Giáo án Tin học 7 tiết 17, 18: Sử dụng các hàm để tính toán

Giáo án Tin học 7 tiết 17, 18: Sử dụng các hàm để tính toán

Bài 4 : SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN

 I. Mục tiêu

Học song tiết học sinh có thể:

- Hiểu được hàm trong chương trình bảng tính.

- Cách sử dụng một số hàm, nhập hàm vào ô tính.

II. Phương tiện chuẩn bị dạy và học.

- Giáo viên: SGK, Tài liệu tham khảo, Giáo án, Phòng máy

- Học sinh: SGK, Vở, Bút.

III. Tiến trình các hoạt động dạy và học.

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 7A, 7B.

2. Kiểm tra bài cũ:

? Nêu cách nhập công thức chứa địa chỉ ô nhớ vào ô tính? Lợi ích của việc sử dụng địa chỉ ô nhớ trong công thức?

3. Bài mới.

 Giới thiệu bài: Tiết học trước chúng ta đã được làm quen và biết cách sử dụng công thức để tính toán trong trang tính. Ngoài cách nhập công thức tính toán, trong Excel còn cung cấp cho chúng ta một số hàm định nghĩa sẵn. Để làm quen với các hàm đó chúng ta đi vào bài hôm nay.

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 1754Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 tiết 17, 18: Sử dụng các hàm để tính toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 - tiết 17
Ngày soạn: 26/ 11 / 2009
Ngày giảng: 02/11/2009
Bài 4 : Sử dụng các hàm để tính toán
 I. Mục tiêu
Học song tiết học sinh có thể:
Hiểu được hàm trong chương trình bảng tính.
Cách sử dụng một số hàm, nhập hàm vào ô tính.
II. Phương tiện chuẩn bị dạy và học.
Giáo viên: SGK, Tài liệu tham khảo, Giáo án, Phòng máy
Học sinh: SGK, Vở, Bút.
III. Tiến trình các hoạt động dạy và học.
ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 7A, 7B.
Kiểm tra bài cũ:
? Nêu cách nhập công thức chứa địa chỉ ô nhớ vào ô tính? Lợi ích của việc sử dụng địa chỉ ô nhớ trong công thức?
3. Bài mới.
Giới thiệu bài: Tiết học trước chúng ta đã được làm quen và biết cách sử dụng công thức để tính toán trong trang tính. Ngoài cách nhập công thức tính toán, trong Excel còn cung cấp cho chúng ta một số hàm định nghĩa sẵn. Để làm quen với các hàm đó chúng ta đi vào bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu hàm trong chương trình bảng tính
GV! Thuyết trình.
? Yêu cầu học sinh tìm hiểu SGK mục 1 tr28.
? Em hãy cho biết hàm là gì? 
GV: Kết luận, nhận xét.
? Em hãy cho biết lợi ích của việc sử dụng hàm ? 
GV: Kết luận, nhận xét.
GV: Lấy một số VD trong SGK.
GV: phân tích đầu bài.
HS: nghe, hiểu, vào bài.
HS. Đọc bài
1. Hàm trong chương trình bảng tính.
HS: Tìm hiểu, thảo luận và phát biểu.
@ Trong chương trình bảng tính hàm là công thức được định nghĩa từ trước. Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu.
HS: Nghe, hiểu và ghi chép.
HS: Tìm hiểu, thảo luận và phát biểu.
@ Việc sử dụng các hàm só sẵn trong bảng tính giúp cho việc tính toán dễ dàng hơn, nhanh chón hơn.
HS: Nghe, hiểu và ghi chép.
HS: nghe, hiểu được lợi ích việc sử dụng hàm.
HS: Lấy VD minh họa. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng hàm
GV! Thuyết trình.
Khi đã có các hàm có sẵn trong chương trình bảng tính . Vậy chúng ta phải làm thế nào để sử dụng được hàm.
? Em hãy nêu cách nhập công thức thông thường để tính toán?
? Yêu cầu học sinh tìm hiểu phần 2 SGK tr 28.
? Em hãy cho biết cách sử dụng hàm như thế nào?
.
GV: kết luận.
GV: hướng dẫn cách nhập hàm. VD Hàm Sum..
2. Cách sử dụng hàm.
HS: Nhớ lại kiến thức cũ, phát biểu.
HS: Bổ sung, nhận xét.
HS: tìm hiểu.
HS: thảo luận, tìm hiểu SGK,, phát biểu
@ Để có thể sử dụng hàm, chúng ta nhập hàm vào ô tính tương tự nhập công thức. Dấu “=” được nhập đầu tiên, sau đó là hàm.
HS: nghe, hiểu và ghi chép.
HS: Tìm hiểu trên máy.
@ Có hai cách để sử dụng hàm: 
C1: Gõ đúng cú pháp của hàm vào ô tính, yêu cầu phải gõ đúng cú pháp của hàm.
C2: Vào Insert Function--> Chọn hàm cần thực hiện, kết thúc bằng phím Enter.
4. Củng cố.
- Hàm trong chương trình bảng tính là gi?
- Cách sử dụng hàm?
5. Hướng dẫn về nhà.
? Trả lời câu hỏi SGK.
Học bài theo vở ghi, SGK phần 1,2.
Đọc phần 3: Một số hàm cơ bản, tiết sau học tiếp.
Tiết 18
Ngày soạn: 26/ 10 / 2009
Ngày giảng: 02/11/2009
Bài 4 : Sử dụng các hàm để tính toán (tiếp)
 I. Mục tiêu
Học song tiết học sinh có thể:
Biết được một số hàm trong chương trình bảng tính Excel: Sum, Average; Max; Min.
Viết đúng cú pháp hàm, biết sử dụng hàm vào tính toán, biết kếp hợp sử dụng ddiaj chỉ ô tính.
II. Phương tiện chuẩn bị dạy và học.
Giáo viên: SGK, Tài liệu tham khảo, Giáo án, Phòng máy
Học sinh: SGK, Vở, Bút.
III. Tiến trình các hoạt động dạy và học.
ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 7A, 7B.
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới.
Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã được làm quen với k/n hàm cũng như cách sử dụng hàm. Tiết này các em sẽ đi tìm hiểu một số hàm cơ bản.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số hàm trong chương trình bảng tính
GV! Thuyết trình.
? Yêu cầu học sinh tìm hiểu SGK mục a phần 3 tr 29.
? Em hãy cho biết hàm Sum có tác dụng gì? Nêu cấu trúc hàm Sum?
GV: Phân tích, Kết luận, nhận xét.
GV: Hướng dẫn học sinh nhập hàm, sử dụng hàm.
? Yêu cầu học sinh tìm hiểu SGK mục b phần 3 tr 29.
? Em hãy cho biết hàm Average có tác dụng gì? Nêu cấu trúc hàm Average?
.
GV: Phân tích, Kết luận, nhận xét.
GV: Hướng dẫn học sinh nhập hàm, sử dụng hàm.
? Yêu cầu học sinh tìm hiểu SGK mục c phần 3 tr 29.
? Em hãy cho biết hàm Max có tác dụng gì? Nêu cấu trúc hàm Max?
GV: Phân tích, Kết luận, nhận xét.
GV: Hướng dẫn học sinh nhập hàm, sử dụng hàm.
? Yêu cầu học sinh tìm hiểu SGK mục d phần 3 tr 29.
? Em hãy cho biết hàm Min có tác dụng gì? Nêu cấu trúc hàm Min?
GV: Phân tích, Kết luận, nhận xét.
GV: Hướng dẫn học sinh nhập hàm, sử dụng hàm.
HS: nghe, hiểu, vào bài.
3. Một số hàm trong chương trình bảng tính.
HS: Tìm hiểu, thảo luận và phát biểu.
a. Hàm tính tổng.
- T/d: Hàm Sum thực hiện việc tính tổng dãy số.
Cấu trúc:
= Sum(a1,a2,a3,)
Với a1,a2,a3, là các biến hoạc địa chỉ ô nhớ. Số lượng biến, địa chỉ ô nhớ là không hạn chế. 
HS: Nghe, hiểu và ghi chép.
HS: Thực hành
b. Hàm tính giá trị trung bình cộng.
HS: Tìm hiểu, thảo luận và phát biểu 
- T/d: Hàm Average thực hiện việc tính trung bình cộng dãy số.
Cấu trúc:
= Average(a1,a2,a3,)
Với a1,a2,a3, là các biến hoạc địa chỉ ô nhớ. Số lượng biến, địa chỉ ô nhớ là không hạn chế.
HS: Nghe, hiểu và ghi chép.
HS: Thực hành
c. Hàm tính giá trị lớn nhất.
HS: Tìm hiểu, thảo luận và phát biểu.
- T/d: Hàm Max thực hiện trả lại giá trị lớn nhất dãy số.
Cấu trúc:
= Max(a1,a2,a3,)
Với a1,a2,a3, là các biến hoạc địa chỉ ô nhớ. Số lượng biến, địa chỉ ô nhớ là không hạn chế.
HS: Nghe, hiểu và ghi chép.
HS: Thực hành
d. Hàm tính giá trị nhỏ nhất.
HS: Tìm hiểu, thảo luận và phát biểu.
- T/d: Hàm Min thực hiện việc trả lại giá trị nhỏ nhất của dãy số.
Cấu trúc:
= Min(a1,a2,a3,)
Với a1,a2,a3, là các biến hoạc địa chỉ ô nhớ. Số lượng biến, địa chỉ ô nhớ là không hạn chế. 
HS: Nghe, hiểu và ghi chép.
HS: Thực hành
Hoạt động 2: Thực hành một số hàm đã học
GV. Nêu nội dung thực hành, hướng dẫn
+ Hàm Max
+ Hàm Min
+ Hàm Average
+ Hàm Sum
HS. Nghe hướng dẫn
HS. Thực hành từng hàm trên máy
4. Củng cố.
? Em hãy cho biết hàm Average có tác dụng gì? Nêu cấu trúc hàm Average?
? Em hãy cho biết hàm Max có tác dụng gì? Nêu cấu trúc hàm Max?
- Học sinh lắm được một số hàm: Sum, Average, Min, Max.
- Biết công dụng của hàm, nhập và sử dụng hàm trong chương trình.
5. Hướng dẫn về nhà.
? Trả lời câu hỏi SGK.
Học bài theo vở ghi, SGK.
Đọc trước bài thực hành 4: Một số hàm cơ bản, tiết sau học tiếp.
Đề kiểm tra 15 phút.
Câu 1: Giả sử cần tính hiệu giá trị trong các ô A1 và B1 sau đó nhân giá trị với ô B4. Em hãy điền đúng (Đ), hoặc sai (S) trong các công thức sau:
a. (A1 - B1)* B4 *
d. = B4* (A1 - B1)) *
b. = (A1 - B1) *B4) *
e. = (A1 - B1) *B4 *
c. = (A1*B4 - B1*B4) *
f. = B4 * (A1 - B1) *
Câu 2: Nêu khái niệm hàm trong chương trình bảng tính? Lợi ích của việc sử dụng hàm trong chương trình bảng tính? Có mấy cách nhập hàm vào ô tính? Nêu đặc điểm từng cách?
Đáp án.
Câu 1: Mỗi đáp án đúng được 0.5đ.
a. S
c. Đ
e. Đ
b. S
d. S
f. Đ
 Câu 2: (7 điểm).
Hàm là công thức được định nghĩa từ trước, hàm được sử dụng để tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu là địa chỉ ô nhớ và giá trị cụ thể.	2.5đ
Lợi ích: Nhanh, chính xác và tiện lợi.	2đ
Có hai cách nhập dữ liệu:	0.5đ
+ C1: Nhập trực tiếp hàm: yêu cầu người nhập phải nhớ chính xác cú pháp của hàm.	1đ
+Nhập bằng nút lệnh Insert Function: 1đ 

Tài liệu đính kèm:

  • docTin 7 Tuan 9.doc