Tuần 7
Tiết 13: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Cung cấp cho HS cách đặt các phép tính đơn giản trên bảng tính.
- HS hiểu khái niệm ô, Khối ô, địa chỉ ô.
2. Kỹ Năng
- HS biết sử dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa, phần trăm trong tính toán trên bảng EXEL đơn giản.
- HS biết cách nhập công thức trong ô tính.
3. Thái độ
- Nghiêm túc ghi chép, cẩn thận trong quá trình thực hành phòng máy.
Tuần 7 Tiết 13: thực hiện tính toán trên trang tính I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức - Cung cấp cho HS cách đặt các phép tính đơn giản trên bảng tính. - HS hiểu khái niệm ô, Khối ô, địa chỉ ô. 2. Kỹ Năng - HS biết sử dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa, phần trăm trong tính toán trên bảng EXEL đơn giản. - HS biết cách nhập công thức trong ô tính. 3. Thái độ - Nghiêm túc ghi chép, cẩn thận trong quá trình thực hành phòng máy. II/ Chuẩn bị của học sinh và giáo viên: 1. Giáo viên: Giáo trình, Phòng máy. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà. III/ Tiến trình dạy học: Bài cũ: H1?: Nêu các thành phần chính của bảng tính EXCEL? H2?: Thế nào là một ô tính, một khối ? Hãy cho biết cách xác định địa chỉ của ô, của khối. 2. Bài mới: Hoạt động của GV + HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Sử dụng công thức để tính toán GV: Giới thiệu như SGK và nhấn mạnh : Khả năng tính toán là một điểm ưu việt của các chương trình bẳng tính. H?: Hãy nêu các ký hiệu được sử dụng để ký hiệu các phép toán trong công thức. GV: Nhắc lại ký hiệu các phép toán H? Hãy nêu thứ tự thực hiện các phép toán? GV: Nhấn mạnh về thứ tự thực hiện các phép toán. + : Ký hiệu phép cộng. - : Ký hiệu phép trừ. * : Ký hiệu phép nhân. / : Ký hiệu phép chia. ^ : Ký hiệu phép lấy luỹ thừa. % : Ký hiệu phép lấy phần trăm. HS: Lấy các ví dụ cụ thể. Các phép toán trong dấu ngoặc đơn ( ) được thực hiện trước, sau đó là phép luỹ thừa, rồi lần lượt là nhân và chia, cộng và trừ. Hoạt động 2: Nhập công thức H:? Để nhập công thức trước tiên ta phải gõ dấu gì? GV: Giới thiệu các bước thực hiện như hình 22 SGK. HS: Trước tiên là gõ dấu bằng(=). HS: Quan sát H22 SGK để biết cách nhập một công thức. 1. Chọn ô cần nhập công thức 4. Nhấn ENTER hoặc nháy chuột vào nút này để kết thúc 2. Gõ dấu = 3. Nhập công thức Hình 22: Cách nhập công thức H? Nếu chọn 1 ô không có công thức và quan sát thanh công thức hãy so sánh nội dung trên thanh công thức và dữ liệu trong ô? HS: Nội dung thanh công thức giống với DL trong ô. H? Nếu chọn 1 ô có công thức và quan sát thanh công thức hãy so sánh nội dung trên thanh công thức và dữ liệu trong ô? GV: Cho HS hoạt động nhóm và quan sát H23 SGK để trả lời. Công thức được hiển thị ở đây Kết quả trong ô lưu công thức Hình 23: Hiển thị công thức và kết quả tính. HS: Quan sát H23 SGK và thảo luận nhóm để trả lời: Trên thanh công thức sẽ hiển thị công thức, còn trong ô là kết quả tính toán bằng công thức. GV: Như vậy nội dung thanh công thức khác nội dung trong ô. 3.Củng cố: GV: Củng cố lại nội dung của bài: Cách nhập công thức. Sự hiển thị công thức và kết quả tính. - GV tổng kết lại giờ học. - Trả lời các câu hỏi 1, 2 SGK 24 vào vở. Đáp án: Câu 1: Bạn Hằng gõ thiếu dấu = ở đầu công thức. Câu 2: Nháy chọn ô tính - Nếu ô tính chứa DL thì nội dung ô tính và trên thanh công thức giống nhau. - Nếu chứa công thức thì thanh công thức hiển thị công thức, còn ô tính hiển thị kết quả. ( Nếu ô tính chứa công thức, có thể nháy đúp chuột vào ô tính để công thức hiển thị cả ở thanh công thức và ô tính) . Tiết 14: thực hành tính toán trên trang tính (tiếp) I/ Mục tiêu: - Biết cách nhập công thức vào ô tính. - Viết đúng được các công thức tính toán theo các ký hiệu phép toán của bảng tính. - Biết cách sử dụng địa chỉ ô tính trong công thức II/ Chuẩn bị của học sinh và giáo viên: 1. Giáo viên: Giáo trình, Phòng máy. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà. III/ Tiến trình dạy học: 1.Bài cũ: H1?: Hãy nêu cách nhập công thức trên trang tính? H2?: Làm sao để biết một ô tính chứa công thức hay dữ liệu cố định? 2 HS lên bảng trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. . 2. Bài mới: Hoạt động của GV + HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Sử dụng địa chỉ trong công thức H:? Nêu cách xác định địa chỉ của một ô tính? GV ĐVĐ : Trong các công thức tính toán với các DL có trong các ô, DL đó được cho qua địa chỉ của các ô ( hoặc hàng, cột hay khối) GV: Lấy ví dụ SGK - Ô A1 có dữ liệu số 12 - Ô B1 có dữ liệu số 8 H? : Nêu cách tính trung bình cộng thông thường của nội dung 2 ô trên? GV ĐVĐ: Giả nếu dữ liệu trong ô A1 được sửa lại là 22 thì ta phải tính lại. à gây bất tiện trong tính toán. GV: Khắc phục hạn chế trên, để kết quả trong ô C1 được tự động cập nhập ta thay số 12 bằng địa chỉ của ô A1 và số 8 bằng địa chỉ của ô B1. H?: Thay cho công thức =(12+8)/2 bằng công thức nào? Địa chỉ của một ô tính là cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên. vd: A1, =(12+8)/2 ở ô C1 HS: Bằng công thức =(A1+B1)/2 Nội dung của ô C1 sẽ được cập nhập tự động mỗi khi nội dung của các ô A1 và B1 thay đổi. Hoạt động 2: Nhập công thức Hình 24. Minh hoạ sử dụng địa chỉ trong công thức. GV: Cho HS quan sát H.24 SGK tr 24. GV: Khắc sâu lợi ích của việc sử dụng địa chỉ trong công thức: FViệc sử dụng địa chỉ trong công thức có lợi ích là cập nhập tự động kết quả khi tính toán. Hoạt động 3: Luyện tập. HS thực hiện các bài tập sau: Bài tập 1: Hãy nêu công thức tính TB cộng của các ô A1, A2, A3, A4, kết quả để ở ô A5. HS thực hiện. Bài tập 2: Hãy nêu công thức tính tổng của các ô A1, A2, A3, A4, kết quả để ở ô A5. HS thực hiện. GV: Giới thiệu cách tính khác bằng hàm SUM: Để tính tổng các ô trên tại ô A5 ta gõ =SUM(A1:A5). 3.Củng cố: GV: Tổng kết lại giờ học: Củng cố lại cách sử dụng công thức, cách nhập công thức và sử dụng địa chỉ trong công thức. HS : Trả lời bài tập 3 và 4 SGK tr 24. Tổ chuyên môn ký duyệt ngày / / 2009 TTCM Nguyễn Thị An
Tài liệu đính kèm: