Giáo án Tin học 7 tuần 17 tiết 33+34: Ôn tập

Giáo án Tin học 7 tuần 17 tiết 33+34: Ôn tập

Tuần 17

TIẾT 33+34: ÔN TẬP

I/ Mục tiêu:

Giúp HS:

 - Củng cố các kiến thức đã học.

 - Rèn kỹ năng sử dụng các công thức hàm để tính toán.

 - Rèn khả năng thao tác với bảng tính.

 - Chuẩn bị cho bài kiểm tra học kỳ.

II. Chuẩn bị:

GV: sgk, giáo án, máy tính, bảng phụ ghi bài tập .

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 1455Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 tuần 17 tiết 33+34: Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Tiết 33+34: ôn tập
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
	- Củng cố các kiến thức đã học.
	- Rèn kỹ năng sử dụng các công thức hàm để tính toán.
	- Rèn khả năng thao tác với bảng tính.
	- Chuẩn bị cho bài kiểm tra học kỳ.
II. Chuẩn bị:
GV: sgk, giáo án, máy tính, bảng phụ ghi bài tập .
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 	 
Hoạt động của GV + HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Lý thuyết.
GV: Đưa các câu hỏi:
1. Hãy nêu tính năng chung của các chương trình bảng tính?
2. Màn hình của Excel có những công cụ gì đặc trưng cho chương trình bảng tính.
3. Kể tên các thành phần chính của trang tính.
4. Nhìn vào trang tính ta có thể biết ô tính chứa dữ liệu kiểu gì không? Vì sao.
5. Hãy nêu lợi ích của việc sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức.
6. Hãy kể tên các hàm cơ bản trong chương trình bảng tính, viết cú pháp của chúng.
7. Nêu các cách điều chỉnh độ rộng của cột và độ cao của hàng.
8. Nêu thao tác thêm hoặc xoá cột hoặc hàng.
9. Nêu các cách sao chép, di chuyển dữ liệu.
10. Nêu các cách sao chép công thức.
HS: lần lượt trả lời các câu hỏi
 Luyện tập.
GV: Sử dụng bảng phụ ghi bài tập.
HS: Điền phương án đúng.
Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án đúng:
Bài 1: Trên bảng tính, khi muốn di chuyển để thay đổi ô được kích hoạt ta phải làm:
A. Dùng các phím mũi tên (ở nhóm phím mũi tên) để di chuyển.
B. Sử dụng chuột để nháy vào ô cần kích hoạt.
C. Dùng phím Backspace để di chuyển.
D. Câu A, B đúng.
Bài 2: Muốn lưu bảng tính với tên khác ta thực hiện:
A. Chọn File, save gõ lại tên khác.
B. Chọn File, save as gõ lại tên khác.
C. Câu A và B đúng.
D. Tất cả sai.
Bài 3: Khối là một ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật, như vậy khối có thể là:
A. Một ô.
B. Một dòng.
C. Một cột.
D. Tất cả đúng.
Bài 4: Giả sử tại ô D2 có công thức =B2*C2/100. Nếu sao chép công thức đến ô G6 sẽ có công thức là:
A. =E2*C2/100.
B. =E6*F6/100.
C. =E7*F7/100.
D. = B6*C6/100.
1. Bài 1: Chương trình bảng tính.
2. Bài 2: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính.
3. Bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính.
4. Sử dụng các hàm để tính toán.
5. Thao tác với bảng tính.
 Luyện tập.
Bài 1: 
D. Câu A, B đúng.
Bài 2: 
B. Chọn File, save as gõ lại tên khác.
Bài 3: 
D. Tất cả đúng.
Bài 4: 
B. =E6*F6/100.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập: 
	Ta có bảng dữ liệu sau:
A
B
C
D
E
F
1
Stt
Tên vật tư
ĐVT
Đơn giá
Số lượng
Thành tiền
2
1
Xi măng P400
Bao
55500
1565
3
2
Cát
m3
25500
25
4
3
Gạch thẻ
1000 viên
500000
19
5
4
Sắt 10
Kg
4200
254
6
5
Gạch men
m3
50000
64
7
6
Sắt 20
Kg
6400
29
8
7
Gạch viền
Viên
1500
2680
9
8
Bột trét tường
Kg
1000
155
10
9
Sơn nước
kg
10000
250
Tổng cộng:
	* Yêu cầu:
	1. Tính cột thành tiền như sau:
	Thành tiền = Đơn giá * Số lượng.
	2. Cột tổng cộng:
	Tổng cộng = Tổng của cột thành tiền.
	GV: Yêu cầu học sinh viết công thức tính cột thành tiền và tổng cộng.
	HS: Hoạt động nhóm trao đổi ý kiến viết công thức ra giấy.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà:
	- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã hệ thống.
	- Kiểm tra học kỳ (1 bài viết + 1 bài thực hành)
	- Tiết sau kiểm tra.
Tổ chuyên môn ký duyệt ngày / / 2009
TTCM
Nguyễn Thị An

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17 tin hoc 7.doc