Tuần 11
TIẾT 21: BÀI TẬP
I/ Mục tiêu:
- Rèn luyện HS kỹ năng nhập công thức và hàm vào ô tinh.
- Củng cố cho Hs việc sử dụng một số hàm cơ bản như Sum, Average, Max, Min.
- Rèn luyện HS kỹ năng nhập dữ liệu, kỹ năng sử dụng hàm, công thức nhanh chóng chính xác, tác phong thái độ làm việc nghiêm túc, khẩn trương.
II/ Chuẩn bị của học sinh và giáo viên:
GV: Chuẩn bị phòng máy.
HS: Học bài ôn lại các kiến thức về cách sử dụng hàm, sử dụng công thức trong tính toán.
III/ Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
H?: Hãy nêu cách nhập hàm trong công thức. Nêu cú pháp của hàm Sum, Average, Max, Min.
1 HS lên bảng trả lời, HS cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
Tuần 11 Tiết 21: bài tập I/ Mục tiêu: - Rèn luyện HS kỹ năng nhập công thức và hàm vào ô tinh. - Củng cố cho Hs việc sử dụng một số hàm cơ bản như Sum, Average, Max, Min... - Rèn luyện HS kỹ năng nhập dữ liệu, kỹ năng sử dụng hàm, công thức nhanh chóng chính xác, tác phong thái độ làm việc nghiêm túc, khẩn trương. II/ Chuẩn bị của học sinh và giáo viên: GV: Chuẩn bị phòng máy. HS: Học bài ôn lại các kiến thức về cách sử dụng hàm, sử dụng công thức trong tính toán. III/ Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: H?: Hãy nêu cách nhập hàm trong công thức. Nêu cú pháp của hàm Sum, Average, Max, Min... 1 HS lên bảng trả lời, HS cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung. 2. Bài mới: Hoạt động của GV + HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Ôn tập cách sử dụng hàm và một số hàm đã học. GV: Củng cố cho HS cách sử dụng hàm: H?: Muốn sử dụng một hàm ta làm thế nào? H?: Nêu cú pháp của hàm Sum ? H?: Nêu cú pháp của hàm Average ? H?: Nêu cú pháp của hàm Max, Min ? GV: Khi sử dụng hàm cũng như công thức nên sử dụng địa chỉ các ô tính à cập nhập tự động kết quả tính toán khi dữ liệu thay đổi. HS: ôn lại bài và trả lời: HS: Chọn ô cần nhập, gõ dấu =, gõ hàm theo đúng cú pháp của nó, nhấn Enter. HS: Lần lượt trả lời lấy các VD minh hoạ và giải thích. Hoạt động 2: Luyện tập về sử dụng hàm và công thức. Bài 4: (SGK 35) GV: Yêu cầu HSthực hiện tiếp bài tập 4 (SGK): Tính TB vào ô E10 Sử dụng hàm SUM để tính tổng vào ô Hình 31 HS: Sử dụng hàm thích hợp để tính tổng giá trị SX của cả vùng theo từng năm đó. GV: Hướng dẫn HS dùng hàm SUM để tính : Tại E4 gõ =SUM(B4:D4) ; tại E5 gõ =SUM(B5:D5) ... tại E9 gõ =SUM(B9:D9) HS: Thực hiện theo hướng dẫn. GV: Giới thiệu cho HS sơ bộ cách sao chép công thức để thực hiện cho nhanh GV yêu cầu tiếp: Hãy dùng hàm tính giá trị sản xuất TB trong 6 năm của từng ngành (ghi kết quả ở hàng cuối) HS: Thực hiện: Tại E10 gõ = Average(E4:E9) và ấn Enter Lưu kết quả với tên Gia tri san xuat. GV: Hướng dẫn HS thực hiện, kiểm tra sự thực hiện của một số HS. 3. Tổng kết, đánh giá cuối bài: GV: - Củng cố lại trọng tâm của bài, nhận xét về sự thực hành của HS : những tồn tại và cách khắc phục: + Một số chưa học kỹ lý thuyết khi thực hành. + Khi thao tác trên máy phải tập trung, nắm rõ yêu cầu của bài tập, chú ý sự hướng dẫn của gv. + Trước khi thực hành phải chuẩn bị và nghiên cứu bài. - tiết sau kiểm tra 1 tiết. tiết 22: kiểm tra một tiết I/ Mục tiêu: - Đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS về: + Khái niệm về chương trình bảng tính, thông tin dưới dạng bảng, chức năng chung của bảng tính, các thành phần cơ bản trên trang tính. + Cách thiết lập các biểu thức tính toán, cú pháp và cách sử dụng các hàm. - Rèn luyện HS kỹ năng làm bài, tinh thần nghiêm túc, tự giác trong làm bài. II/ Đề ra: Đề 1: I. Phần trắc nghiệm. (4đ)(khoanh tròn câu trả lời đúng) Câu 1: Chọn câu đúng trong các câu sau đây: A. Chương trình bảng tính chỉ có khả năng lưu giữ và xử lý dữ liệu số. B. Chương trình bảng tính chỉ có khả năng lưu giữ và xử lý dữ liệu dạng văn bản. C. Chương trình bảng tính có khả năng lưu giữ và xử lý nhiều dạng dữ liệu khác nhau D. Chương trình bảng tính có khả năng lưu giữ nhiều dạng dữ liệu khác nhau. Câu 2: Muốn sửa dữ liệu trong một ô tính mà không cần nhập lại thì ta chọn phương án nào. A. Nháy đúp chuột trên ô tính và sửa dữ liệu. B. Nháy chuột đến ô cần sửa và nhấn phím F2. C. Nháy chuột trên ô tính và sửa dữ liệu D. Cả hai phương án A và B. Câu 3 : Để tính tổng giá trị trong các ô C1 và C2, sau đó chia cho giá trị trong ô B3. Công thức nào đúng trong các công thức sau. A. =(C1+C2)\B3 B. =C1+C2\B3 C. (C1+C2)/B3 D. =(C1+C2)/B3 Câu 4: Cách nhập hàm nào sau đây sai? A. =MIN(A1,A2,A3) C. =MIN (A1:A3) B. =MIN(A1:A2,A3) D. =MIN(A1:A3) Câu 5: Giả sử cần tính trung bình cộng giá trị các ô B1, C1 và E1. Công thức nào trong các công thức sau đây là sai: A. =SUM(B1,C1,E1)/3 C. =AVERAGE(B1,C1,E1) B. =B1,C1,E1/3 D. =(B1,C1,E1)/3 Câu 6: Các nút lệnh nằm trên thanh nào? A. Thanh tiêu đề. B. Thanh công cụ chuẩn. C. Thanh định dạng. D. Thanh trạng thái. Câu 7: Các nút lệnh nào sau đây dùng để chọn kiểu chữ đậm? A. Nút lệnh I B. Nút lệnh B C. Nút lệnh U D. Nút lệnh Câu 8: Để mở một trang tính mới ta phải thực hiện như thế nào? A. File New B. File Open C. File Exit D. File Close iI. Phần tự luận. (6đ) Câu 1:(2đ) Nêu chức năng chung của chương trình bảng tính. Nêu một số dạng DL mà EXCEL có thể xử lí được Câu 2:(2đ) Hãy liệt kê các thành phần của trang tính. Câu 3: Cho bảng tính: a.Lập công thức tính ĐTB vào ô G3 ( biết điểm trung bình bằng điểm các môn học chia cho tổng hệ số) b. Lập công thức in ra điểm trung bình cao nhất ở ô G10 Đề B: I. Phần trắc nghiệm. (4đ)(khoanh tròn câu trả lời đúng) Câu 1: Chọn câu đúng trong các câu sau đây: A. Chương trình bảng tính có khả năng lưu giữ và xử lý nhiều dạng dữ liệu khác nhau. B. Chương trình bảng tính chỉ có khả năng lưu giữ và xử lý dữ liệu số. C. Chương trình bảng tính chỉ có khả năng lưu giữ và xử lý dữ liệu dạng văn bản. D. Chương trình bảng tính có khả năng lưu giữ nhiều dạng dữ liệu khác nhau. Câu 2: Muốn sửa dữ liệu trong một ô tính mà không cần nhập lại thì ta chọn phương án nào. A. Nháy đúp chuột trên ô tính và sửa dữ liệu. B. Nháy chuột đến ô cần sửa và nhấn phím F2. C. Nháy chuột trên ô tính và sửa dữ liệu D. Cả hai phương án a và b. Câu 3: Để tính tổng giá trị trong các ô C1 và C2, sau đó chia cho giá trị trong ô B3. Công thức nào đúng trong các công thức sau. A. =(C1+C2)\B3 B. =(C1+C2)/B3 C. (C1+C2)/B3 D. =C1+C2\B3 Câu 4: Cách nhập hàm nào sau đây sai? A. =Sum(A1,A2,A3) C. =SUM (A1:A3) B. =SUM(A1:A2,A3) D. = SUm(A1:A3) Câu 5: Giả sử cần tính trung bình cộng giá trị các ô B1, C1 và E1. Công thức nào trong các công thức sau đây là sai: A. =B1,C1,E1/3A C. =SUM(B1,C1,E1)/3 B. =(B1,C1,E1)/3 D. =VERAGE(B1,C1,E1) Câu 6: Các nút lệnh nằm trên thanh nào? A. Thanh tiêu đề. B. Thanh công thức. C. Thanh định dạng. D. Thanh bảng chọn. Câu 7: Các nút lệnh nào sau đây dùng để chọn kiểu chữ nghiêng? A. Nút lệnh I B. Nút lệnh B C. Nút lệnh U D. Nút lệnh Câu 8: Để lưu một trang tính đã có trên đĩa ta phải thực hiện như thế nào? A. File New B. File Save C. File Exit D. File Close iI. Phần tự luận. (6đ) Câu 1:(2đ) Chương trình bảng tính là gì? Nêu một số ví dụ về thông tin dưới dạng bảng. Câu 2:(2đ) Hãy nêu cách chọn một ô, chọn một hàng, chọn một cột và chọn một khối. Câu 3:(2đ) Cho bảng tính: II. Đáp án và hướng dẫn chấm: Đề A: I. Phần trắc nghiệm. (4đ) (Mỗi câu 0.5đ)) Câu 1: C Câu 3: D Câu 5: B Câu 7: B Câu 2: D Câu 4: C Câu 6: C Câu 8: A iI. Phần tự luận. (6đ) Câu 1:(2đ) - Nêu được các chức năng chung của các chương trình bảng tính (1đ). - Nêu được các dạng DL mà EXCEL xử lí được (1đ). Câu 2:(2đ) Liệt kê được các thành phần của trang tính gồm: Ô tính , hàng, cột, khối, thanh công thức, hộp tên. Câu 3:(2đ) - Nêu được 4 bước để nhập hàm vào ô tính (1đ) - Nêu được cú pháp của các hàm AVERAGE, MIN (1đ) Đề B: I. Phần trắc nghiệm. (4đ) (Mỗi câu 0.5đ)) Câu 1: A Câu 3: B Câu 5: A Câu 7: A Câu 2: D Câu 4: C Câu 6: A Câu 8: B iI. Phần tự luận. (6đ) Câu 1:(2đ) - Nêu được khái niệm chương trình bảng tính (1đ). - Nêu được các VD về TT dạng bảng (1đ). Câu 2:(2đ) Nêu được cách chọn một ô, chọn một hàng, chọn một cột, chọn một khối. Câu 3:(2đ) - Nêu được 4 bước để nhập công thức vào ô tính (1đ) - Nêu được cú pháp của các hàm SUM, MAX (1đ) Tổ chuyên môn ký duyệt ngày / / 2009 TTCM Nguyễn Thị An
Tài liệu đính kèm: