Giáo án Tin học 7 tuần 29 tiết 55: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ

Giáo án Tin học 7 tuần 29 tiết 55: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ

TUẦN 29

TIẾT 55

TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết mục đích của việc sử dụng dữ liệu biểu đồ

- Biết một số dạng biểu đồ thường dùng

- Biết các bước cần thực hiện để tạo biểu đồ từ một bảng dữ liệu

- Biết cách thay đổi dạng biểu đồ đã được tạo, xoá, sao chép biểu đồ vào văn bản Word.

2. Kỹ năng

- Thực hiện thành thạo các thao tác với biểu đồ

3. Thái độ

- Hình thành thái độ ham mê học hỏi, yêu thích môn học.

 

doc 8 trang Người đăng vultt Lượt xem 1018Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 tuần 29 tiết 55: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/03/2010 Ngày dạy: 25/03/2010
Tuần 29 
Tiết 55 
Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
- Biết mục đích của việc sử dụng dữ liệu biểu đồ
- Biết một số dạng biểu đồ thường dùng
- Biết các bước cần thực hiện để tạo biểu đồ từ một bảng dữ liệu
- Biết cách thay đổi dạng biểu đồ đã được tạo, xoá, sao chép biểu đồ vào văn bản Word.
2. Kỹ năng
- Thực hiện thành thạo các thao tác với biểu đồ
3. Thái độ
- Hình thành thái độ ham mê học hỏi, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị: 
1. GV: Bài giảng, máy chiếu, Projector.
2. HS: Nghiên cứu trước bài học ở nhà. 
III. tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 HOạT Động 1
Kiểm tra bài cũ (5 phút)
+) GV gọi 1HS trả lời
Hãy nêu mục đích của việc tạo biểu đồ ?
+)GV gọi HS2 trả lời :
Hãy nêu các bước tạo biểu đồ ?
+) GV nhận xét, cho điểm
+) HS1 trả lời :
Mục đích của việc tạo biểu đồ :
Giúp em dễ so sánh số liệu hơn
Dễ dự đoán xu thế tăng hay giảm của các số liệu
+) HS2 trả lời:
Bước 1: Chọn một ô trong miền có dữ liệu cần vẽ biểu đồ.
Bước 2: Nháy nút Chart Wizard trên thanh công cụ. Chương trình bảng tính sẽ hiển thị hộp thoại Chart Wizard đầu tiên 
Bước 3: Nháy liên tiếp nút Next trên các hộp thoại (khi nút Next bị mờ đi) và nháy nút Finish để hoàn thành 
* Đặt vấn đề:
- Tiết trước các em đã được học cách tạo biểu đồ. Khi ta nháy liên tiếp Next cho đến khi mờ đi thì ta sẽ được một dạng biểu đồ mà máy tính mặc định. Vậy muốn tạo một biểu đồ dạng khác và thêm một số thông tin để tạo được biểu đồ phù hợp ta làm thế nào? Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta cùng đi nghiên cứu phần còn lại
HOạT Động 2
3. tạo biểu đồ (20 phút)
+) GV Yêu cầu HS nghiên cứu phần a SGK-Tr82 và quan sát hộp thoại và hình 102
+) GV giới thiệu các thành phần trên hộp thoại
Trên hộp thoại Step 1 of 4 
- Tại Chart Type: Chọn nhóm biểu đồ như:
 Column là biểu đồ cột
 Line là biểu đồ đường gấp khúc
 Pie là biểu đồ hình tròn
- Tại Chart sub-type: chọn dạng biểu đồ trong nhóm
+) GV: Các em quan sát hình 103 và 104 cùng biểu diễn số HS giỏi của khối 7. Theo em kiểu biểu đồ nào phù hợp hơn? Vì sao?
+) GV: Vậy việc chọn dạng biểu đồ có tác dụng gì?
+) GV: Để chọn dạng biểu đồ em thực hiện các bước nào?
+) GV lưu ý: chọn kiểu biểu đồ phù hợp với dữ liệu cần biểu diễn
+) GV: Sau khi ta nháy nút Next em quan sát thấy ở ô mà em đã chọn có xuất hiện gì?
+) GV: Đó chính là miền dữ liệu.
+) GV: Sau khi nháy nút Next, hộp thoại tiếp theo Chart Source Data xuất hiện cho ta thấy địa chỉ của khối dữ liệu được chọn để tạo biểu đồ
Trên hộp thoại Step 2 of 4
- Tại Data range: Chọn miền dữ liệu cần vẽ biểu đồ (kéo thả chuột trên trang tính chọn miền dữ liệu)
- Tại Seris in:
 Row: Chọn dãy dliệu minh hoạ theo hàng
 Column: Chọn dãy dliệu minh hoạ theo cột
- Nhấn Next để sang bước 3
+) GV: Để xác định miền dữ liệu em thực hiện các thao tác nào?
+) GV minh họa ví dụ (SGK-Tr84) trên máy cho HS quan sát.
Ta thấy chỉ cần tạo 2 cột và có thể suy ra được cột thứ ba
+) GV: Để biểu đồ dễ dàng so sánh được ta nên ghi phần chú giải vào biểu đồ. Sau bước 2 ta sẽ được một hộp thoại ghi phần chú giải vào
+) GV: Trên hộp thoại Step 3 of 4 với trang Titles (Tiêu đề)
- Tại Chart title: Vào tiêu đề biểu đồ
- Tại Category (X) axis: Vào chú giải cho trục ngang
- Tại Value (Y) axis: Vào chú giải cho trục đứng
+) GV: Để ghi phần chú giải vào biểu đồ ta thực hiện như thế nào?
+) GV lưu ý HS các trang khác thường được sử dụng:
Trang Axes: Hiển thị hay ẩn các trục
Trang Gridlines: Hiển thị hay ẩn các đường lưới
Trang Legend: Hiển thị hay ẩn các chú thích; chọn các vị trí thích hợp cho chú thích
+) GV: Sau khi ta nháy nút Next máy cho ta hộp thoại có chỉ nơi lưu biểu đồ
Trên hộp thoại Step 4 of 4
- Tại As new sheet: Đặt biểu đồ trên trang tính mới
- Tại As object in: Đặt biểu đồ trên trang tính có bảng dữ liệu (trang tính hiện hành)
+) GV: Hãy nêu các bước thực hiện việc lưu biểu đồ?
+) GV cho HS nghiên cứu phần lưu ý SGK-Tr86
+) GV lưu ý tại mỗi hộp thoại
- Nút Finish (Kết thúc)
- Nút Back (Quay lại)
+) GV cho HS lên thực hành trên máy
3. Tạo biểu đồ 
a) Chọn dạng biểu đồ 
+) HS nghiên cứu phần a, quan sát hộp thoại và hình 102
+) HS nghe giảng
+) HS: Ta nên dùng biểu đồ cột vì nhìn biểu đồ cột ta có thể so sánh được số HS giỏi của các lớp khối 7
+) HS: Việc chọn dạng biểu đồ thích hợp góp phần minh họa dữ liệu một cách sinh động và trực quan hơn
+) HS: Ta thực hiện các bước
Bước 1: Chọn nhóm biểu đồ trong hộp thoại Chart Type
Bước 2: Chọn dạng biểu đồ trong nhóm
Bước 3: Nhấn Next để sang bước 2
+) HS: Ta thấy xung quanh ô được chọn có viền xanh nhấp nháy
b. Xác định miền dữ liệu
+) HS nghe giảng
+) HS:
Bước 1: Trong ô Data range kiểm tra miền dữ liệu và sửa đổi nếu cần
Bước 2: Chọn dãy dữ liệu cần minh họa theo hàng (Rows) hay cột (Columns)
+) HS quan sát
c. Các thông tin giải thích biểu đồ
+) HS nghe giảng
+) HS:
Bước 1: Cho tiêu đề biểu đồ
Bước 2: Cho chú giải trục ngang
Bước 3: Cho chú giải trục đứng
d. Vị trí đặt biểu đồ
+) HS nghe giảng
+) HS:
Bước 1: Chọn vị trí lưu biểu đồ
Bước 2: Nháy Finish để kết thúc
+) HS nghiên cứu phần lưu ý 
+) HS thực hiện
* Đặt vấn đề:
- Chúng ta đã tạo được biểu đồ rồi. Nhưng nếu ta muốn chỉnh sửa biểu đồ cho phù hợp thì làm thế nào, ta vào phần 4
HOạT Động 3
4. chỉnh sửa biểu đồ (10 phút)
+) GV yêu cầu HS nghiên cứu mục 4
+) GV: Các em quan sát thấy biểu đồ của cô che mất một phần bảng dữ liệu. Vậy để bảng dữ liệu của cô không bị che em làm thế nào?
+) GV: Khi ta cảm thấy biểu đồ ta vừa tạo chưa thích hợp nhất để minh họa thì ta có thể sửa biểu đồ mà không cần xóa biểu đồ cũ và lặp lại các bước như trên nữa. Ta chỉ cần thay đổi dạng biểu đồ: Nháy chọn biểu đồ, thanh công cụ Chart(biểu đồ) xuất hiện. Ta nháy vào mũi tên để mở bảng chọn, rồi chọn kiểu biểu đồ thích hợp
Lưu ý lấy TCC Chart
Vào View\Toolbar\Chart
+) GV: Hãy nêu cách xoá biểu đồ?
+) GV: Để sao chép biểu đồ vào văn bản Word ta thực hiện các bước nào? 
4. Chỉnh sửa biểu đồ
a. Thay đổi vị trí của biểu đồ
+) HS nghiên cứu mục 4
+) HS: Nháy chọn biểu đồ, kéo thả đến vị trí mới
b. Thay đổi dạng biểu đồ
Bước 1: Nhấn vào mũi tên ở nút (Chart Type) trên TCC Chart
 Bước 2: Chọn kiểu biểu đồ thích hợp
c. Xoá biểu đồ
+) HS: Chọn biểu đồ, nhấn phím Delete
d. Sao chép biểu đồ vào văn bản Word.
+) HS:
Bước 1: Nhấn chuột vào biểu đồ, nhấn nút Copy 
Bước 2: Mở văn bản word, nhấn nút Paste 
HOạT Động 4
Củng cố (8 phút)
+) GV: Hãy chọn câu trả lời đúng
Câu 1: Muốn thay đổi biểu đồ đã được tạo ra, em có thể: 
A. Nháy nút trên thanh công cụ biểu đồ và chọn kiểu thích hợp
B. Phải xóa biểu đồ cũ và thực hiện lại các thao tác tạo biểu đồ
C. Nháy nút trên thanh công cụ biểu đồ và chọn kiểu thích hợp
D. Đáp án khác
Câu 2: Cho bảng thống kê sử dụng đất ở Việt Nam. Hãy chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất để nhận xét tình hình sử dụng đất ở nước ta:
A. Biểu đồ cột 
B. Biểu đồ đường gấp khúc
C. Biểu đồ hình tròn
D. Biểu đồ dạng khác
Câu 3: Mục đích của việc sử dụng biểu đồ là gì? 
Hãy chọn những đáp án đúng?
A. Minh họa dữ liệu trực quan
B. Dễ so sánh dữ liệu
C. Dễ tính toán hơn
D. Dễ dự đoán xu thế tăng hay giảm của dữ liệu
+) HS trả lời:
Câu 1A. Nháy nút trên thanh công cụ biểu đồ và chọn kiểu thích hợp
+) HS trả lời:
Câu 2: C. Biểu đồ hình tròn
+) HS trả lời:
Câu 3: Cả A, B, C, D đều đúng
HOạT Động 5
Hướng dẫn về nhà (2 phút)
- Ôn lại cách tạo một biểu đồ thích hợp nhất và chỉnh sửa biểu đồ
- Tiết sau luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • doctrinh bay du lieu bang bieu do tiet 2.doc