Giáo án Tin học Lớp 7 - Cánh diều - Chủ đề F - Bài 4: Sắp xếp nổi bọt - Trường THCS Bình Lục

Giáo án Tin học Lớp 7 - Cánh diều - Chủ đề F - Bài 4: Sắp xếp nổi bọt - Trường THCS Bình Lục

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

Bài học cung cấp những kiến thức sau:

– Thuật toán sắp xếp nổi bọt (thực hiện sắp xếp một dãy số tăng dần)

– Cách mô phỏng các bước sắp xếp một dãy số theo thuật toán

2. Về năng lực

Góp phần phát triển năng lực Nlc, NLa, (thông qua đó phát triển năng lực chung “Giải quyết vấn đề và sáng tạo”), biểu hiện cụ thể là:

– Thực hiện được sắp xếp một dãy số (tăng dần) theo thuật toán nổi bọt.

– Mô phỏng được hoạt động của thuật toán sắp xếp nổi bọt cho một dãy đầu vào kích thước nhỏ.

Góp phần phát triển năng lực chung “Tự chủ và tự học”, cụ thể là:

– Tự động khai thác được tài nguyên phục vụ học tập (SGK và video mô phỏng có trên mạng).

3. Về phẩm chất

Góp phần rèn luyện tính kiên nhẫn, chăm chỉ và cẩn thận: Chịu khó theo dõi và thực hiện mô phỏng thuật toán theo từng bước một cách chi tiết, cẩn thận.

 

docx 7 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 323Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 7 - Cánh diều - Chủ đề F - Bài 4: Sắp xếp nổi bọt - Trường THCS Bình Lục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:....................................
Tổ:............................................
Ngày:........................................
Họ và tên giáo viên:
.....................................................
Bài học: SẮP XẾP NỔI BỌT
Môn học: Tin học lớp 7. Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
Bài học cung cấp những kiến thức sau:
Thuật toán sắp xếp nổi bọt (thực hiện sắp xếp một dãy số tăng dần)
Cách mô phỏng các bước sắp xếp một dãy số theo thuật toán 
2. Về năng lực
Góp phần phát triển năng lực Nlc, NLa, (thông qua đó phát triển năng lực chung “Giải quyết vấn đề và sáng tạo”), biểu hiện cụ thể là:
Thực hiện được sắp xếp một dãy số (tăng dần) theo thuật toán nổi bọt.
Mô phỏng được hoạt động của thuật toán sắp xếp nổi bọt cho một dãy đầu vào kích thước nhỏ.
Góp phần phát triển năng lực chung “Tự chủ và tự học”, cụ thể là:
Tự động khai thác được tài nguyên phục vụ học tập (SGK và video mô phỏng có trên mạng).
3. Về phẩm chất
Góp phần rèn luyện tính kiên nhẫn, chăm chỉ và cẩn thận: Chịu khó theo dõi và thực hiện mô phỏng thuật toán theo từng bước một cách chi tiết, cẩn thận.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Một video (hoặc bản trình chiếu) mô phỏng thuật toán theo từng bước.
Phiếu học tập trong kế hoạch DH.
Máy tính, máy chiếu, SGK.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1 (Hoạt động khởi động) Xác định vấn đề dẫn đến thuật toán sắp xếp (4 phút)
a) Mục tiêu
Tạo hứng thú để bắt đầu giờ học.
Nhằm dẫn dắt đến ý tưởng cơ bản của thuật toán sắp xếp nổi bọt là: dãy chưa có thứ tự thì còn nghịch thế (hai phần tử của dãy đứng cạnh nhau, nếu chỉ xét riêng hai phần tử này đã thấy không tăng thì đó là một nghịch thế) ; dãy không còn nghịch thế tức là đã sắp xếp xong. Việc đổi chỗ sẽ giảm bớt nghịch thế.
b) Tổ chức thực hiện
i. Giao nhiệm vụ học tập
GV nêu câu hỏi hoặc yêu cầu HS đọc câu hỏi ở mục khởi động.
GV gợi ý:
chiếu lên một dãy chưa được sắp xếp theo thứ tự tăng dần và chính dãy đó đã xếp theo thứ tự tăng dần
có thể hỏi: điều gì cho thấy toàn bộ dãy chưa được xếp tăng dần? 
Quy định thời gian trả lời: 4 phút
ii. Thực hiện nhiệm vụ 
HS quan sát màn chiếu.
HS trả lời các câu hỏi.
iii. Kết luận, nhận định
GV mời 02 HS trả lời câu hỏi và giải thích ý kiến của mình.
GV giới thiệu vào chủ đề mới: “Nếu phát hiện thấy có 2 số đứng cạnh nhau trong dãy không thể hiện đúng chiều tăng dần thì dãy chưa theo thứ tự tăng dần. Một cách làm mất đi nghịch thế này là đổi vị trí của 2 phần tử đó. Tuy nhiên đổi chỗ 2 phần tử này có thể dẫn đến một nghịch thế khác, bài học hôm nay sẽ giới thiệu với các em thêm một thuật toán sắp xếp nữa, trên cơ sở giải quyết các nghịch thế phát hiện được.”.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút)
HĐ 2.1. Ý tưởng sắp xếp bằng cách đổi chỗ các phần tử liền kề (15 phút)
a) Mục tiêu
Dẫn dắt tới ý tưởng thuật toán một cách tự nhiên.
b) Tổ chức thưc hiện
i. Giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu: Đọc sách giáo khoa mục 1 và hoàn thành phiếu học tập.
GV phát phiếu học tập cho nhóm đôi. 
GV qui định thời gian thực hiện phiếu: tối đa là 12 phút.
ii. Thực hiện nhiệm vụ 
2 HS trong nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.
GV chiếu slides phiếu học tập, quan sát HS thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc và các nội dung chưa rõ của HS.
iii. Báo cáo, thảo luận
GV mời 1 nhóm báo cáo kết quả điền phiếu học tập của nhóm mình. Các nhóm còn lại chuyển phiếu học tập của nhóm mình cho nhóm tiếp theo (hoán đổi vòng tròn) để nhóm bạn nhận xét phiếu đó điền đúng hay sai đồng thời chữa luôn vào phiếu đó cho nhóm đã điền phiếu lúc đầu.
Ở từng câu trong phiếu học tập, mời nhóm khác nhận xét (đúng/sai hoặc giải thích)
iv. Kết luận, nhận định
GV hỏi “phiếu học tập nào đã điền đúng, nhóm kiểm tra chéo giơ tay?”. Cô giáo đếm và cho biết số nhóm làm đúng, khen động viên. GV yêu cầu các nhóm kiểm tra trả lại phiếu học tập cho nhóm ban đầu.
GV nhận xét và ghi điểm cho một vài nhóm.
HĐ 2.2. Thuật toán sắp xếp nổi bọt (15 phút): gồm 2 hoạt động thành phần
Hoạt động 2.2.1. Tìm hiểu thuật toán (10 phút)
a) Mục tiêu
HS hiểu và thực hiện được từng bước của thuật toán trên một dãy số cụ thể.
b) Tổ chức thưc hiện
i. Giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu một HS lần lượt đọc từng bước của thuật toán (đọc mỗi trong 3 gạch đầu dòng ở mục 2 trong sách giáo khoa cho đến khi kết thúc lượt đầu tiên), đọc xong 1 bước thì dừng lại để GV cho xem mô phỏng bước này (đối với dãy số đã cho trong phiếu học tập). Sau lượt thứ nhất, GV hỏi HS “Giá trị lớn nhất của dãy là số nào, đã được chuyển về đúng vị trí sắp xếp theo thứ tự tăng dần của dãy chưa?”
Tiếp tục như vậy với các lượt tiếp theo cho đến khi dãy được sắp xếp xong, mỗi lượt một HS đọc mô tả của mỗi bước (trước khi GV thực hiện mô phỏng) và tự biết dừng lại khi hết lượt.
ii. Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu nhóm đôi HS thảo luận rồi trả lời các câu hỏi về quá trình vừa thực hiện sắp xếp:
 cần bao nhiêu lượt? Có biết trước số lượt khi chưa sắp xếp xong hay không?
Trong một lượt, những thao tác nào được lặp lại? Lặp với số lần biết trước hay không? 
GV ghi nhận thành tích cho nhóm có kết quả sớm nhất và kết quả đúng.
iii. Kết luận, nhận định
GV đưa ra các nhận xét góp ý về câu trả lời của HS.
GV chốt: 
Để sắp xếp nổi bọt, ta đã lặp lại các lượt di chuyển từ đầu dãy đến cuối dãy để so sánh và đổi chỗ các cặp phần tử liền kề (nếu cặp phần tử này là một nghịch thế-tức là chưa đúng với thứ tự tăng dần). Lặp như vậy cho đến khi có một lượt trong đó ta không phát hiện được một nghịch thế nào (nên không phải thực hiện thao tác đổi chỗ nào) 
Ở mỗi lượt, ta lặp lại 2 việc: so sánh hai phần tử liền kề và đổi chỗ khi nó là nghịch thế; dịch sang phải một vị trí 
Hoạt động 2.2.2. Nhận biết mô tả thuật toán (5 phút)
a) Mục tiêu
HS liên hệ được thuật toán với mô tả thuật toán có sử dụng mẫu mô tả cấu trúc lặp với số lần không biết trước (HS đã học ở lớp 6). Bồi dưỡng cho HS khả năng đọc hiểu mô tả thuật toán
b) Tổ chức thưc hiện
i. Giao nhiệm vụ học tập
Thực hiện hoạt động 2 trong SGK (với dãy trong hoạt động 2.2.1 vừa xong)
ii. Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện theo nhóm đôi, mô phỏng trên giấy nháp và trả lời câu hỏi 
iii. Báo cáo, thảo luận
GV gọi một nhóm trả lời và nhóm khác giải thích trong vòng lặp của mô tả thuật toán thực hiện những thao tác gì (tương ứng với các bước nào của việc sắp xếp ở hoạt động trên)
iii. Kết luận, nhận định
GV đưa ra các nhận xét góp ý về câu trả lời của các nhóm HS.
GV chốt: 
Mô tả thuật toán sắp xếp nổi bọt có thể viết như ở hình đã cho trong hoạt động 2 của sgk, trong vòng lặp là một lượt so sánh các các phần tử liền kề và đổi chỗ khi có nghịch thế (trái thứ tự tăng dần), nếu lượt này không phải đổi chỗ nữa thì thay đổi điều kiện lặp để dừng việc sắp xếp (không cần thực hiện lượt nào nữa)
GV đặt vấn đề cho các bạn muốn làm chi tiết hơn: mỗi lượt cũng lặp một số thao tác, ta có thể viết mô tả mỗi lượt với mẫu lặp mô tả lặp đã biết không? Viết thế nào? (Bài tập khuyến khích làm ở nhà) 
Hoạt động 3: Luyện tập (6 phút)
a) Mục tiêu
HS củng cố lại cách sắp xếp dãy tăng dần với thuật toán nổi bọt .
b) Tổ chức thưc hiện
i. Giao nhiệm vụ học tập
Thực hiện bài tập luyện tập trong SGK trong 4 phút
ii. Thực hiện nhiệm vụ
Từng cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ 
iii. Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trao đổi kết quả với các bạn cùng bàn
GV chiếu đáp án và yêu cầu những HS làm đúng giơ tay
GV xem bài của một HS làm sai để góp ý, giải thích.
iv. Kết luận, nhận định
GV đưa ra các nhận xét về kết quả làm bài tập.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (3 phút)
a) Mục tiêu
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và tư duy thuật toán cho HS.
b) Tổ chức thưc hiện
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 của bài 1 trên lớp. Câu 2 của bài 1 dành cho HS làm ở nhà.
Bài 2 không bắt buộc, khuyến khích HS tìm hiểu và giải thích.
Phiếu học tập
Điền vào chỗ trống cho thích hợp
Trong trang trình chiếu thứ nhất, em điền gì vào ô Click to add title?
.................................................................................................
Em điền gì vào ô Click to add subtitle?
.................................................................................................
Em tạo thêm một trang trình chiếu bằng cách nào? Trên dải lệnh Home/trong nhóm Slides/nháy chuột chọn nút ..... Slide để tạo trang trình chiếu mới.
Trong các trangchiếu, em làm thế nào để có các dấu gạch (hoa thị tròn) đầu dòng?
..................................................................................................................
Để chèn ảnh vào trang trình chiếu, em làm cách nào?
- Tại ô Click to add text, nháy chuột vào nút lệnh ............ để mở thư mục chứa ảnh cần chèn.
- Chọn đến thư mục chứa ảnh.
- Chọn ảnh và nháy chuột vào nút....................................
Em làm thế nào để thêm hiệu ứng chuyển trang? 
- Lựa chọn trang chiếu muốn thêm hiệu ứng
- Trên dải lệnh .../ trong nhóm .../ nháy chuột chọn kiểu hiệu ứng.
Để lưu tệp trình chiếu vào đúng thư mục, em làm như thế nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_7_canh_dieu_chu_de_f_bai_4_sap_xep_noi_b.docx