Giáo án Tin học lớp 7 tiết 9, 10: Thực hiện tính toán trên trang tính

Giáo án Tin học lớp 7 tiết 9, 10: Thực hiện tính toán trên trang tính

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Tìm hiểu cách sử dụng công thức tính toán.

- Biết được cách nhập công thứcđể tính toán.

2. Kỹ năng:

- Nhập được công thức để tính toán trên trang tính.

3. Thái độ:

- Có ý thức học tập, cần cù, ham học hỏi và sáng tạo.

- Năng động, tích cực phát biểu xây dựng bài.

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 1086Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 7 tiết 9, 10: Thực hiện tính toán trên trang tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5	Tiết: 9	Ngày soạn:15/09/2008
Bài 3: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH
MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Tìm hiểu cách sử dụng công thức tính toán.
- Biết được cách nhập công thứcđể tính toán.
2. Kỹ năng:
- Nhập được công thức để tính toán trên trang tính.
3. Thái độ: 
- Có ý thức học tập, cần cù, ham học hỏi và sáng tạo.
- Năng động, tích cực phát biểu xây dựng bài.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án.
- Văn bản, tranh ảnh mẫu.
- Phòng máy vi tính.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách vở, bút thước.
- Học thuộc lý thuyết và xem trước nội dung thực hành.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Tổ chức lớp: (2’)
- Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số:
- Phân nhóm thực hành.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
* Câu hỏi Trình bày cách mở một bảng tính Bang diem cua em trong ổ đĩa D?
* Đáp án: Khởi động chương trình bảng tính
	Vào Filề Open à Xuất hiện hộp thoại
	+ Look in: Chọn ổ đĩa D
	+ File name: Bang diem cua em
	+ Nháy chuột vào Open.
3. Giảng bài mới: 
* Giới thiệu bài mới: (1’)
Chức năng chính của chương trình bảng tính là tính toán, xử lí các dạng dữ liệu khác nhau, để hiểu rõ hơn về công việc tính toán , cách sử dụng công thức để tính toán của chương trình bảng tính như thế nào, thì tiết học các em được tìm hiểu rõ hơn. Các em vào bài mới “Thực hiện tính toán trên trang tính”.
* Tiến trình bài dạy:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
10’
Hoạt động 1: Tìm hiểu việc sử dụng công thức trong tính toán.
1. Sử dung công thức để tính toán.
+	: Phép cộng.
- 	: Phép trừ.
*	: phép nhân.
/ 	: phép chia.
%	: Phần trăm.
^ 	: Luỹ thừa.
- Thực hiện các phép toán trong ngoặc trước, đến phép nâng luỹ thừa, tiếp theo nhân chia, cuối cùng là cộng trừ
Chức năng chính của chương trính bảng tính là gì?
- Cũng giống như việc tính các biểu thức số học thì chương trình bảng tính cũng có một số kí hiệu chung được dùng cho việc lập công thức.
- Đưa ra các kí hiệu, GV cùng học sinh thảo luận từng kí hiệu một.
	Tin	Phép toán	Toán
	+	Cộng	+
	-	Trừ	-
	*	Nhân	
	/	Chia	:
	%	Phần trăm	%
	^	Luỹ thừa	an
- Thứ tự thực hiện các phép toán trong công thức cũng theo quy tắc trong biểu thức toán học.
- Tính toán.
- Lắng nghe.
- Thảo luận cùng GV.
- Ghi nhớ nội dung chính
20’
Hoạt động 2: Tìm hiểu Việc nhập công thức.
2. Nhập công thức.
- Chọn ô cần nhập công thức.
- Gõ dấu bằng.
- Nhập công thức.
-Nhấn Enter
Ví dụ: Tính biểu thức vào ô A1 :
- Kích chọn ô A1
- Nhập dấu =
- Nhập 
- Nhấn Enter
- Thanh công thức có chức năng gì?
Nhận xét.
- Hướng dẫn nhập công thức.
 - Vẽ hình và nhập công thức 
- Hãy cho biết ô C3 kết quả bằng bao nhiêu?
-Giới thiệu các bước tiếp theo. Nhấn mạnh thao tác gõ dấu bằng.
- Ví dụ: Tính biểu thức vào ô A1 :
12+8
- Nhập công thức, hiển thị nội dung trong ô đang chọn.
- Quan sát, lắng nghe.
- Chú ý, lắng nghe và ghi nhớ nội dung chính.
- Quan sát.
- Hãy so sánh nội dung ở ô được chọn và ội dung hiển thị trrên thanh công thức.
Nhận xét
Khi ta chọn một ô tính, Nội dung hiển thị trên thanh công thức khác nội dung hiển thị trong ô được chọn thì đó là dữ liệu công thức, ngược lại là dữ liệu cố định.
- Nội dung hiển thị trên thanh công thức khác nội dung hiển thị trong ô được chọn
- Lắng nghe, ghi nhớ nội dung chính.
Khi ta chọn một ô tính, Nội dung hiển thị trên thanh công thức khác nội dung hiển thị trong ô được chọn thì đó là dữ liệu công thức, ngược lại là dữ liệu cố định.
5’
Hoạt động 3: Củng cố
- Hệ thống lại kiến thức
- Trình bày cách nhập công thức
- Phân biệt dữ liệu cố định và dữ liệu công thức.
- Lắng nghe
- Trả lời
4. Dặn dò: (2’)
- Học bài và làm bài tập trong SGK.
- Xem trước bài mới.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
— — —»@@&??«— — —
Tuần: 5	Tiết: 10	Ngày soạn:15/09/2008
Bài 2: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH(tt)
MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Tìm hiểu về bảng tính, khả năng xử lí dữ liệu bảng tính.
- Nhập công thức tính.
2. Kỹ năng:
- Nhập được công thức tính.
- Phân biệt tác dụng của việc nhập công thức bằng địa chỉ.
3. Thái độ: 
- Có ý thức học tập, cần cù, ham học hỏi và sáng tạo.
- Tích cực tham gia xây dựng bài.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Giáo án, sách giáo khoa.
- Sơ đồ, bản phụ
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách vở, bút thước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Tổ chức lớp: (2’)
- Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: (15’)
* Câu hỏi:
Câu 1: Trình bày cách chọn phông chữ trong bảng tính?( Font: VNI-TIMES; SIZE:13)
Câu 2: Trình bày chức năng chính của thanh công thức
Câu 3: Màn hình làm việc của chương trình bảng tính gồm có những gì?
* Đáp án:
Câu 1: - Chọn toàn bộ trang tính
	- Vào Format-->Cells--> Chọn thẻ Font trong hộp thoại Format Cells
	+ Font : VNI-TIMES
	+ SIZE:13
	+ Nháy OK kết thúc
Câu 2: - Chức năng chính của thanh công thức:
	+ Là nơi nhập công thức.
	+ Hiển thị công thúc của ô đang chọn
	+ Hiển thị nội dung của ô đang chọn
Câu 3: Ngoài các bảng chọn, thanh công cụ, các nút lệnh giống chương trình sạon thảo văn bản, màn hình làm việc bảng tính còn có:
+ Thanh công thức.
+ Bảng chọn Data
+ Trang tính: gồm có các cột, các hàng, giao giữa các cột các hàng gọi là ô.
3. Giảng bài mới
* Giới thiệu bài mới:	(1’)
Để tìm hiểu kỹ hơn về cách nhập công thức sao cho hợp lí, đúng nơi, đúng lúc, tiết học này ta sẽ tiếp tục với nội dung này.
* Tiến trình bài dạy
TG
Hoạt động Giáo của viên
Hoạt động học của sinh
Nôi dung
20’
Hoạt động 1:Tìm hiểu việc sử dụng địa chỉ trong công thức.
3. Sử dung địa chỉ trong công thức.
- Nhập công thức có chứa địa chỉ hoàn toàn tương tự như nhập công thức thông thường..
- Khi nội dung các ô có địa chỉ trong công thức thay đổi thì kết quả của công thức được thay đổi một cách tự động.
- Địa chỉ một ô là gì? Ví dụ
- Vẽ hình và cho Hs nhập công thức giống như ở tiết học trước. 
- Hãy cho biết ô C3 kết quả bằng bao nhiêu?
- Thay A1=12 thành A1=10 thì kết quả C3 bằng bao nhiêu?
- Hướng dẫn cách nhập công thức bằng địa chỉ
- Hãy cho biết ô C3 kết quả băng bao nhiêu?
- Thay A1=12 thành A1=10 thì kết quả C3 bằng bao nhiêu?
Nhận xét
=> Sử dụng địa chỉ trong công thức có ưu điểm, khi dữ liệu ở các ô tính liên quan thay đổi thì kết quả cũng tự động thay đổi theo phù hợp.
- Là cặp tên cột và tên hàng mà ô đó nằm trên
- A1, B2
- Nhập công thức.
- Lắng nghe và quan sát.
- C3=20
- C3=20
- Quan sát, lắng nghe.
- C3=20
- C3=18
- Lắng nghe, ghi nhớ nội dung chính.
5’
Hoạt động 3: củng cố
- Hệ thống lại kiến thức
- Trình bày cách nhập công thức.
- So sánh cách nhập công thức thường và cách nhập công thức bằng địa chỉ.
- Lắng nghe.
- Trả lời.
4. Dặn dò: (2’)
- Học bài và làm bài tập trong SGK.
- Xem trước bài mới, chuẩn bị tết thực hành hôm sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
— — —»@@&??«— — —

Tài liệu đính kèm:

  • docT9-10.doc