Giáo án Tin học khối 7 tiết 51: Học toán với toolkit math (tt)

Giáo án Tin học khối 7 tiết 51: Học toán với toolkit math (tt)

HỌC TOÁN VỚI TOOLKIT MATH (TT)

I.Mục tiêu

1. Kiến thức:

 HS nhận biết và phân biệt được cc mn hình chính và các chức năng đ được học trong phần mềm TIM

 HS có thể thực hiện và thao tác các lệnh chính đựơc học bằng cả 2 cách từ 2 hộp thoại v từ dịng lệnh

 HS hiểu và áp dụng được các tính năng của phần mềm trong việc học tập và giả toán trong chương trình học lớp của mình

2. Kỹ năng:

 Ứng dụng phần mềm TIM trong học tóan

 Ứng dụng giải các dạng tóan

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 1053Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học khối 7 tiết 51: Học toán với toolkit math (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 - Tiết 51	Ngày soạn: .
	Ngày dạy: ...
HỌC TOÁN VỚI TOOLKIT MATH (TT)
I.Mục tiêu
1. Kiến thức:
HS nhận biết và phân biệt được cc mn hình chính và các chức năng đ được học trong phần mềm TIM
HS có thể thực hiện và thao tác các lệnh chính đựơc học bằng cả 2 cách từ 2 hộp thoại v từ dịng lệnh
HS hiểu và áp dụng được các tính năng của phần mềm trong việc học tập và giả toán trong chương trình học lớp của mình
2. Kỹ năng:
Ứng dụng phần mềm TIM trong học tóan
Ứng dụng giải các dạng tóan: Tính giá trị biểu thức, vẽ đồ thị, Rút gọn đa thức, Giải phương trình hm số đơn giản.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, hình vẽ.
Học sinh: học bài cũ, tập, viết, sgk, tìm hiểu bài trước ở nhà
III. Tiến trình dạy học
Ổn định lớp (1’)
Bài mới :
Một chức năng rất mạnh của phần mềm là khả năng định nghĩa các đa thức. Chức năng này cho phép em dùng các kí hiệu quen thuộc để định nghĩa các đa thức mà em quan tâm. Sau đó ta có thể dùng các tên gọi này vào các công việc tính toán khác mà không cần phải gõ lại đa thức ban đầu. Để biết phần mềm hổ trợ việc định nghĩa đa thức như thế nào thì bây giờ chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. (1 ‘)
Hoạt Động Của Giáo Viên
Hoạt Động Của Học Sinh
Nội Dung
HĐ1: Tìm hiểu định nghĩa đa thức và đồ thị hàm số (13’)
? Vì sao chúng ta cần định nghĩa đa thức. Yêu cầu hs thảo luận nhóm nhỏ. TG 3’
- GV nhận xét, chốt lại.
- Để định nghĩa đa thức ta dùng lệnh make với cách viết lệnh như sau:
- Khi một đa thức đã định nghĩa ta có thể vẽ đồ thị của hàm số tương ứng bằng lệnh graph.
* Lưu ý: Trong ví dụ trên ta thực hiện như sau: graph p. Ngoài ra có thể vẽ tiếp các đồ thị khác như sau: graph (x+1)*p. Ta cũng có thể giải phương trình p(x)=0 bằng lệnh solve như sau:
Solve p(x)=0 x
HĐ2: Thực hành ứng dụng (25’)
- GV treo bảng phụ: 
- Yêu cầu lớp thực hành theo nhóm 2hs/máy. TG 10’
- Theo dõi quá trình hs thực hành, hết thời gian thực hành yêu cầu đại diện 1 vài nhóm nêu kết quả để cả lớp kiểm chứng,
- GV nhận xét, sửa sai cho cả lớp rút kinh nghiệm
- Tương tự, yêu cầu hs thực hiện các lệnh trên bằng cách sử dụng các lệnh có sẵn trong bảng chọn Algebra
- GV treo bảng phụ thứ hai: 
- Yêu cầu lớp hoạt động theo nhóm nhỏ, sử dụng các lệnh đã học tính giá trị các biểu thức đã cho. TG 10’
- GV theo dõi quá trình hs thực hành. Hết thời gian gọi đại diện các nhóm nêu kết quả thực hiện
- GV nhận xét, sửa sai, rút kinh nghiệm thực hành cho cả lớp.
HĐ3: Củng cố dặn dò (5’)
- Các em cần nắm được chức năng các lệnh: simplify, plot, expand, solve, graph và cách sử dụng các lệnh trong phần mềm.
- GV treo bảng phụ ghi nội dung hướng dẫn về nhà.
- HS thảo luận, trả lời: vì đa thức thường phức tạp, khi thực hiện 1 phép toán sẽ càng phức tạp hơn nên khi định nghĩa đa thức sẽ làm giảm độ phức tạp của phép toán.
- HS ghi nhận
- HS quan sát bảng phụ, đọc yêu cầu thực hành.
- 2hs/máy thực hành gõ các lệnh theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả, cả lớp theo dõi à nhận xét
- Rút kinh nghiệm, sửa sai
- Nhóm thực hiện các lệnh trên bằng cách sử dụng lệnh có sẵn trong Algebra (tự kiểm tra kết quả).
- HS quan sát và đọc nội dung yêu cầu trong bảng phụ
- Nhóm thực hành tính các giá trị biểu thức với các lệnh đã học
- Đại diện nhóm nêu kết quả để cả lớp kiểm chứng.
- Cả lớp chú ý lắng nghe, sửa sai, rút kinh nghiệm thực hành
- Học sinh chú ý lắng nghe
- Ghi nội dung vào sổ dặn dò
d. Định nghĩa đa thức và đồ thị hàm số
Make 
VD: định nghĩa đa thức P(x)=3x+2 ta gõ lệnh: 
Make p(x) 3*x+2
* Thực hành 
1) Trên cửa sổ dòng lệnh gõ các lệnh sau:
+ plot y = 3*x + 1
+ Simplify (3/2+4/5)/(2/3-1/5+17/20)
+ expand (2*x^2*y)*(9*x^3*y^2)
+ solve 3*x+1 = 0 x
2) Tính giá trị các biểu thức sau: 
+ 0.24*(-15)/4
+ (5/9)/1/11-5/22)+(5/9)/(1/15-2/3)
* Nội dung 
+ Học thuộc lòng chức năng và cách sử dụng các lệnh đã học.
+ Tìm hiểu nội dung phần tiếp theo của bài học: 
 Làm việc trên cửa sổ dòng lệnh
 Lệnh xóa thông tin trên cửa sổ vẽ đồ thị
 Các lệnh đặt nét vẽ và màu sắc trên cửa sổ vẽ đồ thị. 
Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet51.doc