Giáo án Tin học 7 tuần 1 đến 8 - Trường THCS Đạ M’rông

Giáo án Tin học 7 tuần 1 đến 8 - Trường THCS Đạ M’rông

PHẦN I: BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ

Mục tiêu:

 Mục tiêu của phần này là cung cấp cho học sinh một số kiến thức và kỉ năng ban đầu về chương trình bảng tính thông qua phần mềm Microsoft Excel

- Về kiến thức:

+ Biết vai trò và các chức năng chung của chương trình bảng tính như tạo trang tính và thực hiện các tính toán trên trang tính, tạo biểu đồ, sắp xếp và lọc dữ liệu

+ Biết phân biệt một vài dạng dữ liệu cơ bản có thể xử lí được bằng chương trình bảng tính

+ Biết một số chức năng cơ bản nhất của chương trình bảng tính Microsoft Excel: nhập dữ liệu, chỉnh sửa và định dạng trang tính đơn giản, thực hiện các tính toán trang tính bằng công thức và hàm, sắp xếp và lọc dữ liệu, biểu diễn bằng biểu đồ.

 

doc 45 trang Người đăng vultt Lượt xem 4973Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 7 tuần 1 đến 8 - Trường THCS Đạ M’rông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ I
Bài dạy
Kiến thức, kỷ năng cơ bản càn hình thành
Dự kiến PPDH
 và HTTC dạy học
Phương tiện, thiết bị
Bài 1 – Chương trình bảng tính là gì?
- KT: HS biết được các thành phần cơ bản của màn hình trang tính, biết nhập , sửa, xóa dữ liệu, biết cách di chuyển trên trang tính.
- KN: biết được chức năng của các thành phần cơ bản của màn hình trang tính, biết địa chỉ ô tính, có kỉ năng nhập, sửa, xóa dữ liệu, di chuyển trang tính.
- Đặt và giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhĩm.
- Máy tính, máy chiếu, GADT, phấn.
Bài TH 1 – Làm quen với chương trình bảng tính Excel.
- KT: biết khởi động Excel theo nhiều cách khác nhau, lưu kết quả và thoát ra khỏi Excel,
làm quen với bảng tính, di chuyển trên trang tính và nhập dữ liệu vào trang tính 
- KN: biết khởi động Excel theo nhiều cách khác nhau, lưu kết quả và thoát ra khỏi Excel, nhận biết các ô, hàng, cột trên trang tính Excel, 
- Đặt và giải quyết vấn đề.
- Vấn đáp gợi mở.
- Cho HS mở máy và khám phá.
Máy tính, máy chiếu, phấn, phịng máy.
Bài 2 – Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính.
- KT: Biết được các thành phần chính của trang tính: hàng, cột, các ô, hộp tên, khối, thanh công thức, Chọn ơ tính, hàng, cột và khối, phân biệt được dữ liệu số và dữ liệu kí tự.
- KN: được vai trò của thanh công thức, biết cách chọn một ô, một hàng, một cột và một khối, phân biệt được kiểu dữ liệu số, kiểu dữ liệu kí tự., hiểu được vai trò của thanh công thức, biết cách chọn một ô, một hàng, một cột và một khối, phân biệt được kiểu dữ liệu số, kiểu dữ liệu kí tự.
- Đặt và giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhĩm.
- Máy tính, máy chiếu, GADT, phấn
Bài TH2 – Làm quen với các dữ liệu trên trang tính.
- KT: phân biệt đuợc bảng tính, trang tính và các thành phần chính của trang tính, mở và lưu bảng tính trên máy, chọn các đối tượng trên trang tính, phân biệt các kiểu dữ liệu khác nhau vào ô tính.
- KN: HS có kĩ năng mở và lưu bảng tính trên máy, thực hiện việc chọn các đối tượng trên trang tính, nhập được một số kiểu dữ liệu khác nhau vào ô tính.
- Đặt và giải quyết vấn đề.
- Vấn đáp gợi mở.
- Cho HS mở máy ra thực hành.
Máy tính, máy chiếu, phấn, phịng máy
PHẦN MỀM HỌC TẬP
Luyện gõ phím nhanh bằng Typing Test
- KT: HS hiểu công dụng và ý nghĩa của phần mềm và có thể tự khởi động, tự mở các bài và chơi, ôn luyện gõ phím. tự mở các bài và chơi, ôn luyện gõ phím.
- KN: thông qua các trò chơi HS hiểu và rèn luyện đuợc kĩ năng gõ phím nhanh và chính xác, thông qua các trò chơi: Clouds, Wordtris HS hiểu và rèn luyện đuợc kĩ năng gõ phím nhanh và chính xác.
- Đặt và giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhĩm.
- Vấn đáp gợi mở.
Máy tính, máy chiếu, GADT, phấn, phịng máy
Bài 3 – Thực hiện tính tốn trên trang tính.
-KT: HS nắm được các thao tác để tính toán bằng cách sử dụng các công thức.
- KN: HS biết cách nhập các công thức thông thường và công thức chứa địa chỉ để tính toán trong chương trình bảng tính 
- Đặt và giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhĩm.
- Máy tính, máy chiếu, GADT, phấn
Bài TH3 – Bảng điểm của em.
- KT: các thao tác để tính toán bằng cách sử dụng các công thức. 
- KN: HS biết cách nhập và sử dụng công thức trên trang tính 
- Đặt và giải quyết vấn đề.
- Vấn đáp gợi mở.
- Cho HS mở máy ra thực hành.
Máy tính, máy chiếu, phấn, phịng máy
Bài 4 – Sử dụng các hàm để tính tốn.
-KT: Khái niệm hàm trong chương trình bảng tính, biết một số hàm và cách sử dụng chúng trong chương trình bảng tính.
- KN: : HS biết cách sử dụng một số hàm có sẵn trong chương trình bảng tính để giải quyết một số bài toán trong thực tế
- Đặt và giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhĩm.
- Máy tính, máy chiếu, GADT, phấn
Bài TH 4 – Bảng điểm của lớp em
- KT: các thao tác để tính toán bằng cách sử dụng các hàm
- KN: HS biết cách nhập và sử dụng hàm trên trang tính 
- Đặt và giải quyết vấn đề.
- Cho HS mở máy ra thực hành.
Máy tính, máy chiếu, phấn, phịng máy
HỌC ĐỊA LÍ THẾ GIỚI VỚI EARTH EXPLORER
- KT: HS hiểu được ý nghĩa và một số chức năng chính của phần mềm Earth Explorer để vận dụng vào thực hành.
- KN: HS nắm được và có thể thao tác được một số chức năng chính như: xem, dịch chuyển bản đồ, phóng to, thu nhỏ, thay đổi các thông tin thể hiện trên bản đồ. đo khoảng cách giữa hai địa điểm và tìm kiếm thông tin trên bản đo
- Đặt và giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhĩm.
- Vấn đáp gợi mở.
Máy tính, máy chiếu, GADT, phấn, phịng máy
Bài 5 – Thao tác với bảng tính.
- KT: HS Biết nhu cầu cần điều chỉnh độ cao hàng, độ rộng cột; nhu cầu cần chèn thêm hoặc xoá hàng cột. Biết được sự khác nhau giữa hai thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu hoặc công thức trong ô
- KN: HS biết cách điều chỉnh độ cao hàng, độ rộng cột; biết cách chèn thêm hoạc xoá hàng, coat, biết cách sao chép, di chuyển dữ liệu hoặc công thức trong ô 
- Đặt và giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhĩm.
- Máy tính, máy chiếu, GADT, phấn
Bài TH 5 Chỉnh sửa trang tính của em.
- KT: HS biết các thao tác điều chỉnh độ rộng của cột, độ cao của hàng, chèn thêm hoặc xoá hàng và cột của trang tính, các thao tác sao chép và di chuyển dữ liệu
- KN: HS thực hiện các thao tác điều chỉnh độ rộng của cột hoặc độ cao của hàng, chèn thêm hoặc xoá hàng và cột của trang tính,
 sao chép và di chuyển dữ liệu
- Đặt và giải quyết vấn đề.
- Cho HS mở máy ra thực hành.
Máy tính, máy chiếu, phấn, phịng máy
Tuần: 01	Ngày soạn: 12/08/2011
Tiết: 01	 Ngày dạy: 15/08/2011
PHẦN I: 	BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ 
Mục tiêu:
	Mục tiêu của phần này là cung cấp cho học sinh một số kiến thức và kỉ năng ban đầu về chương trình bảng tính thông qua phần mềm Microsoft Excel 
Về kiến thức: 
+ Biết vai trò và các chức năng chung của chương trình bảng tính như tạo trang tính và thực hiện các tính toán trên trang tính, tạo biểu đồ, sắp xếp và lọc dữ liệu
+ Biết phân biệt một vài dạng dữ liệu cơ bản có thể xử lí được bằng chương trình bảng tính
+ Biết một số chức năng cơ bản nhất của chương trình bảng tính Microsoft Excel: nhập dữ liệu, chỉnh sửa và định dạng trang tính đơn giản, thực hiện các tính toán trang tính bằng công thức và hàm, sắp xếp và lọc dữ liệu, biểu diễn bằng biểu đồ.
Kỉ năng: 
+ Tạo được một trang tính theo khuôn dạng cho trước;
+ Thực hiện được các tính toán bằng các công thức và một số hàm thông dụng;
+ Thực hiện được các thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu
+ Tạo được biểu đồ từ dữ liệu trên trang tính và thực hiện một số thao tác chỉnh sửa đơn giản với biểu đồ.
Thái độ: 
Học sinh nhận thức được ưu điểm của chương trình bảng tính trong việc thực hiện các tính toán, rèn luyện tư duy khoa học, tính chính xác cẩn thận trong công việc. Mạnh dạn trong tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi.
Bài 1 : CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ?(t1)
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: HS biết được nhu cầu sử dụng bảng tính trong đời sống và trong học tập, các chức năng chung của chương trình bảng tính
Kỉ năng: Biết vận dụng các chức năng của chương trình bảng tính để phục vụ cho việc học của mình
Thái độ: nghiêm túc, linh hoạt khi thảo luận nhóm
II. CHUẨN BỊ 
Giáo viên: máy vi tính, đĩa mềm, máy chiếu, màn chiếu
Học sinh: bảng phu, máy vi tính.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
Sĩ số các lớp:
Lớp 7A1: . ; 7A2: .; 7A3: ..; 
2. Bài cũ.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: GIỚI THIỆU PHẦN I (5 phút)
GV: giới thiệu về phần 1: Bảng tính điện tử
GV: nêu những mục tiêu cần đạt được trong phần chương này
GV: hướng dẫn cách học đối với phần 1
GV: Chúng ta sẽ tiến hành nghiên cứu bài đầu tiên: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ?
HS: lắng nghe GV giới thiệu
Hoạt động 2: BẢNG VÀ NHU CẦU XỬ LÍ THÔNG TIN DẠNG BẢNG (10 phút)
GV: trong thực tế thông tin có thể được biểu diễn dưới dạng nào?
GV: nêu ví dụ về thông tin được biểu diễn dưới dạng bảng biểu.
GV: tác dụng của việc biểu diển thông tin dưới dạng bảng?
GV: chốt lại
GV: Lấy một số ví dụ minh hoạ 
GV: yêu cầu HS quan sát trên màn chiếu
GV: yêu cầu HS nhìn vào ví dụ và nêu tác dụng của từng bảng
GV: yêu cầu HS khác nhận xét và bổ sung
GV: yêu cầu học sinh nhắc lại tác dụng của bảng 
GV: Nhu cầu xử lí thông tin dạng bảng ?
GV: nhờ các chương trình bảng tính thì người ta có thể dễ dàng thực hiện những việc làm đó trên máy tính điện tử.
GV: yêu cầu HS đọc chương trình bảng tính là gì?
HS: dạng văn bản, dạng hình ảnh, dạng âm thanh
HS: nêu ví dụ: bảng điểm, bảng số liệu, danh sách học sinh
HS: để tiện cho việc theo dỏi, so sánh, sắp xếp, tính toán
HS: lắng nghe
HS: quan sát lên màn chiếu
HS: trả lời
HS: nhắc lại
HS: thực hiện các phép tính (tính tổng, trung bình...), vẽ các biểu đồ minh hoạ
HS: đọc bài
CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH LÀ GÌ?
1. Bảng và nhu cầu xử lí thông tin dạng bảng
Chương trình bảng tính: SGK trang 5
Hoạt động 3: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH (20 phút)
GV: giới thiệu một số chương trình bảng tính.
Những chương trình bảng tính này tuy khác nhau nhưng chúng đều có một số đặc trưng chung.
GV: yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để nêu đặc trưng chung của các chương trình bảng tính
GV: gọi thành viên trong nhóm trả lời
GV: chốt lại và giới thiệu từng đặc trưng thông qua hình ảnh và ví dụ
GV: ngoài ra, với chương trình bảng tính em có thể trình bày dữ liệu dạng bảng theo nhiều cách khác nhau. 
GV: giới thiệu chương trình bảng tính được sử dụng rộng rãi nhất: Microsoft Excel
HS: lắng nghe
HS: thảo luận theo nhóm
HS: màn hình làm việc, dữ liệu, khả năng tính toán và sử dụng các hàm có sẵn, sắp xếp và lọc dữ liệu, tạo biểu đồ
HS: quan sát và lắng nghe
2. Chương trình bảng tính
a) Màn hình làm việc
b) Dữ liệu
c) Khả năng tí ... )*8
c) 152 – 33; (32 – 8)2 – (6 -2)3
5. Dặn dị
Xem lại lí thuyết 
Xem trước phần 3: Sử dụng địa chỉ trong công thức 
IV – RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 07	 	Ngày soạn: 22/09/2011
Tiết: 14	 	Ngày dạy: 26/09/2011
Bài 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH (tiếp)
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: HS nắm được các thao tác để tính toán bằng cách sử dụng các công thức
Kỉ năng: HS biết cách nhập các công thức thông thường và công thức chứa địa chỉ để tính toán trong chương trình bảng tính 
Thái độ: HS hiểu được tính năng ưu việt của chương trình bảng tính là tính toán, ưu điểm của việc sử dụng công thức chứa địa chỉ so với việc sử dụng công thức thông thường.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
Giáo viên: máy vi tính, đĩa mềm, máy chiếu, màn chiếu
Học sinh: bảng phụ, máy vi tính.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
Sĩ số của các lớp:
Lớp 7A1: . ; 7A2: .; 7A3: ..; 
2. Bài cũ
? Em hãy trình bày các bước nhập cơng thức vào ơ tính.
Yêu cầu HS lên Máy tính làm.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: SỬ DỤNG ĐỊA CHỈ TRONG CÔNG THỨC (20 phút)
GV: địa chỉ của một ô là gì?
GV: Trong các công thức tính toán với dữ liệu có trong các ô, dữ liệu đó thường được cho thông qua địa chỉ của các ô (hoặc hàng, cột hay khối) 
GV: lấy VD để HS dễ hình dung
GV: cách nhập công thức có chứa địa chỉ ô cũng tương tự như việc nhập các công thức thông thường
GV: trình bày ví dụ trên bảng tính 
GV: ô A1 có dữ liệu số là 12, ô B1 có dữ liệu số là 8. Nếu muốn tính trung bình cộng thì em có thể nhập công thức nào?
GV: ta còn có thể sử dụng địa chỉ trong công thức?
GV: nếu ta thay dữ liệu trong ô A1 là 10 quan sát sự thay đổi của hai ô vừa gõ công thức và rút ra nhận xét?
GV: Ưu điểm của việc sử dụng công thức chứa địa chỉ so với việc sử dụng công thức thông thường?
HS: địa chỉ của một ô là cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên.
HS: lắng nghe
HS: =(12+8)/2
HS: =(A1 + B1)/2
HS: địa chỉ của ô có công thức =(12+8)/2 vẫn không thay đổi, còn địa chỉ của ô có công thức =(A1 + B1)/2 thay đổi kết quả 
HS: sử dụng công thức chứa địa chỉ thì kết quả sẽ tự động được cập nhật qua mỗi lần thay đổi số liệu ở các ô có liên quan 
Bài 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH (tiếp)
3. Sử dụng địa chỉ trong công thức 
- Địa chỉ của một ô là cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên.
VD: A1, H6
- Trong các công thức tính toán với dữ liệu trong các ô, dữ liệu đó thường được cho thông qua địa chỉ của các ô. 
- VD: ô A1 có dữ liệu số là 12; ô B1 có dữ liệu số là 8. Gõ công thức: 
=(A1 + B1)/2 à 10
Hoạt động 2: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (10 phút)
GV: chiếu lên màn hình các câu hỏi trắc nghiệm, gọi HS trả lời, sau khi HS chọn phương án giáo viên nháy vào nút kết quả, máy tính sẽ báo kết quả, nếu sai giáo viên yêu cầu HS làm lại bằng cách chọn phương án khác 
HS: quan sát và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm của GV 
4. Củng cố - Bài tập
GV: yêu cầu HS làm bài tập 1 - > 4 trang 24 SGK theo nhóm 
GV: gọi đại diện nhóm trình bày 
GV: Gọi HS trả lời bài 1?
GV: từ đâu có thể biết một ô chứa công thức hay chứa dữ liệu 
GV: Nêu lợi ích của việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức
GV: yêu cầu HS làm bài 4
5. Dặn dị
Xem lại lí thuyết 
Xem trước nội dung bài thực hành 3: "BẢNG ĐIỂM CỦA EM"
IV – RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 08	 Ngày soạn: 28/09/2011
Tiết: 15	 Ngày dạy: 03/102011
Bài thực hành 3: 	BẢNG ĐIỂM CỦA EM
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: các thao tác để tính toán bằng cách sử dụng các công thức
Kỉ năng: HS biết cách nhập và sử dụng công thức trên trang tính 
Thái độ: HS có kĩ năng sử dụng các công thức trong Excel một cách linh hoạt
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
Giáo viên: máy vi tính, đĩa mềm, máy chiếu, màn chiếu
Học sinh: bảng phụ, máy vi tính.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
Sĩ số của các lớp:
Lớp 7A1: . ; 7A2: .; 7A3: ..; 
2. Bài cũ
GV: nêu câu hỏi:
Hãy nêu các bước nhập công thức?
Từ đâu có thể biết một ô chứa công thức hay chứa dữ liệu cố định
Hãy nêu ích lợi của việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU (5 phút)
GV: yêu cầu HS đọc mục đích, yêu cầu trang 25 SGK
GV: Chốt lại: biết nhập và sử dụng công thức trên trang tính.
HS: đọc mục đích, yêu cầu 
HS: lắng nghe
Bài thực hành 3:
BẢNG ĐIỂM CỦA EM
1. Mục đích, yêu cầu 
SGK trang 25
Hoạt động 2: HIỂN THỊ DỮ LIỆU TRONG Ô TÍNH (5 phút)
GV: Yêu cầu HS quan sát ví dụ trên màn chiếu
GV: số liệu trong ô không hiển thị do độ rộng của cột quá nhỏ không hiển thị hết dãy số quá dài nên các em sẽ quan sát thấy dãy kí hiệu ## trong ô
GV: hướng dẫn HS cần tăng độ rộng của ô để hiển thị hết các số bằng cách điều chỉnh độ rộng của cột. 
HS: quan sát 
HS: lắng nghe
HS: thực hành theo hướng dẫn 
2. Nội dung
* Hiển thị dữ liệu số trong ô tính 
Hoạt động 3: BÀI TẬP 1: NHẬP CÔNGTHỨC (10 phút)
GV: yêu cầu HS quan sát bài tập 1 trên màn chiếu 
GV: gọi HS đọc bài
GV: yêu cầu các nhóm khởi động Excel
GV: để khởi động Excel ta làm gì?
GV: Yêu cầu HS sử dụng các công thức để tính các giá trị sau đây trên trang tính.
GV: hướng dẫn HS thực hành câu a)
Chọn ô A1, gõ dấu "=", nhập công thức 20 + 15, sau đó nhấn Enter
Gọi HS lên thực hành câu a
GV: yêu cầu HS thực hành các câu còn lại
GV: quan sát bài thực hành của các nhóm và nhận xét 
HS: quan sát bài tập 1
HS: đọc bài
HS: khởi động Excel theo yêu cầu của GV
HS: nháy đúp chuột vào biểu tượng 
HS: lắng nghe
HS: lên bảng thực hành theo hướng dẫn của GV
HS: thực hành các câu còn lại 
Bài tập 1: Nhập công thức
Hoạt động 4: TẠO TRANG TÍNHVÀ NHẬP CÔNG THỨC (15 phút)
GV: yêu cầu HS mở trang tính mới và nhập dữ liệu như hình 25 SGK trang 25
GV: gọi HS lên bảng nhập các công thức vào các ô tính tương ứng như trong bảng trang 26 SGK
GV: quan sát HS thực hành và rút ra nhận xét thông qua bài thực hành của các nhóm
GV: yêu cầu HS xem trước hai bài tập còn lại chuẩn bị trước cho tiết sau thực hành.
HS: mở trang tính mới và nhập dữ liện
HS: lên bảng nhập các công thức 
HS: thực hành 
HS: lắng nghe
Bài tập 2: Tạo trang tính và nhập công thức 
4. Củng cố - Bài tập
5. Dặn dị
Xem lại lí thuyết 
Xem trước nội dung bài thực hành 3: "BẢNG ĐIỂM CỦA EM"
IV – RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 08	 Ngày soạn: 28/09/2011
Tiết: 16	 Ngày dạy: 03/102011
Bài thực hành 3: 	BẢNG ĐIỂM CỦA EM (tiếp)
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: các thao tác để tính toán bằng cách sử dụng các công thức
Kỉ năng: HS biết cách nhập và sử dụng công thức trên trang tính 
Thái độ: HS có kĩ năng sử dụng các công thức trong Excel một cách linh hoạt
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
Giáo viên: máy vi tính, đĩa mềm, máy chiếu, màn chiếu
Học sinh: bảng phụ, máy vi tính.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
Sĩ số của các lớp:
Lớp 7A1: . ; 7A2: .; 7A3: ..; 
2. Bài cũ
GV: nêu câu hỏi:
Hãy nêu các bước nhập công thức?
Hãy nêu ích lợi của việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: BÀI TẬP 3: THỰC HÀNH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÔNG THỨC (20 phút)
GV: yêu cầu HS đề bài toán 
GV: đề bài toán đã cho biết những gì?
GV: các em hãy cho cô biết số tiền trong sổ tiết kiệm sau mỗi tháng được tính như thế nào?
GV: nhận xét câu trả lời của HS 
GV: Chiếu câu trả lời lên màn hình
GV: theo cách tính đó, các em hãy cho biết công thức nhập vào ô E3 như thế nào?
GV: chiếu kết quả lên trên màn chiếu
GV: yêu cầu HS thực hành tiếp đối với các tháng còn lại 
GV: quan sát HS thực hành và hướng dẫn một số nhóm.
GV: kiểm tra bài thực hành của một số nhóm 
GV: hướng dẫn HS lưu bài lại vào trong ổ đĩa E:\lop 7A với tên là SO TIET KIEM 
HS: đọc mục đích, yêu cầu 
HS: lắng nghe
HS: số tiền trong sổ tiết kiệm sau mỗi tháng là: bằng gốc cộng lãi say mỗi tháng. Lãi của mỗi tháng được tính bằng gốc nhân với lãi suất và nhân với số tháng.
HS: quan sát 
HS: công thức nhập vào ô E3 là: =B2+B2*B3*D3
HS: quan sát 
HS: thực hành theo hướng dẫn của GV
HS: lưu bài theo hướng dẫn của GV
Bài thực hành 3:
BẢNG ĐIỂM CỦA EM
Bài tập 3: Thực hành lập và sử dụng công thức
SGK trang 26
Số tiền trong sổ = tiền gửi + lãi suất * số tháng gửi * tiền gửi
Công thức: = B2+B2*B3*D3
Hoạt động 2: BÀI TẬP 4: THỰC HÀNH LẬP BẢNG TÍNH VÀ SỬ DỤNG CÔNG THỨC (20 phút)
GV: yêu cầu HS đọc đề bài tập 4
GV: để tính điểm tổng kết ta làm như thế nào?
GV: theo cách tính đó, các em hãy cho biết công thức nhập vào ô G3 như thế nào?
GV: yêu cầu HS nhập bảng theo hình 27 SGK 
GV: nhắc nhở HS tính điểm tổng kết bằng công thức không được gõ dữ liệu vào
GV: quan sát HS thực hành 
GV: Hướng dẫn HS lưu bảng tính với tên Bang diem cua em trong ổ đĩa E:\lop 7A 
GV: nhận xét và cho điểm bài làm của các nhóm
GV: yêu cầu HS thoát khỏi Excel
HS: đọc đề 
HS: Điểm tổng kết là trung bình cộng của các điểm kiểm tra sau khi đã nhân hệ số
HS: chọn ô G3
 = (C3 + D3*2 + E3*2 + F3*3)/8 
HS: thực hành 
HS: lắng nghe và thực hành 
HS: lưu bài theo hướng dẫn của GV
HS: lắng nghe
HS: thoát khỏi chương trình 
Bài tập 4: Thực hành lập bảng tính và sử dụng công thức. 
SGK trang 27
Điểm tổng kết là trung bình cộng của các điểm kiểm tra sau khi đã nhân hệ số
VD: chọn ô G3
 = (C3 + D3*2 + E3*2 + F3*3)/8 
4. Củng cố - Bài tập
5. Dặn dị
Xem lại lí thuyết bài 3 
Xem trước nội dung bài 4: "SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN" 
IV – RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tin hoc 7 Tuan 1 8.doc