Giáo án Tin học Lớp 7 - Chủ đề D - Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng - Trường THCS Phủ Lý

Giáo án Tin học Lớp 7 - Chủ đề D - Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng - Trường THCS Phủ Lý

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Biết được tác hại của bệnh nghiện Internet, từ đó có ý thức phòng tránh.

- Ứng xử hợp lí khi gặp trên mạng hoặc trên các kênh thông tin số những thông tin có nội dung xấu, thông tin không phù hợp với lứa tuổi.

- Biết nhờ người lớn giúp đỡ,, tư vấn khi cần thiết, chẳng hạn khi bị bắt nạt trên mạng.

- Nêu được một số ví dụ truy cập không hợp lệ vào các nguồn thông tin và kênh truyền trông tin.

2. Năng lực

Góp phần phát triển năng lực NLa, NLb, (thông qua đó phát triển năng lực chung “Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác”), biểu hiện cụ thể là:

+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

 - Năng lực Tin học:

 + Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;

 + Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;

+ Hợp tác trong môi trường số.

 

docx 6 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 207Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 7 - Chủ đề D - Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng - Trường THCS Phủ Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 2: ỨNG XỬ TRÁNH RỦI RO TRÊN MẠNG
(Thời lượng 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Biết được tác hại của bệnh nghiện Internet, từ đó có ý thức phòng tránh.
- Ứng xử hợp lí khi gặp trên mạng hoặc trên các kênh thông tin số những thông tin có nội dung xấu, thông tin không phù hợp với lứa tuổi.
- Biết nhờ người lớn giúp đỡ,, tư vấn khi cần thiết, chẳng hạn khi bị bắt nạt trên mạng.
- Nêu được một số ví dụ truy cập không hợp lệ vào các nguồn thông tin và kênh truyền trông tin.
2. Năng lực
Góp phần phát triển năng lực NLa, NLb, (thông qua đó phát triển năng lực chung “Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác”), biểu hiện cụ thể là:
+ Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
+ Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
	- Năng lực Tin học: 
	+ Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
 + Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
+ Hợp tác trong môi trường số.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh hình thành các phẩm chất: Nhân ái, cẩn thận, trách nhiệm trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên
- SGK, Giáo án, phiếu học tập, các video liên quan đến bài học
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh
- Đồ dùng học tập, SGK.
- Đọc trước bài theo sự hướng dẫn của GV
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
4. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
	+ Nghiện game, nghiện mạng xã hội có thể dẫn đến hậu quả gì?
	+ Em tự đánh giá mình có nguy cơ bị nghiện game, nghiện mạng xã hội không?
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
Dự kiến trả lời: 
+ Hậu quả của nghiện game, nghiện mạng xã hội:
Sức khỏe giảm sút: cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng,... vì không có thời gian nghỉ ngơi, an uống.
Luôn đắm chìm trong không gian ảo và quên đi thực tại.
Kết quả học tập giảm sút, kém đi rất nhiều.
Thường có hành vi chống đối như vùng vằng, không nghe lời, bực tức, giận dữ, thậm chí là bỏ nhà.
Bị lệ thuộc vào game, vào mạng xã hội.
Ngại giao tiếp với mọi người xung quanh, sống khép kín, có thể gây ra trầm cảm, stress.
+ Em tự đánh giá mình có nguy cơ bị nghiện game, nghiện mạng xã hội vì những lúc rảnh rỗi em rất hay tìm đến game hoặc mạng xã hội để giải tỏa sự buồn chán của mình.
- GV đánh giá, nhận xét và dẫn dắt vào bài học.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (28 phút)
Hoạt động 1: Phòng tránh tác hại của Internet và mạng xã hội (8 phút)
1. Mục tiêu: HS biết được tác hại của Internet và mạng xã hội từ đó có các biện pháp phòng tránh.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
* Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:
- GV trình chiếu video giới thiệu về tác hại của nghiện Internet và cách phòng tránh cho HS quan sát.
- Yêu cầu các HS thảo luận nhóm 4 kết hợp nghiên cứu SGK trong thời gian 3 phút để trả lời các câu hỏi: Em hãy nêu các biện pháp để phòng tránh tác hại của Internet và mạng xã hội.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi trên.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày câu trả lời của nhóm.
- Các nhóm khác nhận xét.
* Bước 4: Kết luận nhận định.
- Gv nhận xét câu trả lời của các nhóm và đưa ra lời khuyên 1: Đừng để game, mạng xã hội biến mình thành nô lệ.
- Hạn chế dùng điện thoại khi ở cùng gia đình và bạn bè
- Tăng cường gặp gỡ, trao đổi với bạn bè và người thân trong gia đình
- Tự giác thực hiện dành một khung giờ mỗi ngày dành cho chơi game và lên mạng
Hoạt động 2: Phòng tránh rủi ro từ internet (12 phút)
1. Mục tiêu: HS biết cách ứng xử khi gặp thông tin có nội dung xấu, không phù hợp với lứa tuổi và biết nhờ người lớn giúp đỡ, tư vấn khi cần thiết.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK và trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu các nhóm nghiên cứu SGK trang 34 trong thời gian 5 phút để hoàn thành phiếu học tập với các câu hỏi như sau:
- Câu 1: Thế nào là dụ dỗ và bắt nạt trên mạng?
- Câu 2: Em có thể phòng tránh việc bị dụ dỗ và bắt nạt như thế nảo? 
- Câu 3: Em sẽ làm gì khi bị đe dọa trên mạng? 
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh đọc nội dung và thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ trên.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày câu trả lời của nhóm.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: Kết luận nhận định.
- Gv nhận xét câu trả lời của các nhóm và đưa ra lời khuyên:
+ Lời khuyên 2: Cảnh giác với kẻ dụ dỗ, bắt nạt
+ Lời khuyên 3: Bắt nạt, tiếp tay cho kẻ bắt nạt là vi phạm pháp luật.
- Gv cho học sinh xem video hướng dẫn những điều nên làm để an toàn trên không gian mạng. 
1) Dụ dỗ, bắt nạt trên mạng là việc sử dụng công nghệ để quấy rối, đe dọa, lôi kéo, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin để làm những việc sai trái, thậm chí là vi phạm pháp luật.
2) Cách phòng tránh việc bị dụ dỗ và bắt nạt là:
- Không nói chuyện và cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ, người mới quen trên mạng.
- Khi gặp vấn đề, hãy dũng cảm nói ra và nhờ bố mẹ, thầy cô hoặc người thân trong gia đình giúp đỡ.
- Không tin tưởng và làm theo những lời nói của người lạ trên mạng.
3) Khi bị đe dọa trên mạng, em sẽ nói với người thân như bố mẹ, thầy cô, anh chị hoặc người trong gia đình để yêu cầu sự giúp đỡ và xử lí kịp thời họa hoặc có thể gọi đến tổng đài 111 để được tư vấn và trợ giúp.
Hoạt động 3: Không vi phạm pháp luật khi dùng Internet (8 phút)
1. Mục tiêu: HS nắm được những việc làm vi phạm pháp luật khi dùng Internet
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
* Bước 1: GV giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trang 35 và thảo luận nhóm đôi trong thời gian 2 phút để trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những việc làm để không vi phạm pháp luật khi dùng Internet?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm trao đổi, thảo luận để trả lời các câu hỏi trên.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày câu trả lời của nhóm.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: Kết luận nhận định.
- Gv nhận xét câu trả lời của các nhóm và đưa ra lời khuyên:
+ Lời khuyên 4: Không lan truyền tin giả, bài viết xuyên tạc sự thật, hình ảnh đồi trụy
+ Lời khuyên 5: Đừng vô tình “ăn cắp” trên không gian mạng.
- GV trình chiếu video giới thiệu 6 nhóm hành vi cấm với người dùng Internet trong Luật An ninh mạng.
- Không lan truyền tin giả, bài viết xuyên tạc sự thật, hình ảnh đồi trụy.
- Phải xác minh thông tin trước khi đăng tải lên mạng xã hội.
- Không đăng tải những thông tin có mục đích công kích người khác.
- Không dùng mật khẩu của người khác mà không được cho phép.
- Không lấy những hình ảnh đẹp, bài văn của người khác đăng tải lên mạng xã hội.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7 phút)
1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời các câu hỏi của GV.
2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi của GV đưa ra.
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
* Bước 1: GV giao nhiệm vụ học tập:
- GV chia lớp làm 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút để trả lời các câu hỏi sau:
Nhóm 1: Internet có thể gây tác hại gì?
Nhóm 2: Các rủi ro có thể xảy ra khi dùng Internet là gì?
Nhóm 3: Điều gì có thể dẫn đến vi phạm pháp luật khi dùng Internet?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Hs tích cực tham gia trò chơi.
* Bước 3: Kết luận nhận định.
- Gv nhận xét, đánh giá và tuyên dương học sinh có nhiều câu trả lời đúng nhất.
Nhóm 1. Tác hại của Internet là: làm người sử dụng bị nghiện nếu quá lạm dụng. Từ đó, trở nên sống khép kín, rụt rè, thiếu tự tin vì không có trải nghiệm và kĩ năng sống thực tế. Ngoài ra, người sử dụng Internet nhiều có thể dẫn đến suy kiệt sức khỏe.
Nhóm 2. Các rủi ro có thể xảy ra khi dùng Internet là:
- Bị kẻ xấu dụ dỗ và bắt nạt, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin để làm việc xấu, phản cảm và vi phạm pháp luật.
- Có thể tiếp tay cho kẻ bắt nạt mà không hề hay biết. Kẻ xấu lợi dụng những hình ảnh, video, đoạn tin nhắn có nội dung kín đáo riêng tư để đe dọa nạn nhân phải làm những gì chúng muốn. Nếu ai đó lan truyền, chia sẻ những thông tin có tính bắt nạt như trên thì là tiếp tay cho kẻ xấu. Hành vi đó là vi phạm pháp luật.
Nhóm 3. Những điều có thể dẫn đến vi phạm pháp luật khi dùng Internet là:
- Lan truyền tin giả, bài viết xuyên tạc sự thật, hình ảnh đồi trụy để gây chú ý, câu like trên mạng.
- Ăn cắp mật khẩu của người khác để xem những thứ không thuộc về mình, không dành cho mình. 
- Lấy những hình ảnh đẹp, bài văn hay của người khác, sử dụng nguyên gốc, không ghi nguồn, coi như là của mình.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)
1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu các Hs thảo luận nhóm đôi trong thời gian 2 phút để trả lời câu hỏi: Em cần làm gì khi bị đe dọa tung hình ảnh lên mạng Internet?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm trao đổi, thảo luận để trả lời các câu hỏi trên.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày câu trả lời của nhóm.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: Kết luận nhận định.
- Gv nhận xét câu trả lời của các nhóm. 
Khi bị đe dọa tung hình ảnh lên mạng Internet, em cần nói ra và nhờ sự giúp đỡ từ bố mẹ, thầy cô giáo, anh chị, người thân trong gia đình để tìm cách giải quyết hoặc gọi điện đến tổng đài 111 để được tư vấn và trợ giúp.
PHIẾU HỌC TẬP
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Thế nào là dụ dỗ và bắt nạt trên mạng?
Câu 2: Em có thể phòng tránh việc bị dụ dỗ và bắt nạt như thế nảo? 
Câu 3: Em sẽ làm gì khi bị đe dọa trên mạng? 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_7_chu_de_d_bai_2_ung_xu_tranh_rui_ro_tre.docx