết nội dung của ô đang được chọn. III. Tổng kết bài học hướng dẫn về nhà: Bài tập: Yêu cầu học sinh làm bài tập1,2 sgk. Gọi một số em lên bảng làm HS khác nhận xét giáo viên nhận xét đánh giá. Giao bài tập 2.1, 2.2, 2.3,2.4,2.5, sách bài tập Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập Về nhà đọc tiếp phần 3, 4 SGK. Học thuộc các nội dung đã học. --------------------------- Tiết 6 Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính . A . Mục Tiêu : Học xong bài này học sinh có khả năng : - Biết được cách chọn một ô, một hàng, một cột và một khối - Phân biệt được kiểu dữ liệu số và kiểu dữ liệu kí tự. - Thao tác trên trang tính. - Có ý thức học tập đúng đắn, yêu thích môn học , ham tìm tòi , học hỏi. B . Các công việc chuẩn bị cho dạy và học : Giáo viên: - Giáo án và tài liệu liên quan, thiết bị máy tính phụ trợ và dữ liệu trên máy. - SGK, SGV, SBT quyển2 Học sinh: Vở ghi, đồ dùng học tập, Bảng điểm lớp hoặc một bảng nào đó. C . Hoạt động dạy học: I. ổn định lớp: II-Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 2.1; 2.2;2.3;2.4;2.5( gọi từ 2 đến 3 em) HS khác theo dõi bài làm của bạn và đánh giá nhận xét. GV đánh giá nhận xét. III.Hoạt động dạy học: Hoạt động của thày, trò Nội dung cơ bản GV cho học sinh thảo luận các câu hỏi: ?Để chọn một ô các em làm như thế nào? ?Chọn một hàng thì các em làm như thế nào? ?Chọn một cột các em làm như thế nào? ?Chọn một khối các em làm như thế nào? Học sinh thảo luận đưa ra đáp án . Các nhóm khác nhận xét. GV nhận xét gv ghi lên bảng 3- Các đối tượng trên trang tính: +Chọn một ô: Đưa con trỏ chuột tới ô đó và nháy chuột. +Chọn một hàng:Nháy chuột tại nút tên hàng. +Chọn một cột: Nháy chuột tại nút tên cột. Chọn cột +Chọn một khối: Kéo thả chuột từ một ô góc đến ô góc đối diện .Ô chọn đầu tiên sẽ được kích hoạt. Chọn khối GV có thể vào đề: Có thể nhập dữ liệu khác nhau vào các ô của trang tính nhưng chúng ta chỉ quan tâm tới hai loại dữ liệu đó là dữ liệu số và dữ liệu dạng kí tự. ? Dữ liệu số gồm có các số nào? Gv cho hs quan sát bảng chiếu. GV kết luận: GV viết bảng ?Dữ liệu kí tự gồm có các kí tự nào? Gv cho hs quan sát bảng chiếu. HS quan sát, trả lời Gv nhận xét kết luận. 4- Dữ liệu trên trang tính: HS lắng nghe HS trả lời các số âm và các số dương. Ghi nội dung a)Dữ liệu số: - Các số từ 1, 2, 3, 9 -Dấu + chỉ số dương: +1; +2; +3.. -Dấu – chỉ số âm:-1; -2;-3 - Kí hiệu % (phần trăm) Ví dụ: Chú ý: Thông thường dấu phẩy (,) được dùng để phân cách hàng nghìn, hàng triệu.. dấu chấm(.) để phân cách phần thập phân. Với chế độ ngầm định thì các dữ liệu số được căn lề phải trong ô tính. b)Dữ liệu kí tự: Dữ liệu kí tự là các chữ cái, chữ số và các kí hiệu. Ví dụ: Chú ý: Trong chế độ ngầm định dữ liệu kí tự được căn lề trái trong ô tính. IV. Tổng kết bài học hướng dẫn về nhà: Bài tập:Yêu cầu học sinh làm bài tập1,2 sgk. Gọi một số em lên bảng làm HS khác nhận xét giáo viên nhận xét đánh giá. Giao bài tập 2.6, 2.7, 2.13,2.14,2.15, sách bài tập Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập học thuộc các nội dung đã học. Đọc trước bài thực hành 2. --------------------------- Ngày soạn 23/9/2009 Tuần 4 Tiết 7: Bài thực hành 2 : Làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính. A . Mục Tiêu : Học xong bài này học sinh có khả năng : -Phân biệt được bảng tính, trang tính và các thành phần trên trang tính. -Mở và lưu văn bản trên máy tính. - Thao tác thành thạo trên bảng tính. - Có ý thức giữ gìn và bảo quản máy tính , vệ sinh phòng máy. B . Các công việc chuẩn bị cho dạy và học : - Giáo án và tài liệu liên quan, thiết bị máy tính phụ trợ và dữ liệu trên máy. - Đảm bảo phòng học với đầy đủ trang thiết bị cần cho nội dung bài giảng , SGK, SGV quyển2 C . Hoạt động dạy học: I. ổn định lớp: II.Hoạt động dạy học: Giáo viên mở một File mới trong Word các em làm như thế nào. HS trả lời Giáo viên giới thiệu cách ghi kết quả trên Excel. Giáo viên cho học sinh đọc bài đọc thêm 1 SGK/12. Giáo viên giao bài tập và phân chia nhóm thực hành. Giáo viên nhắc lại nội quy phòng máy. + Chỉ mở máy khi có chỉ định của giáo viên. +Làm theo yêu cầu của GV, không mở vào các chương trình khác, không mở các chương trình chò chơi. + Thoát khỏi các chương trình khi kết thúc thực hành. +Bảo vệ tài sản chung trong phòng máy. +Giữ trật tự trong giờ học. Giáo viên quan sát hướng dẫn giải đáp thắc mắc. 1-Mở bảng tính Mở bảng tính mới : File/New Hoặc nháy vào biểu tượng. Mở bảng tính đã lưu trên máy: File/Open/ chọn tên tệp cần mở. New 2-Lưu kết quả với một tên khác + Lưu kết quả: File -> Save Hoặc File -> Save as ghi tên vào File name -> Save. 3-Chia nhóm và giao bài tập: + Chia nhóm: -Hai học sinh trên một máy. -Làm bài tập 1,2. Học sinh thực hành III. Tổng kết bài học hướng dẫn về nhà: Gọi một số em lên thao tác bài tập 1, 2 Các nhóm khác quan sát nhận xét đánh giá. Giáo viên nhận xét đánh giá. Giáo viên nhận xét ưu điểm của giờ thực hành. Nhắc nhở các em đọc bài tập 3,4 chuẩn bị giờ sau thực hành. ----------------------------------- Tiết 8: Bài thực hành 2 : Làm quen với các kiểu dữ liệu trên trang tính. A . Mục Tiêu : Học xong bài này học sinh có khả năng : - Biết cách chọn các đối tượng trên trang tính. -Phân biệt và nhập các dữ liệu khác nhau vào ô tính. - Thao tác thành thạo trên bảng tính. - Có ý thức giữ gìn và bảo quản máy tính , vệ sinh phòng máy. B . Các công việc chuẩn bị cho dạy và học : - Giáo án và tài liệu liên quan, thiết bị máy tính phụ trợ và dữ liệu trên máy. - Đảm bảo phòng học với đầy đủ trang thiết bị cần cho nội dung bài giảng , SGK, SGV quyển2 C . Hoạt động dạy học: I. ổn định lớp: II.Hoạt động dạy học: Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức của bài trước cách mở bảng tính mới và bảng tính đã có, cách lưu kết quả trên trang tính. Cách ghi kết quả trên Excel. Học sinh ghi nhớ kiến thức. Giáo viên giao bài tập . Học sinh mở máy thực hành. 1.Nhắc lại kiến thức: + Mở bảng tính mới : File/New Hoặc nháy vào biểu tượng. Mở bảng tính đã lưu trên máy: File/Open/ chọn tên tệp cần mở. + Lưu kết quả: File -> Save Hoặc File -> Save as ghi tên vào File name -> Save. 2-Chia nhóm và giao bài tập: + Chia nhóm: -Hai học sinh trên một máy. -Làm bài tập 3,4. Bài 3: Mở một bảng tính mới. Mở bảng tính Danh sach lop em đã lưu trong bài thực hành 1. Bài 4: Học sinh thực hành lưu lại bảng tính với tên So theo doi the luc III. Tổng kết bài học hướng dẫn về nhà: Gọi một số em lên thao tác bài tập 3, 4 Các nhóm khác quan sát nhận xét đánh giá. Giáo viên nhận xét đánh giá. Giáo viên nhận xét ưu điểm của giờ thực hành. Nhắc nhở các em đọc bài 3.
Tài liệu đính kèm: