Giáo án Tin học Lớp 7 (VNEN) - Modul 2 - Bài 1: Làm quen với chương trình bảng tính

Giáo án Tin học Lớp 7 (VNEN) - Modul 2 - Bài 1: Làm quen với chương trình bảng tính

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- Có những hiểu biết ban đầu về chương trình bảng tính điện tử. Biết được vai trò của bảng tính điện tử trong cuộc sống và học tập.

- Nhận biết được một số thành phần trên màn hình làm việc của chương trình bảng tính

- Biết tác dụng của các lệnh làm việc với tệp bảng tính: Tạo tệp mới, ghi lên đĩa, mở tệp đã có.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh để biết được: chương trình bảng tính

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

 + Hoạt động nhóm để thảo luận về tình huống có vấn đề ở hoạt động khởi động, từ đó thấy được sự cần thiết phải có một công cụ giúp tính toán và thống kê

 + Hoạt động nhóm để tìm hiểu chương trình bảng tính

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lập kế hoạch hỗ trợ bạn bè và người thân của em khi họ cần hỗ trợ về phần mềm tính toán.

 

doc 9 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 75Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 7 (VNEN) - Modul 2 - Bài 1: Làm quen với chương trình bảng tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
 Ngày soạn:
 Tuần 6 Tiết: 11, 12
MÔ ĐUN II: CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH
BÀI 1. LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH BẢNG TÍNH
Thời gian thực hiện: ( 2 tiết)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Có những hiểu biết ban đầu về chương trình bảng tính điện tử. Biết được vai trò của bảng tính điện tử trong cuộc sống và học tập.
- Nhận biết được một số thành phần trên màn hình làm việc của chương trình bảng tính
- Biết tác dụng của các lệnh làm việc với tệp bảng tính: Tạo tệp mới, ghi lên đĩa, mở tệp đã có.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: 
+ Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh để biết được: chương trình bảng tính
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: 
 + Hoạt động nhóm để thảo luận về tình huống có vấn đề ở hoạt động khởi động, từ đó thấy được sự cần thiết phải có một công cụ giúp tính toán và thống kê 
 + Hoạt động nhóm để tìm hiểu chương trình bảng tính 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lập kế hoạch hỗ trợ bạn bè và người thân của em khi họ cần hỗ trợ về phần mềm tính toán.
2.2. Năng lực Tin học
-Sử dụng được các thiết bị vào của máy tính để thu nhận thông tin
-Sử dụng máy tính có kết nối mạng để tìm kiếm thông tin cần thiết trên mạng Internet; NL nhận biết bảng tính điện tử; các lệnh làm việc với tệp bảng tính.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: chịu khó tìm hiểu về công cụ của bảng tính
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi được thầy/cô giao nhiệm vụ.
- Tích cực: chủ động tham gia các hoạt động hỗ trợ bạn bè và người thân xung quanh khi họ cần hỗ trợ về phần mềm tính toán
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Giáo viên: Sách hướng dẫn học Tin học 7, kế hoạch bài dạy, bảng phụ hoặc máy chiếu.
2. Học sinh: 	+ Sách hướng dẫn học
+ Tìm hiểu bài và tìm kiếm thông tin liên quan đến bài học.
III. Tiến trình dạy học:
Tiết 1: 
Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: HS thấy được tình huống có vấn đề, học sinh biết nhu cầu sử dụng bảng tính trong đời sống và trong học tập.
b) Nội dung: Đọc và nghiên cứu mục A. Khởi động – SHD rồi chỉ ra chỗ chưa chính xác bằng cách điền vào bảng theo mẫu. 
c) Sản phẩm: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời được câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập: GV chiếu yêu cầu:
+ Hoạt động cá nhân đọc và nghiên cứu mục A. Khởi động – SHD
+ Hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi
* HS thực hiện nhiệm vụ
+ HS đọc và nghiên cứu mục A.
+ Sau đó thảo luận và điền vào bảng nhóm
* Báo cáo, thảo luận
Đại diện 1 nhóm lên trình bày 
Các nhóm khác nhận xét góp ý, bổ sung.
* Kết luận, nhận định
GV chốt kết quả chung của các nhóm.
- GV đặt vấn đề giới thiệu vào bài học mới 
+ Nếu dùng phần mềm soạn thảo word có thể tạo được bảng này nhưng không có cột Tổng số được tính toán tự động.
+ Cột tổng số có được tính toán lại khi ta thay đổi một hay một số giá trị trong bảng.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Chương trình bảng tính là gì?
a) Mục tiêu: 
 + HS biết về chương trình bảng tính điện tử.
 + Biết được vai trò của bảng tính điện tử trong cuộc sống và học tập.
b) Nội dung: HS đọc SHD, hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời được các câu hỏi của GV, HS báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của GV và báo cáo rõ ràng trước lớp.
d) Tổ chức thực hiện: GV đặt câu hỏi, HS hoạt động nhóm, báo cáo.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- Gọi cá nhân HS đọc phần 1
HS: đọc phần 1.
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi: 
?Chương trình bảng tính là gì?
? Trình bày thông tin bao gồm các thao tác nào?
? Tính toán bao gồm những phép tính nào?
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
- HS hoạt động cá nhân.
* Báo cáo, thảo luận 1
- Đại diện HS đứng tại chỗ trả lời
- HS khác nhận xét
* Kết luận, nhận định 1
GV nhận xét, tổng hợp.
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi thảo luận 
 + Bảng dữ liệu và biểu đồ được tạo bằng bảng tính. Em đồng ý hay không đồng ý với nhận xét nào đã cho?
 * HS thực hiện nhiệm vụ 2
- HS hoạt động nhóm trả lời
* Báo cáo, thảo luận 2
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm
- Nhóm nhận xét
* Kết luận, nhận định 2
GV nhận xét, tổng hợp.
GV chốt nội dung kiến thức
1/Chương trình bảng tính là gì?
- Chương trình bảng tính là phần mềm được thiết kế để giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, giúp thực hiện tính toán cũng như xây dựng biểu đồ biểu diễn các số liệu có trong bảng
-Trình bày thông tin gồm: định dạng, sắp xếp, điều chỉnh.
- Tính toán gồm: tính tổng, tính trung bình cộng, tính theo công thức,
Chương trình bảng tính giúp
(A)Trình bày thông tin dưới dạng bảng để tiện lưu trữ
(B)trình bày thông tin dưới dạng bảng để tiện so sánh
(C) thực hiện các tính toán một cách thuận lợi
(D) Vẽ biểu đồ để dễ quan sát và so sánh dữ liệu
Hoạt động 2.2: Chương trình bảng tính Microsoft Excel
Mục tiêu:
+ HS nhận biết được một số thành phần trên màn hình làm việc của chương trình bảng tính.
b) Nội dung: HS đọc SHD, hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời được các câu hỏi của GV, HS báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của GV và báo cáo rõ ràng trước lớp.
d) Tổ chức thực hiện: GV đặt câu hỏi, HS hoạt động nhóm, báo cáo.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- GV chiếu hình ảnh màn hình làm việc của Excel
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân tự đọc SHD và trả lời câu hỏi
? Trên màn hình làm việc của Excel gồm có những phần nào.
?Thanh công thức của chương trình bảng tính Excel dùng để làm gì?
?Trang tính có cấu trúc như thế nào?
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
- HS hoạt động cá nhân trả lời
* Báo cáo, thảo luận 1
- HS trả lời các câu hỏi
- HS khác nhận xét
* Kết luận, nhận định 1
- GV nhận xét, tóm ý
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi thảo luận:
? Quan sát và phát hiện những đặc trưng của màn hình làm việc của Excel mà không có trong màn hình làm việc của Word
* HS thực hiện nhiệm vụ 2
+ HS hoạt động nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi.
* Báo cáo, thảo luận 2
- Đại diện nhóm báo cáo
- Nhóm khác nhận xét
* Kết luận, nhận định 2
GV chốt nội dung kiến thức.
2/Chương trình bảng tính Microsoft Excel
-Thanh tiêu đề, thanh Ribbon, thanh công thức, thanh cuộn, thanh trạng thái, trang tính 
-Thanh công thức được sử dụng để nhập, hiển thị dữ liệu hoặc công thức trong ô tính.
- Trang tính được chia thành các hàng và các cột, là miền làm việc chính của trang tính. Vùng giao nhau giữa một cột và một hàng là ô tính (còn gọi tắt là ô) dùng để chứa dữ liệu.
-Ngoài bảng chọn File, các dãy lệnh và một số biểu tượng lệnh quen thuộc giống như màn hình làm việc của Word, màn hình Excel còn có: Trang tính, thanh công thức, các dãy lệnh Fomulas và Data.
Hoạt động 2.3: Tệp bảng tính và các trang tính
a) Mục tiêu: HS biết tác dụng của các lệnh làm việc với tệp bảng tính 
b) Nội dung: HS đọc SHD, hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời được các câu hỏi của GV, HS báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của GV và báo cáo rõ ràng trước lớp.
d) Tổ chức thực hiện: GV đặt câu hỏi, HS hoạt động nhóm, báo cáo.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi thảo luận 
-Một trang tính có thể có bao nhiêu trang tính?
- Khi mở một bảng tính mới thường có mấy trang tính?
- Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm trang tính?
- Trang tính đang được kích hoạt là trang tính đang được hiển thị trên màn hình.
- Đối với trang tính đang được kích hoạt có nhãn trang như thế nào?
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
- HS hoạt động nhóm.
* Báo cáo, thảo luận 1
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm
- Nhóm nhận xét
* Kết luận, nhận định 1
GV nhận xét, tổng hợp.
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi: 
? Trong màn hình làm việc của chương trình bảng tính Excel (2a) hãy đọc tên tệp bảng tính, tên của các trang tính, tên trang tính hiện thời
 * HS thực hiện nhiệm vụ 2
- HS hoạt động cá nhân trả lời
* Báo cáo, thảo luận 2
- Đại diện HS đứng tại chỗ trả lời
- HS khác nhận xét
* Kết luận, nhận định 2
GV nhận xét, tổng hợp.
GV chốt nội dung kiến thức
3/Tệp bảng tính và các trang tính
- Một bảng tính gồm nhiều trang tính. Một bảng tính mới mở sẽ gồm ba trang tính trống. Các trang tính được phân biệt bằng tên (ngầm định là Sheet1, Sheet2, Sheet3) trên các nhãn ở phía dưới màn hình.
- Trang tính được kích hoạt là trang tính được hiển thị trên màn hình, có nhãn màu trắng, tên trang viết bằng chữ đậm.
-Tên tệp bảng tính: Book 1
-Tên các trang tính: sheet1, sheet2, sheet3
-Tên trang tính hiện thời: sheet1
Tiết 2:
 HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP 
a) Mục tiêu: 
 + HS thực hiện được thao tác với bảng tính: khởi động và thoát khỏi phần mềm, di chuyển trên trang tính, lưu bảng tính 
 + Vận dụng được thao tác trên bảng tính
b) Nội dung: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm 
c) Sản phẩm: HS thực hành được nhiệm vụ GV đã giao, HS trả lời được câu hỏi của GV
 d) Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, HS nhận nhiệm vụ, hoạt động nhóm, thảo luận, báo cáo.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*GV giao nhiệm vụ:
GV chiếu nhiệm vụ cùng với thời gian cho nhiệm vụ đó lên máy chiếu. 
Yêu cầu các nhóm thực hiện lần lượt từng nhiệm vụ 
(1) Khởi động Excel
(2) Chọn các bảng chọn và quan sát các nhóm lệnh trên thanh Ribbon
(3) Lưu kết quả và thoát khỏi Excel
* HS thực hiện nhiệm vụ 
HS hoạt động theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ
* Báo cáo, thảo luận 
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm
- Nhóm khác nhận xét 
* Kết luận, nhận định
GV nhận xét, tổng hợp.
(1) Khởi động Excel
- B1: chọn Start
- B2: chọn Programs
- B3: nháy đúp vào Microsoft Excel
(2) Chọn các bảng chọn và quan sát các nhóm lệnh trên thanh Ribbon
Chọn các bảng file, home, insert, page layout, formulas, data, review, view
(3) Lưu kết quả và thoát khỏi Excel
- B1: chọn File
- B2: chọn Save
- B3: chọn thư lục lưu và đặt tên cho bảng tính đó.
- B4: chọn close để đóng bảng tính.
Lưu bảng tính
Đánh giá kết quả hoạt động nhóm: GV sử dụng 2 công cụ
Công cụ 1: Đánh giá sản phẩm hoạt động nhóm 
STT
Tiêu chí
Thang điểm
1
Kỹ năng khởi động Excel
Thang điểm tối đa 2 điểm
2
Kỹ năng định dạng văn bản (Font, màu, cỡ chữ) 
Thang điểm tối đa 3 điểm
3
Kỹ năng sử dụng bảng tính
Thang điểm tối đa 3 điểm
4
Kỹ năng lưu và thoát khỏi Excel
Thang điểm tối đa 2 điểm
Mẫu Phiếu đánh giá: Nhóm 
1. Nguyễn Văn A
2. Trịnh Thị B
3. Trần Văn C
Tổng điểm
1. Nguyễn Văn A
8điểm
9 điểm
9 điểm 
27 điểm
2. Trịnh Thị B
3. Trần Văn C
Công cụ 2: Đánh giá sự hoạt động nhóm của HS
STT
Tiêu chí
Thang điểm
1
Mức độ sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ GV giao và nhanh chóng bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ
Thang điểm tối đa 5 điểm
2
Tinh thần hợp tác và hỗ trợ bạn khi cần thiết
Thang điểm tối đa 5 điểm
Mẫu Phiếu đánh giá: Nhóm 
1. Nguyễn Văn A
2. Trịnh Thị B
3. Trần Văn C
Tổng điểm
1. Nguyễn Văn A
8 điểm
7 điểm
9 điểm 
24 điểm
2. Trịnh Thị B
3. Trần Văn C
GV: Cho HS cộng tổng điểm của mỗi HS ở cả 2 loại phiếu đánh giá để có kết quả tổng hợp.
Sau đó căn cứ vào sản phẩm của HS để nhận xét: Ưu điểm, tồn tại, và kết quả của các HS và các nhóm tham gia thực hành.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: 
Mở rộng kiến thức về chương trình bảng tính vận dụng vào thực tế một cách thành thạo
b) Nội dung: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm, Giao dự án 
c) Sản phẩm: HS thực hiện được dự án Gv giao
 d) Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, HS nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
*GV giao nhiệm vụ 1
GV yêu cầu hs hoạt động nhóm
Để giúp bố sắp đặt, bố trí lại các đồ đạc trong nhà, bạn Dũng đã dùng một số loại thước đo để đo các kích thước của chiếc tủ, chiếc bàn và bình hoa sứ. kết quả đo như sau:
-Dùng thước thẳng có GHĐ 3m và ĐCNN 1cm đo được chiếc tủ rộng 1,25m, sâu 0,85m; đo chiếc bàn dài 0,95m rộng, 0,79m
-Dùng thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 0,5cm đo được miệng của chiếc bình sứ lớn có chu vi là 36cm; còn phần chu vi lớn nhất ở giữa thân bình là 66,5cm
-Dùng thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm đo được chiếc tủ cao 2,4m, chiếc bàn cao 1,55m, chiếc bình sứ cao 1,2m 
Để dễ quan sát kết quả bạn Dũng đã ghi lại các thông tin trên vào một bảng tính. Theo em bảng tính của bạn Dũng như thế nào? Hãy tạo bảng tính này và chia sẻ cùng các bạn
* HS thực hiện nhiệm vụ 1 
HS hoạt động theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ
* Báo cáo, thảo luận 1
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm
- Nhóm khác nhận xét 
* Kết luận, nhận định 1
GV nhận xét, tổng hợp.
*GV giao nhiệm vụ 2
Em hãy tìm hiểu từ gia đình mình hoặc địa phương về những thông tin có thể trình bày cô đọng, súc tích dưới dạng bảng tính. Trong số đó, có những bảng thông tin nào mà ở đó có những cột cần được tính toán dựa vào những cột khác?
Hãy chia sẻ kết quả tìm hiểu của mình cho bạn bè cùng biết?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_7_vnen_modul_2_bai_1_lam_quen_voi_chuong.doc