I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Nhận biết được các thiết bị vào – ra cơ bản và thông dụng nhất.
- Biết được có nhiều loại máy tính cá nhân với các kiểu thiết bị vào – ra khác nhau
- Biết được một số thiết bị có thể vừa là đầu vào vừa là đầu ra.
2. Về năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực đặc thù:
+ Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
+ Tổ chức và trình bày thông tin.
3. Về phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo án, sgk, máy tính, máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
Trường: THCS LÝ THƯỜNG KIỆT Tổ: TOÁN - TIN Họ và tên giáo viên: Nguyễn Phát Triển TÊN BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG BÀI 1: THIẾT BỊ VÀO VÀ THIẾT BỊ RA Môn học: Tin học; lớp: 7 Thời gian thực hiện: (02 tiết) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Nhận biết được các thiết bị vào – ra cơ bản và thông dụng nhất. - Biết được có nhiều loại máy tính cá nhân với các kiểu thiết bị vào – ra khác nhau - Biết được một số thiết bị có thể vừa là đầu vào vừa là đầu ra. 2. Về năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực đặc thù: + Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề. + Tổ chức và trình bày thông tin. 3. Về phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Giáo án, sgk, máy tính, máy chiếu... III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh Nội dung Tổ chức thực hiện Sản phẩm -GV: Em cho biết chức năng của các thiết bị Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi HS khác tranh luận 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu thiết bị vào – ra cơ bản cho máy tính để bàn Mục tiêu: Nội dung Tổ chức thực hiện Sản phẩm -GV: Em hãy cho biết máy tính để bàn gồm có những bộ phận nào? Em có hiểu gì về các bộ phận đó? -GV: quan sát và trợ giúp các cặp. -GV yêu cầu học sinh tiến hành làm nội dung 1 và 2 (trang 6 và 7) -GV chốt lại vấn đề. -HS: Thảo luận, trả lời -HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi. + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất. và làm nội dung 1 và 2. 1) 1-e; 2-c; 3-a; 4-b; 5-d 2) 1-c; 2-d; 3-a;4-b + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. Thiết bị vào và thiết bị ra: Máy tính để bàn là một bộ gồm: hộp thân máy, màn hình, bàn phím và chuột. Sơ đồ cấu trúc chung của máy tính * Có nhiều loại thiết bị vào: Bàn phím, chuột, màn hình cảm ứng, micro, máy quét. *Có nhiều loại thiết bị ra: màn hình, loa, máy in, máy chiếu, 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng của thiết bị vào ra Mục tiêu: Tăng cường thêm sự hiểu biết của học sinh về thiết bị vào-ra hiện nay Nội dung Tổ chức thực hiện Sản phẩm -GV cho học sinh tìm hiểu thông qua giới thiệu các thiết bị: Máy tính xách tay, Máy tính bảng, điện thoại di động, Một số thiết bị số ở trang 7 và 8. -GV chốt lại vấn đề: những thiết bị mà HS đã từng tiếp xúc (nhất là các tính năng mà học sinh đã thao tác). -HS thông qua tài liệu có những phát biểu thêm về sự hiểu biết của mình với những thiết bị này. -HS khác bổ sung, đóng góp ý kiến thêm. -HS chia sẽ thêm kinh nghiệm, sự hiểu biết của mình đã từng trải nghiệm. 2) Sự đa dạng của thiết bị vào –ra: a) Máy tính xách tay b) Máy tính bảng, điện thoại di động c) Một số thiết bị số * Các thiết bị vào- ra được thiết kế đa dạng phù hợp nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng. 2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về việc lắp ráp, sử dụng thiết bị an toàn. Mục tiêu: Chia sẽ sự hiểu biết của học sinh về việc lắp ráp, sử dụng một số thiết bị thông dụng trong cuộc sống hàng ngày mà các em từng tiến hành. Nội dung Tổ chức thực hiện Sản phẩm -GV cho học sinh đọc và quan sát về các loại cổng kết nối các thiết bị máy tính với nhau: trang 8 và 9 (Bảng 1, 2, 3). +GV: Theo các em gồm có những loại cổng nào? -GV: Giới thiệu loại kết nối không dây thêm cho học sinh. -GV: Cho HS chia sẽ thêm sự hiểu biết về chuẩn kết nối các thiết bị mà các em đã và đang sử dụng hằng ngày -GV cho học sinh làm nội dung trang 10. -GV có những gợi ý phù hợp. -GV cho học sinh tiến hành đọc và quan sát trang 10 và 11. -GV trên cơ sở đó cho học sinh làm nội dung trang 11. -GV định hướng phù hợp cho HS có những lựa chọn đúng đắn nhất. -HS tiến hành đọc và quan sát. -HS trả lời: + USB +HDMI +VGA -HS tranh luận, góp ý, bổ sung -HS tiến hành trả lời theo hiểu biết của bản thân mình đã và đang sử dụng. HS đưa ra những dự đoán, thậm chí là chia sẽ trong thực tế sử dụng lắp ráp thiết bị mà các em gặp phải. - HS tiến hành đọc và quan sát những quy tắc an toàn khi sử dụng thiết bị. -HS đưa ra những lựa chọn nên hay không nên (tiến hành theo nhóm – trao đổi) -HS trình bày quan điểm lựa chọn của nhóm, hoặc bản thân. 3. Lắp ráp, sử dụng thiết bị an toàn. a) Lắp ráp một số thiết bị máy tính thông dụng: *Chuẩn kết nối, cổng kết nối và đầu nối: Để kết nối các thiết bị vào ra với nhau ta sử dụng chuẩn kết nối, phổ biến có hai chuẩn kết nối: USB và HDMI. *Lưu ý: +Mỗi loại cổng kết nối và đầu nối thiết kết vừa khớp với nhau. + Cùng một chuẩn kết nối nhưng có nhiều loại. + Hiện nay có những kết nối không dây: bluetooth, sóng hồng ngoại, vô tuyến. *Lắp ráp thiết bị máy tính đúng cách: Cần làm theo hướng dẫn sử dụng khi thực hiện lắp ráp hoặc tháo rời thiết bị. b) Sử dụng thiết bị an toàn: - Cổng kết nối có cấu tạo vừa khớp với thiết bị. - Một số cổng kết nối thường gặp: USB, HDMI, VGA. -Lắp ráp thiết bị không đúng sẽ lây lỗi, hư hỏng thiết bị, hệ thống. - Cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng khi lắp ráp, sử dụng. 3. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập Nội dung Tổ chức thực hiện Sản phẩm -GV cho học sinh tiến hành trả lời hoàn chỉnh các câu hỏi: 1, 2, 3 phần luyện tập. -GV: Có những thiết bị điện tử tích hợp đối tượng vừa là thiết bị vào –ra hay không? -GV cho học sinh tiến hành theo nội dung phần thực hành trang 11. -GV cho học sinh trải nghiệm nội dung thực hành cơ bản nhất mà có thể vận dụng trong thực tế cuộc sống của các em. -HS tiến hành theo nhóm yêu cầu đã nêu của phần luyện tập. -HS trao đổi nhóm tiến hành chia sẽ kết quả của bản thân, hoặc thống nhất của các thành viên. -HS suy nghĩ và trả lời theo yếu tố trải nghiệm. -HS tiến hành theo các yêu cầu quan sát trang 11 trong phòng thực hành dưới sự giám sát của GV. -HS tiến hành một vài thao tác cơ bản trong phạm vi cho phép của GV. 1) Thiết bị vào máy tính bàn: bàn phím, chuột, Thiết bị ra: màn hình, máy in, loa, 2) Thiết bị vào ra được thiết kế đa dạng cho phù hợp nhu cầu, mục đích sử dụng. VD: Trên cùng thiết bị điện thoại thông minh: màn hình vừa là thiết bị vào ra,. 4. Hoạt động 4: Vận dụng -Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống Nội dung Tổ chức thực hiện Sản phẩm -GV: giới thiệu cho học sinh một bộ máy tính có thiết bị hỏng - HS quan sát và đưa ra những nhận định cá nhân của bản thân. -HS khác có thể chia sẻ sự hiểu biết của mình về nguyên nhân gây ra sự hỏng hóc của thiết bị trong cuộc sống mà các em đã gặp. *Chuột máy tính, bàn phím là những thiết bị hay bị hỏng hóc. Ngày tháng năm 2022 Lãnh đạo/Tổ kí duyệt Nguyễn Hoàng Lâm An Hạ
Tài liệu đính kèm: