Giáo án Tin học 9 Bài 6: Bảo vệ thông tin máy tính

Giáo án Tin học 9 Bài 6: Bảo vệ thông tin máy tính

BÀI 6: BẢO VỆ THÔNG TIN MÁY TÍNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Biết vì sao cần bảo vệ thông tin trên máy tính.

- Biết một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính như: Yếu tố công nghệ:vật lí, Yếu tố bảo quản và sử dụng. Virus máy tính.

- Thực hiện được thao tác bảo quản và sử dụng tốt dữ liệu.

- Giáo dục có ý thức bảo vệ thông tin của máy tính .

2. kỹ năng:

- Biết một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính

- Thực hiện được thao tác bảo quản và sử dụng tốt dữ liệu.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 2674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 9 Bài 6: Bảo vệ thông tin máy tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12 Ngày soạn:6/11/2011
Tiết: 23 Ngày giảng:7-12/11/2011	
BÀI 6: BẢO VỆ THÔNG TIN MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
	- Biết vì sao cần bảo vệ thông tin trên máy tính.
- Biết một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính như: Yếu tố công nghệ:vật lí, Yếu tố bảo quản và sử dụng. Virus máy tính.
- Thực hiện được thao tác bảo quản và sử dụng tốt dữ liệu.
- Giáo dục có ý thức bảo vệ thông tin của máy tính .
2. kỹ năng:
- Biết một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính 
- Thực hiện được thao tác bảo quản và sử dụng tốt dữ liệu.
3. Thái độ 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giáo, SGK, máy chiếu
2. Học sinh:
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP: 
- Thảo luận nhóm, tư duy, trực quan, hoạt động cá nhân, thuyết trình, vấn đáp
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
- điểm danh, nhắc lại nội quy phòng máy 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Trình bày các bước tạo trang web?
 3. Bài mới: (36’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Vì sao cần phải bảo vệ thông tin máy tính?
GV: yêu cầu hs đọc thông tin sách giáo khoa.
GV: Thông tin trong máy tính được lưu trữ dưới dạng nào?
GV: Khi em lưu trữ thông tin của mình dưới dạng tệp và thư mục đó nhưng đến khi cần sử dụng thì lại không mở được. Khi đó chúng ta không thể sử dụng được mà phải làm lại. Nếu như vậy thì mất rất nhiều thời gian.
GV: Với qui mô lưu trữ lớn hơn, ví dụ như dữ liệu của một công ty, nhà trường, một tĩnh, một quốc gia nếu không được lưu trữ tốt thì như thế nào?
GV: Vậy việc bảo vệ thông tin máy tính là một việc hết sức cần thiết.
HS: đọc thông tin sách giáo khoa
HS: Thông tin trong máy tính được lưu trữ dưới dạng tệp và thư mục.
HS: Thì có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.
1. Vì sao cần phải bảo vệ thông tin máy tính?
- Vậy việc bảo vệ thông tin máy tính là một việc hết sức cần thiết.
Hoạt động 2: Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính.
GV: giới thiệu
Có rất nhiều lí do khác nhau làm cho thông tin máy tính biến mất một cách không mong muốn. Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính thành ba nhóm chính sau 
GV: Tuổi thọ của máy tính có ảnh hưởng gì đến tốc độ và khả năng lưu trữ của máy tính không?
Gv: Khi sử dụng nhiều phần mềm thì có khả năng gì xẫy ra?
Hs: Các phần mềm có thể không tương thích nhau nên có thể gây treo may  dẫn đến có thể không tương tác với phần mềm nên cũng làm mất mát thông tin.
GV: Cần phải bảo quản máy tính như thế nào để tránh làm mất thông tin của máy?
Gv: Việc sử dụng không đúng cách khởi động, tắt máy hay thoát khỏi chương trình thì dẫn tới điều gì?
GV: Virus máy tính xuất hiện khi nào?
GV: Tác hại của Virus là gì?
GV: Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính.
GV: Muốn hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu tố đó chúng ta phải làm như thế nào?
HS: Chú ý nghe Gv giảng bài
HS: có, các bộ phận của máy tính được sử dụng càng lâu thì độ tin cậy cũng như tính ổn định càng giảm.
HS: Không để máy tính ở những nơi ẩm thấp hay nhiệt độ cao, bị ánh nắng chiếu vào... sẽ làm ảnh hưởng nhiều tới "tuổi thọ" của máy. Cần tránh những sơ suất như làm đổ nước hay để xảy ra những va đập mạnh có thể làm máy tính hư hỏng hoàn toàn. 
HS: Có thể dẫn tới việc mất thông tin của máy.
HS: Xuất hiện vào những năm tám mươi của thế kỉ XX.
HS: Nó là một trong những nguyên nhân gây mất thông tin máy tính với những hậu quả nghiêm trọng.
HS: Chúng ta cần phải sao lưu dữ liệu và phòng chống virus máy tính.
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính.
a) Yếu tố công nghệ – vật lí
- Máy tính (nhất là các thiết bị lưu trữ dữ liệu) cũng có "tuổi thọ" nhất định. Các bộ phận của máy tính được sử dụng càng lâu thì độ tin cậy cũng như tính ổn định càng giảm. 
- Các phần mềm máy tính, kể cả hệ điều hành, không phải lúc nào cũng hoạt động ổn định hoặc đúng như mong muốn. Những sự cố như treo máy, không tương tác được với phần mềm,.. đôi khi vẫn xảy ra và điều này cũng có thể làm mất mát thông tin.
b) Yếu tố bảo quản và sử dụng.
- Không để máy tính ở những nơi ẩm thấp hay nhiệt độ cao, bị ánh nắng chiếu vào... sẽ làm ảnh hưởng nhiều tới "tuổi thọ" của máy. Cần tránh những sơ suất như làm đổ nước hay để xảy ra những va đập mạnh có.
- Việc sử dụng không đúng cách khởi động, tắt máy hay thoát khỏi chương trình thì có thể dẫn tới việc mất thông tin của máy.
c) Virus máy tính.
- Xuất hiện trong những năm 80 của thế kỉ XX, virus máy tính trở thành một trong những nguyên nhân gây mất thông tin với những hậu quả nghiêm trọng. 
Như vậy : có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự an toàn của thông tin máy tính. Để hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố đó, ta cần thực hiện các biện pháp đề phòng cần thiết, đặc biệt, cần tập thói quen sao lưu dữ liệu và phòng chống virus máy tính.
V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: (2’)
? Tại sao cần bảo vệ thông tin máy tính.
? Hãy liệt kê các yếu tố ảnh hưởng
VI. HƯỠNG DẪN VỀ NHÀ: (1’)
- Học bài và xem lại bài
- Trả lời các câu hỏi trong SGK vào vở
Tuần: 12 Ngày soạn:6/11/2011
Tiết: 24 Ngày giảng:7-12/11/2011
BÀI 6: BẢO VỆ THÔNG TIN MÁY TÍNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết Virus máy tính là gì.
- Biết tác hại của virus máy tính là như thế nào.
	- Biết các con đường lây lan của virus.
- Biết phòng tránh được virus.
2. Kĩ năng: 
- Thực hiện được thao tác ngăn chặn và phòng tránh virus.
3. Thái độ: 
- Giáo dục có ý thức bảo vệ thông tin của máy tính và virrus máy tính
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, máy chiếu
2. Học sinh:
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP: 
- Thảo luận nhóm, tư duy, trực quan, hoạt động cá nhân, thuyết trình, vấn đáp
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
- Vì sao cần bảo vệ thông tin trong máy tính?
3. Bài mới: (36’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 3: Virus máy tính là gì?
GV: yêu cầu hs đọc thông tin sách giáo khoa.
Gv: Virus máy tính là gì ?
GV: nhận xét, chốt lại, ghi bảng
GV: Vật mang virus là những vật nào?
HS: đọc thông tin sách giáo khoa
HS: trả lời.
HS: Vật mang virus có thể là các tệp chương trình, văn bản, bộ nhớ và một số thiết bị máy tính (đĩa cứng, đĩa mềm, thiết bị nhớ flash,...).
3. Virus máy tính và cách phòng tránh.
a.Virus máy tính là gì?
- Virus máy tính (gọi tắt là virus) là một chương trình hay đoạn chương trình có khả năng tự nhân bản hay sao chép chính nó từ đối tượng bị lây nhiễm này sang đối tượng khác mỗi khi đối tượng bị lây nhiễm (vật mang virus) được kích hoạt. 
- Vật mang virus có thể là các tệp chương trình, văn bản, bộ nhớ và một số thiết bị máy tính (đĩa cứng, đĩa mềm, thiết bị nhớ flash,...).
Hoạt động 4: Tác hại của virus máy tính.
GV: giới thiệu
Một số virus chỉ là những trò đùa như liên tục đẩy ổ CD ra ngoài, hay hiện lên màn hình một câu trêu chọc... ít nhiều gây nên sự khó chịu cho người dùng máy tính. Trong nhiều trường hợp, virus thực sự là mối đe dọa tới an toàn thông tin của người dùng.
GV: Em hãy nêu những tác hại của virus máy tính mà em biết?
GvV nhận xét, chốt lại 
HS: Chú ý nghe giảng
HS: trả lời
b. Tác hại của virus.
- Tiêu tốn tài nguyên hệ thống.
- Phá huỷ dữ liệu.
- Phá huỷ hệ thống.
- Đánh cắp dữ liệu.
- Mã hoá dữ liệu để tống tiền.
- Gây khó chịu khác: Thiết lập các chế độ ẩn cho tệp tin hoặc thư mục, thay đổi cách thức hoạt động bình thường của hệ điều hành cũng như các phần mềm ứng dụng, các trình duyệt, phần mềm văn phòng
Hoạt động 5: Các con đường lây lan của virus .
GV: yêu cầu hs đọc thông tin sách giáo khoa.
GV: Em hãy kể những con đường lây lan của Virus máy tính mà em biết.
GV: nhận xét, chốt lại và ghi bảng. 
HS: đọc thông tin sách giáo khoa.
HS: trả lời.
c. Các con đương lây lan của virus.
- Qua việc sao chép tệp đã bị nhiễm virus.
- Qua các phần mềm bẻ khoá, các phần mềm sao chép lậu.
- Qua các thiết bị nhớ di động.
- Qua mạng nội bộ, mạng Internet, đặc biệt là thư điện tử.
- Qua "lỗ hỗng" phần mềm
Hoạt động 6: Phòng tránh virus.
GV: yêu cầu hs đọc thông tin sách giáo khoa.
GV: Muốn phòng tránh virus em phải làm như thế nào?.
GV: nhận xét, chốt lại và ghi bảng. 
GV: Có những phần mềm nào diệt Virus mà em biết?
GV: nhận xét, chốt lại, ghi bảng.
GV: Có rất nhiều phần mềm diệt vi rút nhưng mỗi phần mềm chỉ diệt được 1 loại virus.
HS: đọc thông tin sách giáo khoa.
HS: trả lời.
HS: trả lời
d. Phòng tránh virus.
Để phòng tránh virus, bảo vệ dữ liệu, nguyên tắc chung cơ bản nhất là: 
"Luôn cảnh giác và ngăn chặn virus trên chính những đường lây lan của chúng" 
1. Hạn chế việc sao chép không cần thiết và không nên chạy các chương trình tải từ Internet hoặc sao chép từ máy khác khi chưa đủ tin cậy. 
2. Không mở những tệp gửi kèm trong thư điện tử nếu có nghi ngờ về nguồn gốc hay nội dung thư. 
3. Không truy cập các trang web không rõ nguồn gốc.
4. Thường xuyên cập nhật các bản sửa lỗi cho các phần mềm chạy trên máy tính của mình, kể cả hệ điều hành. 
5. Định kì sao lưu dữ liệu để có thể khôi phục khi bị virus phá hoại. 
6. Định kì quét và diệt virus bằng các phần mềm diệt virus. 
- Có rất nhiều chương trình diệt virus khác nhau như các phần mềm của McAfee, Norton, Kaspersky... BKAV 
V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: (2’)
? Virus máy tính là gì
? Các con đường lây lan của virus.
? Tác hại của virus máy tính là như thế nào.
? Muốn phòng tránh virus em làm như thế nào.
VI. HƯỠNG DẪN VỀ NHÀ: (1’)
- Học bài và xem lại bài
- Trả lời các câu hỏi trong SGK vào vở
- Xem trước nội dung của bài TH05.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 6.doc