Giáo án Tin học khối 7 tiết 6: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính (tt)

Giáo án Tin học khối 7 tiết 6: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính (tt)

BÀI 2: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ

 DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH (tt)

I/ MỤC TIÊU:

a) Kiến thức

 - Biết cách chọn các đối tượng trên trang tính.

 - Biết các kiểu dữ liệu cơ bản mà bảng tính có khả năng xử lí.

b) Kỹ năng

 - Thực hiện được việc chọn đồng thời nhiều đối tượng trên trang tính.

 - Phân biệt được các kiểu dữ liệu mà bảng tính có thể xử lí.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Chuẩn bị của giáo viên: giáo án, bảng phụ, ảnh phóng to hình 16 SGK.

 - Chuẩn bị của học sinh: SGK, đọc bài trước ở nhà.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 1170Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học khối 7 tiết 6: Các thành phần chính và dữ liệu trên trang tính (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 6	Ngày soạn: 
Tuần: 3	Ngày dạy: 
BÀI 2: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH VÀ
 DỮ LIỆU TRÊN TRANG TÍNH (tt)
I/ MỤC TIÊU:
a) Kiến thức
	- Biết cách chọn các đối tượng trên trang tính.
	- Biết các kiểu dữ liệu cơ bản mà bảng tính có khả năng xử lí.
b) Kỹ năng
	- Thực hiện được việc chọn đồng thời nhiều đối tượng trên trang tính.
	- Phân biệt được các kiểu dữ liệu mà bảng tính có thể xử lí.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Chuẩn bị của giáo viên: giáo án, bảng phụ, ảnh phóng to hình 16 SGK.
	- Chuẩn bị của học sinh: SGK, đọc bài trước ở nhà.
 III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
	a) Ổn định lớp: tổ chức điểm danh (1’)
	b) Nội dung cần dặn dò: nhắc nhở hs về vấn đề vệ sinh, đồng phục,
	yêu cầu học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực.
	c) Bài giảng:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
20
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách chọn các đối tượng trên trang tính
- GV cho hs đọc bài, thảo luận và phát biểu cách chọn các đối tượng trong trang tính.
- GV yêu cầu hs quan sát hình minh họa các đối tượng đang được chọn (hình 15 sgk). Cho nhận xét về sự thay đổi của hình dáng con trỏ chuột.
- GV chốt lại, cho hs quan sát hình 16 để thấy sự thay đổi màu sắc tên hàng tên cột và màu sắc của đối tượng đang được chọn.
- GV chốt lại, để chọn các đối tượng trên trang tính em thực hiện như sau:
- GV lưu ý hs: Nếu muốn chọn đồng thời nhiều đối tượng khác nhau, em hãy chọn đối tượng đầu tiền, rồi nhấn và giữ phím Ctrl và lần lượt chọn các đối tượng tiếp theo. 
- Hs đọc nội dung SGK, thảo luậnàphát biểu cách chọn các đối tượng trong trang tính.
- HS quan sát hình 15. Cá nhân phát biểu: 
+ Khi chọn 1 ô con trỏ chuột có hình dạng dấu cộng.
+ Khi chọn 1 hàng con trỏ chuột có hình dạng mũi tên màu đen hướng về bên phải.
+ Khi chọn 1 cột con trỏ chuột có hình dạng mũi tên màu đen hướng xuống.
+ Khi chọn 1 khối con trỏ chuột cũng có hình dạng dấu cộng như chọn 1 ô.
- HS quan sát.
Cột C đã được chọn
Hình 16: a - b
- HS lắng nghe và ghi nhận.
- HS chú ý lắng nghe rồi quan sát hình 19 sgk.
3) Chọn các đối tượng trên trang tính :
Ô B4 đã được chọn
Chọn một ô: đưa con trỏ chuột tới ô đó và nháy chuột
Chọn một hàng: nháy chuột tại nút tên hàng.
Chọn một cột: nháy chuột tại nút tên cột
Chọn một khối: kéo thả chuột từ một góc đến ô ở góc đối diện.
17
Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu dữ liệu trên trang tính
- Cí thể nhập các dạng dữ liệu khác nhau vào các ô của trang tính. Sau đây chúng ta sẽ cùng làm quen với hai dạng dữ liệu thường dùng đó là: dữ liệu số và dữ liệu kí tự.
- GV giới thiệu dữ liệu số.
- Yêu cầu hs cho ví dụ về dữ liệu số?
- GV chốt lại. Ở chế độ ngầm định, dữ liệu số được căn thẳng lề phải trong ô tính. Dấu phẩy được dùng để phân cách hàng nghìn, hàng triệu,.. dấu chấm để phân cách phần nguyên và phần thập phân.
- GV giới thiệu dữ liệu kí tự
- Yêu cầu hs cho ví dụ về dữ liệu kí tự?
- GV chốt lại: ở chế độ ngầm định, dữ liệu kí tự được căn thẳng lề trái trong ô tính.
- HS lắng nghe.
- HS ghi nhận
- Cá nhân phát biểu: vd về dữ liệu kiểu số là: 120, +54, -162, 
- HS lắng nghe và ghi nhận
- HS ghi nhận
- Cá nhân phát biểu: vd về dữ liệu kiểu kí tự là: Trường THCS Bình Khánh Đông
- HS lắng nghe và ghi nhận
4) Dữ liệu trên trang tính
a) Dữ liệu số: là các số 0, 1, , 9, dấu cộng (+) chỉ số dương, dấu (-) chỉ số âm và dấu % chỉ tỉ lệ phần trăm.
VD: 120; +38; -162;15.55; 156; 320.01.
b) Dữ liệu kí tự: là dãy các chữ cái, chữ số và các kí hiệu.
VD: Lớp 7A, Điểm thi, Năm sinh,
7
Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn học ở nhà
* Củng cố: 
	- Biết cách chọn các đối tượng trên trang tính.
	- Biết các kiểu dữ liệu cơ bản mà bảng tính có khả năng xử lí.
 - Thực hiện được việc chọn đồng thời nhiều đối tượng trên trang tính.
	- Phân biệt được các kiểu dữ liệu mà bảng tính có thể xử lí.
* Hướng dẫn trả lời câu hỏi: 
Câu 3: Biết rằng trên trang tính chỉ có một ô được kích hoạt. Giả sử ta chọn một khối. Ô tính nào được kích hoạt trong các ô của khối đó?
ĐA: Trong một khối được chọn, ô được kích hoạt có nền màu trắng, khác với màu nền của các ô khác trong khối và là ô đầu tiên ta chọn khi nháy chuột ( một trong bốn ô ở góc vuông).
Câu 4: Hãy nêu một vài ví dụ vè những dạng dữ liệu mà Excel có thể xử lí?
ĐA: Dữ liệu số và dữ liệu kí tự.
Câu 5: Nhìn vào trang tính, ta có thể biết các ô chứa dữ liệu kiểu gì không, nếu như sau khi nhập dữ liệu mà không thực hiện bất kì thao tác nào khác?
ĐA: Nếu sau khi nhập dữ liệu mà không thực hiện bất kì thao tác nào khác ta có thể nhận biết ô tính đang chứa dữ liệu kiểu gì thông qua hai cách nhận dạng sau:
- Thứ nhất là: dữ liệu số được căn thẳng lề phải trong ô tính
- Thứ hai là: dữ liệu kí tự được căn thẳng lề trái trong ô tính.
* Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học bài cũ
- Tìm hiểu và chuẩn bị cho nội dung bài thực hành số 2
- Bài tập về nhà:
1) Trang tính định tạo ra để làm gì? ( mục đích của trang tính là gì?)
2) Bố trí thông tin như thế nào là hợp lí? Theo hàng hay cột?
IV/ TỔNG KẾT RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet6.doc